Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU

- HS hiểu nội dung của bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

- HS bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn văn đối thoại.

+ KNS: Lắng nghe tích cực, giao tiếp và thương lượng.

- HS có thái độ tự lập và có ước mơ chính đáng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh , nêu nội dung bài

2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ SGK.

 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

* Luyện đọc ( GV chia bài thành 2 đoạn)

- HS đọc nối tiếp đoạn của bài

+ GV theo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng từ: mồn một, thợ rèn, kiếm sống, quan sang, nắm lấy tay mẹ, phì phào, cúc cắc, bắn toé, .

- HS đọc nối tiếp đoạn của bài: GV hướng dẫn HS đọc đúng kiểu câu hỏi, câu cảm, đoạn hội thoại của bài.

- HS luyện đọc theo cặp -> 1HS đọc toàn bài -> GV đọc diễn cảm toàn bài.

* Tìm hiểu bài

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thần Đi - ô -ni - dốt cho vua Mi - đát cái gì? 
+ Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
- HS quan sát tranh minh hoạ SGK: GV giới thiệu.
í1: Điều ước của vua Mi - đát được thực hiện 
Đoạn 2 : HS đọc thầm đoạn 
- HS giải thích từ: khủng khiếp.
+ Tại sao vua Mi - đát phải xin thần Đi - ô - ni - dốt lấy lại điều ước?
í2: Vua Mi - đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước
Đoạn 3 : HS đọc thầm đoạn còn lại. 
+ Vua Mi - đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác - tôn?
+ Vua Mi - đát hiểu ra điều gì?
í3: Vua Mi - đát rút ra bài học quý.
Nội dung: HS nêu, GV ghi bảng.
* Đọc diễn cảm 
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài 
- HS phát hiện giọng đọc của từng đoạn và cả bài, giọng của từng nhân vật 
- GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn của bài: Mi - đát đói bụng... tham lam.
+ HS đọc, phát hiện từ cần nhấn giọng; phát hiện chỗ cần ngắt hơi, nhấn giọng trong đoạn.
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn.
- Thi đọc diễn cảm giữa 3 nhóm theo cách phân vai 
- Bình chọn đại diện nhóm đọc hay, hấp dẫn
3. Củng cố dặn dò 
- Câu chuyện Điều ước của vua Mi - đát giúp em hiểu điều gì ? 
- GV liên hệ giáo dục HS không tham lam, luôn ước muốn những điều mang lại hạnh phúc cho mọi người.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập. 
-----------------------------------------------------------
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ( tiếp theo )
I. Mục tiêu
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về HĐSX của người dân ở Tây Nguyên ( khai thác sức nước, khai thác rừng). Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
- Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm kiến thức. Xác lập mqh hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa TN với hoạt động sx của con người.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ - SGK(HĐ1)
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên những cây trồng và vật nuôi chính của người dân ở Tây Nguyên? 
2. Dạy bài mới 
b. HD tìm hiểu bài:
*Khai thác sức nước
 Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
 Bước 1: HS làm việc theo nhóm theo các gợi ý sau:
- Quan sát lược đồ hình 4, trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên? Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu? Tại sao con sông ở Tây Nguyên lại lắm thác ghềnh? Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì? Các hồ nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì? Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào?
 Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
 - GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phẩm trình bày.
 - GV gọi HS chỉ 3 con sông ( Xê xan, Ba, Đồng Nai ) và nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên bản đồ địa lí Việt Nam treo tường.
* Rừng và khai thác rừng ở Tây nguyên
 Hoạt động 2: Làm việc theo từng cặp
 Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 6,7 và đọc mục 4 trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào? Vì sao TN lại có những rừng khác nhau? Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh ảnh và các từ gợi ý sau: rừng rậm rạp, rừng thưa, rừng thường một loại cây, rừng nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng lá rụng mùa khô, xanh quanh năm.
- Lập bảng so sánh 2 loai rừng: rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp.
 Bước 2: - Một vài HS trả lời trước lớp.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 - GV giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật.
 Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10 trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân, HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Rừng cây ở Tây Nguyên có giá trị gì? Gỗ được dùng để làm gì? Kể các công việc phải làm trong quy trình sản xuất các sản phẩm đồ gỗ? nêu các nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên? Thế nào là du canh, du cư? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
3. Củng cố dặn dò 
- HS trình bày tóm tắt những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- GV nhận xét tiết học, HD HS chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------
Toán
Tiết 43: Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
I. Mục tiêu
- Nắm được cách vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước ( bằng thước kẻ và ê ke ). Nắm được cách vẽ đường cao của hình tam giác.
- HS biết vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước. Vẽ được đường cao của hình tam giác (BT1,2)
II. Đồ dùng dạy- học: Thước kẻ, ê ke, 1 hình tam giác bằng giấy (cho GV và HS).
III. Các hoạt động dạyhọc 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV vẽ lên bảng 1 HCN, gọi HS nêu các cặp cạnh vuông góc, nêu các cặp cạnh song song.
2. Dạy bài mới : 
 a. Giới thiệu bài 
 b. Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước
- Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB.
- Trường hợp điểm E nằm ngoài đoạn thẳng AB.
	Trong cả hai trường hợp trên, GV hướng dẫn theo các bước vẽ như SGK đã trình bày rồi cho HS thực hành vẽ vào vở (hoặc giấy nháp).
- GV nhận xét những khiếm khuyết của HS khi vẽ và HDHS cách vẽ nhanh và chính xác hơn: Trượt ê-ke đến khi cạnh góc vuông thứ hai của ê-ke gặp điểm E thì dừng lại, ta dùng bút mực hoặc bút chì chấm 1 điểm sát cạnh của ê-ke. Sau đó ta dịch ê-ke (hoặc dùng thước) xuống phía dưới sao cho cạnh của ê- ke gặp 2 điểm, điểm E và điểm vừa chám, ta kẻ đt CD vuông góc với AB. 
c. Giới thiệu đường cao và cách vẽ đường cao của hình tam giác
- GV và HS lấy hình tam giác bằng giấy ra.
- GV yêu cầu HS gấp tam giác lại sao cho cạnh đáy luôn trùng khít nhau, kéo sang trái khi đến đỉnh trên của tam giác ta miết thẳng từ trên xuống sẽ được 1 nếp gấp.
- GV vẽ tam giác ABC lên bảng. Nêu bài toán: "Vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC" (cách vẽ như vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước ở phần 1). Đường thẳng đó cắt cạnh BC tại H.
- GV tô màu đoạn thẳng AH ( tô từ A đến H ), cho HS biết "Đoạn thẳng AH là đường cao của tam giác ABC".
d. Thực hành
*Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.: 
-Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD (Vận dụng trường hợp 1 để vẽ). Gọi 3 HS lên bảng vẽ.
- HS dưới lớp tự vẽ. HS và GV nhận xét trên bảng.
- GV củng cố cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
*Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS lên bảng vẽ hình tam giác như SGK 
- Cho HS tự vẽ đường cao của hình tam giác ứng với mỗi trường hợp (HS vẽ bút chì vào SGK rồi vẽ vào vở).
- HS lên vẽ đường cao của hình tam giác. 
- HS nhận xét cách vẽ của HS.
- GV củng cố chốt lại cách vẽ hai đường cao của tam giác.
Bài 3: ( nếu còn thời gian)
Yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với cạnh DC (theo cách vẽ đã học).
Nêu tên các hình chữ nhật: ABCD, AEGD và EBCG
 A E B
 D G C
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc?
- GV nhận xét tiết học và HD HS chuẩn bị bài sau: Vẽ hai đường thẳng song song.
------------------------------------------------------------------
Khoa học
Ôn tập: Con người và sức khoẻ 
I. Mục tiêu
- HS ôn tập củng cố về sự trao đổi chất của con người với môi trường. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. Cách phòng tránh một số các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá, phòng tránh tai nạn đuối nước.
- HS áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống hàng ngày.
- Có ý thức tuyên truyền cho mọi người những điều đã học được.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ SGK 
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu cách phòng tránh tai nạn đuối nước?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài TT
b. Hướng dẫn ôn tập.
- GV chia lớp thành 4 nhóm:
+ Các bạn trong ảnh SGK đang làm gì?
- GV giao cho mỗi nhóm một câu hỏi trong SGK trang 38: Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời trước lớp: Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm tự đặt câu hỏi chất vấn lại nhóm bạn.
N1: + Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất?
+ Hơn hẳn những sinh vật khác, con người cần gì để sống?
N2: + Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu?
+ Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
N3: + Tại sao chúng ta phải diệt ruồi?
+ Để chống mất nước cho bậnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì?
N4: + Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước?
+ Trước khi đi bơi, tập bơi cần chú ý điều gì?
- Các nhóm trả lời: Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét kết luận.
3. Củng cố dặn dò 
- GV hệ thống nội dung kiến thức
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập ( tiếp theo ) 
----------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU: Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
i. Mục tiêu
- HS nắm được nội dung trích đoạn kịch Yết Kiêu. 
- Dựa vào đoạn trích kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu biết kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian và kể được câu chuyện theo trình tự không gian.
- Khâm phục trước tài năng và lòng dũng cảm của Yết Kiêu.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Một HS kể chuyện "ở vương quốc tương lai "theo trình tự thời gian. 
- Một HS kể câu chuyện trên theo trình tự không gian.
2. Dạy bài mới 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 - HS đọc và tìm hiểu nội dung văn bản kịch. 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc văn bản kịch.
- GV đọc diễn cảm. HS trả lời câu hỏi: 
+ Cảnh 1 có những nhân vật nào? Cảnh 2 có những nhân vật nào? Yết Kiêu là người như thế nào? Cha Yết Kiêu là người như thế nào? Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra như thế nào ?
Bài tập 2 - Kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý SGK 
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
+ Câu chuyện Yết Kiêu kể như SGK là kể theo trình tự nào?
- GV lưu ý HS : Những câu đối thoại quan trọng có thể giữ nguyên văn, dưới dạng lời nói trực tiếp, đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm. 
- Một HS làm mẫu.
- HS thực hành kể chuyện theo cặp. 
- HS thi kể chuyện trước lớp.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu ý nghĩa của đoạn kịch Yết Kiêu? GV liên hệ GDHS lòng khâm phục trước tài năng và lòng dũng cảm của Yết Kiêu.
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau: L tập trao đổi ý kiến với người thân.
-----------------------------------------------------------
kĩ thuật
 Lắp cái đu (tiết 1)
i. Mục tiêu
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp cái đu.
- Học sinh lắp được cái đu theo mẫu. HS khéo tay lắp được cái đu theo mẫu, đu lắp được tương đối chắc chắn, ghế đu giao động nhẹ nhàng. 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học: Mẫu cái đu. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 
iii. các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài 
b.Các hoạt động:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. 
- GVcho HS quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn. 
- GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của cái đu và đặt câu hỏi: 
 + Để lắp được cái đu ta phải sử dụng các chi tiết nào trong bộ lắp ghép ? 
- GV nêu tác dụng của cái đu trong thực tế.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- GV hướng dẫn theo qui trình trong SGK 
a, GV hướng dẫn chọn chi tiết 
b, Lắp từng bộ phận 
c, Lắp ráp cái đu 
d, Hướng dẫn các tháo các chi tiết 
3. Củng cố - Dặn dò :
- HS nhắc lại các bước lắp cái đu.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS. 
