Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 18 - Năm học 2017-2018 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 1)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2 - 3 đoạn văn, đoạn thơ dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm: Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2.

- Nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.

- GDKNS: Thu thập, xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm.

II . CHUẨN BỊ

- Phiếu bốc thăm bài TĐ. Bảng thống kê đã hoàn thành.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Các hoạt động

* HĐ1: Kiểm tra đọc

- Gọi HS lên bốc thăm bài đọc (chuẩn bị trong 2 phút - khoảng 1/5 lớp )

* HĐ2: HD HS làm bài 2

- Gọi HS đọc đề bài, xác định yêu cầu.

- Có mấy nội dung cần trình bày?cần mấy cột?

(Có thể thêm cột thứ tự. Có bao nhiêu bài TĐ thì có bấy nhiêu dòng ngang)

Thảo luận nhóm. Gọi HS đọc bảng kết quả.

* HĐ3: HD HS làm bài 3

- GV cho HS làm việc cá nhân.

- GV : cần nói về bạn như¬ một ngư¬ời cùng lớp.

- Gọi HS trình bày. - HS đọc. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Trả lời câu hỏi nội dung của bài đọc đó.

Lập bảng thống kê

- HS hoạt động theo nhóm ( các nhóm làm vào phiếu học tập ).

- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung cho đầy đủ.

- đáp án: SGV tr 336

VD:Bạn em có ba là một ng¬ười gác rừng.Có lẽ vì sống trong rừng từ nhỏ nên bạn ấy rất yêu rừng .

-Lớp nhận xét, bổ sung và bình bài hay nhất.

 

