Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 9 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hoàn - Trường Tiểu học Hiệp An
I. MỤC TIÊU
- Hiểu những từ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng qúy
- HS bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Rèn các kĩ năng sống chho HS: lắng nghe tích cực, giao tiếp và thương lượng.
- HS có thái độ trân trọng mọi nghề, luôn có ý thức lao động là vinh quang.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh và nêu nội dung bài.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
- HSTB nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng những tiếng: mồn một, kiếm sống, dòng dõi, quan sang, phì phào . Giúp HS hiểu các từ ngữ được chú thích cuối bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HSKG đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
- HS làm việc theo nhóm: đọc thầm toàn bài và TLCH:
+ Cương xin học nghề rèn để làm gì ?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ?
+ Nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương?
- Đại diện các nhóm báo cáo KQ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ND: Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao qúy để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng: học nghề rèn để kiếm sống giúp gia đình.
............................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Ước mơ I. MỤC TIÊU - HS biết thêm một số từ thuộc chủ điểm trên đôi cánh ước mơ. - Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1,2); ghép đượctừ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3); nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4); hiểu được ý nghĩa hai thành ngữ thuộc chủ điểm (BT5a,c) - Bồi dưỡng cho HS những ước mơ đẹp, có ích cho con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Từ điển Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: - 1HSTB nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép. HSKG lấy VD minh hoạ. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 1: - HSTB đọc yêu cầu của bài. - HS đọc thầm bài Trung thu độc lập, tìm từ đồng nghĩa với ước mơ, ghi nháp. - HS phát biểu ý kiến, có thể kết hợp giải nghĩa từ. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. * Bài tập 2: - HSTB đọc yêu cầu của bài. - GV yêu cầu các nhóm trao đổi, thảo luận, tìm thêm từ đồng nghĩa với từ ước mơ, - Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. Với những từ chưa đúng, GV hướng dẫn cả lớp trao đổi, thảo luận. *Bài tập 3: - HSTB đọc yêu cầu của bài. - HS các nhóm tiếp tục làm bài vào vở. - Đại diện vài HS trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. *Bài tập 4: - HS đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc HS tham khảo gợi ý 1 trong bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc để tìm ví dụ về những ước mơ. - Từng cặp HS trao đổi. Mỗi em nêu một ví dụ về một loại ước mơ. - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét. *Bài tập 5a.c: - HS đọc yêu cầu của bài, từng cặp trao đổi. - HS trình bày cách hiểu thành ngữ. GV bổ sung để có nghĩa đúng. - GV mời vài HS nêu hoàn cảnh sử dụng thành ngữ để hiểu nội dung thành ngữ. 3. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại các từ ngữ về chủ đề ước mơ? - GV nhận xét tiết học, y/c HS nhớ các từ đồng nghĩa với từ ước mơ, HTL các thành ngữ ở bài tập 4 và chuẩn bị bài sau. ......................................................................................................................... Buổi chiều TIẾNG VIỆT (ÔN) ......................................................................................................................... Tiết 2: LTVC Luyện tập phân biệt chính tả s/x và ch/tr I. MỤC TIÊU - Củng cố cách phân biệt chính tả s/x và ch/tr qua một số bài tập. - HS biết phân biệt được khi nào thì dùng s,ch và khi nào thì dùng x, tr. - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tiếng Việt nâng cao 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách vở của HS 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài. b, Hướng dẫn luyện tập: Với các bài tập yêu cầu HS tự làm, lên bảng điền (bài 1,2) và nêu kết quả (bài3 ). Sau đó nhận xét bổ sung và chốt kết quả đúng. Bài 1: Điền vào chỗ trống tiếng chứa âm đầu: a, x hay s: b, ch hay tr Mùa chia cho bé Thăm thẳm xanh lộng đáy hồ Chiếc kẹo tròn Mùi hoa thiên lí thoảng thu Và mở trang mới Con cò bay lả câu hát Rủ bé cùng tranh giấc say dài nhịp võng ru. Bài 2; Tìm thêm 1 tiếng để tạo từ chứa các tiếng có cùng âm đầu: a, x hay s: xính, sáng , xong , sụt , xa, xông , sung . b, ch hay tr: chấu, chan , trong , trải, chèo , chọi Bài 3: Giải câu đố sau: Là cây gì? (Tên loài cây bắt đầu bằng s hoặc x) Quê em ở chốn ao tù Vượt qua mặt nước võng dù thấp cao Đến ngày mở mắt ra chầu Soi gương mới biết tự hào tốt tươi. ( KQ: Cây hoa sen.) 3. Củng cố, dặn dò: - GV chốt lại các dạng bài tập và nhận xét tiết học. ......................................................................................................................... Tiết 3: TLV Luyện tập phát triển câu chuyện I. MỤC TIÊU - Củng cố cách xây dựng đoạn văn KC, cách phát triển câu chuyện. - HS biết xây dựng các đoạn văn KC để hoàn chỉnh một câu chuyện cho sẵn cốt truyện tóm tắt. - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tiếng Việt nâng cao 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu lại dấu hiệu nhận biết 1 đoạn văn? - Nêu cấu tạo của một đoạn văn? Cách trình bày một đoạn văn? 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài. b, Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Kể lại một câu chuyện em đã học nói về ước mơ đẹp của con người. Bài 2. Đọc truyện sau: SỰ TÍCH HOA HỒNG NHUNG VÀ NHỮNG HẠT NGỌC Ngày xưa có hai cha con sống với nhau. Người cha rất yêu thương con gái nên tuy nhà nghèo nhưng ông luôn cố gắng chiều theo mọi ước muốn của con. Một hôm cô bé nói: - Con muốn có một chiếc váy đỏ thật đẹp. Người cha nói: - Được rồi, cha sẽ mua váy đẹp cho con. Ông đã làm việc không biết mệt mỏi để có tiền và một ngày nọ đã mua về cho con một chiếc váy thật đẹp. ít hôm sau, có bé lại nói: - Con muốn có những hạt ngọc để gắn lên chiếc váy!..... Em hãy tưởng tượng để kể tiếp câu chuyện trên với kết cục: Người cha đi mãi vào rững sâu để tìm ngọc cho con gái, đi đến kiệt sức và ngã xuống, biến thành những hạt sương. Cô con gái ân hận về ước muốn của mình, đi vào rừng tìm cha cho đến lúc chân mỏi, gối chùn, bụng đói, ngã xuống và biến thành bông hoa hồng nhung. - HS đọc đề, tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS viết bài. - GV theo dõi, hướng dẫn những em còn lúng túng. - Vài HS đọc đoạn vừa viết. - Lớp nhận xét, GV nhận xét chung. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lạị cấu tạo một đoạn văn? - GV chốt lại các dạng bài tập và nhận xét tiết học. Soạn: 24/10/2010 . Giảng: Thứ tư 27/10/2010 Buổi sáng KỂ CHUYỆN Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. MỤC TIÊU - HS chọn được một câu chuyện nói về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Rèn các kĩ năng sống cho HS: thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, đặt mục tiêu, kiên định. - Yêu thích môn học, biết ước những ước mơ cao đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ chép sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1-2 HS kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc nói về ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b, Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện * Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài: - HSTB đọc đề bài. - GV viết đề bài lên bảng, gạch chân những từ quan trọng. - Ba HSTB nối tiếp nhau đọc ba gợi ý (1,2,3). Cả lớp theo dõi SGK - HS đọc thầm lại gợi ý. - GV nhấn mạnh và lưu ý cho các em về các gợi ý ( Đặc biệt là các hướng xây dựng cốt truyện, cách đặt tên cho câu chuyện). - Vài HSKG nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. * HS thực hành kể chuyện - HSTB: Kể chuyện trong nhóm đôi: Trao đổi thông tin và kể từng đoạn, sau đó kể toàn chuyện. HSKG: Trao đổi và đóng vai để kể lại một câu chuyện được chứng kiến tham gia nói về ước mơ đẹp. - Thi kể chuyện trước lớp: + GV treo bảng phụ chép sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. + Gọi HS thi kể câu chuyện, đóng vai trước lớp. - Mỗi HS kể xong, trả lời câu hỏi do các bạn trong lớp đặt ra. - Cả lớp bình nhận xét về các mặt: nội dung, cách kể, cách dùng từ, đặt câusau đó bình chọn bạn, nhóm bạn kể chuyện hay nhất, bạn đặt được câu hỏi hay nhất. 3. Củng cố - dặn dò. - Những ứôc mơ đẹp sẽ có lợi ích gì? Em ước mơ điều gì? - GV nhận xét tiết học , HDHS về nhà kể chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Xem trước tranh minh hoạ truyện Bàn chân kì diệu. ......................................................................................................................... TOÁN Tiết 43 Vẽ hai đường thẳng vuông góc. I. MỤC TIÊU - Nắm được cách vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước ( bằng thước kẻ và ê ke ). Nắm được cách vẽ đường cao của hình tam giác. - Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước. Vẽ được đường cao của hình tam giác (BT1,2) - HS ham học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Thước kẻ, ê ke, 1 hình tam giác bằng giấy (cho GV và HS). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: - GV vẽ lên bảng 1 HCN, gọi HSKG nêu các cặp cạnh vuông góc, HSTB nêu các cặp cạnh song song. 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài b. Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước - Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB. - Trường hợp điểm E nằm ngoài đoạn thẳng AB. Trong cả hai trường hợp trên, GV hướng dẫn mẫu và vẽ trên bảng theo các bước vẽ như SGK đã trình bày rồi cho HS thực hành vẽ vào vở (hoặc giấy nháp). - GV nhận xét những khiếm khuyết của HS khi vẽ và HDHS cách vẽ nhanh và chính xác hơn: Trượt ê-ke đến khi cạnh góc vuông thứ hai của ê-ke gặp điểm E thì dừng lại, ta dùng bút mực hoặc bút chì chấm 1 điểm sát cạnh của ê-ke. Sau đó ta dịch ê-ke (hoặc dùng thước) xuống phía dưới sao cho cạnh của ê- ke gặp 2 điểm, điểm E và điểm vừa chám, ta kẻ đt CD vuông góc với AB. c. Giới thiệu đường cao và cách vẽ đường cao của hình tam giác - GV và HS lấy hình tam giác bằng giấy ra. - GV yêu cầu HS gấp tam giác lại sao cho cạnh đáy luôn trùng khít nhau, kéo sang trái khi đến đỉnh trên của tam giác ta miết thẳng từ trên xuống sẽ được 1 nếp gấp. - GV vẽ tam giác ABC lên bảng. Nêu bài toán, cho HS nêu cách vẽ. Đt đó cắt cạnh BC tại H. - GV tô màu đoạn thẳng AH ( tô từ A đến H ), cho HS biết "Đoạn thẳng AH là đường cao của tam giác ABC". d. Thực hành *Bài 1: Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD (Vận dụng trường hợp 1 để vẽ). Gọi 3 HS lên bảng vẽ. *Bài 2: Cho HS tự làm bài. Yêu cầu vẽ được đường cao của hình tam giác ứng với mỗi trường hợp. Bài 3: (HSKG) Yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với cạnh DC (theo cách vẽ đã học). Nêu tên các hình chữ nhật: ABCD, AEGD và EBCG A E B D G C 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc? - GV nhận xét tiết học và HD HS chuẩn bị bài sau: Vẽ hai đường thẳng song song. ......................................................................................................................... TẬP ĐỌC Điều ước của vua Mi- đát I. MỤC TIÊU - Hiểu nghĩa các từ mới. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. - HS bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai, phân biệt lời các nhân vật ( Lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt). - HS có thái độ không tham lam, luôn ước muốn những điều mang lại hạnh phúc cho mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong SGK (Giới thiệu bài) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Hai HS nối tiếp nhau đọc bài Thưa chuyện với mẹ và nêu đại ý của bài. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ. b. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài a. Luyện đọc - HSTB nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lượt). - GV Hướng dẫn HS phát âm chính xác tên người nước ngoài: Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn. Giúp HS hiểu nghĩa một từ ở cuối bài. - HS luyện đọc theo cặp. - Một HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài - Đoạn 1: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì ? + Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào ? - Đoạn 2: HS đọc lướt: Tại sao vua Mi-đát lại xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước? - Đoạn 3: HS đọc thầm: Vua Mi-đát đã hiểu được điều gì ? - HS đọc cả bài: Câu chuyện có ý nghĩa gì? (Những ước muốn tham lam không mang lại những điều tốt đẹp cho con người ) c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - GV hướng dẫn một tốp 3 HS đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai. - Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố dặn dò ? Câu chuyện vua Mi-đát giúp em hiểu điều gì? - GV liên hệ thực tế, nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau: Ôn tập ................................................................................................................ TIẾNG ANH (Đ/c Thanh dạy) ................................................................................................ Buổi chiều (Nghỉ) Soạn: 24/10/2010 . Giảng: Thứ năm 28/10/2010 Buổi sáng THỂ DỤC (Đ/c Lý dạy) ................................................................................................................ TẬP LÀM VĂN Luyện tập phát triển câu chuyện I. MỤC TIÊU - HS nắm được nội dung trích đoạn kịch Yết Kiêu. - Dựa vào đoạn trích kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu biết kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian và kể được câu chuyện theo trình tự không gian. - Khâm phục trước tài năng và lòng dũng cảm của Yết Kiêu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Một HSTB kể chuyện "Ở vương quốc tương lai "theo trình tự thời gian. - Một HSKG kể câu chuyện trên theo trình tự không gian. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 - HS đọc và tìm hiểu nội dung văn bản kịch. - Hai HS nối tiếp nhau đọc văn bản kịch. - GV đọc diễn cảm. HS trả lời câu hỏi: + Cảnh 1 có những nhân vật nào? Cảnh 2 có những nhân vật nào? Yết Kiêu là người như thế nào? Cha Yết Kiêu là người như thế nào? Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra như thế nào ? Bài tập 2 - Kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý SGK - HSTB đọc yêu cầu của bài tập. + Câu chuyện Yết Kiêu kể như SGK là kể theo trình tự nào? - GV lưu ý HS : Những câu đối thoại quan trọng có thể giữ nguyên văn, dưới dạng lời nói trực tiếp, đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm. - Một HS giỏi làm mẫu. - HS thực hành kể chuyện theo cặp. - HS thi kể chuyện trước lớp. 3. Củng cố - dặn dò - Nêu ý nghĩa của đoạn kịch Yết Kiêu? GV liên hệ GDHS lòng khâm phục trước tài năng và lòng dũng cảm của Yết Kiêu. - GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. ......................................................................................................................... TOÁN Tiết 44 Vẽ hai đường thẳng song song I. MỤC TIÊU - Củng cố cho HS các đặc điêm nhận biết hai đt song song. - HS biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước ( bằng ê ke và thước kẻ ). HS vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước. - HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Thước kẻ và ê ke III. CÁC HOẠT ĐỒNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: 1 HSKG lên bảng vẽ 2 đường thẳng vuông góc. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước - GV nêu bài toán rồi hướng dẫn thực hiện vẽ mẫu trên bảng. + Lưu ý: Trước khi hướng dẫn HS vẽ như các bước trong SGK, GV cho liên hệ với hình ảnh hai đường thẳng song song (AB và CD) cùng vuông góc với đường thẳngthứ 3 (AD) ở hình chữ nhật trong bài học. c. Thực hành *Bài 1: GV yêu cầu HS tự vẽ được đt AB qua M và song song với đường thẳng CD. *Bài 2 (HSKG) Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng AX qua A song song với BC, đường thẳng CY qua C và song song với AB. Nêu được các đường thẳng song song. *Bài 3: a) Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng đi qua B và song song với AD. b) GVHDHS dùng ê ke để kiểm tra góc đỉnh E là góc vuông ( Tứ giác ABED có 4 góc vuông, HS có thể nhận ra đó là hình chữ nhật). 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - HDHS chuẩn bị bài sau: Thực hành vẽ hình chữ nhật và vẽ hình vuông. ......................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU Động từ I. MỤC TIÊU - HS hiểu được thế nào là ĐT (là từ chỉ hoạt động, trạng thái...của sự vật: người, sự vật, hiện tượng). - Nhận biết được động từ trong câu hoặc qua tranh vẽ. - Rèn ý thức sử dụng từ cho đúng ngữ pháp, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - HSTB: Thế nào là danh từ? VD? - Thế nào là DT riêng, DT chung? VD? 