Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 9 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Hiểu nội dung ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng.

- Trân trọng mọi nghề, luôn có ý thức lao động là vinh quang.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh họa

- Bảng phụ ghi đoạn văn HD đọc.( HĐ 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh, nêu nội dung bài.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : GV dùng tranh minh họa SGK để giới thiệu bài.

b Các hoạt động

*HĐ1: Luyện đọc.

- 1 HS đọc toàn bài. GVHD chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến một nghề để kiếm sống.

+ Đoạn 2: Còn lại.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 9 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý, chúng ta phải biết tiết kiệm thời giờ.
- GV yêu cầu HS nêu ví dụ thực tế trong cuộc sống về tiết kiệm thời giờ.
*HĐ2: Bày tỏ thái độ: ( bài tập 3, SGK).
- GV nêu lần lượt từng ý kiến trong bài tập.
- HS bày tỏ thái độ ( HS dùng thẻ màu).
- HS giải thích lý do về sự lựa chọn.
- Cả lớp thảo luận.
- GV kết luận: ý kiến (d) là đúng. Các ý kiến (a), (b), (c) là sai.
- HS tự liên hệ.
*HĐ3: Ghi nhớ 
- HS đọc nội dung ghi nhớ/ SGK.
- GV nhấn mạnh cần tiết kiệm thời gian.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS tự liên hệ các việc tiết kiệm thời gian của bản thân. Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân. Viết, vẽ, sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ,... về tiết kiệm thời giờ.
Tiết 3 LUYỆN VIẾT
Bài 5
I. Mục đích yêu cầu
- HS viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Em vẽ ước mơ.
- Rèn kĩ năng viết đúng độ cao,khoảng cách của từng tiếng.Viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn:l/n, d/r, x/s...
- Giáo dục ý thức viết đẹp và trìng bày bài cẩn thận.
II.chuẩn bị
- HS:vở luyện viết
III.Các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ : - HS.viết một số từ : lăn tăn , hây hẩy, rập rình.
2. Bài mới 
a.Giới thiệu bài: 
b.Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn HS viết:
- Gọi HS đọc bài viết. Nêu ND bài?
- Cả lớp theo dõi, phát hiện những từ khó viết.
- GV phân tích một số tiếng khó trên bảng : quyền, mười lăm năm, phấp phới...
- HS luyện viết từ khó trên bảng, cả lớp viết ra giấy nháp.
*HĐ2: HS viết bài
- HS nhắc lại cách trình bày bài viết,độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng. 
- HS tự luyện viết bài theo bài mẫu.
- GV theo dõi uốn nắn HS kịp thời.
*HĐ3: Chấm chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài. 
- HS dưới lớp tự soát lỗi, sửa lỗi.
- GVNX và chữa một số lỗi mắc nhiều.
3. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét giờ học.
- GV khen những HS viết và trình bày đẹp.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau. 
 Ngày soạn: 26.10.2017
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 01 tháng 11 năm 2017
Sỏng Tiết 1 Tập đọC
điều ước của vua mi- đát
i. mục đích yêu cầu 
- HS đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu ND, ý nghĩa câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
- GDHS không tham lam , luôn ước muốn những điều mang lại hạnh phúc cho mọi người.
ii. chuẩn bị
-Tranh minh hoạ / SGK.( GTB)
-Bảng phụ chép sẵn đoạn văn HD đọc ( HĐ 3)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Thưa chuyện với mẹ và nêu ND bài. 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài :
+ Đoạn 1: Từ đầu đến không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa.
+ Đoạn 2: Tiếp đến lấy lại điều ước để cho tôi được sống.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Hướng dẫn HS phát âm chính xác tên người nước ngoài: Mi- đát , Đi -ô ni -dốt, Pác - tôn .
- Giúp HS hiểu nghĩa một số từ ở cuối bài. HDHS đọc đúng các câu khiến.
 - Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
*HĐ2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn và trả lời câu hỏi ở mỗi đoạn
- HS nhận xét. GV nhận xét, chốt lại ý chính và nhấn mạnh: 
+ Điều vua Mi - đát xin thần Đi - ô -ni - dốt.
+ Vua Mi - đát lại xin thần Đi -ô -ni - dốt lấy lại điều ước.
- HS đọc lướt toàn bài, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV chốt lại và ghi bảng nội dung chính.
*HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn một tốp 3 HS đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai: (Người dẫn chuyện, Mi- đát, thần Đi-ô-ni-dốt).
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV nhận xét cách đọc.
3. Củng cố, dặn dò 
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
Tiết 2 Kể chuyện
Luyện tập kể chuyện đã nghe, đã đọc
i. mục đích yêu cầu 
- HS tiếp tục được luyện tập về kể chuyện đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí
- Rèn kĩ năng nghe và kể lại nội dung câu chuyện, hiểu câu chuyện, nêu được nội dung chính của truyện.
- Giáo dục HS luôn luôn có những ước mơ đẹp.
ii. Chuẩn bị
- GV: + Câu chuyện: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
 +Dàn ý bài văn kể chuyện.( HĐ 1)
 iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện nói về ước mơ đẹp.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*HĐ1: HDHS tìm hiểu yêu cầu đề bài
Đề bài: Hãy kể lại câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí.
- Một HS đọc đề bài .GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
*HĐ2: GV kể chuyện.
- GV kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- HS theo dõi và lắng nghe.
*HĐ3: HDHS kể chuyện
a) GV HDHS trả lời một số câu hỏi gợi ý để HS nắm được nội dung câu chuyện.
+ Hoàn cảnh gia đình ông lão khi chưa bắt được cá vàng như thế nào?
+ Khi bắt được cá vàng ông lão đã làm gì?
+ Mụ vợ ông lõa đã có những ước muốn gì?
+ Cuối cùng ước muốn của mụ vự có thực hiện được không?
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Kể chuyện trong nhóm : HS kể từng đoạn , sau đó kể toàn chuyện . Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện.
* Thi kể chuyện trước lớp 
- GV gọi HS xung phong kể trước lớp. HS đưa câu hỏi phát vấn.
- Cả lớp và GV nhận xét về : nội dung, cách kể, khả năng hiểu truyện,...
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện đã thể hiện điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị kể chuyện: Bàn chân kì diệu.
Tiết 3 Toán
Tiết 43: Vẽ hai đường thẳng song song
I. Mục đích yêu cầu 
- HS nắm được cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước ( bằng thước kẻ và ê ke ). 
- Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước 
- HS yêu thích môn học .
ii. chuẩn bị
- Thước kẻ và ê ke ( cho GV và HS ).
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách vẽ hai đường thẳng vuông góc?
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước.
- GV nêu bài toán rồi hướng dẫn và thực hiện vẽ mẫu trên bảng( theo từng bước như SGK) rồi cho HS thực hành vẽ vào vở .
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu cho HS vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD .
- HS lên bảng vẽ. Cả lớp vẽ vào VBT.
- GV và HS nhận xét , nhắc lại cách vẽ.
Bài 3: - Yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm B và song song với AD. Sau đó dùng ê ke để kiểm tra góc đỉnh E là góc vuông.
- GV HD HS làm bài , sau đó chữa . Củng cố về cách vẽ hai đường thẳng song song.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau : Tiết 44: Thực hành vẽ hình chữ nhật.
Chiều Tiết 1 luyện từ và câu
động từ
i. mục đích yêu cầu 
- Nắm được ý nghĩa của động từ : là từ chỉ hoạt động , trạng thái ...của người , sự vật, hiện tượng.
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ. 
- Rèn ý thức sử dụng từ cho đúng ngữ pháp, yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
- Bảng phụ ghi đoạn văn ở BT 2b.(HĐ3)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ - Gọi một HS lên bảng làm bài tập 4 tiết trước.
- GV mở bảng phụ, gọi HS lên bảng gạch chân dưới những DTC, DTR , ...
2. bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Phần Nhận xét. 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1 và 2. Lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo cặp. 
- HS báo cáo kết quả. GV nhận xét, bổ sung.
- GV HD HS rút ra nhận xét : Các từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là các động từ. 
*HĐ2: Phần Ghi nhớ. 
- HS đọc phần ghi nhớ 
- Gọi HS nêu ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.
*HĐ3: Phần Luyện tập. 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài .
- HS viết tên hoạt động mình thường làm ở nhà và ở trường. 
- Hai HS lên bảng làm bài 
- HS cùng GV nhận xét, củng cố những từ ngữ làm động từ. . Tuyên dương HS nào tìm được nhiều từ nhất .
Bài 2: - Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu a, b của bài .
- HS làm việc cá nhân vào VBT: gạch dưới các động các động từ có trong đoạn văn. 
- Hai HS lên bảng làm bài 2 phần trên bảng phụ.
- GV nhận xét, các nhóm bổ sung .
Bài 3:Trò chơi: Xem kịch câm
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV ttổ chức lớp thành 2 nhóm đọc kĩ yêu cầu bài tập. 
- Sau đó mỗi HS tự tìm động tác cho mình.
- Các nhóm cử các bạn lên thực hiện động tác. Nhóm khác theo dõi và nói tên động tác mà bạn thể hiện.
- GV NX về cử chỉ, điệu bộ ... Củng cố về các ĐT được thể hiện qua từng cử chỉ điệu bộ đó.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
Tiết 2 luyện từ và câu*
ôn mở rộng vốn từ: ước mơ
i. mục đích yêu cầu 
- Ôn tập, củng cố kiến thức thuộc chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ .
- Rèn kỹ năng phân biệt giá trị những ước mơ cụ thể, sử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ.
- HS có ý thức học tập tốt . 
ii. chuẩn bị
- GV chuẩn bị hệ thống bài tập .
III. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập mở rộng vốn từ: ước mơ
- HS lên bảng viết một số từ ngữ thuộc chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ.
- HS nhận xét, nhắc lại . 
*HĐ2: GV tổ chức cho HS làm bài tập 
- GV tổ chức cho HS cả lớp tự làm các bài tập rồi chữa.
- Nhấn mạnh kiến thức cho HS qua mỗi bài tập.
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong mỗi từ sau để điền vào chỗ trống: mơ ước, mơ mộng, mơ màng, ước
a. ....gì có đôi cánh để bay về nhà.
b. Tuổi trẻ hay ...
c. Nam ... trở thành phi công vũ trụ.
d. Vừa chợp mắt , Lan bỗng... nghe tiếng hát.
 Bài 2: Ghép các tiếng sau để tạo thành 11 từcùng nghĩa, gần nghĩa với từ ước mơ
mơ, ước, mong, muốn, mộng, tưởng
Bài 3: đặt câu với 1 trong các từ tìm được ở bài tập 2.
Bài 4: Khoanh tròn từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại:
a, ước muốn, ước mong, ước vọng, ước lượng, ước nguyện, ước mơ.
b, mơ ước, mơ mộng, mơ tưởng, mơ hồ.
Bài 5: Viết đoạn văn 3 - 4 câu trả lời cho câu hỏi: Lớn lên em mong ước làm nghề gì? Nghề đó đem lại lợi ích gì cho mọi người?
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 khoa học
Phòng tránh tai nạn đuối nước
I. Mục đích yêu cầu 
- Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. 
+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đây.
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
- Khi tập bơi phải có người lớn và phương tiện cứu hộ.
- Thực hiện các quy tắc an toàn về phòng tránh đuối nước. 
- GDKN: Kĩ năng phân tích và phán đoán những tình huống, nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước. Kĩ năng cam kết thực hiện an toàn khi bơi lội.
- Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiên.
II. chuẩn bị - Hình trang 36, 37 SGK.
III. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy? Nêu cách pha dung dich ô- rê - dôn?
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước.
Mục tiêu: Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Cách thức tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước trong cuộc sống hàng ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm trình bày.
- GVKL: theo mục BCB- SGK
*HĐ2: Thảo luận một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc khi đi bơi.
Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc khi đi bơi.
Cách thức tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm: Thảo luận: nên tập bơi và đi bơi ở đâu?
Bước 2: Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GVKL: Chỉ tập bơi ở những nơi có người lớn và các phương tiện cứu hộ,...
