Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 26 - Luyện tập chung

Nhận biết tên gọi kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, hộc-tụ-gam, quan hệ giữa đề-ca-gam, hộc-tụ-gam,và gam.

 - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.

-Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.

- Hoàn thành bài tập 1,2 SGK

* Học sinh khá, giỏi làm thêm bài tập 3,4

 

doc353 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 26 - Luyện tập chung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tập sắp xếp xếp lại những diễn biến chính của câu chuỵên tạo thành cốt truyện. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Một số tờ phiếu khổ to viết yêu cầu của bài tập 1
III. Hoạt động dạy học :
 	 A. Bài cũ :(4p)
 Nêu phần cơ bản của cốt truyện ?
 	 B.Bài mới: 
 	1.Giới thiệu bài: (2p)
 2.Phần luyện tập:(25p).
 GV ghi yêu cầu BT lên bảng HS theo dõi thực hiện yêu cầu của GV.
 Bài 1: Đọc lại truyện Một người chính trực
 Bài 2 : Truyện Một người chính trực gồm có những sự việc chính nào, ghi lại các sự việc chính đó
 Bài 3 : Dựa vào cốt truyện trên kể lại truyện Một người chính trực
 HS lần lượt thực hiện các yêu cầu trên. Thảo luận tìm sự việc chính, sau đó đại diện cặp kể lại câu chuyện đó theo yêu cầu BT
 Gv nhận xét và ghi điểm động viên khuyến khích một số em
 5. Nhận xét ,dặn dò: (2p)
 - HS nhắc lại nội dung bài học, dặn chuẩn bị tiiết sau.
----------------------------
Tin học
Cụ Hằng dạy
Tuần 6
 Sỏng Thứ hai, ngày 8 tháng 10 năm 2012.
(giỏo ỏn viết tay)
 ------------------------------------------------
Chiều	Nghỉ toàn trường
__________________________________
Sỏng Thứ ba, ngày 9 tháng 10 năm 2012.
Luyện từ và câu
Danh từ chung và danh từ riêng
I. Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng.
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng; Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản dồ tự nhiên Việt Nam có sông Cửu Long. 
- Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1 (phần nhận xét).
- Một số phiếu viết nội dung bài tập 1 (phần luyện tập).
III. Hoạt động dạy học: 
Bài cũ: (5p) Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LT VC -T5.
 GV nhận xét - ghi điểm. 
Bài mới: (30p) 1. Giới thiệu bài. 
 2. Phần nhận xét. 
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp làm bài. Trả lời:
a) Sông;	
b) Cửu Long (cho hs xem trên bản đồ vị trí của sông Cửu Long).
c) Vua;	d) Lê Lợi. 
Bài 2: So sánh a với b. 
Sông: tên chung chỉ những dòng nớc chảy tơng đối lớn. 
Cửu Long : Tên riêng của một dòng sông. 
Vua : Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước Phong kiến. 
Lê Lợi : Tên riêng của một vị vua. 
* GV: Những tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. 
Những tên riêng của người, sự vật nhất định như sông Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng 
Bài 3: a) sông không viết hoa, Cửu Long viết hoa. 
b) vua không viết hoa, Lê Lợi viết hoa. 
3. Phần ghi nhớ. 
- Ba hs đọc phần ghi nhớ trong bài. Cả lớp đọc thầm, học thuộc lòng ghi nhớ. 
4. Phần luyện tập. 
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài. 
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài. Nêu miệng chữa bài. 
DT chung: núi / dòng sông / dãy / mặt/ sông / ánh / nắng / đường /dãy / nhà / trái / phải / giữa / trước 
DT riêng : Chung /Lam /Thiên Nhẫn / Trác/Đại Huệ /Bác Hồ
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS suy nghĩ làm bài cá nhân. HS tự viết tên ba bạn nam, nữ trong lớp 
- HS trả lời: Họ và tên các bạn ấy là danh từ riêng, vì đó là tên riêng của mỗi bạn . 
Củng cố - dặn dò: (3p) GV tổng kết bài. 
 GV nhận xét tiết học. 
____________________________________
Toỏn
Giỏo ỏn viết tay
--------------------------------------------------------
Thể dục
Thầy Đặng Hoàn dạy
-------------------------------------------------------
Khoa học
 Một số cách bảo quản thức ăn
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể:
- Kể tên các cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, .... 
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
II. Đồ dùng dạy học 
- Hình trang 24; 25 SGK. Phiếu học tập. 
III. Hoạt động dạy học 
Bài cũ: (5p) GV hỏi: Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cần làm gì ? 
 HS trả lời- Lớp, GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới: (28p) 1. Giới thiệu bài.
 2. Phát triển bài.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn
- HS quan sát các hình 24; 25 SGK và trả lời các câu hỏi: Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình. 
