Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI.
(Tả ngoại hình)
I-Mục tiêu:
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II-Đồ dùng:Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: HS trình bày dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp
B-Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS nối tiếp nhau đọc y/c của đề bài và đọc gợi ý trong SGK.
- HS khá đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn.
- HS nhắc lại y/c viết đoạn văn:
+ Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+ Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình của người em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+ Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
- HS đọc đoạn văn đã viết
- GV và cả lớp nhận xét.
C- Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- Những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
____________________________________
hợp kim của nhôm ? ( đồng, kẽm ) C - Củng cố,dặn dò(3 phút): - Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình em? - Khi sử dụng đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần lưu ý điều gì? Vì sao? - Em cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? - HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết. ______________________________ Thứ Ba, ngày 15 tháng 12 năm 2020 Chính tả NHỚ-VIẾT : HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I- Mục đích ,yêu cầu : - Nhớ-viết đúng chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát. - Làm được các bài tập2(a);bài tập 3(a). II- Đồ dùng: Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: (5 p)***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. - HS viết các từ ngữ chứa các tiếng ở BT 2-tiết trước. - Lớp trưởng nhận xét kết quả. - Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. B-Bài mới:(27 phút) 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS nhớ viết - HS đọc trong SGK hai khổ thơ cuối của bài Hành trình của bầy ong. - Hai HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. - Cả lớp đọc thầm hai khổ thơ trong SGK để ghi nhớ. - HS viết bài. - GV chấm điểm một số bài; nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2 : Hoạt động theo nhóm. GV chọn bài : Nhóm 1 và nhóm 2 bài a; nhóm 3 bài b. - Gọi HS các nhóm lần lượt bốc thăm, mở phiếu và đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng (vần) có trên phiếu, tìm và viết thật nhanh lên bảng từ ngữ có chứa các tiếng đó. Cả lớp làm vào vở bài tập, sau đó tiếp tục như thế. - Cho HS đọc một số cặp từ ngữ phân biệt âm s/x hoặc âm cuối t/c. Bài tập 3 : - Cả lớp làm vào vở bài tập, một HS lên làm trên bảng lớp. - 2, 3 HS đọc lại đoạn thơ đã điền lời giải. C- Củng cố, dặn dò: (3p) - GV nhận xét tiết học. - Ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết chính tả. ___________________________ Luyện từ và câu. MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. I-Mục đích, yêu cầu : - Hiểu được “ khu bảo tồn đa dạng sinh học”qua đoạn văn gợi ý ở BT1; xếp các từ ngữ chỉ hàng động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầuBT2; - - Viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3. II-Đồ dùng: Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học : A-Bài cũ:(5 phút)***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. - Đặt một câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối với những từ ngữ nào trong câu(vài HS đặt câu). - Lớp trưởng nhận xét kết quả. - Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. B-Bài mới:(27 phút) 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1:- HS đọc nội dung bài tập. -Thảo luận nhóm 4. HS làm bài và phát biểu ý kiến. Nhóm trưởng tổng hợp các ý kiến trong nhóm thống nhất chốt một ý đúng. *** GV theo dõi Tập hợp các ý kiến của học sinh – chốt ý đúng. - GV kết luận : Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú. Bài 2:- HS đọc nội dung bài tập. Thảo luận nhóm đôi. Vài nhóm trình bày trước lớp. GV chốt ý. - HS làm bài trong VBT. Hành động bảo vệ môi trường Hành động phá hoại môi trường Trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc Phá rừng, xả rác bữa bãi, đốt nương, săn bắt thú rừng, buôn bán động vật hoang dã... Bài 3:- HS đọc y/c bài tập. - GV giải thích yêu cầu của bài tập : mỗi em chọn một cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài, viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về đề tài đó. VD : Viết về đề tài HS tham gia phong trào trồng cây gây rừng; viết về hành động săn bắn thú rừng của một người nào đó. - HS nói tên đề tài mình chọn viết - HS viết bài và đọc bài viết - GV chấm điểm một số bài. C- Củng cố, dặn dò: (3p) - GV nhận xét tiết học. - Những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà làm lại. _____________________________ Âm nhạc: ( Thầy Duyệt dạy) ____________________________ Toán LUYỆN TẬP CHUNG. I-Mục tiêu: Giúp HS biết: - Thực hiện các phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân. - Biết vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân;một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính. - Làm được BT1;BT2;BT3(b);BT4.HSHTT: làm thêm BT3(a). II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: ( 3 phút)***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. - HS chữa bài làm thêm - Nêu tính chất nhân một tổng với một số. - Lớp trưởng nhận xét kết quả. - Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. B-Bài mới:(30 phút) 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: - GV hướng dẫn HS làm bài tập. Gv có thể tổ chức theo hình thức trò chơi. Bài 1: Lưu ý HS thứ tự thực hiện phép tính. VD : 7,7 + 7,3 x 7,4 = 7,7 + 54,02 = 61,62 Bài 2: Cho HS làm theo hai cách. VD : C1 : ( 6,75 + 3,25 ) x 4,2 C2: ( 6,75 + 3,25 ) x 4,2 = 10 x 4,2 = 6,75 x 4,2 + 3,25 x 4,2 = 42 = 28,35 + 13,65 = 42 Bài 3:(b) HS tính nhẩm rồi nêu kết quả. VD : 7,4 x 5,5 – 4,7 x 4,5 = 4,7 x ( 5,5 – 4,5 ) = 4,7 x 1 = 4,7 Bài 3(a):dành cho HS HTT làm, GV kiểm tra kết quả. Bài 4: Hướng dẫn HS giải theo hai cách. Gợi ý : + Tính giá tiền 1 mét vải +So sánh 6,8 m nhiều hơn 4 m vải + So sánh số tiền mua 6,8m với 4m - GV chấm, chữa bài. C. Củng cố, dặn dò( 2 phút) - Ôn lại cách giải toán bằng quan hệ tỉ lệ. - Nhận xét giờ học. _______________________________ CHIỀU: ( GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY) ______________________________ Thứ Tư , ngày 16 tháng 12 năm 2020 English ( Cô Lài dạy) _____________________________ Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. I-Mục đích, yêu cầu : - Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh - GDBVMT: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. II-Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài( 3 phút) 2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài( 10 phút) - HS đọc 2 đề bài của tiết học. - HS nêu y/c của đề bài: Kể một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường. - HS đọc thầm gợi ý trong SGK. - HS nối tiếp nhau đọc tên câu chuyện các em chọn kể. - HS viết nhanh dàn ý câu chuyện mình định kể. 3. Thực hành: kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện(20 phút) - Kể chuyện trong nhóm. - Kể chuyện trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét,bình chọn HS kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất. 4- Củng cố, dặn dò: (2 phút) - GV nhận xét tiết học. -Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. _______________________________ Lịch sử: “ THÀ HI SINH TẤT CẢ CHỨ KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC” I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:: Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược .Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp : + Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta . + Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến . + Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc 2. Kĩ năng: Nêu được tình hình thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp 3. Định hướng thái độ: GD truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm cho HS. 4. Định hướng năng lực: + Năng lực nhận thức lịch sử: Trình bày được cuộc kháng chiến chống thực dân Phap của nhân dân ta. + Năng lực tìm tòi khám phá lịch sử: Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập(kênh hình, kênh chữ) + Năng lực vận dụng kiến thức đã học(Viết 3- 5 dòng nêu cảm nghĩ của em về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta) II. CHUẨN BỊ: GV: - Ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng; máy chiếu, máy tính... HS: - Ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động(5p) - Nêu cảm nghí của em về Bác Hồ trong ngày toàn dân diệt “giặc đói” và “ giặc dốt” - GV cho HS quan sát Ảnh tư liệu, yêu cầu HS nêu nhận xét về ảnh, GV giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức mớiL25phút) *Mục tiêu: Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược .Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. *Cách tiến hành: *Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử khi Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta * Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi : - Em hãy nêu những dẫn chứng chứng tỏ âm mưu cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp? - Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì? - Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì? *Hoạt động 2: Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử sự kiện toàn quốc kháng chiến *Làm việc nhóm 4: GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn “Đêm 18 ... không chịu làm nô lệ” thảo luận: - Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào? - Ngày 20 – 12- 1946 có sự kiện gì xảy ra? - Yêu cầu HS đọc to lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện điều gì ? - Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện rõ điều đó nhất? *Hoạt động 3: Tìm hiểu ý chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”của nhân dân ta. * GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. + Quan sát hình 1 và các tư liệu đã chuẩn bị, cho biết hình chụp cảnh gì nhận xét về hành động của nhân dân trong ảnh? + Việc quân và dân Hà Nội đã giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa như thế nào? - GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi , nhận xét, GV chốt nội dung. 3. Luyện tập, vận dụngL 5 phút) - Luyện tập: Cho HS nêu lại ghi nhớ. - Vận dụng: + GV yêu cầu HS : Viết 3 -5 dòng nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Hs thi đua trình bày - Về nhà Tìm hiểu về cuộc chiến đấu của nhân dân quê hương em trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp? ____________________________ Toán. CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN I-Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. - Bước đầu biết thực hành phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên trong làm tính, giải toán. -Làm được bài tập 1,bài tập2.HSHTT: làm thêm BT3. II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ:( 5 phút) - HS giải bài 4. B-Bài mới:( 27 phút) 1. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số trập phân cho một số tự nhiên( 10 phút) a. GV nêu VD để dẫn tới phép chia STP cho số tự nhiên. - HD HS tự tìm cách thực hiên phép chia bằng cách chuyển về phép chia hai số tự nhiên. - GV cho HS nhận xét về cách thực hiện phép chia. b. GV nêu VD 2 rồi HS tự thực hiện phép chia. - HS tự nêu cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. 2. Thực hành : Bài 1 : Gọi 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào giấy nháp. - Chữa bài (yêu cầu HS trình bày cách chia). Bài 2 : Tìm x : - Gọi HS nêu cách tìm x trong từng bài – HS nêu. - Cả lớp làm vào vở sau đó chữa bài. VD : a, X x 3 = 8,4 X = 8,4 : 3 X = 2,8 Bài 3(dành cho HS HTT) : HS làm vào vở. Đ/S : 42,18 km C. Củng cố dăn dò: (3p) - Nhận xét giờ học. - Dặn HS học thuộc quy tắc phép chia STP cho số tự nhiên _____________________________ Tập đọc TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I- Mục đích ,yêu cầu : - Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung một văn bản khoa học. - Hiểu nội dung của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn trong những năm qua; Tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục(trả lời được các câu hỏi trong SGK). *GDBVMT: Giúp HS tìm hiểu bài và biết được những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn,thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên klhắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. * GDMTBD(Liên hệ): Giúp HS biết được nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; ý nghĩa của việc trồng rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ môi trường biển). II-Đồ dùng: ảnh rừng ngập mặn trong SGK. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: (5p) - HS đọc các đoạn trong bài Người gác rừng tí hon, trả lời câu hỏi trong bài. B-Bài mới:(27 phút) 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - Một HS khá đọc bài văn. - GV giới thiệu tranh ảnh về rừng ngập mặn. - HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài (3 đoạn) - Tìm hiểu nghĩa của các từ khó: rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi. - HS luyện đọc theo cặp. - HS khá đọc cả bài - GV hướng dẫn cách đọc và đọc diễn cảm bài văn. b. Tìm hiểu bài: - Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn? - Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn? - Em hãy nêu tên các vùng có phong trào trồng rừng ngập mặn mà em biết? - Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi? c. Luyện đọc lại. - Ba HS nối tiếp đọc đoạn văn. - GV h/d cả lớp đọc đoạn văn thứ 3 trong bài. C- Củng cố, dặn dò: (3p) - Bài văn cung cấp cho em thông tin gì? - GV nhận xét tiết học. _____________________________ Thứ Năm, ngày 17 tháng 12 năm 2020 Toán LUYỆN TẬP. I-Mục tiêu: -Biết chia số thập phân cho số tự nhiên. - Làm được bài tập 1,bài tập 3; HS HHT làm thêm bài tập 2 II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ:( 5 phút) Gọi HS chữa bài. Đặt tính rồi tính: a. 45,5 : 12 b. 112,56 :21 c. 294,2 :73 d. 323,36 : 43. B-Bài mới:(30 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1 : HS làm rồi chữa bài trên bảng lớp. KQ : a, 9,6 b, 0,86 c, 6,1 d, 5,203 Bài2 : GV gọi 1 số hs đọc kq – gv ghi bảng VD : kq : Thương là 2,05 và số dư là : 0,14 Bài 3 :(dành cho HS HTT). Một HS làm một phép tính. KQ : a, 1,06 b, 0,612 Bài 4:(HD học sinh làm ở nhà) - HS đọc đề toán, xác định dạng toán. - HS tóm tắt bài toán. Gv ghi lên bảng : 8 bao cân nặng : 243,2 kg 12 bao cân nặng : kg ? * Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. ____________________________ Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ NGOẠI HÌNH) I. Mục đích, yêu cầu : - HS nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn đoạn văn(BT1). - Biết lập dàn ý cho bài văn tả người thường gặp(BT2). II-Đồ dùng: - Bảng phụ III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ:(5 phút) - GV kiểm tra kết quả ghi lại quan sát một người mà em thường gặp. - GV nhận xét, chấm điểm kết quả ghi chép của HS. B-Bài mới:(27 phút) 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập. Bài tập 1: - HS đọc nội dung bài tập 1. - HS trao đổi theo cặp . - HS thi trình bày miệng trước lớp. - Cả lớp, GV chốt lại ý kiến đúng. GV kết luận : Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu. Những chi tiết miêu tả phải quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh nhân vật. Bằng cách tả như vậy,nội tâm nhân vật. Bài tập 2: - GV nêu y/c bài tập 2. - HS xem lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp. - HS đọc kết quả ghi chép.Cả lớp nhận xét. - GV mở bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, HS đọc . - HS lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình nhân vật dựa trên kết quả quan sát. - HS trình bày dàn ý đã lập . GV và cả lớp nhận xét. C- Củng cố, dặn dò:(3 phút) - GV nhận xét tiết học. - Những HS viết chưa đạt y/c về nhà viết lại. ____________________________ Tin học: ( Thầy Thắng dạy) ___________________________ Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ. I-Mục tiêu: - Nhận biết các cặp quan hệ từ trong câu và tác dụng của chúng. - Luyện tập sử dụng các quan hệ từ. II-Đồ dùng: Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học A-Bài cũ: - HS đọc kết quả bài tập 3 tiết LTVC trước(Viết đoạn văn khoảng 5 câu về bảo vệ môi trường) B-Bài mới: 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: - HS đọc nội dung bài tập 1, tìm cặp quan hệ từ trong mỗi câu văn. - HS phát biểu ý kiến a. Nhờmà b. Không những.mà còn. Bài tập 2: - HS đọc y/c bài tập. - HS làm bài theo cặp. - HS chữa bài: HS nêu được mối quan hệ về nghĩa giữa các câu trong từng cặp câu để giải thích lí do chọn cặp quan hệ từ. - GV và cả lớp nhận xét. - Lời giảI đúng : + Cặp câu a : Mấy năm qua, vì chúng tanên ở ven biển.ngập mặn + Cặp câu b : Chẳng những ở ven biểnmà rững ngập mặn.biển. Bài tập 3: - Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 3. - HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. - GV bổ sung : Đoạn a hay hơn đoạn b vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào ở các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm nặng nề. GV kết luận: Cần sử dụng từ chỉ quan hệ từ đúng lúc,đúng chỗ. C- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS xem lại các kiến thức đã học. ________________________________ CHIỀU: ( GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY) ______________________________ Thứ Sáu, ngày 18 tháng 12 năm 2020 Thể dục: ( Thầy Quân dạy) _____________________________ Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI. (Tả ngoại hình) I-Mục tiêu: - Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có. II-Đồ dùng:Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: HS trình bày dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp B-Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. - HS nối tiếp nhau đọc y/c của đề bài và đọc gợi ý trong SGK. - HS khá đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn. - HS nhắc lại y/c viết đoạn văn: + Đoạn văn cần có câu mở đoạn. + Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình của người em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó. + Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí. - HS đọc đoạn văn đã viết - GV và cả lớp nhận xét. C- Củng cố: - GV nhận xét tiết học. - Những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. ____________________________________ Toán CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000... I-Mục tiêu: - Biết chia một số thập phân cho 10, 100,1 000,...và vận dụng để giải bài toán có lời văn. II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: HS chữa bài làm thêm tiết trước. B-Bài mới: 1. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho 10,100,1000,... - GV nêu phép chia VD 1- SGK: 213,8 : 10 = ? - HS lên bảng đặt phép tính và thực hiện phép chia, cả lớp làm vào vở nháp - HS nhận xét hai số: 213,8 và 21,38 có điểm nào giống nhau, khác nhau. - HS rút ra kết luận như SGK.. - GV nêu VD 2: HS thực hiện tương tự như VD 1. - HS tự nêu quy tắc chia nhẩm một số thập phân cho 10,100... - GV nêu ý nghĩa của phép chia nhẩm: KHông cần thực hiện phép chia cũng tìm được kết quả phép tính bằng cách dịch chuyển dấu phẩy thích hợp. 2. Thực hành. - HS làm bài tập trong SGK. Bài 1 : - HS chữa bài. - GV và cả lớp nhận xét. Bài 2. a,b. ( c,d HSKG) HS tự làm bai, chữa bài. Bài 3. GV hướng dẫn hs làm bài HS làm bài. C- Củng cố, dặn dò: Nhớ vận dụng quy tắc chia nhẩm một số thập cho 10, 100, 1000,...trong làm bài. ______________________________ Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I Mục tiêu: - Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới. II. Lên lớp : Lớp trưởng nhận xét chung Về nề nếp: + Vệ sinh trực nhật + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ. + Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ + Đi học đúng giờ. + Tập hợp ra vào lớp. Về việc học tập : Đề ra kế hoạch tuần tới Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua. Đề xuất tuyên dương, phê bình . Nhận xét của GV chủ nhiệm. _______________________________ CHIỀU Khoa học ĐÁ VÔI I/ Mục tiêu: - Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi. - Quan sát, nhận biết đá vôi. II/ Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 54, 55 SGK. - Một vài mẫu đá vôi, đá cuội, giấm chua hoặc a-xít. - Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như lợi ích của đá vôi. III/ Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: (5p) - Nêu một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống. B. Bài mới: (27p) * Hoạt động1: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được. * Mục tiêu: - HS kể được tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Kể tên một số vùng núi đá vôi mà em biết hoặc trưng bày tranh ảnh đã sưu tầm được. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và trình bày. Kết luận: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng như: Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động khác ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Hà Tiên (Kiên Giang), .... Có nhiều loại đá vôi, được dùng vào những việc khác nhau như: lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết, * Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình. * Mục tiêu:
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2020_2021.doc