Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 11 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS đọc đúng, lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ ( người ông).

- Hiểu được nội dung :Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG : Sử dụng thiết bị nghe nhìn.

III.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY- HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ: Nêu các chủ điểm đã học?

2.Bài mới:

a, Giới thiệu bài:- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học

HĐ1. Luyện đọc :

- GV giới thiệu tranh minh hoạ trên màn hình. HS quan sát và nêu.

- Một HS đọc toàn bài một lượt.

- GV chia bài văn làm 3 đoạn

- 3 HS tiếp nối đọc toàn bài (2 lượt) kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.

- GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi, giọng đọc cho HS

- HS luyên đọc theo cặp.

- 1HS đọc toàn bài, nêu giọng đọc toàn bài.

- GV đọc toàn bài.

HĐ2. Tìm hiểu bài :

- Tổ chức cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong Sgk

- HS đọc thầm, đọc lướt, thảo luận nhóm đôi trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.

- Một số em phát biểu. HS bổ sung.

- GV đưa câu hỏi để HS rút ra nội dung bài.

- HS nêu nội dung bài: Nói về tình cảm yêu thiên nhiên của hai ông cháu Thu .

HĐ3. Luyện đọc diễn cảm, đọc sáng tạo :

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 11 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 	
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài 1: Đặt tính và tính 
 a) 59,8 - 26,3 = b) 45,76 + 18,5 = c) 63,4 + 9,75 + 23 =
+ HS đặt tính và tính vào vở. 
+ 1 HS lên bảng chữa bài.
+ GV-HS nhận xét, hệ thống kiến thức học..
Bài 2: Tĩm x biết:
 x + 3,65 = 36,5 x - 5,29 = 2,95 21,6 - x = 6,12
+ HS nêu lại cách tìm thành phần chưa biết của từng phép tính. 
+ HS làm bài vào vở. 
+ 2HS lên bảng chữa bài, mỗi em làm 2 câu. GV- HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện:
a) 8,275 - (3,275 + 1,5) = 8,275 - 3,275 - 1,560 = 5 - 1,5 = 4,5
b) 18,275 - (13 + 1,275) = 18,275 - 1,275 - 13 = ....
c) 8,275 - (3,56 + 1,44) = 8,275 - 5 = ...
+ Gợi ý HS áp dụng tính chất một số trừ một tổng để làm bài.
+ HS làm bài vào vở.GV-HS nhận xét, bổ sung.
Bài 4: Tính diện tích của một hình chữ nhật biết nửa chu vi là 85m và chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. 
+ HS đọc bài, nêu cách giải bài toán.
+ GV-HS nhận xét, bổ sung:
Gợi ý HS đưa bài toán về dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. (tổng là nửa chu vi, tỉ số là 2/3)
+ 1 HS lên bảng chữa bài. 
+ GV- HS nhận xét, bổ sung và hệ thống về dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại cách cộng, trừ hai số thập phân, tính chất một số trừ đi một tổng ?
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt*
LTVC: Ôn tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh một số từ ngữ thuộc chủ đề Tổ quốc, hoà bình, thiên nhiên. Củng cố về từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
- HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập GV đưa ra. Bài làm khoa học, rõ ràng.
- HS tích cực tự giác học bài.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cac chủ điểm mà các em đã học.
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- HDHS luyện tập:
Bài 1: Gạch bỏ từ lạc ra khỏi nhóm từ ngữ sau và ghi tên chủ đề thích hợp:
a- Tổ quốc, nước non, quê hương, đồng bào, giàu đẹp, bất khuất, học tập, quê cha đất tổ, vẻ vang.
b- Hoà bình, trái đất, tương lai, tình hữu nghị, niềm mơ ước, hợp tác, bình yên, thiên nhiên, thái bình, tự do, hạnh phúc, kề vai sát cánh.
c- Bầu tròi, biển cả, sông nước, đồng ruộng, bao la, vời vợi, mênh mông, chinh phục, lên thác xuống ghềnh, muôn hình, muôn vẻ.
+ HS suy nghĩ làm bài, gọi học sinh nêu miệng. GV-HS nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau:
thắng lợi
hoà bình
bảo vệ
hùng vĩ
Từ đồng nghĩa
chiến thắng
thái bình
giữ gìn
kì vĩ
Từ trái nghĩa 
thất bại
chiến tranh
phá hoại
nhỏ bé
+ HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài, GV-HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Gạch dưới các từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng:
a) Răng em bé mọc thưa thớt. (thưa thớt --> thưa)