doc13 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 18 - Năm học 2017-2018 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện tích của hình chữ nhật ABCD.
- GV hướng dẫn để HS rút ra quy tắc tính diện tích của hình tam giác. 
* HĐ2: Luyện tập thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2: Em có nhận xét gì về đơn vị đo độ dài đáy và chiều cao của hình tam giác.
- GV gọi 1 HS chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- HS thao tác theo hướng dẫn của GV.
- HS so sánh và nêu.
+ Chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài đáy của tam giác.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
+ Diện tích của hình chữ nhật bằng diện tích của hình tam giác.
- 2 HS lên bảng thực hiện tính diện tích của hình tam giác có độ dài đáy và chiều cao cho trước.
- 2 HS lên bảng làm bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học. Nêu cách tính diện tích tam giác.
Lớp 5B: Buổi chiều 
TiÕt 1: LịCH SỬ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
(Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường)
TIẾT 2: LUYỆN VIẾT
 BÀI 14: HỬNG NẮNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS nắm vững mẫu chữ viết đứng, cách trình bày một đoạn viết cho đẹp, bài Hửng nắng.
- HS viết toàn bài không mắc lỗi, viết đúng độ cao của từng chữ, đúng vị trí dấu thanh, khoảng cách phù hợp.
- Ý thức luyện viết chữ đẹp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra : KT sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : HD HS luyện viết chữ đẹp.
- GV cho 2-3 HS đọc bài viết. Yêu cầu 1, 2 HS nêu ND bài viết. GV chốt ý đúng: Đoạn văn tả bầu trời xanh trong và cao thẳm sau khoảng thời dài mưa dầm dề.
- HS tự tìm và nêu các tiếng, từ viết dễ nhầm lẫn.
- GV ghi bảng và bổ sung thêm : áo choàng, cuốn phăng, loang, choán ngợp, ...
- HD HS phân tích cấu tạo một số tiếng khó.
- HS đọc các tiếng, từ trên bảng, viết nháp và tự phân tích lại cấu tạo của mỗi tiếng khó trên.
- GV lưu ý HS cách viết.
* Hoạt động 2 ; HS viết bài.
- GV theo sát, HD, nhắc nhở trực tiếp HS : có thể chọn một trong hai cách viết (nét đều hoặc nét thanh đậm)
- Khuyến khích HS viết đúng và đẹp hơn. Tuỳ theo khả năng đã đạt được của HS, GV HD và khích lệ kịp thời. 
* Hoạt động 3 : Chấm bài và chữa lỗi.
- GV chấm 7-10 bài, nhận xét, chữa lỗi HS mắc trong bài.
- Tuyên dương HS viết đúng và đẹp.
3. Dặn dò : 
- GV NX chung giờ học.
- Nhắc nhở về việc tự luyện viết chữ đẹp.
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT*
 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Hệ thống hoá kiến thức đã học về văn tả người. HS biết lập dàn ý và viết được bài văn tả 1 người.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng các kết quả đã quan sát để làm bài văn miêu tả.
- GD tình cảm với người thân.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Chuẩn bị 1 bài văn mẫu về tả người.
- HS: Dàn ý bài văn tả người.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo của bài văn tả người ?
- GV nhận xét, tóm tắt kiến thức về cấu tạo của bài văn tả người.
2. Bài mới 
a. GTB: Nêu MĐYC giờ học.
 Đề bài : Em hãy viết bài văn tả một người thân của em đang làm việc.
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS lập dàn ý và viết bài.
- Y/c HS đọc đề trên bảng.
- Gợi HS xác định nội dung, trọng tâm của đề. Nhấn mạnh y/c của từng phần mở bài, thân bài, kết luận.
- HD HS những nội dung cần tả trong bài văn. Trọng tâm:
 + Tả ngoại hình.
 + Tả hoạt động gắn với công việc hàng ngày.
- Lưu ý HS bày tỏ tình cảm, cảm xúc khi miêu tả người thân.
- Sử dụng một số biện pháp tu từ trong miêu tả.
- Tổ chức cho HS nhận xét.
Hoạt động 2: HS làm bài.
- GV cho HS tự làm bài vào vở.
- Nếu HS làm xong yêu cầu 1 số em đọc bài.
- Gợi HS nhận xét, sửa những câu, từ chưa phù hợp.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học. HD VN hoàn chỉnh bài văn hoặc làm lại cho hay hơn.
NS : 27/12/2017. Ngày dạy: Thứ ba ngày 02 tháng 01 năm 2018
Lớp 5B: Buổi sáng 
TIẾT 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2 - 3 đoạn văn, đoạn thơ dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu của BT2. 
 - Trình bày cảm nhận về cái hay của những câu thơ đã học theo yêu cầu của bài tập 3.
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. Bảng thống kê BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài.
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích,y/c tiết học.
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL
- Kiểm tra khoảng 1/5 HS trong lớp. 
- Gọi HS lên bốc thăm bài đọc (khoảng 1/5 lớp)
- Cho HS chuẩn bị trong khoảng thời gian 2 phút, sau đó đọc bài. 
- HS đọc xong, GV nêu câu hỏi ND bài, GV cho điểm đọc kết hợp trả lời của HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2.
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài.
- Có mấy nội dung cần trình bày? cần mấy cột? (Có thể thêm cột thứ tự : Có bao nhiêu bài TĐ thì có bấy nhiêu dòng ngang). 
- Thảo luận nhóm. Gọi HS đọc bảng kết quả.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT3
