Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Kiểm tra tập đọc và HTL. Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm.

- HS tiếp tục rèn kĩ năng đọc; đọc đúng, lưu loát và diễn cảm toàn bài hoặc một đoạn trong bài. Nắm được nội dung các bài tập đọc.

- HS có ý thức tự giác trong học tập.

*GD KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; Kĩ năng hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học sách Tiếng Việt 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ : Nêu những chủ điểm em đã học?

2.Bài mới :

a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

b, Hướng dẫn học sinh ôn tập:

HĐ1. Kiểm tra tập đọc và HTL :

- GV tiến hành kiểm tra 6 – 8 học sinh.

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài( sau khi bốc thăm đợc xem lại bài 1 – 2 phút).

- HS đoc trong SGK(hoặc ĐTL) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

- GV đặt 1 câu hỏi trong đoạn, bài vừa đọc.

- HS trả lời.

- GV nhận xét theo hướng dẫn.

HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.

HĐ2. Yêu cầu HS đọc BT2.

- Chia lớp thành 4 nhóm. Hướng dẫn HS làm bài.

- HS làm việc theo nhóm. GV bao quát chung và giúp đỡ các nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. GV hệ thống kiến thức liên quan, khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học.

 

doc32 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại khái niệm về đại từ.
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Bài 1: Gạch dưới những từ Va-li-a cần được thay thế bằng đại từ để tránh trùng lặp và ghi lại đại từ dùng để thay thế những từ ấy.
"Va-li-a (1) được bố mẹ cho đi xem xiếc.Va-li-a (2) thích nhất tiết mục"cô gái phi ngựa, đánh đàn" và mơ ước trở thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy.
Va-li-a (3) xin vào học nghề tại rạp xiếc. Ông giám đốc rạp xiếc giao cho Va-li-a (4) việc quét dọn chuồng ngựa. Va-li-a (5) giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn trong suốt thời gian học.
Về sau Va-li-a (6) trở thành một diễn viên như Va-li-a (7) hằng mong ước."
+ HS làm bài vào vở. Gọi HS nêu miệng.GV-HS nhận xét, bổ sung.
VD: Từ Va-li-a (2, 4 , 7) - thay thế từ "em".
Bài 2: Cho đoạn hội thoại sau:
Tan họ, Lan hỏi Hà:
- Hà ơi, bạn được mấy điểm toán?
- Tớ được mười, còn cậu được mấy điểm? - Hà nói.
- Tớ cũng thế.
Đoạn hội thoại trên có các đại từ nào, nó thay thế cho từ nào, cụm từ nào?
+ HS làm bài vào vở, HS tra lời miệng. GV- HS nhận xét, bổ sung.
VD: Đại từ "bạn" thay thế cho từ "Hà" Đại từ "tớ" thay thế cho từ "Hà"
 Đại từ "cậu" thay thế cho "Lan" Đại từ "tớ" thay thế cho "Lan"...
 Bài 3: Gạch dưới cặp từ xưng hô được dùng trong câu ca dao sau. Viết tiếp vào chỗ trống để nhận xét cách dùng đại từ như vậy thể hiện tình cảm của người nông dân với trâu như thế nào?
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cà với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây kúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
 + HS suy nghĩ làm bài, gọi 1 HS lên bảng chữa bài. GV-HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
-THế nào là đại từ?
- HS nêu lại nội dung vừa ôn luyện. GV nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 10: hoa khế
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết. Nắm được nội dung 
bài viết.
- Học sinh viết, trình bày đoạn văn: Hoa khế trong vở luyện viết lớp 5.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới.	
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện viết.
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- Học sinh đọc bài: Hoa khế
? Em hãy nêu đặc điểm của cây hoa khế? (nhỏ, ra thành từng chùm, màu phớt hồng)
+ Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài. 
+ HS luyện viết từ khó.
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
Hoạt động 2: Học sinh luyện viết.
- Học sinh luyện viết bài.
+ HS viết bài vào vở.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét. Khen ngợi các em viết tốt, viết chữ đẹp, trình bày rõ ràng. 
3. Củng cố dặn dò:
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp và tự sửa chữa.