- HS làm việc cả nhóm. Đại diện một số nhóm trình bày. 
Hình
Cách bảo quản
1
2
3
4
5
6
7
Phơi khô
Đóng hộp
Ướp lạnh
Ướp lạnh
Làm mắm (Ướp mắm )
Làm mứt (Cô đặc với đường )
Ướp muối (Cà muối )
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn. 
- Cả lớp thảo luận: Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì ?
- HS làm bài tập: Trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm ?
Phơi khô, nướng, sấy. 
Ướp muối, ngâm nước muối. 
Ướp lạnh. 
Đóng hộp. 
Cô đặc với đường.
TL: + Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: a; b; c; e 
+ Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm: d
* Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà
- HS làm vào phiếu học tập do gv phát 
Tên thức ăn
Cách bảo quản
- Làm việc cả lớp: HS trình bày, HS khác bổ sung.
GV: Những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói.
Củng cố - dặn dò: (2p) GV tổng kết tiết học. GV nhận xét dặn dò.
----------------------------------------
Kĩ thuật 
Cụ Hải dạy
-----------------------------------------
Chiều Thứ ba, ngày 9 tháng 10 năm 2012.
Giỏo viờn đặc thự lờn lớp
---------------------------------------------
Sỏng Thứ tư, ngày 10 tháng 10 năm 2012.
Tập đọc
 Chị em tôi
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không được nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. 
Trả lời được cỏc cõu hỏi trong sỏch giỏo khoa
* Giỏo dục kĩ năng sống
- Tự nhận thức bản thõn(Tỡm hiểu bài)
- Thể hiện sự cảm thụng(Tỡm hiểu bài)
- Xỏc định giỏ trị(Tỡm hiểu bài)
- Lắng nghe tớch cực(Luyện đọc, tỡm hiểu bài)
 II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập trong sgk. 
II. Hoạt động dạy học: 
Bài cũ: (5p) Hai HS đọc thuộc lòng bài thơ Gà trống và cáo.
 GV nhận xét, ghi điểm. 
Bài mới: (28p) 1. Gới thiệu bài. 
 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc: (10p)
- Một HS khá đọc toàn bài. GV bài văn dược chia làm 3 đoạn: 
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn, kết hợp giả nghĩa từ khó. 
- HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài. 
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
Tìm hiểu bài: (10p)
Một HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm. 
- Cô chị xin phép ba đi đâu? (Cô xin phép ba đi học nhóm). 
- Cô có đi học nhóm thật không? (Cô không đi học nhó mà lại đi chơi).
- Cô nói dối với ba như vậy đã nhiều lần chưa? (...nhiều đến nỗi không biết lần này là lần thứ mấy)
- Vì sao cô nói dối được nhiều lần như vậy? (... vì bấy lâu nay bố vẫn tin cô).
- Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại thấy ân hận? (Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì đã quen nói dối).
* Một HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi: 
- Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối? (Cô em bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, vờ như không thấy chị. Chị thấy em nói dối đi học lại vào rạp chiếu bóng thì tức giận bỏ về).
*Một HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi: 
-Vì sao cách làm của cô em giúp được cô chị tỉnh cô chị tỉnh ngộ? (Vì em nói hệt như chị khiến chị nhìn thấy thói xấu ...).
- Cô chị đã thay đổi như thế nào? (Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa cô cười mỗi khi nhớ lại cái cách em gái cô đã chọc tức mình, làm mình tỉnh ngộ).
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Không được nói dối. Nói dối đi học để bỏ đi chơi rất có hại). 
- Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách? (Cô em thông minh , Cô chị biết hối lỗi).
3. Luyện đọc lại: (8p)
- Ba HS nối tiếp nhau đọc ba đoạn. 
- HS đọc diễn cảm theo cách phân vai (Người dẫn chuyện, cô chị, cô em, người cha).
- GV hướng dẫn HS luyện đọc phân vai đoạn từ: Hai chị em....cho nên nguời.
- HS đọc, lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất .
Củng cố - dặn dò: (2p) 
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II. Hoạt động dạy học: 
Bài cũ: (5p) Một hs kể chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực. 
 GV nhận xét, ghi điểm. 
Bài mới: (28p) a) Giới thiệu bài 
 b) Hướng dẫn hs kể chuyện 
* HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài 
- GV viết đề lên bảng : 
Đề ra :Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc. 
- Một HS đọc đề bài, gv gạch dưới những từ ngữ quan trọng. 
- Bốn hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4. 
- HS đọc thầm gợi ý của bài kể. 
* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của chuyện.