- Dặn HS Chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------
Luyện viết chữ đẹp
Bài 9: Lòng mẹ
i. Mục tiêu
- HS viết đúng, đều, đẹp bài 9: Lòng mẹ (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.9)
- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho HS viết vở nháp, 1HS viết bảng lớp: lát nữa, buồn lắm, lũ chim non	
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
*Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- GV đọc mẫu.- HS đọc thầm lại bài.
- Nêu nội dung của đoạn văn? (Sự quan tâm lo lắng của người mẹ đối với con cái)
+ Em đã làm những viợ̀c tụ́t gì đờ̉ mẹ vui lòng ?
- HS trả lời. GV nhọ̃n xét, bụ̉ sung, kờ́t luọ̃n, GD HS.
*HD viết từ khó
- Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (Thắng, khuya, căm cụi, trời trở rét, đắp lại chăn,..)
- Tìm những tiếng có chứa phụ âm đầu l/n có trong bài?
- Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? ( Nét đưa lên nhẹ tay, nét xuống hơi ấn bút)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: Lòng mẹ (Vở luyện viết chữ đẹp 4 - Q.1 - Trg 9 ):
- Khi viết một đoạn văn ta cần chú ý điều gì? (Mở đoạn viết lui vào 1 ô và viết hoa, Kết thúc đoạn có dấu chấm xuống dòng)
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
- Mẹ có công lao gì ? Em cần làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn mẹ?
- GV liên hệ thực tế, giáo dục HS lòng biết ơn công lao của mẹ và làm những việc thể hiện là người con có hiếu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 25/10/2017
 Ngày giảng: Thứ năm, 2/11/2017
Toán (4A,4B)
Tiết 44: Vẽ hai đường thẳng song song
i. Mục tiêu
- HS biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước ( bằng ê ke và thước kẻ ).
- HS thực hành vẽ đúng đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với một đường thẳng cho trước.
II. Đồ dùng dạy học: Thước kẻ và ê ke
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: - Thế nào là hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song?
 - 1 HS lên bảng vẽ 2 đường thẳng vuông góc.
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài TT.
b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn cách vẽ hai đường thẳng song song.
- Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước.
- GV nêu bài toán rồi hướng dẫn thực hiện vẽ mẫu trên bảng.
- Lưu ý: trước khi hướng dẫn HS vẽ như các bước trong SGK, GV cho liên hệ với hình ảnh hai đường thẳng song song ( AB và CD ) cùng vuông góc với đường thẳng
thứ 3 ( AD ) ở hình chữ nhật trong bài học.
HĐ2: Thực hành
Bài 1(53): HS đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu HS tự vẽ được đường thẳng AB qua M và song song với đường thẳng CD; chẳng hạn như hình bên.
- HS tự vẽ vào vở, HS lên bảng làm bài - HS, GV nhận xét bổ sung.
- GVchốt lại cách vẽ hai đường thẳng song song.
Bài 3(54): HS nêu yêu cầu của bài 
- HS quan sát hình vẽ SGK.
a. Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng đi qua B và song song với AD.
b. Dùng ê ke để kiểm tra góc đỉnh E là góc vuông ( Tứ giác ABED có 4 góc vuông, HS có thể nhận ra đó là hình chữ nhật).
- HS làm bài vào vở, lên bảng làm bài -> HS, GV nhận xét chữa bài.
- HS nêu từng cặp cạnh vuông góc, song song trong hình BEDA 
- GV chốt lại cách vẽ hai đường thẳng song song.
Bài 2: Dành cho HSK nếu còn thời gian.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhắc lại cách vẽ hai đường thẳng song song?
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC ( 4B )
 Tiết kiệm thời giờ ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:	
- Hiểu được thời giờ là cái quý giá nhất, cần phải tiết kiệm. Biết cách tiết kiệm thời giờ.
- Biết cách tiết kiệm thời giờ. 
- Biết quý trọng và sử dụng thời gian một cách tiết kiệm.
II. đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy- học 
1. KTBC: - Em đã làm gì để tiết kiệm tiền của ?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động 1: Kể chuyện Một phút trong SGK
- GV kể chuyện hoặc cho HS đọc phân vai minh hoạ cho câu chuyện.
- Thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK.
- GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý, chúng ta phải biết tiết kiệm thời giờ.
c. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( bài tập 2, SGK).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận một tình huống.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận
d. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ ( bài tập 3, SGK).
- GV nêu lần lượt từng ý kiến trong bài tập, yêu cầu HS bày tỏ thái độ qua việc giơ tay.
- HS giải thích lý do về sự lựa chọn.
- Cả lớp thảo luận.
- GV kết luận.
* GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
- Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân.
- Viết, vẽ, sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ,... về tiết kiệm thời giờ.
-------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Động từ
I. Mục tiêu
- HS hiểu thế nào là động từ ( là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng). 
- HS nhận biết đúng động từ trong câu, nhận biết đúng động từ thể hiện qua tranh vẽ.
- HS dùng những động từ hay, có ý nghĩa trong khi nói và viết.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi đoạn văn ở BT2.
III. Các hoạt động dạy học 
1. KTBC: - Các em đã được học từ loại nào? Danh từ là những từ chỉ gì? 
 - HS lên bảng xác định danh từ chung, danh từ riêng trong câu sau:
Vua Mi- đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV dẫn dắt từ bài cũ để giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn bài mới.
* Nhận xét. 
Bài 1, 2(93) : HS đọc đọc đoạn văn ở bảng phụ
+ Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ, thiếu nhi?
+ Tìm từ ngữ chỉ trạng thái của dòng thác, lá cờ?
- HS thảo luận theo nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời. 
- GV nhận xét và đưa ra đáp án (gạch chân phấn màu trên bảng phụ)
+ Từ chỉ hoạt động: nhìn, nghĩ, thấy + Từ chỉ trạng thái: đổ, bay.
- GVchốt: những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật là động từ.
+ Động từ chỉ gì? (HS trả lời)
* Phần ghi nhớ : - HS đọc phần ghi nhớ SGK. 
 - HS nêu VD về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.
* Phần luyện tập 
Bài 1(94) : HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm nhanh ra nháp theo mẫu.
- Lần lượt HS trình bày miệng những việc làm ở trường, ở nhà 
- HS cùng GV nhận xét, tuyên dương HS tìm được nhiều từ. 
- GV viết một số việc làm lên bảng: quét nhà, rửa chén, quét lớp, lau bảng...
+ Trong những việc làm trên, hãy tìm động từ chính trong từng hoạt động
- GV chốt lại cách xác định động từ chính trong từng hoạt động.
Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài 
- GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn như SGK: HS đọc.
- HS đọc đoạn văn, GV hỏi về nội dung của từng đoạn văn.
- HS tìm động từ trong từng đoạn văn vào vở.
- HS lên bảng gạch chân dưới các động từ trên đoạn văn 
- HS trả lời: GV nhận xét bổ sung.
- GV đưa ra đáp án: a. đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, lặn.
 b. mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng.
- GV nhận xét chốt cách xác định động từ trong câu.
Bài 3 ( Tổ chức trò chơi xem kịch câm )
- HS đọc yêu cầu của bài - HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
- Tổ chức thi biểu diễn động tác kịch câm và xem kịch câm.
+ GV nêu nguyên tắc chơi: Hai nhóm A và B có số HS bằng nhau, lần lượt các bạn trong 
nhóm A làm động tác, lần lượt các bạn trong nhóm B phải nói đúng, nhanh tên hoạt động. Sau đó đổi vai cho nhau. Nhóm nào đoán đúng nhanh, có hành động kịch đẹp mắt sẽ thắng cuộc.
- Cho 2 HS chơi mẫu: 
HS 1 bắt chước hoạt động của bạn trai trong tranh 1 
- HS hai nhìn bạn , nói to tên hoạt động. VD : Cúi
HS 2 bắt chước hoạt độngcủa bạn gái trong tranh 2 
- HS 1 nhìn bạn nói to tên hoạt động. 
VD : ngủ 
- Các nhóm thảo luận chọn vai chuẩn bị chơi kịch câm.
- 3 nhóm lên bảng làm tiểu phẩm đoán tên hoạt động.
- Lớp nhận xét bình chọn nhóm có tiểu phẩm hấp dẫn, đoán tên hoạt động đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- Thế nào là động từ?
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 26/10/2017
 Ngày giảng: Thứ sỏu, 3/11/2017
tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
i. Mục tiêu
- HS xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; Lập được dàn ý rõ ND của bài trao đổi để đạt mục đích. 
- HS bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2016_2017_nguy.doc