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 19 / 10 / 2016
Ngày dạy: Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016
	 Tiếng Việt
ôn tập giữa học kì I (Tiết 3)
I. Mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra nhận xét tập đọc và HTL. Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm đã học. Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2). HS nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn (BT2).
- Trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học.
II. Đồ dùng :- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL .
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ1. Kiểm tra tập đọc và HTL: Kiểm tra 1/4 số học sinh
- Cách kiểm tra:
+ Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài 1-2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV-HS nhận xét theo hướng dẫn. HS nào không đạt yêu cầu, GV cho các em luyện đọc tiếp trong các giờ truy bài đầu giờ.
HĐ2.Bài tập 2: 
- GV ghi lên bảng tên 4 bài văn:
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
+ Một chuyên gia máy xúc.
+ Kỳ diệu rừng xanh.
+ Đất Cà Mau.
- HS làm việc độc lập: mỗi em chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lí do vì sao mình thích nhất chi tiết đó.
- HS tiếp nối nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lí do.
- Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS tìm được chi tiết hay, giải thích được lí do mình thích.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống nội dung học.
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà tự ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm.
tiếng việt
 Ôn tập giữa học kì I ( tiết 4)
I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cho HS về danh từ, động từ, tính từ ; các thành ngữ, tục ngữ về chủ điểm đã học. Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa .
- HS lập được bảng từ ngữ ( danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học. Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu. Làm tốt các bài tập liên quan.
- Giáo dục lòng say mê học tiếng Việt. 
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là danh từ, động từ, tính từ? Cho VD ?
- GV nhận xét, hệ thống kiến thức.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài :- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b, Hướng dẫn HS ôn tập: 
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài. 
- Bài yêu cầu lập bảng từ ngữ về các chủ điểm nào? Thuộc các từ loại nào? 
- HS trả lời, bổ sung.
? Đặt câu với một số từ ngữ, giải nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ .
- Hoạt động nhóm 4 điền vào bảng khổ to.
- GV chữa bài, chọn ra nhóm tìm được nhiều từ nhất, đúng chủ đề, đúng từ loại.
- HS đọc lại các từ đó. 
- GV nhận xét chung, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu.
? Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? 
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS hoạt động theo nhóm 4 : Các nhóm thảo luận .
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt kết quả trình bày của các nhóm, khen ngợi các em làm bài tốt, tích cực trong học tập. 
3. Củng cố dặn dò :
? Hôm nay chúng ta ôn tập những nội dung gì?
? Thế nào là danh từ; động từ; tính từ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau .	
TOáN
Tiết 48 : Cộng hai số thập phân
I. Mục đích yêu cầu :
- Giúp HS biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.
- Làm đúng các bài tập 1a,b ; 2a,b ; 3. Giải bài toán với phép cộng hai số thập phân. Bài làm khoa học, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. 
- HS có ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy- học :
1.Kiểm tra bài cũ: Lấy VD hai STN rồi thực hiện phép cộng hai số tự nhiên đó. 	
2.Bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ 1 : Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân.
- Tổ chức cho HS đọc đề và giải toán.
- Đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
- GV gợi ý HS đổi ra cm nếu cần.
- GV hướng dẫn như SGK
- Nêu VD2:15,9 + 8,75 =?
- HS tìm cách giải( thảo luận nhóm đôi).
- Từ hai VD rút ra quy tắc cộng hai số thập phân? So sánh phép cộng hai số thập phân với phép cộng hai STN.
- HS đọc quy tắc. GV giúp HS nắm chắc cách cộng hai STP.
HĐ 2 : Thực hành 
Bài 1: GV tổ chức HS làm phần a, b; HS làm nhanh làm cả bài.
- HS làm bài cá nhân. 
- HS lên bảng chữa bài.
- HS, GV nhận xét, hệ thống kiến thức về cộng hai STP. HS nắm chắc cách thực hiện.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV tổ chức HS làm phần a, b; HS làm nhanh làm cả bài.
- Giúp HS gặp khó khăn khi làm bài.
- GV tổ chức nhận xét, chữa bài cho HS 
Bài 3: HS đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài.
- HS nêu cách làm và làm bài vào vở.
- HS nhận xét. GV nhận xét một số em và hệ thống kiến thức liên quan, khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học.
- ĐS: 37,4kg
3.Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại cách cộng hai số thập phân. GV hệ thống nội dung học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
địa lí
bàI 10 : nông nghiệp.
I. Mục đích yêucầu :
- HS biết một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. Biết được nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.
- GD HS yêu quý và trân trọng người nông dân .
II. Đồ dùng: Sử dụng thiết bị nghe nhìn.
III. các Hoạt động dạy - học.
1.Kiểm tra bài cũ: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu? 
- Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì?
- GV đánh giá chung.
2.Bài mới. 
a, Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
*HĐ1: Ngành trồng trọt:
B1: Làm việc cả lớp:
- Ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
- GV kết luận: Trồng trọt là nghàng sản xuất chính trong nông nghiệp. ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi. 
B2: Làm việc theo cặp.
- HS quan sát hình - GV đưa reen màn hình, thảo luận các câu hỏi mục 1 SGK.
- HS trình bày kết quả.
- GV kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất,các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
- Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?
B3: Làm việc cá nhân:
- Nêu vùng phân bố cây lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm?
- Kể các loại cây trồng ở địa phương mình.
- HS quan sát tranh ảnh, chỉ trên bản đồ vùng phân bố một số loại cây và trả lời.
HĐ2: Ngành chăn nuôi:
B1: Làm viêc cả lớp.
- Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?
- Hãy kể tên một số vật nuôi ở nớc ta? ở địa phương em?
-Trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng? 
B2: HS nêu, nhận xét. GV giải thích, liên hệ và đưa ra kết luận. 
GV hệ thống kiến thức liên quan, khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố dặn dò:
- 1, 2 HS đọc phần tóm tắt nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau .	
Ngày soạn: 20 / 10 / 2016
Ngày dạy: Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2016
	tiếng việt
Ôn tập giữa học kì I (tiết 5)
I. Mục đích yêu cầu :
- Đọc lưu loát, trôi chảy bài tập đọc đã học; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn ( HS nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài) .
- HS nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp (HS đọc thể hiện được tính cách nhân vật)
- GD ý sự khâm phục tấm lòng yêu nước của dì Năm và bé An .
II. Đồ dùng : Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ :- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài của GV đưa ra.
- HS xem lại bài khoảng 1, 2 phút .
- HS đọc bài trong SGK hoặc đọc thuộc lòng vừa bốc được.
- GV đặt một câu hỏi về đoạn bài vừa đọc.
- HS trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- GV- HS nhận xét, chốt nội dung, khen ngợi các HS đọc tốt, nắm bài tốt.
Hoạt động 2: Bài 2. 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hỏi : Bài tập có mấy yêu cầu?
- HS đọc thầm, phát biểu ý kiến về tính cách từng nhân vật.
- GV nhận xét chốt ý đúng.
- Các nhóm chọn diễn một đoạn kịch. Các nhóm thực hành .
- Một số nhóm diễn trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên đóng vai đạt
- GV nhận xét chung, nhóm cá nhân. GV hệ thống kiến thức liên quan, khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung ôn tập.
