Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc trôi chảy toàn bài. B¬ước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. Đọc diễn cảm toàn bài.

+ GDKNS: KN lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng.

- Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. HS trả lời đư¬¬¬¬ợc câu hỏi trong SGK.

- GDHS biết yêu lao động, có những ước mơ trong sáng.

II. ĐỒ DÙNG:

Bảng phụ chép ND đoạn: Từ ngày .một nghề để kiếm sống để luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS đọc nối tiếp bài Đôi giày ba ta màu xanh

- HS đọc diễn cảm cả bài và nêu nội dung bài. GV nhận xét.

2. Bài mới:

a . Giới thiệu bài: - GV giới thiệu tên bài học và ghi bảng.

b. H¬¬¬¬¬ướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

 *Luyện đọc: - Gọi 1, 2 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo.

- GV h¬¬¬¬ướng dẫn chia đoạn :

+ Đoạn 1: Từ đầu . một nghề để kiếm sống. Đoạn 2 : còn lại

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn:

 + Lần 1: HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cách đọc.

+ Lần 2: HS đọc, GV h¬¬¬¬ướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.( HS giải nghĩa thêm từ: thưa, kiếm sống, đầy tớ)

+ Lần 3: HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cho HS cách đọc.

 

doc33 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết TBC của các số đó.
- HS tự làm bài, GV gọi 1 HS trình bày bài trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp số đúng.
3. Củng cố dặn dò: 
- 2HS nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; cách tìm trung bình cộng của nhiều số.
- 1HS nêu lại cách tìm tổng của các số khi biết số trung bình cộng của các số đó. 
- GV nhận xét tiết học. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 17 - 10 - 2014
 Ngày soạn: Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014
 TẬP ĐỌC
	 Điều ước của vua Mi- đát
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi - đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi - ô - ni - dốt). Đọc diễn cảm toàn bài.
- Hiểu ND bài: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. Trả lời các câu hỏi trong sgk. Nêu được nội dung bài.
- GDHS luôn biết nuôi dưỡng những ước mơ trong sáng, chính đáng.
II. ĐỒ DÙNG: 
Bảng phụ chép câu nói của thần Đi-ô-ni-dốt và của vua Mi- đát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 2HS đọc nối tiếp bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ.
	- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài và nêu nội dung bài. GV nhận xét, cho điểm. 
2. Bài mới: 
a . Giới thiệu bài: - GV giới thiệu tên bài học và ghi bảng. 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. 
*Luyện đọc 
- Gọi 1, 2HS khá - giỏi đọc bài, cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn chia đoạn : 
+ Đoạn 1:Từ đầu.sung sướng hơn thế nữa. 
+ Đoạn 2 : để cho tôi được sống. Đoạn 3 : còn lại 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài:
	+ Lần 1 : HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cách đọc.
+ Lần 2: HS đọc, GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.(HS khác giải tnghĩa thêm từ : khủng khiếp, phán)
+ Lần 3 : HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cho HS cách đọc.
- 1HS đọc cả bài. GV đọc mẫu cả bài.
*Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm đoạn 1 TLCH: 
+ Vua Mi- đát xin thần Đi - ô - ni – dốt điều gì? 
+ Thoạt tiên điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? 
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng. 1, 2HS nêu ý đoạn 1
 - GV cùng HS nhận xét, GV ghi bảng ý 1: Điều ước của vua Mi - đát được thực hiện - HS đọc thầm đoạn 2 + 3 TLCH:
+ Tại sao vua Mi - đát phải xin thần lấy lại điều ước? 
+ Vua Mi - đát đã hiểu ra điều gì ? 
- HS trả lời, GV cùng HS khác nhận xét, bổ sung. HS khác nêu ý đoạn 2 + 3 .
- GV cùng HS nhận xét, GV ghi bảng ý 2: Vua Mi - đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước. 
 	- 1, 2 HS nêu nội dung bài học (ý 2 mục I ) - GV nhận xét và ghi bảng đại ý. 
 	- 2 HS nhắc lại đại ý.
c. Luyện đọc diễn cảm:
- GV treo bảng phụ ghi nội dung các câu văn để luyện đọc.
 	- GV đọc mẫu câu đối thoại.
 	- HS nêu cách ngắt, nghỉ hơi ở từng câu văn; HS nêu các từ ngữ cần nhấn giọng - GV kết hợp gạch chân. HS luyện đọc diễn cảm từng đoạn theo nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm theo đoạn, cả bài.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những bạn đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1, 2 HS nêu lại nội dung bài học. GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Động từ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Hiểu thế nào là động từ( từ chỉ hoạt động, trạng thái, của sự vật: người, sự vật, hiện tượng). 
 - Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ( BT mục III). 
 - Có ý thức học tập tự giác.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép ND BT1 phần n.xét.3 bảng nhóm (Phần n. xét)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 1HS: Nêu một số từ được bắt đầu bằng tiếng ước hoặc tiếng mơ.
	- 1HS: Nêu một số thành ngữ nói về chủ đề Ước mơ và giải nghĩa từng thành ngữ đó . 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài.
b. Hình thành kiến thức: * Nhận xét: 
 Bài tập 1 : - GV treo bảng phụ
- 1HS nêu yêu cầu. HS khác lần lượt đọc đoạn văn. Cả lớp đọc thầm.
 Bài tập 2 : - 1HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận theo nhóm đôi thực hiện yêu cầu 2.
- GV phát cho 3 nhóm, mỗi nhóm 3 bảng nhóm để viết đáp án.
- Đại diện 3 nhóm gắn bảng nhóm lên bảng và trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, chỉ trạng thái của người, của vật. Đó là các động từ.
- 1HS nêu thế nào là động từ. GV ghi bảng: Ghi nhớ : SGK tr. 83
- 1 vài HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- HS nêu thêm một số động từ khác – GV ghi bảng.
c. Luyện tập:
 Bài tập 1: 	- 1HS nêu yêu cầu bài tập. 1HS khác phân tích từ mẫu.
- HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu bài tập. Cả lớp làm bài cá nhân vào VBTTV. GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
- 1HS nhắc lại thế nào là động từ.
Bài tập 2: 	 - 1HS nêu y/c bài 2. HS TL nhóm tìm các động từ có trong đoạn văn.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. GV kết hợp ghi bảng.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý đúng
Bài tập 3: 	 - 1HS nêu yêu cầu bài 3
- GV HDHS tìm hiểu yêu cầu của bài tập và nguyên tắc chơi
- 2HS chơi mẫu. Cả lớp quan sát, nhận xét cách thể hiện của 2 bạn.
- GV tổ chức cho HS thi diễn kịch câm theo từng cặp: Mỗi nhóm cử ra 3 bạn, mỗi lần diễn là 1 bạn thể hiện một số động tác - 1bạn của nhóm khác phải nêu đúng và nhanh tên động tác của bạn diễn. Thời gian cho mỗi lần diễn là 30 giây. 
- Mỗi nhóm cử ra một giám khảo.
- GV cùng HS nhận xét, tổng hợp kết quả tìm ra đội chiến thắng.
3. Củng cố, dặn dò: - 2, 3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 	 - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------
THIẾT KẾ BÀI DẠY CHUYÊN ĐỀ
Họ và tên: Nguyễn Văn Tuấn
Môn dạy: Toán 	Lớp 4
Bài dạy: Tiết 43 : Vẽ hai đường thẳng vuông góc
Ngày soạn: 09/11/2014
Ngày giảng: 15/11/2014
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Biết cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.	
- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường cho trước, vẽ được đường cao của một hình tam giác. Vẽ được các đường cao của tam giác.
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
 - Máy chiếu, Ê - ke 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
	- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng
- 1HS nêu cặp cạnh vuông góc và cặp cạnh song song trong HCN ABCD.
	- 1HS nêu cách xác định hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song. 
	- GV nhận xét.
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 - GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Hình thành kiến thức:
* Vẽ đường thẳng đi qua một điểm vuông góc với đường thẳng cho trước:
	- GV vẽ đường thẳng AB và một điểm E nằm trên đường thẳng AB, dùng ê ke vẽ một đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với AB, đặt tên cho đường thẳng vừa vẽ.
( GV kết hợp phân tích cách đặt ê ke, cách vẽ để HS quan sát)
	- 1, 2HS nhắc lại cách vẽ.
	- GV kẻ trên bảng đường thẳng MN có điểm Q nằm trên đường thẳng MN và yêu cầu HS vẽ một đường thẳng đi qua điểm Q vuông góc với đường thẳng MN.
- 1HS lên bảng vẽ đường thẳng vuông góc theo yêu cầu. Cả lớp vẽ vào vở nháp.
	- HS nhận xét, nêu lại cách vẽ
- GVHDHS vẽ đường thẳng vuông góc tương tự như trên với điểm E nằm ở ngoài đường thẳng AB.
	- HS so sánh sự khác nhau về cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm trên đường thẳng và vuông góc với đường thẳng cho trước - cách vẽ đường thẳng đi 
qua một điểm nằm ngoài đường thẳng và vuông góc với đường thẳng cho trước.
	- GV nhận xét, khắc sâu cho HS cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
* Vẽ đường cao của hình tam giác:
	- GV vẽ tam giác ABC, qua đỉnh A vẽ đường thẳng vuông góc với BC tại điểm H và giới thiệu: Đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC.
	- 1HS lên bảng vẽ thêm đường cao của tam giác qua đỉnh B vuông góc với cạnh AC và nêu cách vẽ.
c. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: - 1HS nêu yêu cầu bài tập – GV kết hợp kẻ hình lên bảng.
- 3HS lên bảng thực hành vẽ. Cả lớp vẽ vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
- 1HS nhắc lại cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm trên đường thẳng và vuông góc với đường thẳng cho trước.
Bài tập 2: - 1HS nêu yêu cầu bài tập - GV kết hợp kẻ hình lên bảng.
- 1HS vẽ đường cao của hình a và nêu cách vẽ.
- 2HS lên bảng vẽ đường cao của hai hình b, c. 
- GV cùng HS nhận xét, khắc sâu cho HS cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài đường thẳng và vuông góc với đường thẳng cho trước.
Bài tập 3: ( Nếu còn thời gian) 
- 1HS nêu yêu cầu của bài - GV kết hợp kẻ hình lên bảng.
	- 1HS lên bảng vẽ đường thẳng EG và nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ.
- GV nhận xét, chốt kq’ đúng.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm trên đường thẳng và vuông góc với đường thẳng cho trước.
- HS nhắc lại cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài đường thẳng và vuông góc với đường thẳng cho trước. 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: Vẽ hai đường thẳng song song 
----------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Phòng tránh tai nạn đuối nước.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Hiểu được tác hai của tai nạn đuối nước.
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc khi đi bơi.
	- Rèn các kĩ năng sống: phân tích, phán đoán những tình huống có nguy cơ đuối nước, kĩ năng cam kết thức hiện các nguyên tắc an toàn khi đi bơi hoặc tập bơi.
- Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện. Chấp hành đúng các quy định về AT khi tham gia GT đường thuỷ
II. ĐỒ DÙNG: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. KTBC: ? Nêu chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy?
	? Nêu cách pha dung dich ô-rê-dôn ?
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài 
 b. HDHS tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước
* Mục tiêu: Kể một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
* Cách thức tiến hành:
	- Bước 1: HS thảo luận nhóm: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước trong cuộc sống hàng ngày?
	- Bước 2: Làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
 * Kết luận: GV đưa ra kết luận
* Hoạt động 2: Thảo luận một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc khi đi bơi
* Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc khi đi bơi.
* Cách tiến hành:- B 1: làm việc theo nhóm: thảo luận: nên tập bơi và đi bơi ở đâu?
	 - Bước 2: làm việc cả lớp: Đại diện các nhóm lên trình bày.
	+ GV có thể giảng thêm và kết luận: Như SGV.
 * Hoạt động 3: Thảo luận và đóng vai
* MT:Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng t/gia thực hiện
* Cách thức tiến hành.
	- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: GV chia lớp thành 3 - 4 nhóm. Giao cho mỗi nhóm một tình huống để các em thảo luận và tập cách ứng xử phòng chống tai nạn đuối nước.
	- Bước 2: Làm việc theo nhóm: Các nhóm thảo luận đưa ra các tình huống. Nêu mặt lợi, mặt hại của phương án lựa chọn để tìm ra các giải pháp an toàn phòng tránh tai nạn sông nước.
	- Bước 3: Làm việc cả lớp: nhóm HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và dặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra để cùng thảo luận để lựa chọn cách ứng xử đúng.
	- Các nhóm chỉ cần đưa ra các phương án, phân tích kỹ từng mặt lợi, hại của từng phương án để tìm ra giải pháp an toàn nhất.
3. Củng cố dặn dò
- Nêu cách phòng tránh tai nạn đuối nước?
- GV liên hệ, GD kĩ năng sống, nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHIỀU: 
 LUYỆN VIẾT
Bài 9: Lòng mẹ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS viết đúng, đều, đẹp bài 9: Lòng mẹ (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.9)
- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: 	
	- HSTB: Khi viết một đoạn văn ta cần chú ý điều gì?
 (Mở đoạn viết lui vào 1 ô và viết hoa, Kết thúc đoạn có dấu chấm xuống dòng)
	- HSKG: Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? 
 ( Nét đưa lên nhẹ tay, nét xuống hơi ấn bút)
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu. HS đọc thầm lại bài.
	+ HSKG: Nêu nội dung của đoạn văn? 
 (Sự quan tâm lo lắng của người mẹ đối với con cái)
	+ HSTB: Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn 
 (Sai lỗi chính tả)? (Thắng, căm cụi, trời trở rét, đắp lại chăn,)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: Lòng mẹ (Vở luyện viết chữ đẹp 4 – Q.1 – Trg 9 ):
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
	- Mẹ có công lao gì ? Em cần làm gì để thể hiện lòng hiéu thảo, biết ơn mẹ?
- GV liên hệ thực tế, giáo dục HS: lòng biết ơn công lao của mẹ và làm những việc thể hiện là người con có hiếu.
	- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
ĐỊA LÍ
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ( tiếp )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên. Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng. 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên, vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý.
 Biết đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh, mô tả đặc điểm rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm có nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng...), rừng khộp( rừng rụng lá mùa khô )
Chỉ trên bản đồ( lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai. 
Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ. Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá.
- GDHS ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :	
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ( HĐ1)
- Tranh, ảnh về nhà máy thủy điện (HĐ1) và rừng ở Tây Nguyên - ( HĐ2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ : 
 + HS: Kể tên một số cây trồng chính và con vật được nuôi nhiều ở Tây Nguyên
 + HS: Nêu những khó khăn, thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên
- GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
b. Các hoạt động
* Hoạt động1: Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu HS đọc thầm mục 1, kết hợp qs lược đồ hình 4 sgk tr. 90 thảo luận TLCH:
+ Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên ? 
+ Các con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu? 
+ Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh?
+ Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì ?
+ Các hồ chứa nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?
+ Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y – a- li trên lược đồ H4 và cho biết nó nằm trên con sông nào?
	- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp - GV kết hợp ghi bảng ý chính.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV treo bản đồ. 
- HSK,G lên bảng chỉ các con sông (Xê Xan, Ba, Đồng Nai) và nhà máy thủy điện Y – a – li
- GV kết luận : Ở Tây Nguyên là nơi bắt nguồn nhiều con sông. Các sông ở 
đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Người dân Tây Nguyên đã sử dụng sức nước để sản xuất điện.
- GV treo tranh, ảnh và giới thiệu về nhà máy thủy điện Y – a- li 
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
- HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 sgk tr. 91 thảo luận TLCH:
+ Tây Nguyên có các loại rừng nào ?
	+ Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau ? 
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ? 
	- Đại diện một số nhóm trả lời trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận : Ở Tây Nguyên vào mùa mưa rừng rậm nhiệt đới phát triển, vào mùa khô xuất hiện loại rừng rụng lá( rừng khộp).
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- HS đọc mục 2 và qs hình 8, 9, 10 sgk tr. 92 TLCH sau:
+ Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ?