*HĐ3: Thảo luận hoặc đóng vai.
Mục tiêu: Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vân động các bạn cùng tham gia thực hiện.
Cách thức tiến hành.
Bước 1: Tổ chức và HD : 
- GV chia lớp thành 3 - 4 nhóm. Giao cho mỗi nhóm một tình huống để các em thao luận và tập cách ứng xử phòng chống tai nạn đuối nước.
Bước 2:Làm việc theo nhóm: 
- Các nhóm thảo luận đưa ra các tình huống. Nêu mặt lợi, mặt hại của phương án lựa chọn để tìm ra các giải pháp an toàn phòng tránh tai nạn sông nước. Có tình huống chỉ cần phân tích.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Các nhóm HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và lựa chọn cách ứng xử đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bài mớiạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Bài 18.
 Ngày soạn: 26.10.2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 02 tháng 11 năm 2017
 Sỏng Tiết 1 Tập làm văn 
luyện tập phát triển câu chuyện
i. mục đích yêu cầu 
- Dựa vào đoạn trích Yết Kiêu và gợi ý trong SGK , biét kể một câu chuyện theo trình tự không gian.
- HS kể được câu chuyện theo trình tự không gian.
- Yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ - 1 HS kể chuyện "ở vương quốc Tương Lai "theo trình tự thời gian. 
- 1 HS kể câu chuyện trên theo trình tự không gian.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: HS nêu cách kể chuyện theo trình tự thời gian và không gian.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: HS đọc và tìm hiểu nội dung văn bản kịch: Yết Kiêu 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc văn bản kịch.
- GV đọc diễn cảm.
- HS TLCH: + Cảnh 1 có những nhân vật nào? Cảnh 2 có những nhân vật nào? 
+ Yết Kiêu là người như thế nào? Cha Yết Kiêu là người như thế nào? 
+ Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra như thế nào?
Bài 2: Kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý /SGK. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
+ Câu chuyện Yết Kiêu kể như SGK là kể theo trình tự nào? 
- GV lưu ý HS : Những câu đối thoại quan trọng có thể giữ nguyên văn, dưới dạng lời nói trực tiếp , đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm. 
- Một HS làm mẫu.
- GV lưu ý HS về cách kể : + Biểu hiện lời nói, cử chỉ, hành động, thái độ của nhân vật.
+ Không quên 2 câu mở đầu giới thiệu 2 cảnh của vở kịch.
+ Từ đoạn văn trước đến đoạn văn sau cần có lời chuyển tiếp để liên kết đoạn.
- HS thực hành kể chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Gv nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.
Tiết 2	 khoa học
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
I. Mục đích yêu cầu 
- HS biết: Sự trao đổi chất của con người với môi trường; Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng; Cách phòng tránh một số các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- HS áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống hàng ngày. Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
- Tuyên truyền cho mọi người những điều đã học được, yêu thích môn học .
II. chuẩn bị
- Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề : Con người và sức khoẻ.
III. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu nguyên tắc khi tập bơi hoặc khi đi bơi ?
2. bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho từng HS lên bốc thăm trả lời.
- HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn.
- GV chốt đáp án đúng.
*HĐ2: Tự đánh giá
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá, nhận xét về chế độ ăn uống của mình.
Bước 2: Tự đánh giá.
*HĐ3: Thực hành: Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí.
Bước 1: HS làm việc cá nhân : Ghi lại10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
Bước 2: Một số HS trình bày trước lớp.
- GV dặn HS về nói với bố mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chỗ thuận tiện, dễ đọc.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Thực hiện tốt điều đã học.
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập ( tiếp theo ).
Tiết 3 Toán 
Tiết 44: Thực hành vẽ hình chữ nhật
i. Mục đích yêu cầu 
- Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ một hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh cho trước.
- Vẽ được hình chữ nhật bằng thước kẻ và êke khi biết độ dài hai cạnh 
- HS yêu thích môn học. 
ii. chuẩn bị
- Thước kẻ và ê ke ( cho GV và HS ).
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS làm bài tập 1 tiết trước.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2 cm
- GV vẽ trên bảng hình chữ nhật có chiều dài 4 dm, chiều rộng 2 dm. GV vừa hướng dẫn vừa vẽ mẫu trên bảng theo các bước trong SGK ( vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 dm, chiều rộng 2 dm):
- Vẽ đoạn thẳng DC = 4 dm.
- Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn thẳng DA = 2 dm.
- Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 2 dm. 
- Nối A với B. Ta được hìmh chữ nhật ABCD.
- Cho HS vẽ HCN: ABCD có DC = 4 cm, DA = 2 cm như hướng dẫn trên vào vở
*HĐ2: Luyện tập.
Bài 1:a)Cho HS thực hành vẽ HCN: chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm. Sau đó đặt tên choHCN.
- Gọi HS lên vẽ trên bảng. Giải thích cách vẽ.
Bài 2a: Yêu cầu HS vẽ đúng hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 4 cm, chiều rộng BC
- HS vẽ đúng HCN: ABCD có chiều dài AB = 4 cm, chiều rộng BC = 3 cm.
- Có thể nhận xét, hai đường chéo của HCN bằng nhau.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Tiết 45: Thực hành vẽ hình vuông.
Chiều Tiết 1 KĨ thuật
 Lắp cáI đu ( Tiết 1)
i. Mục đích yêu cầu 
- HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp ghép cái đu.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng qui trình
- Rèn tính cẩn thẩn, khéo léo.
ii. chuẩn bị - Mẫu cái đu. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ - HS nhắc lại tên 1 số chi tiết, dụng cụ trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát cái đu và đặt câu hỏi dẫn dắt vào bài.
 b. Các hoạt động:
*HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
- HS quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn. 
- GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của cái đu. 
- GV nêu tác dụng của cái đu trong thực tế.
*HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- GV hướng dẫn theo qui trình trong SGK: 
+ GV hướng dẫn chọn chi tiết 
+ Lắp từng bộ phận 
+ Lắp ráp cái đu 
+ Hướng dẫn các tháo các chi tiết 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau. 
Tiết 2 toán *
ôn tập về giải toán lời văn
i. mục đích yêu cầu 
- Củng cố kiến thức đã học về: Tìm số trung bình cộng của nhiều số và tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Rèn kĩ năng giải tốt hai dạng toán trên.
- HS tự giác trong học tập.
ii. chuẩn bị
- Chuẩn bị hệ thống bài tập.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động.
*HĐ1: HS hoàn thành các BT tiết sáng( nếu còn)
- Tổ chức chữa bài.
- Hệ thống KT về 2 dạng toán điển hình mới học.
- HS nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Nêu cách giả bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GV nhắc lại cách gải.
*HĐ2: Luyện tập.
- GV tổ chức cho HS tự làm bài tập 
Bài 1: Ngày thứ nhất bạn Hà đọc được 56 trang sách. Ngày thứ hai đọc được 42 trang. Ngày thứ ba đọc được 52 trang. Hỏi trung bình mỗi ngày bạn Hà đọc được bao nhiêu trang sách?
- HS làm và chữa bài.
- Củng cố về giải toán TBC.
Bài 2: Lớp 4A trồng được 36 cây. Lớp 4B trồng được nhiều hơn lớp 4A 2 cây nhưng lại ít hơn lớp 4C 2 cây.Hỏi trung bình mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?
- HS làm và chữa bài.
- Củng cố về giải toán TBC.
Bài 3: Một cửa hàng bán được 1375 kg gạo nếp và gạo tẻ. Số gạo tẻ bán được 
nhiều hơn số gạo nếp là 285 kg. Hỏi cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg gạo mỗi loại?
- HS làm và chữa bài.
- Củng cố về giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
Bài 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 530 m, chiều rộng kém chiều dài 47 m. Tính diện tích của thửa ruộng.
- HS làm và chữa bài.
- Củng cố về giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách giả hai dạng toán : Tìm số trung bình cộng và tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 26.10.2017
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 03 tháng 11 năm 2017
 Sỏng Tiết 1 Tập làm văn 
luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
i. mục đích yêu cầu 
- Xác định đư

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2017_2018_nguy.doc
Giáo án liên quan