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS diễn cả hai đoạn của vở kịch.
- Dặn chuẩn bị tiết sau.
Toán
Tiết 49: luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho HS kĩ năng cộng các số thập phân. Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. Củng cố về giải toán có nội dung hình học; tìm số trung bình cộng.
- HS làm đúng các bài tập 1, 2(a, c); bài 3. Bài làm trình bày bài khoa học, sạch sẽ.
- GD ý thức học tập.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cách cộng hai số thập phân ?
- HS thực hiện phép tính sau : a, 12,25 + 23,15 = b, 125, 76 + 23,54 =
- GV nhận xét bài làm của HS .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. Thực hành:
Bài 1: GV vẽ sẵn bảng ( như SGK) lên bảng lớp, HS vẽ vào vở.
- HS lần lượt tính các giá trị của a + b và b + a; sau đó so sánh các giá trị để thấy, VD: 5,7 + 6,24 = 6,24 + 5,7 (vì đều bằng 11,94). Làm tương tự với các cột còn lại.
- HS nhận xét tự nêu được "Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi"
Bài 2( a, c): HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài HS nêu (hoặc viết) được:
a) 9,46 + 3,8 = 13,26	Thử lại: 3,8 + 9,46 = 13,26
(HS trình bày theo cột dọc)
HS làm nhanh hoàn thành tiếp các phần còn lại. GV hệ thống kiến thức.
Bài 3: HS đọc bài, phân tích bài toán, HS tự làm bài vào vở. 
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
- HS nhận xét, bổ sung. GV hệ thống kiến thức liên quan. 
(Củng cố cho HS về tính chu vi hình chữ nhật với số đo là STP)
Bài 4: HS hoàn thành nhanh tự đọc bài toán rồi làm bài và chữa bài theo các bước:
- Tính số vải bán trong 2 tuần (314,78 + 525,22 = 840 (m) 
- Tổng số ngày bán trong hai tuần lễ ( 7 x 2 = 14 (ngày) )
- Tính trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải. (840 : 14)
3. Củng cố dặn dò:
- HS nêu lại tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- HS có thể nêu cách làm trên bài cụ thể.
 VD: 1,2 + 2,5 = 2,5 + 1,2
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng việt
 Ôn tập giữa học kì I (tiết 6)
I. Mục đích yêu cầu :
- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu.
- Biết đặt câu để phân biệt từ đồng âm, từ trái nghĩa. Vận dụng làm tốt, nhanh các bài tập liên quan.
- Giáo dục HS ý thức sử dụng từ chính xác.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa? Lấy VD? 
- HS. GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b, Thực hành:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
? Vì sao phải thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác ?( Vì những từ đó dùng chưa chính xác) .
- HS làm bài cá nhân.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 câu đã thay từ đồng nghĩa.
Thay bê = bưng
 bảo = mời
 vò = xoa
Bài 2 :HS nêu nội daung bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- Gọi 2 HS lên thi làm bài.
- HS thực hiện3 trong 5 mục; HS làm nhanh thực hiện toàn bộ.
- 2 HS thi đua làm nhanh, thi đọc thuộc các câu tục ngữ đó.
Bài 3 : Làm việc cá nhân.
- Mỗi em có thể đặt 2 câu hoặc đặt 1 câu chứa đồng thời 2 từ đồng âm.
- HS đọc nối tiếp nhau đọc các câu văn.
- HS - GV nhận xét. GV hệ thống kiến thức liên quan, khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học.
Bài 4 : HS nêu nội dung của bài.
- HS làm việc nhóm đôi. Trao đổi để đặt câu đúng với nghĩa đã cho của từ đánh.
- HS đọc nối tiếp các câu văn.
- HS, GV nhận xét, hệ thống nội dung bài.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại về từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa. GV hệ thống nội dung học.
- GV nhận xét giờ học.
 Dặn HS chuẩn bị bài sau . 
Buổi chiều. Toán*
Luyện tập: cộng số thập phân
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh cộng hai số thập phân.
- HS làm thành thao phép cộng hai số thập phân.Vận dụng làm đúng các bài tập GV đưa ra; bài làm trình bày sạch sẽ.
- HS ham thích học toán.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cách cộng hai số thập phân.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng:
 a) 35,79 + 76,42 0,936 + 75,48 64,293 + 387
 b) 7,65m + 8,43m 125m2 + 46,75m2 36,5 kg + 15,75 kg
- HS làm bài vào vở. 
- 2 HS lên bảng chữa bài. GV-HS nhận xét, bổ sung, hệ thống kiến thức về cộng STP.
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 50,46 + 0 = ... b) 361 + 0,75 = ...
 57,82 + 0 = ... 0,98 + 98 = ...
 ... + 25,584 = 25,584 190 + 3,45 = ...
+ HS tự làm bài vào vở. 
+ HS lên chữa bài trên bảng. GV-HS nhận xét, bổ sung, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 3: An cao 1,42m. Bình cao hơn An 0,13m. Hỏi Bình cao bao nhiêu mét?
+ HS đọc nội dung bài tập, nêu các bước làm bài.
- HS làm và chữa bài.
- GV nhận xét, củng cố cách cộng hai STP.
Bài 4: Ban nặng 35,5 kg và nhẹ hơn Châu 2,35 kg. Hỏi Châu nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
+ HS đọc nội dung bài tập, nêu các bước làm bài.
- HS làm và chữa bài. GV nhận xét, củng cố cách cộng hai STP.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại cách cộng hai số thập phân. GV nhận xét, hệ thống nội dung ôn.
- Nhận xét tiết học.
 Tiếng Việt*
TLV: Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về văn tả cảnh
- HS nắm được cách lập dàn ý, biết dựa vào dàn ý viết thành bài văn hoàn chỉnh theo đề bài giáo viên đưa ra.
- HS yêu thích cảnh vật thiên nhiên.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Đề bài: Em hãy tả lại một cảnh đẹp của địa phương em.
* HDHS phân tích đề : + Thể loại: Miêu tả; 
 + Kiểu bài: Tả cảnh; 
 + Đối tượng tả: Một cảnh đẹp của địa phương em
* HDHS lập dàn ý: 
a. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp của địa phương em định tả. VD: con sông, cánh đồng, con đường, vườn rau...)
b. Thân bài: (HS tự nêu ý định tả: Có thể tả từng bộ phận của cảnh hoặc có thể tả theo thứ từ thời gian)
VD: Tả cánh đồng:
- Sáng nay, bầu trời quang đãng, những tia nắng lấp ló nhuốm hồng dần mấy cụm mây trắng trên nền trời xanh bao la. Gió nhè nhẹ thổi đêm hương lúa, hương màu dịu ngọt từ đồng nội đến với mọi nhà.
- Em đang đi trên con đường dẫn ra cánh đồng.
- Cánh đồng bằng phẳng, những thửa ruộng lớn nhỏ nối liền nhau chạy xa tít.
- Con mương nước cùng hệ thống máng nhỏ dọc ngang quanh năm cung cấp đầy đủ nước cho cánh đồng.
- Hai bên con mương trồng nhiều loại rau theo từng mùa vụ.
- Màu xanh của lúa, của hoa màu hoà quyện với nhau tạo nên một tấm thảm xanh khổng lồ hút cả tầm mắt.
- Âm thanh dịu nhẹ của sóng lúa đuổi nhau thầm thì to nhỏ.
- Những chú chim bất chợt bay vụt lên trong tiếng cười nói của những người nông dân đi làm đồng sớm.
- Trời mỗi lúc một nắng, gió nổi lên cả cánh đồng dập dìu như sóng biển.
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét.
* Gọi HS trình bày miệng dàn ý vừa lập. GV- HS nhận xét, bổ sung.
* HS dựa vào dàn ý vừa lập viết thành bài văn.
- HS nêu bài văn của mình. Tuyên dương những em có cách viết độc đáo, sự liên tưởng thú vị, tình cảm chân thật...
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV chốt lại nội dung vừa ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 20 / 10 / 2016
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2016
 	 Tiếng việt
 Ôn tập giữa học kì I (tiết 7)
I. Mục đích yêu cầu :
- Đọc lưu loát, trôi chảy bài tập đọc đã học; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn ( HS nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài) .
- Củng cố về nghĩa của từ, từ loại, từ láy, từ đồng âm. Làm đúng các bài tập liên quan.
- Có ý thức tự giác trong học tập .
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b, Luyện tập:
* HS đọc bài “Mầm non”:
- Cho HS đọc thầm bài “Mầm non”.
- Trả lời các câu hỏi trong Sgk TR99 :
- HS nêu yêu cầu bài .
- Hướng dẫn HSnhớ lại các kiến thức về nghĩa của từ, từ láy, từ loại, từ đồng âm để lần lượt trả lời các câu hỏi trong Sgk TR99-100.
- HS thảo luận –Trả lời, nhận xét, bổ sung .
- Sau mỗi câu GV nhận xét chốt kiến thức liên quan, khen ngợi HS học tập tốt và tích cực trong giờ học.
 Câu 1 : ý đ ( Mùa đông ).
 Câu 2 : ý a( Dùng những ĐT chỉ hành động để kể, tả về mầm non ).
 Câu 3 : ý a ( Nhớ về nhữ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc