Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

Tiết 1: LỊCH SỬ

“THÀ HI SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Ngày12-9-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.

- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

- Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

- Hình trong SGK. Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám ? Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế: nghìn cân treo sợi tóc?

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Các hoạt động

* HĐ1: Nguyên nhân nhân dân ta phải tiến hành cuộc kháng chiến. (Làm việc cả lớp)

 

doc15 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- mục đích, yêu cầu:
- HS biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
- Bước đầu biết tìm từ, đặt câu , viết đoạn văn có sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm Có chí thì nên. 
- Giáo dục HS tính kiên trì, vượt khó trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- Một số bảng nhóm ghi sẵn các cột a,b Bài tập 1, thành các cột DT/ĐT/TT theo nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : Một HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong bài tập LTVC tuần trước.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Ôn tập
- HS nêu một số từ ngữ thuộc chủ điểm: Có chí thì nên.
- HS nói lại nội dung cần ghi nhớ về ba cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất trong bài tập LTVC tuần trước.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập1:- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS cả lớp đọc thầm bài, trao đổi theo cặp.
- GV phát phiếu cho một số nhóm, HS làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả bài làm. 
- Cả lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
- Nhấn mạnh cho HS ý chí bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
* Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài cá nhân ( mỗi em đặt 2 câu, một câu với từ ở nhóm a, một câu với từ ở nhóm b ).
- HS lần lượt báo cáo 2 câu mình đã đặt. 
- Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
- GV cần lưu ý cho HS có một số từ vừa là DT,vừa là TT hoặc vừa là ĐT.
* Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài, nhắc HS chú ý viết đoạn văn đúng theo yêu cầu của đề bài, có thể viết về một người em biết nhờ đọc qua sách báo hoặc nghe ai kể, có thể mở đầu hoặc kết thúc đoạn văn bằng một thành ngữ hay tục ngữ.
- Một vài HS nhắc lại các thành ngữ, tục ngữ đã học hoặc đã biết.
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình trước lớp
- Lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn viết văn hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại một số từ ngữ thuộc chủ điểm iểm Có chí thì nên. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Câu hỏi và dấu chấm hỏi. 
Tiết 2: chính tả ( nghe -viết )
 người tìm đường lên các vì sao
I. Mục đích yêu cầu: 
- HS nghe - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Người tìm đường lên các vì sao”
- Viết đúng chính tả những tiếng có âm, vần dễ lẫn: l/n, i/iê.
- Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị:
- VBT Tiếng Việt Tập 1 .
- Bảng phụ làm bài 2 a.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng viết những tiếng có âm đầu là tr/ch của bài trước .
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết 
- GV đọc bài chính tả “Người tìm đường lên các vì sao”, HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại bài.
- GV nhắc các em chú ý các từ dễ viết sai, các tên riêng nước ngoài cần viết hoa, cách trình bày.
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi chính tả.
- HS đổi vở soát lỗi.
- GV chấm 6 bài. Nhận xét chung.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 :
- GV nêu yêu cầu của bài tập, chọn bài tập cho HS làm: Bài 2 (a).
- GV chia lớp thành ba nhóm, phát bảng nhóm cho các nhóm.
- HS trao đổi thảo luận tìm các tính từ theo yêu cầu.
- GV cho các nhóm dán bảng nhóm lên bảng, đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc tìm đúng và nhiều từ nhất. 
- 2 HS đọc lại bài đã điền hoàn chỉnh.
- HS sửa bài theo lời giải đúng.
 Bài 3a:
- GV lựa chọn bài 3a cho HS. 
- HS đọc thầm yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân vào vở.
- HS từng em đọc kết quả bài làm của mình.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Chiếc áo búp bê. 
Tiết 3: Toán
Tiết 62: nhân với số có ba chữ số	
I. Mục đích yêu cầu: 
- HS biết nhân với số có ba chữ số; Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có ba chữ số.
- Rèn kĩ năng nhân với số có 3 chữ số.
- Yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ bài 2. 
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng làm bài 4. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Tìm cách tính 164 x 123 
- Cho HS đặt tính và tính: 164 x 100; 164 x 20; 164 x 3
? 123 viết thành tổng của các trăm, các chục, các đơn vị như thế nào?
? Hãy thay 164 x 123 bằng tổng của 164 x 100; 164 x 20 và 164 x 3 và tính kết quả của phép tính.
- Gọi HS lên bảng làm bài các em khác làm vào vở.
* Hoạt động 2 : Giới thiệu cách đặt tính và tính:
- GV đặt vấn đề: để tìm 164 x 123 ta phải thực hiện ba phép nhân và một phép cộng. Để không phải đặt tính nhiều lần ta có thể viết gộp lại được không?
- Vừa hướng dẫn GV vừa viết lên bảng, HS ghi vào vở cách đặt tính và tính. GV viết đến đâu giải thích đến đó, đặc biệt cần giải thích rõ :
492 là tích của 164 và 3
328 là tích của 164và 2 chục. Vì vậy cần viết sang bên trái một cột so với 492.
164 là tích của 164 và 1 trăm. Vì vậy cần viết tích riêng thứ ba lùi sang trái hai 
cột so với tích riêng thứ nhất.
* Hoạt động 3 : Luyện tập 
 Bài 1 : - HS nêu yêu cầu của bài. 
- Cho HS làm từng phép tính. GV hướng dẫn để HS biết cách đặt tính, tính kết quả.
- Cho HS nêu kết quả tính, HS nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét,chốt lại kết quả đúng. Nhấn mạnh cách đặt tính và tính kết quả. 
 Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- Gọi HS lên bảng viết giá trị của từng biểu thức vào ô trống ở bảng do GV kẻ sẵn.
GV lưu ý cho HS trường hợp 262 x 130 đưa về dạng nhân với số có tận cùng là chữ số 0 đã học.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn ở trên bảng và đưa ra kết quả đúng.
 Bài 3 : - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách tính diện tích của hình vuông.
- Cho HS tự giải vào vở, gọi 1 em lên bảng làm bài.
- Cho HS dưới lớp nêu bài giải của mình, HS chữa bài của bạn trên bảng.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
NS : 9/11/2016. Ngày dạy: Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2016
Lớp 4 A: Buổi sáng
Tiết 1: văn hay chữ tốt
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Yêu quê hương đất nước. Kính phục người tài.
II. chuẩn bị:
 GV: Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa, một số vở sạch chữ đẹp của HS năm trước.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Người tìm đường lên các vì sao” và trả lời các câu hỏi gắn với nội dung đoạn văn. 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
- GV chia đoạn bài văn. HS tiếp nối nhau đọc 2, 3 lượt từng đoạn bài văn.
- GV giúp HS tìm hiểu những từ mới và khó trong bài, và nhắc nhở các em nghỉ ngơi đúng các câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp. Một, hai em đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài, chú ý nhấn giọng một số từ ngữ khó, đổi giọng một cách linh hoạt.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn.
- HS đọc thầm đoạn 1, từ đầu đến xin sẵn lòng, trả lời câu hỏi:
 + Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
 + Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn?
- HS đọc đoạn 2, tiếp đến viết chữ sao cho đẹp, trả lời câu hỏi:
 + Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát phải ân hận?
- HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi:
 + Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
- HS đọc lướt toàn bộ bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi 4. HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét, kết luận. Liên hệ bản thân về ý chí vươn lên.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Ba HS nối tiếp nhau đọc ba đoạn, GV nhắc nhở, hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài và thể hiện diễn cảm. 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu.
- Cả lớp bình chọn bạn nào đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 + Câu chuyện khuyên các em điều gì? Liên hệ bản thân và đề ra mục tiêu cố gắng.
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2: kể chuyện
Ôn: Kể chuyện đã nghe đã, đọc
i. mục đích yêu cầu: 
- Dựa vào SGK, chọn được câu chuyện (Kể chuyện đã nghe đã , đọc) thể hiện đúng tính thần kiên trì vượt khó.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
- Yêu thích môn học ,có nghị lực vươn lên trong học tập.
ii. chuẩn bị : 
GV: Tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện, bảng phụ ghi đề bài.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1-2 HS kể lại câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về người có ý chí nghị lực, trả lời câu hỏi về nhân vật hay ý nghĩa câu chuyện mà các bạn trong lớp đặt ra.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài.
- HS đọc đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe ( nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), hoặc được đọc (tự em tìm đọc được) về một người có nghị lực.
- GV gạch chân những từ quan trọng, giúp HS xác định đúng đề bài.
- Cho HS nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện mình sẽ kể.
- GV nhắc HS : + Lập dàn ý câu chuyện trước khi kể.
 + Dùng từ xưng hô - tôi kể cho bạn ngồi bên hoặc kể trước lớp.
- GV khen những em chuẩn bị tốt dàn bài trước khi đến lớp
- GV dán tiêu chuẩn đánh giá bài lên cho HS đọc lại.
* Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 
- Kể chuyện trong nhóm đôi, từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Kể xong trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp: 
+ Gọi ba HS thi kể câu chuyện của mình trước lớp.
+ Mỗi HS kể xong, cho các em khác hỏi bạn, trao đổi cùng bạn về nhân vật, chi tiết, nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
+ Cả lớp bình chọn cá nhân có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất ,bạn đặt được câu hỏi hay nhất.
- Liên hệ về lòng tự tin kiên trì vượt khó.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe, xem trước nội dung bài KC tuần sau.
Tiết 3: toán
t63. nhân với số có ba chữ số (tiếp)
I. mục đích yêu cầu : 
- Giúp HS: Biết nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
- Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0. Bài 1, bài 2
- Yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị:
 HS: VBT Toán 
iii. các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài 4 (tiết 62)
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Tìm cách tính 258 X 203 
- Cho HS đặt tính vào bảng con và tính. Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Cho HS nhận xét về các tích riêng để rút ra kết luận:
 + Tích riêng thứ hai toàn chữ số 0.
 + Có thể không cần viết tích riêng này mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng.
- Hướng dẫn HS chép vào vở (dạng rút gọn), lưu ý viết tích riêng thứ ba 516 lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.
* Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1 :
- Cho HS đặt tính và tính từng phép nhân một. 
- GV hướng dẫn để HS biết cách đặt tính, cách tính. Rèn cho HS kĩ năng nhân với số có ba chữ số, trong đó có trường hợp chữ số hàng chục là 0.
- Cho HS nêu kết quả tính, HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2 :
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS thảo luận cặp đôi để các em tự phát hiện phép nhân nào đúng, phép nhân nào sai và giải thích vì sao sai.
- GV gọi một số nhóm (HS trong nhóm) nêu kết quả thảo luận của mình, các em khác nhận xét 
Bài 3 : 
- Gọi HS đọc đề, tự tóm tắt bài toán.
- Cho HS tự giải vào vở.1 em lên bảng làm bài.
- Cho HS dưới lớp nêu bài giải của mình, HS chữa bài của bạn trên bảng.
 3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: T64. Luyện tập. 
Lớp 5 B: Buổi chiều
Tiết 1: Địa lí
bàI 13: công nghiệp( tiếp theo).
I . Mục đích yêu cầu:
- Nêu được tình phân bố một số ngành công nghiệp của nước ta:
 + CN phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở vùng ven biển.
 + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ.
 + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Sử dụng lược đồ, bản đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
- Chỉ được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu,.
- HS có ý thức học tập.
II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh một số ngành công nghiệp.
III . Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của các ngành đó?
- Đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta? Nơi em có những ngành công nghiệp và nghề thủ công nào?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động
c) Phân bố các ngành công nghiệp
*HĐ1: Làm việc cá nhân:
- Tìm những nơi có nghành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, A-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện?
- GV kết luận.
*HĐ2: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS mở vở bài tập: Sắp xếp các ý ở cột A với cột B cho đúng:
- HS quan sát hình 3.
- Một số HS trả lời; chỉ trên bản đồ.
- HS làm BT1 trong vở bài tập.
- Một số HS nêu bài làm.
A.Ngành công nghiệp.
1.Điện (nhiệt điện).
2.Điện (thuỷ điện).
3.Khai thác khoáng sản.
4.Cơ khí, dệt, may, thực phẩm.
 B.Phân bố.
a. ở nơi có KS.
b. ở gần nơi có than, dầu khí.
c. ở nơi có nhiều lao động.
d. ở nơi có nhiều thác ghềnh.
- HS quan sát hình 3-4.
- HS hoàn thành các BT của mục 4 SGK.
- HS trình bày kết quả và chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp.
d. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta
*HĐ3: Làm việc theo nhóm.
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
GV nhận xét, kết luận.
- Một số học sinh trả lời.
- HS chỉ trên bản đò những nơi có sản phẩm thủ công nổi tiếng.
 3.Củng cố dặn dò:
- GV gọi 1-2 HS đọc nội dung bài học(SGK- 95).
- GV nhận xét giờ học,dặn HS chuẩn bị bài 14.
Tiết 2: Khoa học
Bài 25: Nhôm
I. mục đích yêu cầu:
- Nhận biết 1 số tính chất của nhôm.
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống. QS, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản. 
- Có ý thức bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình.
II. chuẩn bị:
- Hình và thông tin trang 52, 53 SGK. Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng khác bằng nhôm.
 Sưu tầm một số thông tin, tranh ảnh về nhôm và một số đồ dùng được làm nhôm hoặc hợp kim của nhôm. 
- Phiếu học tập. 
III. các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng ? Cách bảo quản?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
 *Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin, tranh ảnh, đồ vật sưu tầm được.
Bước 1: làm việc theo nhóm.
Bước 2: làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm chỉ kể tên những đồ dùng bằng nhôm mà các em biết. 
- GV kết luận: Sgk
 *Hoạt động 2: làm việc với vật thật .
Bước 1: làm việc theo nhóm 
- GV đi đến các nhóm để giúp đỡ 
Bước 2: làm việc cả lớp
- GV nêu kết luận: Sgk
 *Hoạt động 3: làm việc với SGK
Bước 1: làm việc cá nhân 
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn ở mục thực hành trang 53 SGK và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập.
Bước 2: chữa bài tập 
- GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình kể tên các đồ dùng bằng nhôm. Thư kí ghi lại.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng khác bằng nhôm được đem đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó
- Đại diện tứng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ xung 
- HS trình bày
3. Củng cố, dặn dò:
- Về thực hiện bảo quản đồ dùng như đã học.
Tiết 3: Toán*
ôn: Phép nhân số thập phân
I. Mục đích yêu cầu 
- Củng cố về cho HS kiến thức về phép nhân số thập phân.
- Rèn cho HS kĩ năng thực hiện phép nhân số thập phân.
- Có ý thức học tập tốt. 
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: - HS lấy VD về phép nhân hai số thập phân rồi thực hiện.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
*HĐ1: Hệ thống kiến thức
- GV hỏi HS trả lời để hệ thống lại kiến thức về phép nhân số thập phân với số tự nhiên, nhân hai số thập phân. 
- HS cho VD.
* HĐ2: Luyện tập: Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Tính:
	a) 653,38 x 45 = 	 	 b) 52,8 x 6,3 = 
	 35,069 x 405 = 	 17,15 x 4,9 = 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS lớp làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm, nêu cách làm; HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Củng cố cho HS về phép nhân STP với STN, nhân hai số thập phân. 
Bài 2: Tính bằng 2 cách:
	a) (22,6 + 7,4) x 30,5 	b) (12,03 - 2,03) x 5,4
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài, phân tích cách làm.
- Cho HS lớp làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm, nêu cách làm; HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Củng cố cho HS về nhân 1 tổng ( hiệu) với 1 số và nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000
Bài 3: Mua 2l mật ong phải trả 160 000 đồng. Hỏi mua 4,5l mật ong cùng loại phải trả bao nhiêu tiền ?
- HS đọc, tóm tắt và làm cá nhân vào vở, chữa bài.
- HS nhận xét, nhắc lại cách làm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Củng cố cho HS về giải bài toán liên quan phép nhân số thập phân với số tự nhiên, nhân hai số thập phân. 
Bài 4 : Tìm 1 số biết rằng nếu giảm số đó đi 2,5 lần được bao nhiêu cộng với 67,9 thì được kết quả là 241,2.
3. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống kiến thức bài. 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Tuyên dương những HS làm việc tích cực trong giờ học. 
 - Dặn HS chuẩn bị tiết sau. 
NS : 3/11/2016. Ngày dạy: Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2016
Lớp 5 C: Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
I. Mục đích yêu cầu:
- Nêu những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong đoạn văn, bài văn.
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả một người thường gặp.
- Có ý thức học tập tốt.
II . chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của bài văn tả người.
- Bảng phụ ghi chi tiết tả ngoại hình của người bà (bài Bà tôi ).
III. các Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ 
- KT ghi chép những quan sát về một người.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động:
* Hướng dẫn HS luyện tập:
 Gọi 1 HSTB đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1 ?
- Em chọn bài tập nào ? 
-Tổ chức hoạt động nhóm.
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
Bài 1a 
- ý 1
- ý 2
(GV treo bảng đã hoàn thành)
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài, XĐ y/c của bài. 
Gọi HS đọc kết quả ghi chép.
GV mở bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người-1 HS đọc .
HS làm việc cá nhân.
GV giúp HS .
Gọi HS trình bày dàn ý.
Lớp đọc thầm theo.
Cả lớp đọc thầm lần 2.
+Câu 1: mở đoạn, giới thiệu bà ngồi cạnh cháu, chải đầu
+Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà với các đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ.
+Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu , từng động tác( nâng mớ tóc lên , ướm trên tay, đưa khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗvào mái tóc dày)
+..tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt:
....
Nhóm khác bổ sung
+..lập dàn ý..tả một người.
Lớp NX,bổ sung
SGV tr260
Lớp NX, bổ sung.
 Bình bài hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
 -Về nhà hoàn chỉnh dàn ý. NX tiết học.
 - Chuẩn bị tiết sau viết 1 đoạn văn tả ngoại hình dựa theo dàn ý hôm nay đã lập.
Tiết 2: Khoa học
Bài 26: đá vôi
I. Mục đích yêu cầu:
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi .
- Quan sát, nhận biết đá vôi. 
- Rèn tính cẩn thận và chính xác cho HS .
II. chuẩn bị:
- Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như lợi ích của đá vôi.
III. Các Hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất của nhôm và cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: làm việc với các thông tin và tranh ảnh su tầm được.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các em kể tên một số vùng núi đá vôi mà em biết. 
Bước 2: Làm việc cả lớp .
- t luận: SGK
*Hoạt động 2: làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV nhận xét, uốn nắn nếu phần mô tả thí nghiệm hoặc giải thích của HS chưa chính xác
Kết luận : Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi bị sủi bọt . 
- HS kể theo nhóm 
- Đại

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2016_2017_tra.doc
Giáo án liên quan