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân. Gọi HS trình bày.
- GV khuyến khích HS còn chưa mạnh dạn trong cách diễn đạt dược phát biểu và tôn trọng ý kiến của các em. 
- HS bốc thăm bài.
- HS đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- Trả lời câu hỏi nội dung của bài đọc đó. 
- Lập bảng thống kê
- HS hoạt động theo nhóm.
- Làm vào phiếu học tập.
- Cả lớp theo dõi, NX và bổ sung cho đầy đủ.
 Đáp án : SGV tr 337
- HS đọc thầm theo.
+ Em thích câu nào nhất?
+ Chỉ ra cái hay của câu thơ đó?
VD: Bầy chim đi ăn về
 Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
(Về ngôi nhà đang xây - Đồng Xuân Lan) Vì:.
- Lớp NX, bổ sung. Làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò
- NX tiết học. Tiếp tục ôn HTL để KT.
TIẾT 3 CHÍNH TẢ
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 3)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2 - 3 đoạn văn, đoạn thơ dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Lập được bảng tổng kết vốn từ về chủ đề Môi trường.
- ý thức ôn tập tốt để chuẩn bị thi cuối HK1.
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. Bảng phụ thống kê BT2. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài.
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích,y/c tiết học.
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL
- Kiểm tra khoảng 1/5 HS trong lớp. 
- Gọi HS lên bốc thăm bài đọc (khoảng 1/5 lớp)
- Cho HS chuẩn bị trong khoảng thời gian 2 phút, sau đó đọc bài. 
- HS đọc xong, GV nêu câu hỏi ND bài, GV cho điểm đọc kết hợp trả lời của HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT.
Bài 2: (Dùng bảng phụ thống kê)
- Gọi HS đọc đề, XĐ yêu cầu đề bài. 
- Giải thích một số từ khó: sinh quyển, thuỷ thủ, khí quyển,.dưới các hình thức như: 
 + Giải nghĩa từ.
 + Đặt câu với từ đó.
- Gọi HS trình bày. HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận bài làm đúng.
- Cho HS trình bày bài vào vở.
- HS đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- Trả lời câu hỏi nội dung của bài đọc đó.
- Lập bảng thống kê
- HS hoạt động theo nhóm
- Làm vào phiếu học tập.
- Cả lớp theo dõi, NX và bổ sung cho đầy đủ.
- HS tập giải nghĩa từ và đặt câu với một số từ khó trong bài. 
- HS làm bài vào vở. Đáp án : SGV tr 338.
3. Củng cố, dặn dò
- NX tiết học. Về nhà hoàn thành tiếp BT2. Ôn HTL.
TIẾT 4 TOÁN
T87. LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết tính diện tích của hình tam giác, diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài 2 cạnh góc vuông của nó.
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích của hình tam giác.
- GD ý thức học tập.
II. CHUẨN BỊ
- Các hình tam giác như trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách tính diện tích của hình tam giác. Vận dụng tính diện tích hình tam giác biết số đo đáy là 5m và chiều cao tương ứng là 45 dm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, y/c tiết học.
b. Các hoạt động
* Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: GV cho HS đọc đề bài, nêu lại quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Cho HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài.
- Nhận xét chữa.
- GV củng cố cho HS kiến thức về diện tích hình tam giác.
Bài 2: GV vẽ hình lên bảng.
- GV yêu cầu HS tìm các đường cao tương ứng với các đáy của hình tam giác
- HS trao đổi với nhau theo cặp. 
- Nhận xét bổ sung.
Bài 3: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bổ sung và củng cố KT cần ghi nhớ cho HS.
Bài 4: GV cho HS đọc đề bài, tự làm phép đo và trình bày về kết quả đo được.
- GV chữa bài.
- Nhận xét bổ sung và củng cố KT cần ghi nhớ cho HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học. Y/c HS nhắc lại cách tính diện tích tam giác, chiều cao, đáy
Lớp 5B: Buổi chiều
TIẾT 1 KHOA HỌC
BÀI 35: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- Phân biệt 3 thể của chất. Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. 
- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. 
II. CHUẨN BỊ
 - Hình trang 73 SGK, tấm phiếu, bảng con, bút phấn. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức:"Phân biệt 3 thể của chất "
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Các đội cử đại diện lên chơi: Lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội nên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng.
- Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào lắc chuông trước được trả lời trước. Nếu trả lời đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Tiến hành chơi
Bước 3: Cùng kiểm tra 
 GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu các bạn đã dán các tấm phiếu mình rút được vào mỗi cột xem đã làm đúng chưa.
* Hoạt động 2: Trò chơi:" Ai nhanh, Ai đúng" 
Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi. GV đọc câu hỏi. 
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi 
GV kết luận: Các chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí.
* Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận 
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK nói về sự chuyển thể của nước .
Bước 2: Cho HS đọc ví dụ ở mục bạn cần biết trang 73 SGK.
GV kết luận : Qua những ví dụ tên cho thấy, khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ tể này sang thể khác , sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lý học .
3. Củng cố dặn dò
- Các chất có thể tồn tại ở mấy thể. Chuẩn bị tiết sau. 
TIẾT 2: ĐỊA LÍ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
( Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường )
TIẾT 3 : TOÁN*
ÔN DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố nội dung kiến thức về diện tích hình tam giác.
- HS biết làm các bài toán đã cho.
- Chăm chỉ, tích cực học tập. 
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới	
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết
- HS nêu lại quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- HS viết công thức tính diện tích hình tam giác.
- HS khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính diện tích hình tam giác. Biết: 
a. Độ dài đáy 13cm và chiều cao 6cm b. Độ dài đáy 3,5dm và chiều cao 8dm
Bài 2: Tính diện tích hình tam giác. Biết: 
a. Độ dài đáy 4,5dm và chiều cao 8cm b. Độ dài đáy 72cm và chiều cao 1,5dm
Bài 3: Một hình tam giác có đáy 15 cm. Tính diện tích của hình tam giác đó biết rằng nếu tăng đáy 5 cm thì diện tích tăng thêm 17,5 m2.
- HS làm bài cá nhân.
- GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng. GV cùng HS nhận xét, hoàn thiện bài tập.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Về nhà luyện tập tiếp.
NS : 27/12/2017. Ngµy d¹y: Thø t­ ngµy 3 th¸ng 01 n¨m 2018
Lớp 5B: Buổi sáng
TIẾT 1 TẬP ĐỌC
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 4)
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2 – 3 đoạn văn , đoạn thơ dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa 
cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nghe viết đúng chính tả, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ dễ viết sai, trình bày đúng bài: Chợ Ta-sken, tốc độ khoảng 95 chữ/phút.
- HS có ý thức học tập.
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong tiết học.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC của giờ học. 
b. Nội dung các hoạt động:
* Hoạt động 1: Ôn, kiểm tra các bài tập đọc, HTL.
- GV kiểm tra TĐ và HTL (1/6 số HS trong lớp) Tiến hành như tiết 1
* Hoạt động 2: Viết chính tả
Bài tập 2: Nghe viết: Chợ Ta-sken
- GV đọc bài Chợ Ta-sken. HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm bài thơ, chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
- GV hỏi HS về nội dung bài.
- HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết bài và soát bài.
- GV đọc lại bài chính tả 1 lượt cho HS soát lại bài.
- GV chấm, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bà sau
TIẾT 3 KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP CUỐI HỌC KI I (TIẾT 5)
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ 3 phần, đủ nội dung cần thiết.
- Rèn kĩ năng viết thư.
- HS có ý thức học tập.
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong tiết học.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Ôn luyện về văn viết thư
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý. Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
- HS nhắc lại cấu tạo của bức thư.
- GV lưu ý cho HS: Cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì I vừa qua, thể hiện được tình cảmvới người thân.
- HS viết thư.
- HS nối tiếp nhau đọc thư đã viết. Cả lớp và GV nhận xét bình thư hay.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ôn tập làm văn: văn miêu tả đồ vật.
TIẾT 4 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân. Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Biết làm các phép tính với số thập phân. Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
 - Có ý thưc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
 - Bảng phụ vẽ hình bài 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
 2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Ôn kiến thức liên quan.
- GV cho HS tự làm bài (phần 1). Cho HS trình bày miệng. Bài 1,2,3 lần lượt khoanh vào B,C,C.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
 Bài 1: Cho HS tự đặt tính. GV nên yêu cầu, HS nêu cách tính. 
Bài 2: Cho HS làm bài rồi chữa bài.
Kết quả là: a) 8m 5dm = 8,5m ;
 b) 8m25dm2 = 8,05dm2 .
- Bài 3: HS đọc đề, nêu cách làm
Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
Bài giải
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
15 + 25 = 40 (cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
2400 : 40 = 60 (cm)
Diện tích hình tam giác MCD là:
60 ´ 25 : 2 = 750 (cm2)
Đáp số: 750 cm2.
Chú ý: GV nên nêu câu hỏi để HS nhận ra hình tam giác MCD có góc vuông đỉnh D.(hình chữ nhật ABCD có 4 góc vuông Góc D là góc vuông)
- Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
Trả lời: x = 4; x = 3,91. 
- HS nhận xét.
- HS đọc đề, nêu cách làm
- HS đọc đề, nêu cách làm.
- HS nhận xét, 
- HS đọc đề, nêu cách làm 
- 1HS lên bảng. HS nhận xét.
Dựa vào hình vẽ
1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở
B
A
 15cm
 M
 25 cm
C
C
- HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- HS nhận xét bài
3. Củng cố dặn dò
- Cho HS nêu lại cách tìm tỉ số % của hai số? Nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình chữ 
nhật? GV nhận xét tiết học.
- GV nhắc HS về nhà: Ôn lại quy tắc chu vi, tính diện tích hình chữ nhật , hình tam giác 
 NS : 28/12/2017. Ngµy d¹y: Thø n¨m ngµy 04 th¸ng 01 n¨m 2018
Lớp 5B: Buổi sáng
TIẾT 1: TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 6)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc; tốc độ 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2 - 3 đoạn văn, đoạn thơ dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2. Ôn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
- Có ý thức học tập tốt.
II . CHUẨN BỊ
- Một số tờ phiếu viết các câu hỏi a, b, c, d của BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
* HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL
- Kiểm tra khoảng 1/5 HS trong lớp (tiến hành như tiết trước ) 
- GV nhận xét.
* HĐ2: Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2 ,xác định yêu cầu của bài?
- GV cho HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm nêu kết quả 
Câu 1 SGK ?
Câu 2SGK ?
Câu 3SGK ? 
Câu 4 SGK?
- HS bốc thăm và đọc bài.
- Cả lớp lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi nội dung của bài đọc đó.
- Cả lớp đọc thầm theo.
Giải nghĩa từ khó : sở, bậc thang,
- HS hoạt động theo nhóm 
+biên giới
+nghĩa chuyển
+.em , ta
+VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sang trên những thửa ruộng bậc thang.
3. Củng cố, dặn dò
- NX tiết học. Về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở câu văn Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra.
TIẾT 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I (PHẦN ĐỌC)
( Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường )
TIẾT 4 TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
( Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường )
NS : 29/12/2017. Ngµy d¹y: Thø s¸u ngµy 05 th¸ng 01 n¨m 2018
Lớp 5B: Buổi sáng
TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1( PHẦN VIẾT )
( Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường )
TIẾT 3 TOÁN
TIẾT 90: HÌNH THANG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Có biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được 1 số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với 1 số hình đã
học. Nhận biết được hình thang vuông.
- Biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và 1 số đặc điểm của hình thang
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- Giấy kẻ ô vuông 1cm x 1cm; thước kẻ, êke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HĐ1: Hình thành biểu tượng về hình thang
- GV cho HS quan sát hình vẽ cái thang.
Nhận biết 1 số đặc điểm của hình thang
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép.
- GV yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD
- GV gọi 1 vài HS nhận xét về đường cao AH
- GV kết luận về đặc điểm của hình thang
* HĐ2: Thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2
- Củng cố nhận biết đặc điểm của hình thang.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 3: Yêu cầu HS thực hiện thao tác vẽ trên giấy kẻ ô vuông.
Bài 4: GV giới thiệu về hình thang vuông.
- GV làm mẫu để HS quan sát.
- HS quan sát hình vẽ hình thang ABCD
- HS tự nêu nhận xét.
- HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại đặc điểm của hình thang.
- Đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
- HS nêu kết quả để chữa.
- HS nhận xét về đặc điểm của hình thang vuông.
- Đại diện nhóm HS lên bảng làm.
3. Củng cố dặn dò
- Nêu kiến thức cần nhớ. Chuẩn bị tiết sau.
TIẾT 4 SINH HOẠT
SINH HOẠT ĐỘI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS nắm được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân, của bạn, của lớp về việc thực hiện các hoạt động trong tuần và phương hướng hoạt động của tuần tới. 
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tấp tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II. CHUẨN BỊ
- Chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng các ban chuẩn bị nội dung để nhận xét, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế của lớp, của ban.
- Ban văn nghệ chuẩn bị nội dung tổ chức sinh nhật cho các bạn sinh trong tháng đang thực hiện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Trưởng ban đối ngoại giới thiệu và mời ban văn nghệ lên điều hành.
2. Ban văn nghệ điều hành văn nghệ, mời chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành buổi sinh hoạt.
3. Chủ tịch HĐTQ điều hành buổi sinh hoạt lớp. 
- Chủ tịch HĐTQ thông qua nội dung chương trình buổi sinh hoạt lớp:
- Chủ tịch HĐTQ lần lượt mời các bạn trưởng các ban lên nhận xét ưu, khuyết điểm của lớp về việc thực hiện nhiệm vụ do ban mình phụ trách.
+ Các thành v

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_18_nam_hoc_2017_2018_tra.doc