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài b. Phần nhận xét: - Hai HSTB nối tiếp nhau đọc nội dung BT1 và 2 - Lớp đọc thầm. - HS làm việc theo cặp. - HS báo cáo KQ. GV nhận xét bổ sung. - GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là các động từ. Vậy động từ là gì ? c. Phần ghi nhớ: - HS đọc phần ghi nhớ - Gọi HS nêu VD về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái. d. Phần luyện tập Bài tập 1: - HSTB đọc yêu cầu của bài - HS thi làm nhanh ra nháp - Hai HS lên bảng thi làm bài - HS cùng GV nhận xét. Tuyên dương HS nào tìm được nhiều từ nhất. Bài tập 2: - Hai HSTB tiếp nối nhau đọc yêu cầu a, b của bài. - HS làm việc cá nhân vào vở. - Hai HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, các nhóm bổ sung. Bài tập 3 (Tổ chức trò chơi xem kịch câm ) - Tìm hiểu yêu cầu của bài tập. - Cho 2 HS chơi mẫu HS 1 bắt chước hoạt động của bạn trai trong tranh 1 - HS 2 nhìn bạn, nói to tên hoạt động. VD: Cúi HS2 bắt chước hoạt động của bạn gái trong tranh 2 - HS 1 nhìn bạn nói to tên hoạt động. VD: ngủ - Tổ chức thi biểu diễn động tác kịch câm và xem kịch câm . - GV nêu nguyên tắc chơi: Hai nhóm A và B có số HS bằng nhau, lần lượt các bạn trong nhóm A làm động tác, lần lượt các bạn trong nhóm B phải nói đúng, nhanh tên hoạt động. Sau đó đổi vai cho nhau. Nhóm nào đoán đúng nhanh, có hành động kịch đẹp mắt sẽ thắng cuộc. 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại thế nào là ĐT? VD? - GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau: Ôn tập Buổi chiều LỊCH SỬ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân I. MỤC TIÊU - HS hiểu: Sau khi Ngô Quyền mất đất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên. - Trình bày được vài nét về Đinh Bộ Lĩnh và công lao của ông: tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. - Yêu thích và tìm hiểu lịch sử Việt Nam. Khâm phục và biết ơn người anh hùng dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Hình trong SGK (HĐ2) . iII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu 2 giai đoạn lịch sử đã học? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV dựa vào phần đầu bài trong SGK để giúp HS hiểu được bối cảnh đất nước trong buổi đầu độc lập. b.HDHS tìm hiểu bài: Hoạt động 1: GV giới thiệu: Hoàn cảnh đất nước ta sau khi Ngô Quyền mất. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - GV đặt câu hỏi: Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? - GV tổ chức cho HS đọc SGK, thảo luận và đi đến thống nhất: Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Truyện cờ lau tập trận nói lên ngay từ nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh đã có chí lớn. (HS xem tranh minh hoạ) - HS đọc tiếp SGK, trả lời các câu hỏi: + Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? Sau khi thống nhất đất nước, ĐBL đã làm gì? - GV giải thích các từ: Hoàng, Đại cồ Việt, Thái Bình. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - GV yêu cầu HS lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất theo mẫu: Thời gian Các mặt Trước khi thống nhất Sau khi thống nhất - Đất nước - Triều đình - Đời sống của nhân dân - Bị chia thành 12 vùng - Lục đục - Làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá, dân nghèo khổ, đổ máu vô ích - Đất nước quy về một mối - Được tổ chức lại quy củ - Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng. - Đại diện các nhóm lên thông báo kết quả làm việc của nhóm trước cả lớp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá chung. 3. Củng cố - dặn dò : - Đinh bộ Lĩnh có công lao gì đối với đất nước? Em cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn ông? - 1 HS đọc phần tóm tắt trong SGK. - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 1. ......................................................................................................................... KHOA HỌC Phòng tránh tai nạn đuối nước. I. MỤC TIÊU - Hiểu được tác hai của tai nạn đuối nước. - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. Biết một số nguyên tắc k
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2010_2011_nguy.doc