b) Con trâi cày nhanh nhảu. (nhanh nhảu --> rất nhanh)
c) Bạn Hùng chạy bon bon. (bon bon --> nhanh - thoăn thoắt)
+ HS thảo luận nhóm đôi, gọi HS trình bày. GV-HS nhận xét, bổ sung.
Bài 4: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây
a) Tôi đang học bài thì Nam đến. (tôi là chủ ngữ)
b) Người được nhà trường biểu dương là tôi. (tôi là vị ngữ)
c) Hôm nay, tôi đi học. (tôi là chủ ngữ)
+ HS suy nghĩ làm bài. HS nêu miệng. GV-HS nhận xét, bổ sung, hệ thống kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. HS khá, giỏi nêu ví dụ cụ thể để minh họa. 
- GV nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 10: Mầm non
I. mục đích, yêu cầu
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp. Nắm được nội dung bài Mầm non. 
- Học sinh viết, trình bày đúng bài Mầm non. Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, sạch, đẹp.
- Học sinh có ý thức tự rèn chữ viết, rèn tư thế ngồi viết.
II. đồ dùng : Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới.	
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện viết.
- 3, 4 Học sinh đọc bài viết: Mầm non. 
? Em hãy nêu nội dung của bài? 
 + Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài.
 + Học sinh nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
 + Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS viết bài.
Hoạt động 2: Học sinh luyện viết.	
 + Học sinh viết bài vào vở. GV bao quát chung và giúp đỡ các em HS.
 + Học sinh viết nhanh, đẹp có thể viết cả hai kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
 + HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV có thể thu một số vở của học sinh, nhận xét. Khen ngợi các em viết tốt, viết chữ đẹp, trình bày rõ ràng. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài Mầm non.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về luyện chữ cho đẹp 
Ngày soạn : 26 / 10 / 2016
Ngày dạy : Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2016
	 TậP ĐọC
Hạng a cháng.
I. Mục đích yêu cầu :
- HS đọc đúng và diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, thán phục sức khỏe của Hạng A Cháng.
- Hiểu được nội dung : Hạng A Cháng là chàng trai dân tộc khỏe mạnh, chịu khó. 
- Có ý thức chăm chỉ giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng : 
III.Các hoạt đông dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ, TLCH của GV
2.Bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
HĐ1: Luyện đọc :
- Một HS đọc toàn bài một lượt. GV chia bài văn làm 3 đoạn 
- 3 HS tiếp nối đọc toàn bài (2 lượt) kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi, giọng đọccho HS
- HS luyên đọc theo cặp.
- 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài. HS nêu giọng đọc toàn bài.
HĐ2.Tìm hiểu bài :
- Tổ chức cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi :
+ Tìm những từ ngữ nói về sự khỏe mạnh của Hạng A Cháng?
- HS đọc thầm, đọc lướt, thảo luận nhóm đôi trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.
- Một số em phát biểu. HS nhận xét.
- HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung : Hạng A Cháng là chàng trai dân tộc khỏe mạnh, chịu khó. 
Em cần làm gì để có cơ thể khoe mạnh ?
HĐ3. Luyện đọc diễn cảm :
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài bài .
- Lớp theo dõi phát hiện giọng đọc.
- GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 3: GV đọc mẫu
- Tổ chức HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm .
- Tổ chức HS nhận xét, đánh giá. Khen ngợi các em đọc diễn cảm, đọc rõ ràng và tích cực trong giờ học.
 3. Củng cố dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài văn. Em đã làm những gì để giúp đỡ cha mẹ?
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
luyện từ và câu
Đại từ xưng hô
I.Mục đích yêu cầu :
- HS nắm được khái niệm đại từ xưng hô.
- HS nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn( HS nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô); bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn.
- HS có ý thức dùng đại từ xưng hô 1 cách hợp lý.
II. Đồ dùng: 
III.Các hoạt đông dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là đại từ? Lấy ví dụ.
2.Bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
HĐ1: Phần nhận xét:
Bài tập 1: 1 HS đọc to nội dung BT1.
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Các nhân vật làm gì?
-HS nêu. GV nhận xét chung: Những từ in đậm trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô.
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài; nhắc HS chú ý lời nói của hai nhân vật: cơm và Hơ Bia.
- HS đọc lời của từng nhân vật; nhận xét về thái độ của cơm, sau đó của Hơ Bia.
- GV và HS nhận xét.
Bài tập 3:HS đọc nội dung bài.
- GV nhắc HS tìm từ dùng để gọi, tự xưng với từng đối tượng.
- GV ghi nhanh kết quả vào bảng phụ đã kẻ sẵn.
HĐ2: Ghi nhớ:
- HD HS rút ra ghi nhớ. GV giải thích giúp HS nắm chắc nội dung học.
HĐ3. Phần luyện tập:
Bài tập 1: HS đọc BT1.
- HS đọc thầm lại đoạn văn dùng chì gạch dưới các đại từ xưng hô.
- Phát biểu ý kiến. Nhận xét.
- Nhận xét thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô 
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: HS nêu yêu cầu BT2(không đọc đoạn văn)
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Nội dung đoạn văn kể chuyện gì?
- GV viết lời giải đúng vào ô trống trên bảng đã chép sẵn những câu quan trọng của đoạn văn.
3. Củng cố dặn dò :
- GV tóm tắt nội dung bài học.Thế nào là đại từ xưng hô ?
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ..
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
TOáN
Tiết 53 : Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu
- HS củng cố cách trừ các số thập phân. Cách trừ một số cho một tổng.
- Tìm được thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ số thập phân. Làm đúng các bài 1 ; bài 2(a, c) ; bài 4.a. Bài làm sạch sẽ, trình bày kho học.
- GD ý thức học tập cho HS.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: HS hỏi đáp, lấy VD về cộng, trừ STP. 
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b, HD HS luyện tập :
Bài 1: HS nêu nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài . 
- HS làm việc cá nhân.một số HS lên bảng
- Yêu cầu HS tự nêu cách thực hiện. GV chốt kiến thức về cộng, trừ với số yhập phân..
 Bài 2: HS nêu nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lên bảng làm. Lớp làm bài vào vở.
- HS trả lời và ghi nhớ.
- GV chữa bài, hệ thống kiến thức liên quan. Nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ STP?
Bài 4: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để rút ra tính chất một số trừ đi một tổng.
- HS so sánh 2 biểu thức a- b- c và a- (b+c)
- HS rút ra kết luận.Thi đọc thuộc tính chất.
- GV yêu cầu HS ghi nhớ tính chất và thấy được tác dụng của tính chất. (Vận dụng để giải câu b). Khen ngợi các em làm tốt, tích cực trong giờ học.
Bài3 :(HS hoàn thành nhanh làm bài 3). HS đọc đề, tìm cách làm bài.
- GV tổ chức HS làm bài 3. Giúp HS nắm chắc cách làm.
- HS chữa bài làm trên bảng.
- GV. HS đánh giá bài làm của HS.
 ĐS : 6,1 kg
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại tính chất “ Một số trừ đi một tổng ”
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
địa lí
Bài 11: Lâm nghiệp và thuỷ sản.
I. Mục đích yêu cầu :	
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.( HS biết những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản và các biện pháp bảo vệ rừng). 
- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản.
II. Đồ dùng : Sử dụng thiết bị nghe nhìn.
III. Các Hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số loại cây trồng ở nước ta? Loại cây trồng nào được trồng nhiều nhất?
- GV nhận xét và đánh giá chung.
2.Bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
HĐ1: Lâm nghiệp:
B1: Làm việc cả lớp:
- Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp?
- Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta? 
B2: HS quan sát hình trên màn hình, trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận chung.
B3. Vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm, có giai đoạn diện tích rừng tăng?
- Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng có ở những đâu?
- HS quan sát hình trả lời câu hỏi.
- Nêu các biện pháp bảo vệ rừng? 
- GV kết luận, liên hệ thực tế hiện nay.
HĐ2: Ngành thuỷ sản.
B1: Làm việc theo cặp.
- Kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết?
- Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản? 
- So sánh lượng thuỷ sản năm 1990 và năm 2003?
- Kể tên các loại thuỷ sản đang được nuôi nhiều ở nước ta?
B2: Làm việc cả lớp.
- HS nêu, nhận xét và bổ sung. 
- GV kết luận, liên hệ thực tế. Quê hương em có nuôi những loại thủy sản nào?
3. Củng cố dặn dò: 
- GV gọi 1-2 HS đọc nội dung bài học.
- Em đã làm gì để bảo vệ rừng? Bảo vệ mội trường sống xung quanh ta?
- GV nhận xét giờ học . 
- Dặn HS chuẩn bị bài 12. 
Ngày soạn: 27 / 10 / 2016
Ngày dạy : Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2016
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Biêta sửa các lỗi sai trong bài. Viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
- GDHS yêu quý thiên nhiên, quê hương đất nước.
II. Đồ dùng :
- GV: Bảng phụ ghi rõ những lỗi HS thường mắc phải.
III. Các hoạt động dạy - học :
1, Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài:Trực tiếp
b, Nhận xét chung bài làm của HS.
- 1 HS đọc đề bài tập làm văn.
* Ưu điểm: 
- HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài.
- Bố cục của bài văn được trình bày rõ ràng, khoa học.
- Trình tự miêu tả tương đối hợp lí.
- Diễn đạt câu, ý gẫy gọn, đủ chủ ngữ và vị ngữ...dùng một số từ láy, hình ảnh, âm thanh, để làm nổi bật lên đặc điểm của cảnh vật. Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật, có bộc lộ cảm xúc của mình trong từng câu văn.
- Hình thức trình bày bài văn: khoa học, sáng tạo...
* Hạn chế
- Một số bài còn viết sai lỗi chính tả, cách dừng từ đặt câu con lộn xộn, trình bày chưa khoa học. Một số bài còn lạc đề sang tả giờ ra chơi, thiên về kể, tả sơ sài.
- Trả bài cho HS.
* Hướng dẫn chữa bài 
- HS đọc bài 1. HS tự nhận xét chữa lỗi theo y/c.
+ Bài văn tả cảnh nên tả theo trình tự nào là hộ lí nhất?
+ Mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn người đọc?
+ Thân bài cần tả những gì?
+ Câu văn nên viết thế nào để sinh động , gần gũi?
+ Phần kết bài nên viết thế nào để cảnh vật luôn in đậm trong tâm trí người đọc?
- HS đọc bài 2:
- Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay mà GV sưu tầm được.
- 5 HS đọc đoạn văn của mình mà mình cho là hay nhất.
- HS tự viết lại đoạn văn. GV bao quát chung và giúp đỡ các em.
3. Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- GV căn dặn HS. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Toán
t54: Luyện tập chung
I. Mục đích - yêu cầu
- HS biết: Cộng, trừ số thập phân; Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Làm các bài tập 1, 2, 3. HS làm nhanh làm được các bài tập 4, 5. Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất. Bài làm khoa hoc, trình bày sạch và rõ ràng.
- GD ý thức học tập.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu cách cộng, trừ hai số thập phân?
- 2 HS nêu tính chất giao hoán, tính chất kết của phép cộng số thập phân?
2. Bài mới: 	
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
Bài 1: Tính.
- 3 HS làm bài và chữa bài trên bảng lớp 
- HS nhận xét, giải thích.
- GV nhận xét, hệ thống nội dung bài; cộng, trừ số thập phân.
Bài 2: Tìm x.
- 2 HS nêu thực hiện tìm số bị trừ, số hạng trong phép tính.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- 2 HS làm bảng lớp. 
- HS nhận xét. GV nhận xét, củng cố kiến thức liên quan.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- GV phát phiếu học tập.
- 1 HS nêu yêu cầu, cách thực hiện.
- HS làm bài vào phiếu, 1 em làm vào bảng phụ.
Bài 4: Hướng dẫn HS làm nhanh làm bài.
Bài 5 (HS hoàn thành xong bài 4, tiếp tục hoàn thành tiếp bài 5):
Tóm tắt: Số thứ nhất + Số thứ hai = 4,7
Số thứ hai + Số thứ ba = 5,5
Số thứ nhất + Số thứ hai + Số thứ ba = 8
 Tìm mỗi số.
- HS dựa vào tóm tắt trên nêu cách giải bài toán, rồi làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu cách cộng, trừ số thập phân?
- Nhắc lại nội dung bài. Chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Quan hệ từ
I. Mục đích - yêu cầu
- Bước đầu HS nắm được khái niệm về quan hệ từ (Nội dung ghi nhớ); nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1, mục III); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu ( BT2 ); biết đặt câu với quan hệ từ ( BT3).
- HS làm đúng các bài tập. Đặt câu được với các quan hệ từ nêu ở bài tập 3.
- HS có ý thức sử dụng quan hệ từ .
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu khái niệm về đại từ xưng hô.
- 2 HS đặt câu có đại từ xưng hô?
- GV nhận xét và hệ thống kiến rhức.
2. Bài mới: 	
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp
HĐ1. Phần nhận xét
Bài 1: 1 HS đọc y/c và nội dung của bài.
- HS lần lượt làm từng câu.
- GV: Những từ in đậm trong những câu trên dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa giữa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ.
+ Quan hệ từ là gì?
+ Quan hệ từ có tác dụng như thế nào?
Bài 2: 1 HS lên bảng gạch chân những cặp từ thể hiện quan hệ giữa các ý ở mỗi câu.
- GV kết luận chung.
HĐ2. Ghi nhớ
- 3 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ, HS dưới lớp đọc thầm.
- GV giải thích và liên hệ.
HĐ3. Luyện tập
Bài 1: GV phát phiếu, HS làm bài trên phiếu theo nhóm 4.
- 1 HS đọc y/c và nội dung của bài tập.
- HS làm việc theo nhóm, 1 nhóm làm trên giấy khổ to lên đính bảng.
- HS cả lớp nhân xét, bổ su
- GV kết luận ý đúng.
Bài 2: HS tự làm bài tập:
Tìm cặp từ chỉ quan hệ và nêu mối quan hệ mà chúng biểu thị.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, sửa sai và hệ thống nội dung bài.
Bài 3: HS nêu nội dung bài tập. HS tự làm bài.
-HS tiếp nối nhau nêu câu đã đặt.
-HS nhận xét, sửa sai.GV củng cố kiến thức liên quan đến câu và liên hệ giáo dục HS.
3, Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều. Toán* 
 Luyện tập chung
I. Mục đích – yêu cầu 
- Củng cố cho học sinh về phép cộng, phép trừ số thập phân .
- HS có kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ với số thập phân. Vận dụng vào giải toán chính xác. Bài làm khoa học, sạch sẽ.
- GD HS ý‎ thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại cách cộng, trừ các số thập phân .
2. Bài mới 
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b, Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
 a, 34,4 + 21,2 	b, 62 + 351,25
 c, 115,141 + 68,72	 d, 491,17 + 85,5
 e, 84,6 - 4,42	 g, 81,9 - 51,31
- GV chép đề lên bảng .
- HS nêu cách cộng, trừ số thập phân.
- HS làm bài, GV bao quát chung, giúp đỡ HS.
- HS lên bảng làm mỗi. GV chữa bài và củng cố kiến thức trong bài .
Bài 2:	Tìm x, biết :
 a, x – 37 = 15,4	b, x + 17,48 = 35,81	
- HS cả lớp chép và làm vào vở, 1 em lên bảng làm .
- GV chữa bài, nhận xét chung.
Bài 3 :Một cửa hàng có một thùng rượu; người ta bàn ngày thứ nhất 12,75 lít rượu, ngày thứ hai bán được hơn ngày đầu 5 lít, ngày thứ ba bán 18,25 lít rượu thì vừa hết. Hỏi thùng đó có tất cả bao nhiêu lít rượu?
- HS đọc và phân tích đề, nêu cách làm bài toán.
- HS cả làm vào vở, 1 em lên bảng làm .
- HS chữa bài. GV đánh giá chung, khen ngợi HS học tốt..
Bài 4 : Tính bằng cách hợp lí :
a, 45,67 + 18,431 + 54,33 + 32,569	b, 115,4 + 65,56 + 34,44 + 4,6
c, 168 + 37,84 + 62,16
- HS đọc đề và nêu cách làm bài.
- HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm .
- HS chữa bài. GV hệ thống cách làm bài tính nhanh.
3. Củng cố dặn dò. 
- GV cùng HS hệ thống nội dung học.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà xem lại bài.
 Tiếng Việt*
TLV: Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về văn tả cảnh.
- HS biết cách lập dàn ý, dựa vào dàn ý đã lập viết thành bài văn hoàn chỉnh. Bài văn đảm bảo nội dung, câu văn rõ nghĩa và giàu cảm xúc,
- HS tích cực học bài, làm bài.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Đề bài: Có một lần nào đó được ngắm một đêm trăng đẹp mà em cho là thú vị nhất. Hãy tả lại cảnh ấy.
1.Phân tích:- Thể loại: Miêu tả. Kiểu bài: Tả cảnh. Đối tượng tả: Một đêm trăng đẹp.
2. HDHS lập dàn ý:VD:
- Mở bài: Một đêm trăng ở quê nội đã để lại cho em một ấn tượng khó quên.
+ Đêm trăng rằm tháng bẩy.
- Thân bài: 
+ Màn đêm nhàn nhạt bao trùm khác không gian. Chỉ ít phút sau, mặt trăng bắt đầu ló rạng. Lúc đầu nó như một cái đèn lồng che khuất một nửa. Rồi từ từ nhô lên.
+ Một lúc sau nó gối đầu lên rặng cây mờ mờ ở chân trời xa tít, để rồi sau đó nó lấp ló trên ngọn tre già. Hàng trăm đốm sao lúc ẩn lúc hiện.
+ Bây giờ trăng đã lên cao toả ánh sáng dìu dịu, nhuộm vàng ruộng đồng, thôn xóm làng mạc.
+ Cạnh nhà nội, dòng sông long lanh, gợn sóng lăn tăn. Phía trước, mặt hồ lấp lánh tấm gương bạc.
+ Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc