Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH

I. Mục đích ,yêu cầu :

- Biết rút kinh nghiệm bài văn(bố cục, trình tự miêu tả, cánh diên đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.

-Viết lại được một đoạn văn cho đúng và hay hơn.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ

III. Hoạt động dạy và học

HĐ1 :Nhận xét chung bài làm của HS (8 phút)

- Một HS đọc đề bài và hỏi:

+ Đề bài yêu cầu gì?

+ GV nêu: Đây là một bài văn tả cảnh. Trong bài văn các em miêu tả cảnh vật là chính, lưu ý tránh nhầm sang tả người hoặc tả cảnh sinh hoạt.

+ Ưu điểm

- Hầu hết bài làm có bố cục rõ ràng. Tình tự miêu tả hợp lí.

- Dùng từ tương đối chính xác.

- Đã biết dùng hình ảnh để làm nổi bật hình ảnh miêu tả. Một số bài đã biết bộc lộ cảm xúc của mình trước cảnh đẹp đó.

- Một số bài trình bày và chữ viết đẹp.

+ Tồn tại:

- Một số em làm bài còn cẩu thả, nội dung bài còn sơ sài, cách dùng từ và câu văn còn sai nhiều .

- Cách trình bày và chữ viết của nhiều em chưa đẹp hơn nữa còn sai lỗi chính tả.

HĐ2 : Hướng dẫn chữa bài(25 phút).

a. Hướng dẫn chữa lỗi chung

- GV chỉ ra các lỗi cần chữa đã viết trên bảng

- 1 số HS lên bảng chữa bài – Cả lớp trao đổi về bài chữa.

b. Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.

- HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi của mình, sửa lỗi. Đổi bài cho bạn để rà soát việc sửa lỗi.

GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.

c. HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.

- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý sáng tạo.

- HS trao đổi về kinh nghiệm viết bài văn tả cảnh

- Mỗi HS chọn một đoạn văn đẻ viết lại cho hay hơn.

- HS đọc nối tiếp trước lớp.

C. Củng cố dặn dò(2 phút)

- GV nhân xét tiết học.

- Viết lại bài văn nếu mình cảm thấy chưa hay.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân vật nào ? Nội dung đoạn văn kể chuyện gì ? 
- HS suy nghĩ, làm bài.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Một, hai HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đầy đủ các đại từ xưng hô.
- Cả lớp sửa lại bài giải theo lời giải đúng.
- Thứ tự cần điền: 1-Tôi, 2-Tôi, 3- nó, 4- Tôi, 5- nó, 6- Chúng ta.
C. Củng cố dặn dò(2 phút)
- Một HS nhắc lại phần ghi nhớ trong bài.
- GV nhận xét tiết học.
_____________________________
Âm nhạc:
( Thầy Duyệt dạy)
_____________________________
Toán
TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép trừ hai số thập phân .
- Áp dụng phép trừ hai số thập phân để giải các bài toán có nội dung thực tế.
- Làm được BT1(a,b),BT2(a,b),BT3.
 II. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ(3 phút)
**GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- Gọi 1 hs làm lại bt3
- Nhận xét.
B. Dạy học bài mới( 30 phút)
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai số thập phân(10 phút)
 a) Hình thành phép trừ.
 - GV nêu bài toán 1 và hỏi : Để tính được độ dài đoạn thẳng BC ta làm thế nào?
 - HS nêu phép trừ: 4,29 -1,84
 b) Đi tìm kết quả
 - HS dựa vào những điều các em đã biết để tìm ra kết quả phép tính bằng cách đổi số đo có đơn vị đo là mét thành số đo có đơn vị đo là xăng-ti-mét rồi tính.
- HS nêu cách tính
c) Giới thiệu kĩ thuật tính
 ( Như SGK )
+ Bài toán 2. Đặt tính rồi tính
 45,8- 19,26
- Nhận xét về số chữ số ở phần thập phân của số trừ so với số các chữ số ở phần thập phân của số trừ .
- Hãy tìm cách làm cho số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ bằng số chữ số ở phần thập phân của số trừ.
- HS đặt tính và thực hiện.
3. Nêu ghi nhớ(2 phút)
- HS đọc phần ghi nhớ.
- Đọc phần chú ý trong SGK.
4. Luyện tập(18 phút):
Bài 1 : gọi lần lượt 3 HS lên bảng làm. 
- Cả lớp làm vào giấy nháp sau đó chữa bài.
Bài 2, 3 : HS làm vào vở sau đó chữa bài.
- Gọi hs chữa bài trước lớp.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
_______________________
CHIỀU:
(GV BỘ MÔN DẠY)
______________________________
Thứ Tư, ngày 02 tháng 12 năm 2020
English:
( Cô Lài dạy)
___________________________
Kể chuyện
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
 I. Mục đích , yêu cầu :
- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý(BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí(BT2).
- Kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện.
 II. Đồ dùng dạy học
 Tranh minh họa trang 110, SGK.
 III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- Mời 1 bạn: Kể lại việc đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em.
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới : (27 phút):
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yâu cầu của bài kể chuyện trong SGK.
2. Hướng dẫn kể chuyện(30 phút)
a) GV kể chuyện (5 phút)
- GV kể 4 đoạn ứng với 4 tranh minh hoạ trong SGK. Bỏ lại đoạn 5 để HS tự phỏng đoán.
- GV kể chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật.
Lần 1 : kể toàn bộ (4 đoạn) câu chuyện
Lần 2 : kể kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- Có thể kể lần 3.
b) Kể trong nhóm(10 phút)
- HS chia thành nhóm, mỗi nhóm 4 em. Các em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh.
c) Kể trước lớp(15 phút)
- Tổ chức các nhóm thi kể.
- GV nêu một số câu hỏi yêu cầu HS trả lời: 
+ Tại sao người đi săn không muốn bắn con nai?
+ Tại sao dòng suối, cây trám đều khuyên người đi săn đừng bắn con nai?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo về các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên !)
C. Củng cố dặn dò (3 phút)
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn : Về nhà kể lại câu chuyện cho người nhà nghe.
___________________________
Lịch sử:
¤n tËp : H¬n t¸m m¬i n¨m chèng thùc d©n Ph¸p x©m 
lƯîc vµ ®« hé ( 1858 - 1945 )
I.Mục tiêu:
 *Kiến thức:
- Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch nước ta từ năm 1858 đến năm 1945 (tên sự kiện, thời gian xẩy ra sự kiện).
 - Chẳng hạn:
+ Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
+ Nửa cuối thế kỉ XIX: phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần 
vương.
+ Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông Du của Phan Bội Châu
+ Ngày 3-2-1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Ngày 19-8-1945: Khởi nghĩa dành chính quyền Hà Nội.
+ Ngày 2-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân 
chủ Cộng hoà ra đời
*Kĩ năng:
- Trình bày sự kiện lịch sử
- Sưu tầm sự kiện lịch sử.
*Định hướng thái độ: 
- Tự hào và nhớ ơn các anh hùng đã đóng góp công sức lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại thân dân Pháp.
- Có trách nhiệm: Chăm chỉ học tập để sau này giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.
- Noi gương và học tập gương sáng của các anh hùng dân tộc (Trương Định, Tôn Thất Thuyết, Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành)
* Định hướng về năng lực: 
- NL nhận thức LS: Trình bày được các sự kiện lịch sử
- NL tìm hiểu LS: Ghi lại những dữ liệu thu thập được.
- NL Vận dụng KT,KN LS: Kể được tên một số trường học hoặc đường phố mang tên vị anh hùng dân tộc giai đoạn từ 1858-1945; Viết đoạn văn ngắn về một nhân vật hay một sự kiện lịch sử mà em yêu thích.
 II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Bảng hợp đồng, phiếu học tập, phiếu hỗ trợ, máy chiếu
2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức giai đoạn từ 1858-1945
III. PHƯƠNG PHÁP: Dạy học theo hợp đồng
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta thực hiện những nhiệm vụ gì?.
- Gv nhận xét nhanh.
- GV giới thiệu nội dung bài mới.
2. Hoạt động 2: Hoạt động nghiên cứu, kí kết hợp đồng:
- Gv giới thiệu hợp động có 4 nhiệm vụ trong đó có 2 nhiệm vụ bắt buộc làm việc cá nhân, 2 nhiệm vụ tự chọn làm việc nhóm.
- Gv phát phiếu hợp đồng; phiếu học tập theo hợp đồng.
- Gv nêu các nhiệm vụ trong hợp đồng học tập
- Gv và học sinh kí kết hợp đồng.
3. Hoạt động 3: Tổ chức hướng dẫn HS thực hiện hợp đồng
- Hs tự hiện các nhiệm vụ theo hợp đồng đã kí kết.
* Nhiệm vụ bắt buộc.
- Nhiệm vụ 1 ( cá nhân): GV phát phiếu học tập
Hoàn thành bảng thống kê các sự kiện lịch sử từ năm 1858-1945.
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
Nội dung (Ý nghĩa của sự kiện)
1/9/1858
Mở đầu quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta.

1859-1862


Ngày 5/7/1885


1905-1908


Ngày 5/6/1911


Ngày 3/2/1930


1930-1931


Tháng 8/1945


Ngày 2/9/1945



- Nhiệm vụ 2 ( cá nhân): Giới thiệu về một sự kiện lịch sử mà em thích nhất?
( Chẳng hạn: Giới thiệu về sự kiện ngày thành lập Đảng; Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập; )
* Nhiệm vụ tự chọn: (Nhóm)
- Nhiệm vụ 3: Ði tìm các nhân vật lịch sử.
TT
Câu hỏi
1
 Nhân vật tiêu biểu đứng lên chống Pháp ở Nam Kì từ năm 1959 -1962?
2
Người chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn khi nhà Nguyền kí hiệp ước ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ đất nước ta?
3
 Người có công lớn trong việc khởi xướng và thành lập phong trào Đông Du?
4
 Ai là người đầu tiên tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?

- Nhiệm vụ 4: Đóng vai diễn lại một sự kiện lịch sử trong giai đoạn từ 1858-1945
4. Hoạt động 4: Tổ chức nghiệm thu hợp đồng
a) Nhiệm vụ 1,2:
- Hs đổi chéo sản phẩm của mình.
- Mời học nêu đáp án và đánh giá bài làm của bạn.
- Hs bổ sung và nhận xét.
- Gv kết luận và trình chiếu đáp án đúng.
- Hs đánh giá bài làm của bạn theo đáp án mà giáo viên đưa lên trên màn chiếu.
b) Nhiệm vụ 3.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ 3.
- Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv trình chiếu đáp án.
- Các nhóm khác báo cáo kết quả bài làm.
c) Nhiệm vụ 4:
- Đại diện các nhóm lên đóng vai .
- Các nhóm khác nhận xét .
- Các nhóm nhận xét, bình chọn nhóm nào đóng vai tốt.
- Gv kết luận và tuyên dương.
V. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về viết đoạn về một nhân vật hay kể về sự kiện lịch sử mà mình yêu thích trong giai đoạn 1858-1945.
- Sưu tầm tranh ảnh về các sự kiện lịch sử trong giai đoạn này.
___________________________
Toán
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: Biết:	
- Trừ hai số thập phân.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân.
- Cách trừ một số cho một tổng.
- Làm bài tập 1,bài2(a,c);bài 4(a); HS HTTlàm thêm bài 2(b,d) ,bài 3 và bài4(b)
II. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
- GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
 - Nêu cách trừ hai số thập phân?
 - Hai học sinh lên bảng làm bài tập:
 Đặt tính rồi tính:
 a) 12,009 – 9,07 b) 34,9 -23,79
 15,67 - 8,72 78,03 – 56,47
B. Dạy học bài mới: (27 phút)
- GV tổ chức theo hình thức trò chơi.
Bài 1, 2(a,c) : HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 2(b,d) dành cho HS HTTlàm.
Bài 3 : (HS HTT làm) Cho HS nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài.
Kết quả : 6,1 kg
Bài 4 : 
Lưu ý : Sau khi chữa xong bài HS rút ra nhận xét trừ một số cho một tổng?
 + Em hãy so sánh giá trị hai biểu thức a - b - c và a - ( a + c )
 + HS nhắc lại quy tắc một số trừ cho một tổng.
 + Quy tắc này có đúng với số thập phân không?
Bài 4(b): Dành cho HS HTT làm sau đó chữa bài.
C. Củng cố dặn dò( 3phút)
- GV nhận xét tiết học .
___________________________
Tập đọc
ÔN LUYỆN CÁC BÀI TẬP ĐỌC- HỌC THUỘC LÒNG ĐÃ HỌC.
I. Mục đích yêu cầu :	
- Giúp hs ôn lại những bài tập đọc và học thuộc lòng đã học từ tuần 1 -> tuần 9
- Học sinh đọc diễn cảm bài văn, bài thơ .
- Hiểu nội dung bài văn, bài thơ.
II. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : ghi mục (2p)
2. Dạy bài mới (30 phút)
a. Gọi 1-2 hs nêu lại các bài tập đọc, HTL đã học và sau đó hỏi các bài đó thuộc chủ điểm nào ?
- HS nêu, gv ghi bảng .
b. Gv cho hs luyện đọc các bài tập đọc, bài HTL sau đó hỏi nội dung về bài đọc 
- Học sinh thực hiện bốc thăm để đọc bài.
- Sau mỗi hs đọc gv cho cả lớp nhận xét về :
+ Cách đọc ( đúng và diễn cảm )
+ Trả lời câu hỏi
* Với các em đọc yếu gv có thể cho đọc nhiều hơn 
c. Gv nhận xét cụ thể từng hs .
3. Gv nhận xét giờ học. (3p)
- Nêu tên những hs đọc chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc
______________________________
Thứ Năm, ngày 03 tháng 12 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Biết :
- Cộng, trừ hai số thập phân.
- Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ( 5 phút)
GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- Mời 2 bạn lên bảng làm bài tập
- Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 a) 12,56 - ( 3,56 + 4,8 ) b) 25,73 - 2,41 -7,79
- Nhận xét.
B. Dạy học bài mới( 30 phút)
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ-YC tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1 : Học sinh đọc yêu cầu và các phép tính, GV ghi lên bảng.
Tính: a) 605,26 + 217,3	b) 800,56 – 384,48	c) 16,39 + 5,25 – 10,3
- HS tự làm bài rồi chữa bài. GV gọi 3 HS lên bảng, mỗi em làm 1 phép tính.
Lưu ý cách đặt tính.
Bài tập 2 : gọi 2 HS lần lượt lên bảng làm – Cả lớp làm vào giấy nháp sau đó chữa bài.
VD: a, X - 5,2 = 1,9 +3,8
 X - 5,2 = 5,7
 X = 5,7 +5,2 
 X = 10,9.
Bài 3 : GV gọi 1 HS đọc bài toán.
Hỏi: Cách thuận tiện nhất là cách tính như thế nào?( HS trình bày)
HS làm vào vở rồi chấm, chữa bài.
 VD: 42,37 – 28,73 – 11,27 = 42,37 – (28,73 + 11,27)
 = 42,37 - 40,00
 = 2,37
Bài 4( Dành cho HSHTT) : Hdhs tóm tắt bài toán rồi giải.
Gọi HS khá giỏi đọc bài làm,GV nhận xét. 
 KQ : 11 km.
Bài 5: GV dặn HS HTT về nhà tham khảo thêm.
C. Củng cố dặn dò: (3p)
- Hệ thống lại kiến thức vừa luyện tập.
- Dặn dò về nhà: Xem lại các bài tập đã làm.
____________________________
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục đích ,yêu cầu :
- Biết rút kinh nghiệm bài văn(bố cục, trình tự miêu tả, cánh diên đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
-Viết lại được một đoạn văn cho đúng và hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học
HĐ1 :Nhận xét chung bài làm của HS (8 phút)
- Một HS đọc đề bài và hỏi:
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ GV nêu: Đây là một bài văn tả cảnh. Trong bài văn các em miêu tả cảnh vật là chính, lưu ý tránh nhầm sang tả người hoặc tả cảnh sinh hoạt.
+ Ưu điểm
- Hầu hết bài làm có bố cục rõ ràng. Tình tự miêu tả hợp lí.
- Dùng từ tương đối chính xác.
- Đã biết dùng hình ảnh để làm nổi bật hình ảnh miêu tả. Một số bài đã biết bộc lộ cảm xúc của mình trước cảnh đẹp đó.
- Một số bài trình bày và chữ viết đẹp.
+ Tồn tại:
- Một số em làm bài còn cẩu thả, nội dung bài còn sơ sài, cách dùng từ và câu văn còn sai nhiều .
- Cách trình bày và chữ viết của nhiều em chưa đẹp hơn nữa còn sai lỗi chính tả.
HĐ2 : Hướng dẫn chữa bài(25 phút). 
a. Hướng dẫn chữa lỗi chung
- GV chỉ ra các lỗi cần chữa đã viết trên bảng
- 1 số HS lên bảng chữa bài – Cả lớp trao đổi về bài chữa.
b. Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi của mình, sửa lỗi. Đổi bài cho bạn để rà soát việc sửa lỗi.
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c. HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý sáng tạo.
- HS trao đổi về kinh nghiệm viết bài văn tả cảnh
- Mỗi HS chọn một đoạn văn đẻ viết lại cho hay hơn.
- HS đọc nối tiếp trước lớp.
C. Củng cố dặn dò(2 phút)
- GV nhân xét tiết học.
- Viết lại bài văn nếu mình cảm thấy chưa hay.
__________________________________
Tin học:
( Thầy Thắng dạy)
Luyện từ và câu
QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu
- Hiểu khái niệm quan hệ từ
- Nhận biết được một số quan hệ từ thường dùng và hiểu được tác dụng của quan hệ từ trong câu trong đoạn văn.
- Sử dụng được quan hệ từ trong nói và viết.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết bài tập 2 và bài tập 3 vào.
III. Hoạt đọng dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc học thuộc phần ghi nhớ bài đại từ của HS.
2. Dạy học bài mới
*HĐ1 : Giới thiệu bài
*HĐ2 : Tìm hiểu ví dụ
Bài tập 1. 
- HS đọc các câu văn, làm bài, phát biểu ý kiến.
- GV ghi nhanh ý kiến đúng của HS vào bảng, chốt lại lời giải.
GV : Các từ in đậm trong các VD trên được dùng để nói các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểumối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa giữa các câu. Các từ ấy được gọi là quạn hệ từ.
+ Vậy quan hệ từ là gì? 
+ Quan hệ từ có tác dụng gì?
Bài tập 2. ( Tương tự bài tập 1)
a)Nếuthì biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết.
B) Tuynhưng : biểu thị quan hệ tương phản.
- GV kết luận: nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng mối quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận câu.
3. Ghi nhớ
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
4. Luyện tập
- HS làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK.
4. Chấm chữa bài
C- Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại phần ghi nhớ .
- Dặn HS về nhà học bài và tập đặt câu với mối quan hệ từ và cặp từ quan hệ trong phần ghi
_____________________________
CHIỀU:
(GV BỘ MÔN DẠY)
______________________________
Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12 năm 2020
Thể dục:
( Thầy Quân dạy)
______________________________
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục đích, yêu cầu :
- Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
- Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
II. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : 
- GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- Mời 1 bạn đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại.
- Nhận xét.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS viết đơn
- HS đọc yêu cầu bài tập
- GV mở bảng phụ đã trình bày mẫu đơn – 1, 2 HS dọc lại
- GV cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần trao đổi trong đơn.
- GV nhắc HS trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra và có thể xảy ra) sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục.
- 1 vài HS nói về đề bài các em đã chọn (Đề 1 hay đề2)
- HS viết đơn vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc lá đơn
- Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét chung tiết học
- Chuẩn bị cho tiết sau.
____________________________
Toán
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II. Hoạt động dạy và học
A.Kiểm tra bài cũ
- HS lên bảng làm bài tập:
a. Tổng của hai số là 17,5, hiệu của hai số là 3,5. Tìm hai số đó?
b. Hiệu hai số là 4,4. Nếu tăng số thứ nhất thêm 4,2 thì tổng của hai số là 20,6. Tìm hai số đó?
B.Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên
a. Ví dụ.
+ Hình thành phép nhân
- GV nêu bài toán, HS nêu cách tính chu vi hình tam giác đó
+ Chu vi của hình tam giác đó là: 1,2m 3
+ Đi tìm kết quả
- Yêu cầu HS tìm kết quả bằng sự hiểu biết của mình (HS đưa về số tự nhiên nhân với số tự nhiên)
+ Giới thiệu kĩ thuật tính
- GV trình bày cách đặt tính và cách thực hiện phép tính( Như SGK) 
 + Đặt tính rồi thực hiện phép tính như đối với số tự nhiên
+ Đếm thấy phần thập phân của số 1,2 có một chữ số, ta dùng dấu 
 36m 	 phẩy tách ở tích 1 chữ số kể từ phải sang trái.
? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phép tính nhân trên( 12 và 1,2 3)
? Ta tách phần thập phân ở tích như thế nào. Em có nhận xét gì về số chữ số ở phần thập phân của thừa số và tích.
? Em hãy nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
+ Ví dụ 2. GV nêu yêu cầu ví dụ 2: 0,46 12
- HS thực hiện và nêu cách tính
3. Ghi nhớ
- Qua hai ví dụ trên em nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên?
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
4. Luyện tập
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
- Gọi 2 HS lên bảng làm, mỗi em làm 2 bài tập – Cả lớp làm vào giấy nháp rồi chữa bài.
Bài 2: ( HSKG)
Bài 3 : HS làm vào vở sau đó chữa bài.
- GV chấm và nhận xét, chữa bài.
C. Cúng cố, dặn dò:
- GV tổng kết tiết học
___________________________
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu: 
- Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
 II. Sinh hoạt
Lớp trưởng nhận xét chung
Về nề nếp: 
	+ vệ sinh trực nhật 
	+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
	+ Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ
	+ Đi học đúng giờ.
	+ Tập hợp ra vào lớp.
Về việc học tập : 
Đề ra kế hoạch tuần tới
Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
Đề xuất tuyên dương, phê bình .
Nhận xét của GV chủ nhiệm.
______________________________
CHIỀU:
Khoa học 
TRE, MÂY, SONG
I -MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
-Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
- Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.
- Học sinh nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
2.Kĩ năng : Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.
3.Giáo dục : Giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm, bảo quản các đồ dùng trong gia đình.
B-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-GV:Thông tin và hình 46,47 – SGK; phiếu học tập; một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm bằng tre, mây, song .
-HS: SGK, sưu tầm các thông tin , giấy A4. 
C-PHƯƠNG PHÁP : 
- Giảng giải, thảo luận, vấn đáp, quan sát, Bàn tay nặn bột.
D-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/
3/
1/
4/
15/
7/
3/
1/

I. Ổn định lớp : 
II. Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm của tuổi dậy thì?
+ Kể tên các bệnh đã học? Nêu cách phòng chống một bệnh?
-Giáo viên nhận xét.
III. Bài mới : 
1) Giới thiệu bài : 
-Cho HS đọc tên chủ đề của phần 2 chương trình khoa học .
-Chủ đề này giúp các em tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng: tre, song, mây, sắt, đồng, nhôm, gang, thép, đá vôi, xi măng, thuỷ tinh, cao su, chất dẻo, tơ sợi, sự biến đổi hoá học của một số chất và sử dụng một số dạng năng lượng. Những bài học đầu tiên các em sẽ tìm hiểu về đặc điểm và công dụng một số vật liệu thường gặp trong đời sống và sản xuất. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về: tre, mây, song.
2) Hoạt động : 
a) Hoạt động 1 : Liên hệ thực tế ( Thảo luận cả lớp)
 *Mục tiêu: HS kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
 *Cách tiến hành:
-GV hỏi: Em hãy kể tên một số đồ dùng trong thực tế mà em biết được làm từ mây, tre, song.
-GV kết luận,

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2020_2021.doc