Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- B¬ước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. Đọc diễn cảm toàn bài.
- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của những bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
HS trả lời đư¬¬¬¬ợc câu hỏi 1, 2, 4 SGK. Thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài. Trả lời được câu hỏi 3. Nêu đ¬ược nội dung bài và thuộc cả bài thơ.
- GDHS chăm ngoan, học giỏi có những ước mơ trong sáng.
II. ĐỒ DÙNG:- Bảng phụ chép sẵn nội dung khổ thơ 1, 2 để luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3HS đọc nối tiếp bài Ở Vương quốc Tương Lai
- HS đọc phân vai cả bài và nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a . Giới thiệu bài:
GV giới thiệu tên bài học và ghi bảng.
b. H¬¬¬¬¬ướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
*Luyện đọc:
- Gọi 1, 2HS khá - giỏi đọc bài, cả lớp đọc thầm theo.
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ:
+ Lần 1: HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cách đọc.
+ Lần 2: HS đọc, GV h¬¬¬¬ướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.
+ Lần 3: HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cho HS cách đọc.
- 1HS K,G đọc cả bài. GV đọc mẫu cả bài.
vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng. Trả lời các câu hỏi trong sgk. Nêu được nội dung bài. - GDHS có niềm tin trong cuộc sống, luôn biết nuôi dưỡng những ước mơ trong sáng. II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép sẵn đoạn: Ngày còn bé......của các bạn tôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2HS đọc nối tiếp bài tập đọc Nếu chúng mình có phép lạ. - 1 HS đọc diễn cảm toàn bài và nêu nội dung bài. GV n. xét, cho điểm. 2. Bài mới: a . Giới thiệu bài. - GV giới thiệu tên bài học và ghi bảng. b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. *Luyện đọc - Gọi 1, 2HS khá - giỏi đọc bài, cả lớp đọc thầm theo. - GV hướng dẫn chia đoạn : + Đoạn 1: Từ đầu.của các bạn tôi. Đoạn 2 : còn lại - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài: + Lần 1: HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cách đọc. + Lần 2: HS đọc, GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. + Lần 3: HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cho HS cách đọc. - 1HS đọc cả bài. GV đọc mẫu cả bài. *Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm đoạn 1 TLCH: + Nhân vật “ tôi ” là ai? + Ngày bé chị phụ trách Đội mơ ước điều gì ? Ước mơ đó có thực hiện được không ? + Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta. - GV nhận xét, chốt ý đúng - 1, 2HS nêu ý đoạn 1: Mơ ước có được đôi giày màu xanh của chị phụ trách - GV ghi bảng ý 1 - HS đọc thầm đoạn 2 TLCH: + Tác giả đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp? + Tại sao tác giả lại chọn cách làm đó? + Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày. - GV cùng HS nhận xét, bổ sung. - HS nêu ý đoạn 2: Niềm vui của cậu bé Lái khi nhận được đôi giày - GV ghi bảng ý 2 - 1, 2HS nêu nội dung bài học (ý 2 mục I ) - GV nhận xét và ghi bảng đại ý. - 2HS nhắc lại đại ý. c. Luyện đọc diễn cảm. - GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn văn để luyện đọc. - GV đọc mẫu đoạn văn. - HS nêu cách ngắt, nghỉ hơi ở từng câu văn; HS khác nêu các từ ngữ cần nhấn giọng - GV kết hợp gạch chân. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm theo đoạn, cả bài. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những bạn đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - 1, 2 HS nêu lại nội dung bài học. GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Thưa chuyện với mẹ. --------------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU Dấu ngoặc kép I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (ND ghi nhớ). - Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. - Có ý thức học tập tự giác. II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ chép ND BT1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: - 1HS: Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài . - 1HS: Viết trên bảng lớp tên một số nước và thủ đô của nước đó. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. b. Hình thành kiến thức. * Nhận xét: Bài tập 1 :- 1HS đọc nội dung và nêu yêu cầu. - HS nêu các từ ngữ, câu văn được đặt trong dấu ngoặc kép là lời của ai. - GV kết hợp ghi bảng. HS nêu tác dụng của dấu ngoặc kép đã được sử dụng trong đoạn văn trên - GV nhận xét , chốt ý đúng. Bài tập 2 : - 1HS nêu yêu cầu. - HS nêu các dấu ngoặc kép được sử dụng độc lập, dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm. - HS nêu nhận xét khi nào dấu ngoặc kép được sử dụng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm. GV nhận xét , chốt ý đúng. - HS nhắc lại Bài tập 3 : - 1HS đọc các dòng thơ và nêu yêu cầu. - 1HS nêu từ được đặt trong dấu ngoặc kép. - HS giải nghĩa từ lầu và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. - GV nhận xét, chốt ý đúng. - HS nhắc lại tác dụng và cách sử dụng dấu ngoặc kép. * Ghi nhớ : SGK tr. 83 - 1, 2HS nhắc lại ghi nhớ. c. Luyện tập. Bài tập 1: GV treo bảng phụ - 1HS đọc nội dung và nêu yêu cầu bài tập. - 1HS gạch chân dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn trên bảng phụ. - HS làm bài cá nhân vào VBTTV. GV cùng HS nhận xét, bổ sung. - 1, 2 HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép. Bài tập 2: - 1HS nêu yêu cầu bài 2. 1HS khác trả lời câu hỏi và giải thích. - GV cùng HS khác nhận xét, chốt ý đúng Bài tập 3: - 1HS nêu yêu cầu bài 3. 1HS khác viết trên bảng những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt và giải thích. - GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - 2,3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Ước mơ. TOÁN Tiết 38 : Luyện tập I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Củng cố về giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó - HS biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng (Bài 1a,b ; 2 ; 4) - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : - HS nhắc lại cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số 2. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài. b. HD HS làm bài tập. Bài 1a, b (HS làm xong làm thêm phần c) - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - HS tự làm bài vào vở, gọi một em lên bảng làm bài. - GV chữa bài trên bảng Bài 2 : - 1 HS đọc đề của bài tập. - 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán, HS khác tóm tắt vào vở. - Cho HS tự làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm bài. - HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng. Kết quả : Tuổi chị : 22, Tuổi em : 14. Bài 4 :- Cho HS đọc đề. Hỏi HS khác để tóm tắt bài toán. - HS nêu cách giải, cho HS làm bài vào vở, gọi một em lên bảng làm bài. - GV chấm một số bài, cho HS nhận xét bài trên bảng, GV cho điểm. Bài 3 : - Cho HS đọc đề của bài tập tự làm rồi chữa bài. - Khi HS chữa bài, GV nên hỏi để HS nêu cách tìm số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Bài 5: Nếu còn thời gian - Cho HS đọc đề bài. - HS nêu cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng. - Cho HS tự làm bài, gọi một em lên bảng làm bài. - Cho HS chữa bài. GV cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. KHOA HỌC Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh? I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - HS nêu được một số biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh. - HS biết nói với bố mẹ hoặc người lớn khi cảm thấy cơ thê khó chịu không bình thường; phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. - Có ý thức phòng tránh bệnh. Có thái độ đúng với người mắc bệnh. II. ĐỒ DÙNG: Hình trang 32,33 SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh tiêu hoá. - HS trả lời, GV đánh giá cho điểm. 2. Dạy bài mới: 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Giảng bài: a. Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện * Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh. * Cách tiến hành: Bước 1: HS thực hiện theo yêu cầu ở mục quan sát và thực hành trang 32 SGK. Bước 2: Làm việc theo nhóm nhỏ - Lần lượt HS sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành ba câu chuyện và kể lại với các bạn trong nhóm Bước 3: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên thi kể trước lớp. GV đặt câu hỏi liên hệ. Kết luận Như đoạn đầu của mục Bạn cần biết trang 33 SGK b. Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai Mẹ ơi con sốt! * Mục tiêu: HS biết nói với cha mẹ khi người cảm thấy không bình thường. * Cách thức tiến hành: - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi nhóm đưa ra những tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh. - GV có thể gợi ý cho những nhóm còn lúng túng. - Bước 2: Làm việc theo nhóm + Các nhóm tự thảo luận và đưa ra tình huống. + Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống đã đề ra. + Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý kiến. - Bước 3: Trình diễn - HS nên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng. - Các nhóm nhận xét sự trình diễn của mỗi nhóm, bầu nhóm diễn xuất sắc nhất. Kết luận: Như đoạn sau của mục Bạn cần biết trang 33 SGK. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Bài 16: Ăn uống khi bị bệnh. -------------------------------------------------------------------------------------- CHIỀU: LUYỆN VIẾT Bài 8: Không nên phá tổ chim I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - HS viết đúng, đều, đẹp bài 8: Không nên phá tổ chim (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.8) - Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm. - HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG: GV và HS: Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: - HS: Khi viết một đoạn văn ta cần chú ý điều gì? ( Mở đoạn viết lui vào 1 ô và viết hoa, Kết thúc đoạn có dấu chấm xuống dòng) - HS: Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? ( Nét đưa lên nhẹ tay, nét xuống hơi ấn bút) 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học. b, HDHS tìm hiểu và viết đúng - GV đọc mẫu. HS đọc thầm lại bài. + HS: Nêu ý nghĩa của đoạn văn? ( Giáo dục chúng ta không nên bắt chim, phá tổ vì chim là những con vật có ích) + HS: Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn ( Sai lỗi chính tả)? ( liền trèo lên, lát nữa, buồn lắm, lũ chim non,) - HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó: + GV đọc từng từ ngữ. HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết - GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai. c, HDHS viết bài: Không nên phá tổ chim ( Vở luyện viết CĐ 4 – Q.1 – Trg 7 ): - HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp. - GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung. 3. Củng cố dặn dò: - Vì sao chúng ta không nên bắt chim, phá tổ chim? - GV liên hệ thực tế, giáo dục HS yêu quý và bảo vệ các loài vật có ích. - GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------- ĐỊA LÍ Bài 7 : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nắm được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên. Biết được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên. - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở TN. Dựa vào bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người: đất ba dan- trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt - chăn nuôi trâu, bò. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ( HĐ 2) - Tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột – HĐ2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: + 1HS: Nêu một số dân tộc ở Tây Nguyên. + 1HS: Mô tả và nêu vai trò của nhà rông ở Tây Nguyên. 2. Bài mới: a. GTB: - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. b. Các hoạt động: * Hoạt động1: Thảo luận nhóm - GV y/c HS đọc thầm mục 1, kết hợp qs hình 1 sgk tr. 87 thảo luận theo nhóm các câu hỏi: + Kể tên những cây trồng chính ở TN ? Chúng thuộc loại cây gì ? + Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? + Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp - GV kết hợp ghi bảng ý chính. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - GV cho HS qs tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột và giới thiệu sơ qua về vùng chuyên trồng loại cây này. - GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - 1 HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ. + Kể một số thông tin về cà phê Buôn Ma Thuột mà em biết? - GV giới thiệu cho HS xem một số sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột. + Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì ? + Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này? - GV cùng HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận. * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân - HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 trong sgk, TLCH sau: + Kể tên những con vật chính nuôi ở Tây Nguyên ? + Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên ? + Ở Tây Nguyên có những thuận lợi gì cho việc chăn nuôi trâu, bò ? + Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì ? - Một số HS trình bày trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kl - HS hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuồi gia súc lớn ở Tây Nguyên. - GV ghi bảng : Ghi nhớ (SGK tr. 89)- 2 HS nhắc lại ND ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò: - 1,2HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. GV nhận xét tiết học. - Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ( Tiếp theo) ----------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT TẬP THỂ Kiểm điểm tình hình học tập, đạo đức trong tuần GDHS theo chủ điểm : Chăm ngoan học giỏi. I. MỤC TIÊU: - GDHS theo chủ điểm tháng chăm ngoan học giỏi. - HS kiểm điểm về tình hình học tập, đạo đức của lớp trong tuần. - Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới: Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp, nội quy, quy định của nhà trường và ôn lại các bài thể dục nhịp điệu, múa hát sân trường, các bài hát về truyền thống của Đội. - Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, tự giác, tích cực trong mọi HĐ. II. TIẾN HÀNH: 1- Ổn định tổ chức: - Lớp hát 1, 2 bài. 2- Kiểm điểm tình hình học tập, đaọ đức của lớp trong tuần : * Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt: - Tổ trưởng báo cáo tình hình học tập, ý thức đạo đức của các bạn trong tổ ở tuần qua. - Lớp phó học tập nhận xét chung về tình hình học tập, ý thức đạo đức của các bạn trong lớp. - Ý kiến của các thành viên trong lớp. - GV nhận xét chung ưu, khuyết điểm của HS trong tuần, nhắc nhở các em học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ của người học sinh. * Phương hướng tuần tới: - Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp, nội quy, quy định của nhà trường và ôn lại các bài thể dục nhịp điệu, múa hát sân trường, các bài hát về truyền thống của Đội. - Duy trì tốt mọi nề nếp ra vào lớp, học tập tích cực, tự giác. - Truy bài nghiêm túc, thể dục đều, vệ sinh sạch sẽ,. - Chú trọng giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 3- Sinh hoạt văn nghệ TẬP LÀM VĂN Luyện tập phát triển câu chuyện I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Dựa vào cốt truyện bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV. - Kể lại được câu chuyện đó. - Có ý thức học tập và yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ ghi cốt truyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện em đó kể ở lớp hôm trước. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài : trực tiếp b. Hướng dẫn HS làm bài tập - GV treo bảng phụ ghi cốt truyện. - 1HSK đọc cốt truyện: Một người mẹ bị ốm rất nặng, thèm một trái táo thơm ngon. Để có được trái táo đó, người con phải vượt qua bao nhiêu núi cao, vực sâu mới có được trái táo đó. Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó nói về lòng hiếu thảo của người con. - HSK,G phân tích đề - GV kết hợp gạch chân từ quan trọng. - GV hướng dẫn HS xây dựng cốt truyện + HSTB nêu lại các nhân vật trong câu chuyện cần xây dựng. + HSK,G nêu một số chủ đề để xây dựng cốt truyện. - GV nhận xét, nhắc nhở, gợi ý HS: Cần tưởng tượng những điều sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện liên quan tới các nhân vật theo đề bài. Kể lại vắn tắt không cần kể cụ thể, chi tiết. - HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn theo nhóm đôi - GV tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. - GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất. - Từng cặp HS kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. - Hai, ba HS thi kể. Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS luyện viết hoàn chỉnh lại câu chuyện. KHOA HỌC Ăn uống khi bị bệnh I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - HS nhận biết được người bệnh cần ăn đủ chất chỉ một số bệnh cần ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: Pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện. II. ĐỒ DÙNG: - Hình trang 34,35 SGK; Mỗi nhóm một gói ô-rê-dôn, cốc, nắm gạo, muối. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Bài cũ: Nêu những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh? Khi bị bênh em phải làm gì? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Hoạt động 1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường - GV ghi các câu hỏi lên bảng cho các nhóm đôi thảo luận: ? Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường. ? Đối với người bệnh nặng nên cho ăn thức ăn gì? ? Đối với người không muốn ăn nên cho ăn thế nào? - Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận. - Làm việc cả lớp, GV cho đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi, các nhóm khác bs * Kết luận:- Như mục bạn cần biết trang 35SGK. c. Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối: - HS quan sát và đọc lời thoại trong hình 4, 5 trang 35 SGK. + Gọi HSTB đọc câu hỏi của bà mẹ . + Gọi một em HSKG đọc câu trả lời của bác sĩ. Các em khác nhắc lại lời khuyên của bác sĩ. - GV yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối. + Đối với nhóm chuẩn bị ô-rê-dôn cho các em đọc kĩ hướng dẫn và làm theo hướng dẫn. + Đối với nhóm chuẩn bị nấu cháo muối thì quan sát hướng dẫn ở hình 7 trang 35. - Các nhóm thực hiện, GV hướng dẫn những nhóm còn lúng túng. - GV cho mỗi nhóm một em lên pha dung dịch ô-rê-dôn lên pha trước lớp. - Đối với nhóm nấu cháo muối cũng làm như vậy. d. Hoạt động 3: Đóng vai. - Cho các nhóm đưa ra các tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống - HS có thể đóng vai thể hiện nội dung trên. - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. - Các nhóm phân vai theo tình huống. Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. - Các nhóm lên đóng vai, các nhóm khác thảo luận đưa ra cách ứng xử đúng. 3. Củng cố dặn dò: - Khi bi bệnh cần ăn uống như thế nào? - GV nhận xét tiết học. - HDHS chuẩn bị bài sau: Phòng tránh tai nạn đuối nước. KĨ THUẬT Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa I.MUC ĐÍCH YÊU CẦU: - HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau , hoa. - Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. - Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật. II. ĐỒ DÙNG: - Hình trong sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hoạt động 1: HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sing trưởng và phát triển của cây rau, hoa. - HS quan sát tranh, hình trong SGK trả lời câu hỏi : ? Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào ? - HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận: Các điều kiện ngoại cảnh cần cho cây rau, hoa là: nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí . c. Hoạt động 2: HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. a. Nhiệt độ : ? Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu ? Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không ? Hãy nêu tên các loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung . - GV nhận xét, kết luận b. Nước: ? Cây rau, hoa lấy nước ở đâu? Nước có tác dụng như thế nào đối với cây ? Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước ? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV tóm tắt lại kiến thức . c.ánh sáng: ? Cây nhận ánh sáng từ đâu ? ánh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau, hoa? Quan sát những cây trồng trong bóng râm em thấy có hiện tượng gì ? Muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm như thế nào ? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung . - GV lưu ý về nhu cầu ánh sáng đối với từng loại c
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2016_2017_nguy.doc