+ Gỗ được dùng để làm gì ? 
+ Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ? 
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên? 
+ Thế nào là du canh du cư ? 
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
- Một số HS trình bày trước lớp.
	- Lớp nhận xét, bổ sung
 - GV nhận xét, kết luận : Ở Tây Nguyên rừng có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế của người dân ở Tây Nguyên như cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý. Song do tập tục sinh hoạt du canh du cư đã phá hoại nhiều héc ta rừng. Vì vậy cần phải khôi phục trồng cây gây rừng, thay đổi một số tập tục sinh hoạt lạc hậu của người dân ở Tây nguyên góp phần bảo vệ tài nguyên rừng. 
	- HS hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- GV ghi bảng : Ghi nhớ (SGK tr. 93)
- 2 HS nhắc lại ND ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò :
- 1, 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV liên hệ việc GDMT, bảo vệ rừng.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ( tiếp) 
--------------------------------------------------------------------
 SINH HOẠT TẬP THỂ
 Kiểm điểm tình hình học tập trong tuần
GDHS theo chủ điểm : Nhớ ơn thầy cô
I. MỤC TIÊU:
	- GDHS theo chủ điểm tháng 11: Nhớ ơn thầy cô. 
	- HS kiểm điểm về tình hình học tập của lớp trong tuần.
	- Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo VN 20 - 11
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới.
 - Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, tự giác, tích cực trong mọi HĐ.
II. TIẾN HÀNH:
1- Ổn định tổ chức: 
- Lớp hát 1, 2 bài.
2- Kiểm điểm tình hình học tập của lớp trong tuần :
* Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt:
- Tổ trưởng báo cáo tình hình học tập của các bạn trong tổ ở tuần qua.
- Lớp phó học tập nhận xét chung về tình hình học tập của các bạn trong lớp.
- Ý kiến của các thành viên trong lớp.
- GV nhận xét chung ưu, khuyết điểm của HS trong tuần, nhắc nhở các em học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ của người học sinh. 
* Giới thiệu chủ điểm : Nhớ ơn thầy cô.
* GV phát động phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo VN 20 – 11:
- GV nêu ý nghĩa, mục đích của phong trào.
- Hình thức thi đua: Thi đua cá nhận dành nhiều điểm tốt, lớp có nhiều giờ học tốt. Tham gia thi VCĐ cá nhân; thi VS- CĐ của tập thể lớp ; thi văn nghệ
* Phương hướng tuần tới:
 - Hưởng ứng tích cực động phong trào thi đua chào mừng ngày NGVN 20 - 11
	- Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp, nội quy, quy định của nhà trường. 
- Duy trì tốt mọi nề nếp ra vào lớp, học tập tích cực, tự giác.
- Truy bài nghiêm túc, thể dục đều, vệ sinh sạch sẽ,.
- Chú trọng giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
3- Sinh hoạt văn nghệ 
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đẫ nghe, đã đọc
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết chọn một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
- Rèn kĩ năng sắp xếp các sự việc thành một câu nguyện để kể lại rõ ý ; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- GDHS luôn có những ước mơ về sự sáng tạo và trong sáng.
II. ĐỒ DÙNG:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
	- 1HSTB kể lại được mẩu chuyện đã nghe, đã đọc nói về ước mơ đẹp hoặc viển vông, phi lí
	- 1HSK,G kể cả câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về ước mơ đẹp hoặc viển vông, phi lí 
- GV nhận xét. 
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : (1’) GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện (33) 
 * HDHS tìm hiểu đề bài. (2’)
- Gọi 1HSTB đọc đề bài và gợi ý 1 – GV ghi bảng, gạch chân dưới từ nêu y/c chính của đề.
Đề bài : Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
 * Gợi ý kể chuyện ( 8’)
- 3HSK, G đọc nối tiếp gợi ý 2 SGK tr. 88. Cả lớp đọc thầm.
- HSK,G lần lượt nêu các hướng xây dựng cốt truyện – GV kết hợp ghi bảng: 
	+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp
	+ Những cố gắng để đạt ước mơ
	+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được
- Một số HS giới thiệu về đề tài kể chuyện và hướng xây dựng cốt truyện của mình
- 1HS đọc gợi ý 3 sgk tr. 89. Cả lớp

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2016_2017_nguy.doc