Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ, nhất là từ năm 1945-1950; thấy được ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó .

- Lập được bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu .

- Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

II. CHUẨN BỊ: - Bảng thống kê các sự kiện đã học từ bài 12 đến bài 16.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trả lời: Nêu ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945 ?

 - GV nhận xét.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài

 b. Các hoạt động

*HĐ1: (Làm việc cá nhân)

Các nhiệm vụ của nhân dân ta giai đoạn 1945-1950.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 SGK.

- Gọi HS trình bày, HS nhận xét.

- GV kẻ bảng sau:

 

doc13 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Củng cố, dặn dò
- HS nêu nội dung bài học; liên hệ.
- GV nhấn mạnh kiến thức cần nắm được theo các ý đã nêu.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 2: ĐạO ĐứC
Bài 8: Hợp tác với người xung quanh (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả, tăng niềm vui tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp của trường.
- GD kĩ năng hợp tác, đảm nhận trách nhiệm, tư duy phê phán, ra quyết định.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè thầy cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
II. chuẩn bị: - Thẻ màu
III. các Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh nêu ghi nhớ
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
* HĐ1: Làm bài tập 3
* HĐ2: Xử lí tình huống (Bài tập 4)
- Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo yêu cầu bài tập. 
- Giáo viên kết luận .
* HĐ3: Làm bài tập 5
- Giáo viên nhận xét, kết luận .
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm đôi theo từng nội dung. 
- 1 số học sinh trình bày trước lớp, h s khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh thảo luận nhóm. 
- Đại diện nhóm lên trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh tự làm bài sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
- 1 số học sinh trình bày dự kiến hợp tác trong 1 số việc, lớp trao đổi, góp ý.
3. Củng cố dặn dò: Chuẩn bị bài sau 
Tiết 3: Luyện viết
Luyện viết bài 17 (quyển 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh viết và trình bày đúng bài 17 ( quyển 1 ).
- Rèn kĩ năng viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, kĩ thuật chữ và cách trình bày bài.
- Học sinh có ý thức luyện viết.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra bài viết tuần trước.
2. Các hoạt động:
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện viết.
- GV đọc bài viết.
- GV hướng dẫn HS cách viết và trình bày bài viết.
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhắc tư thế ngồi viết.
* Hoạt động2: Thực hành
 - GV cho học sinh thực hành luyện viết.
- GV quan sát và hướng dẫn học sinh cách viết (nếu cần ).
- GV thu một số vở chấm và nhận xét.
- Đọc thầm lại bài viết.
- HS nêu cách viết, trình bày bài và luyện viết ra vở nháp
- HS viết bài.
- HS đổi vở , soát lỗi lẫn nhau.
3. Củng cố dặn dò: - Đánh giá nhận xét giờ học. 
 - Dặn HS chuẩn bị giờ sau.	
NS : 7/12/2016. Ngày dạy: Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2016
Lớp 4 B: Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
 câu kể ai làm gì ?
i. mục đích yêu cầu: 
- HS nắm được cấu tạo cơ bản của kiểu câu kể Ai làm gì ?
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì trong đoạn văn. Xác định được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ?; Viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có sử dụng câu kể Ai làm gì ? .
- Giáo dục HS ý thức viết đúng qui tắc chính tả, ngữ pháp.
ii. Chuẩn bị:
- Bảng phụ. 
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi một HS lên bảng làm bài 2.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Phần Nhận xét 
Bài tập 1, 2 :
- HS đọc yêu cầu của bài .
- GV viết bảng : Người lớn đánh trâu ra cày .
- GVC cùng HS phân tích: Trong câu văn trên, từ chỉ hoạt động là: đánh trâu ra cày , từ chỉ người hoạt động là: người lớn.
- HS làm việc theo nhóm làm các câu còn lại. 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả .
- GV kết luận lời giả đúng.
- GV lưu ý HS: Câu: Trên nương, mỗi người một việc cũng là câu kể nhưng không có từ chỉ hoạt động, vị ngữ của câu là cụm danh từ. 
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đặt câu theo yêu cầu của bài.
- GV nhận xét và kết luận.
* Hoạt động 2 : Phần Ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 
- HS đặt câu kể theo kiểu câu Ai làm gì ?
* Hoạt động 3 : Phần Luyện tập 
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu, nội dung của bài.
- HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2 :
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS làm bài. GV hướng dẫn HS gặp khó khăn.
- HS trình bày lời giải. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ.
Tiết 2: chính tả ( nghe -viết )
mùa đông trên rẻo cao 
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi Mùa đông trên rẻo cao.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/ n hoặc ất / âc.
- Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
ii. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 2 HS lên làm bài tập 3 tiết trước.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc đoạn văn cần viết trong bài.
? Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về trên rẻo cao ?
- Yêu cầu HS tìm những từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- GV đọc, HS nghe viết chính tả.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- GV thu chấm 6 bài. 
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả.
Bài tập 2 ( lựa chọn ): 
- GV nêu yêu cầu của bài tập, cho HS làm phần a.
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 3 :
- HS đọc yêu cầu của bài, trao đổi cặp đôi để làm bài.
- Tổ chức cho HS thi làm bài. 
- GV chia lớp thành hai nhóm.
- Yêu cầu HS các nhóm nối tiếp nhau lên bảng làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2a, 3, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết.
Tiết 3: Toán
 Tiết 82: Luyện tập chung
I.Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được các phép tính nhân, chia; cách giải toán, cách đọc biểu đồ và tính số liệu trên biểu đồ.
- Giúp HS rèn kĩ năng : Thực hiện phép chia và phép nhân. Giải bài toán có lời văn Đọc biểu đồ và tính toán số liệu trên biểu đồ.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
ii. Chuẩn bị:
- Biểu đồ bài 4 được vẽ phóng to.
iii. Các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Ôn tập
- HS nêu cách thực hiện các phép tính nhân, chia; cách đọc biểu đồ và tính số liệu trên biểu đồ...
* Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1: (Bảng 1,2 : 3 cột đầu) 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS tự tính tích của hai số, hoặc tìm một thừa số; tính thương hay số bị chia hoặc số chia rồi ghi vào vở: 
- HS làm bài vào vở, gọi HS lên bảng làm bài.
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét,chốt lại kết quả đúng. 
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS tự đặt tính và chia cho số có ba chữ số.
- HS làm bài vào vở, gọi 3 em lên bảng làm bài.
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng.
Bài 3:
- Cho HS đọc đề bài, hỏi để tóm tắt bài toán.
- Gọi HS nêu các bước giải.
- Cho HS giải bài toán vào vở, cho một em làm bài trên bảng
- GV chấm một số bài, chữa bài trên bảng và chấm điểm.
Bài 4 a,b: 
- GV đưa ra biểu đồ, 1HS hướng dẫn lại cho các bạn cách đọc biểu đồ.
- HS đọc biểu đồ, 1HS lên bảng đặt câu hỏi cho các bạn khai thác nội dung của BĐ 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
NS : 7/12/2016. Ngày dạy: Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2016
Lớp 4 A: Buổi sáng
Tiết 1: Tập đọc 
rất nhiều mặt trăng ( tiếp theo )
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng; chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- ý thức học tập tốt để trở thành những người công dân có ích cho XH.
II. chuẩn bị:
gv: Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa. Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn truyện , trả lời câu hỏi nội dung bài.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1 : Luyện đọc. 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện (3 lượt)
 Đoạn 1: Nhà vua...đều bó tay; Đoạn 2: Mặt trăng...ở cổ; Đoạn 3: còn lại.
- HS đọc toàn bài. 
- GV đọc mẫu. 
* Hoạt động : Tìm hiểu nội dung bài. 
- Đoạn 1 : HS đọc thâm trả lời câu hỏi:
+ Nhà vua lo lắng về điều gì ?
+ Nhà vua cho vời các vị đậi thần và các nhà khoa học đến để làm gì ? 
+ Vì sao các vị đại thần, các nhà khoa học ạli không giúp được nhà vua? 
+ Nội dung chính của đoạn 1 ?
- GV ghi bảng. Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi với nhau.
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì ?
+ Công chúa trả lời thế nào ?
- HS đặt câu hỏi 4 cho các bạn trả lời.
* Hoạt động 3 : Đọc diễm cảm. 
- Yêu cầu 3 HS đọc phân vai. Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm phân vai. Nhận xét cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ?
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2: kể chuyện
một phát minh nho nhỏ 
i. mục đích yêu cầu:
- Dựa theo lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.
- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị: 
 GV: Tranh minh hoạ cho truyện trong SGK 
iii. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em .
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1 : GV kể chuyện.
- GV kể lần 1, HS nghe.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- HS nối tiếp nhau đọc những yêu cầu của bài tập.
a) Kể chuyện trong nhóm : HS kể từng đoạn, sau đó kể toàn chuyện. Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp. 
- Hai, ba tốp HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS kể xong đều trả lời câu hỏi do các bạn đưa ra.
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 + Qua câu chuyện em hiểu điều gì ? 
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 3: toán
Luyện tập Chia cho số có ba chữ số
I. mục đích yêu cầu : 
- Củng cố kĩ năng về chia cho số có ba chữ số.
- Luyện tập thực hành chia cho số có 3 chữ số, giải toán.
- GD ý thức học tập.
II. các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ : - Nêu cách chia cho số có ba chữ số. Tự lấy một ví dụ và thực hiện.
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài .
 b. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1: Luyện tập. 
- HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
 23 561 : 156 263 072 : 252
Bài 2: Tính bằng hai cách
 a/ 3868 : ( 54 x 9 ) b/ 1008 : 36 : 4
Bài 3: Một nhà máy sản xuất trong một năm được 5 795 sản phẩm. Hỏi trung bình mỗi ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu sản phẩm, biết một năm làm việc 305 ngày?
Bài 4: Tính bằng cách hợp lí:
 a, 45 045 : 15 : 3 b, 56 056 : 28 : 2
- GV gợi HS chuyển về dạng một số chia cho một tích rồi tính.
- HS đọc đề bài. HS phân tích đề. GV gợi ý HS nêu cách giải bài toán.
* Hoạt động 2: Chữa bài.
 - HS lần lượt chữa từng bài và nói cách làm.
- GV gọi HS khác nhận xét rồi thống nhất kết quả.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV tóm tắt ND bài.
- Nhận xét tiết học. 
Lớp 5 B: Buổi chiều
Tiết 1: Địa lí
Ôn tập học kì I
I . Mục đích yêu cầu: 
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .
II. Chuẩn bị: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam (không có tên các tỉnh, thành phố).
- Thẻ từ ghi tên các thành phố: Hà Nội, Hải phòng, TP HCM, Huế, Đà Nẵng.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Thương mại gồm các hoạt động nào. Thương mại có vai trò gì?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
* HĐ 1: Bài tập tổng hợp.
- Các nhóm HS cùng thảo luận, hoàn thành các bài tập sau:
+ Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta? ảnh hưởng của biển đối với đời sống sản xuất?
+ Nêu một số đặc điểm, vùng phân bố của đất phe-ra-lít và đất phù sa?
+ Nêu một số đặc điểm, vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn?
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc đông dan nhất là dân tộc nào, họ sống ở đâu?
+ Nêu các sân bay quốc tế và các cảng biển lớn nhất của nước ta?
- GV mời HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- GV nhận xét câu trả lời cho HS.
* HĐ 2: Trò chơi những ô chữ kì diệu:
- GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội có một lá cờ.
- GV lần lượt đọc câu hỏi về một tỉnh, hai đội giành quyền trả lời bằng cách phất cờ.
- Đội trả lời đúng được nhận ô chữ ghi tên tỉnh đó và gắn lên lược đồ của đội mình (gắn đúng vị trí).
- Trò chơi kết thúc khi GV nêu hết các câu hỏi.
- Đội thắng cuộc là đội có nhiều bảng ghi tên các tỉnh trên bản đồ.
- Các câu hỏi: + Đây là hai tỉnh trồng nhiều cà phê ở nước ta.
 + Đây là tỉnh có sản phẩm nổi tiếng là chè Mộc Châu.
 + Đây là tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ.
 + Tỉnh này có khai thác than nhiều ở nước ta.... 
- Các câu hỏi tiếp theo GV có thể lấy ở trong "Thiết kế bài giảng Địa Lí" trang107 
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà ôn bài, chuẩn bị kiểm tra học kì I
Tiết 2: Khoa học
Ôn tập học kì I
I. Mục đích yêu cầu:
- Đặc điểm giới tính.
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân .
- Tính chất và công cụ của một số vật liệu đã học .
II. chuẩn bị:
 - Hình trang 68 SGK.
III. các Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm của sợi nhân tạo và sợi bông , sợi tơ tằm ?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động 
* Hoạt động 1: Làm viêc với phiếu học tập
Bước 1: Làm việc cá nhân 
Bước 2: Chữa bài tập 
 - GV gọi lần lượt một số HS lên chữa bài (cho các em tự đánh giá hoặc đổi chéo bài cho nhau)
* Hoạt động 2: Thực hành 
 Đối với bài 1:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
 - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm nêu tính chất, công cụ của 3 loại vật liệu. 
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
Bước 3: Trình bày và đánh giá 
Bài 2: Chọn câu trả lời đúng 
 GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, Ai đúng?"
 GV phổ biến luật chơi.
- Từng HS làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập .
- Nhóm trưởng đièu khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu ở mục thực hành trang 69 SGK và nhiệm vụ GV giao. 
- Đại diện của từng nhóm trình bày , các nhóm khác góp ý , bổ sung .
- HS chơi trò chơi 
3. Củng cố dặn dò 
- Về ôn bài . Chuẩn bị tiết sau. 
Tiết 3: Toán*
Luyện tập giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nội dung kiến thức về giải toán về tỉ số phần trăm
- HS biết làm các bài toán đã cho.
- Chăm chỉ, tích cực học tập. 
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết
- HS nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của các số.
- HS làm 2 ví dụ minh hoạ.
- HS khác nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính
8% của 2500kg c. 32% của 550g
15% của 360l d. 85% của 240
Bài 2: Một trờng Tiểu học có số HS giỏi là 128 em và chiếm 25,6% số HS toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu HS?
Bài 3: Khi kiểm tra một cơ sở đóng giầy người ta chọn ra 88 đôi giầy không đạt yêu cầu và chiếm 5,5% tổng số giầy trong kho. Tính số giầy trong kho?
- HS làm bài cá nhân.
- GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- GV cùng HS nhận xét, hoàn thiện bài tập.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
- Về nhà luyện tập tiếp
NS : 8/12/2016. Ngày dạy: Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2016
Lớp 5 C: Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Ôn tập về viết đơn
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố hiểu biết về cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn.Cụ thể:
- Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn.
- Biết viết một lá đơn theo yêu cầu. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. các Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ 
- HS đọc lại biên bản về việc cụ ún trốn viện. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HĐ1:Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1 ,xác định yêu cầu của bài 1 ?
 - Tổ chức hoạt động nhóm.
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả. 
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài ?
HS làm việc cá nhân.
Gọi HS trình bày.
Lớp đọc thầm theo.
Cả lớp đọc thầm lần 2.
+Hoàn thành đơn
Nhóm khác NX, bổ sung:
- Điền đã đúng mục chưa
- Câu từ trong đơn có dễ hiểu không 
- Đã nêu đúng, đủ y/c, nguyện vọng của mình chưa
 Nhiều HS nhắc lại +..viết đơn...học môn tự chọn 
Lớp NX,bổ sung như cách trên. Bình bài hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 - NX tiết học. Ghi nhớ các mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết.
Tiết 2: Khoa học
kiểm tra học kì I
( Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường)
Tiết 3: toán
Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số %
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi.
- Ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số %.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mỗi HS 1 máy tính bỏ túi.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ
- GVđọc 1 số phép tính cho HS bấm máy tính bỏ túi và nêu kết quả. 	 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HĐ1: Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số %
a) Tìm tỉ số % của 7 và 40
- Chúng ta cùng tìm tỉ số % của 7 và 40
b) Tính 34% của 56
- Chúng ta cùng tìm 34% của 56
- Yêu cầu HS thực hiện bấm máy tính bỏ túi để tìm 34% của 54
c) Tìm 1 số biết 65% của nó bằng 78
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm 1 số khi biết 65% của nó là 78
* HĐ2: Thực hành
Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta tính gì?
Bài 2 
- Tổ chức tượng tự như làm bài tập 1.
Bài 3 
- HS nghe và nhớ nhiệm vụ
- HS thao tác với máy tính.
- HS ngồi làm bài vào vở bài tập, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS làm bài vào vở bài tập, dùng máy tính bỏ túi để tính.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết tiết học và dặn dò HS về nhà tự ôn tập về các bài toán cơ bản về tỉ số %
Lớp 4 A, 4 B, 4 C: Buổi chiều
Tiết 1,2,3: Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn ( Tiết 3)
I. Mục đích yêu cầu
- Biết được tên gọi và chọn được cácchi tiết đểlắp mô hình tự chọn.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép hoàn chỉnh mô hình tự chọn
 - Rèn tính cẩn thận ,khéo léo.
ii. chuẩn bị: Bộ lắp ghép.
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
* Hoạt động1: Chọn mô hình lắp ghép
- Cho HS tự chọn mô hình lắp ghép.
* Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết
- HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ. Sau đó xếp vào lắp hộp.
* Hoạt động 3: Thực hành lắp từng bộ phận
- HS thực hành lắp. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Lắp ráp mô hình tự chọn
- HS thực hành lắp ghép các bộ phận thành mô hình hoàn chỉnh
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
* Hoạt động 5: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm 
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành.
+ Lắp được mô hình tự chọn
+ Lắp đúng quy trình kĩ thuật
+ Lắp chắc chắn không bị xộc xệch
- HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
- GV nhận xét đánh giá kết quả của HS
3. Củng cố dặn dò:
- HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp
- GV nhận xét giờ học.
NS : 2/12/2016. Ngày dạy: Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2016
Lớp 5 A, 5 B, 5 C: Buổi chiều
Tiết 1,2,3: Kĩ thuật
Thức ăn nuôi gà
I . Mục đích yêu cầu:
- Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà .
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh minh hoạ đặc một số loại thức ăn chủ yếu để nuôi gà.
- Một số mẫu thức ăn nuôi gà(lúa, ngô, tấm, đỗ tương, vừng, thức 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2016_2017_tra.doc
Giáo án liên quan