- Kể theo cặp. 
- Thi kể chuyện trước lớp. 
- Nêu nội dung ý nghĩa của câu chuyện mình kể. 
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất. 
Củng cố - dặn dò: (2p) GV nhận xét chung về tiết học. 
- Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện em vừa kể cho người thân nghe.
- HS xem trước các tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng và gợi ý dưới tranh.
- Gv gợi ý, HS nêu nội dung bài học.
 Gv liên hệ : Nói dối là một tính xấu, làm mất đi lòng tin của chúng ta với những người xung quanh. Vì vậy, chúng ta không đựơc nói dối và khuyên bảo mọi người không được nói dối.
- GV nhận xét tiết học. 
_________________________________
Tin học
Cụ Hằng dạy
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 Giúp hs ôn tập củng cố hoặc tự kiểm tra về : 
 - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. 
 - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng hoặc đo thời gian. 
 - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.L àm hoàn thành BT1,2. 
 - Tìm được số TBC của nhiều số. Hs khá, giỏi giải được BT3 
II:Hoạt động dạy học 
 GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập: (32p)
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài 
a) 0 b) B c) C d) D e) C
Bài 2: HS làm bài rồi chữa bài 
	 a) Hiền đã đọc 33 quỷên sách
 b) Hoà đã đọc 40 quyển sách 
 c) Hoà đã đọc nhiều hơn Thực 15 quyển sách 
 d) Trung đọc ít hơn Thực 3 quyển sách 
 e) Hoà đã đọc nhiều sách nhất 
 g) Trung đã đọc ít sách nhất 
 h) TB mỗi bạn đã đọc được 
(33+40+22+25):4=30 (quyển )
 Bài 3: (Hs khá, giỏi )
- Gọi 1 HS đọc đề
 - Bài toán hỏi gì? yêu cầu tìm gì?
 - Muốn biết trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vảI trước hết ta phải biết gì? 
 - 1 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở sau đó chữa bài.
 Giải
 Số mét vải bán được trong ngày thứ hai là.
120 : 2 = 60(m)
 Số mét vải bán được trong ngày thứ ba là.
 120 x 2 = 240( m)
 TB mỗi ngaỳ cửa hàng đó bán được số m vải là.
 (120 + 60 + 240) : 3 = 140 (m)
Đáp số : 140 m
 * Củng cố, dặn dò(3p)
 GV nhận xét giờ học. 
------------------------------------------------------
	Chiều Thứ tư, ngày10 tháng 10 năm 2012.
 Địa lí 
 Tây Nguyên
I. Mục tiêu: 
 -Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên :
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô.
Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ tư nhiên Việt Nam : Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
HSKG nờu được đặc điểm của mựa mưa , mựa khụ ở Tõy Nguyờn.
II. Đồ dựng dạy học:
Bản đồ tự nhiờn Việt Nam
III. Hoạt động dạy học 
 1. Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng (23p) 
 HĐ1: Làm việc cả lớp 
 - GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau 
 - HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong sgk và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam .
 - Gọi một số hs lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam .
 HĐ2: Làm việc theo nhóm 
 GV giới thiệu 4 cao nguyên, hs thảo luận nhóm 
Nhóm 1: Cao nguyên Đắc Lắc 
Nhóm 2: Cao nguyên Kom Tum 
Nhóm 3: Cao nguyên Di Linh 
Nhóm 4: Cao nguyên Lâm Viên 
 2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô: (10p) 
 HĐ3: Làm việc cá nhân 
 - Dựa vào mục 2 và bảng số liệu ở mục 2 
 + ở Buôn Ma Thuột mùa mưa có những tháng nào ? mùa khô vào những tháng nào?
 +Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Là những mùa nào ?
 - Mô tả cảnh mùa mưa va mùa khô ở Tây Nguyên 
 - Một số hs trả lời câu hỏi trước lớp 
 - HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của Tây Nguyên
 3. Củng cố, dặn dò :(1p)
 GV nhận xét giờ học.
---------------------------------------
Luyện viết .
Người ăn xin
I. Mục tiêu .
 Hướng dẫn Hs luyện viết 1 trang theo cở chữ nhỏ, nét đứng, đều bài Người ăn xin 
(Hoa, Quốc Huy ,Vũ viết đúng chính tả , Dương ,Mạnh Hựng, Nhật viết đúng cở chữ )
 II. Đồ dựng dạy học: vở luyện viết 
III. Hoạt động dạy học .
1 . Gv giới thiệu nội dung, yêu cầu của bài học(3p). Cho Hs trình bày vở luyện viết các nhóm đổi vở kiểm tra chéo cho nhau, báo cáo, nhận xét .
2 . Hướng dẫn Hs luyện viết .(27p)
* Cho 2 Hs đọc Đoạn 1,2 bài Người ăn xin, chọn một số từ, cụm từ khó viết, yêu cầu Hs lên bảng viết, lớp nhận xét :
 (từ khú viết : lọm khọm, giàn giụa, run rẩy, lẩy bẩy, xiết, khản đặc )
* Viết bài .
Gv đọc cho Hs nghe- viết, lưu ý những Hs hay trình bày cẩu thả, hay viết sai lỗi chính tả .
Gv quan sát, giúp đỡ.
3. Khảo bài, chấm bài.(5p)
Gv chấm một số bài, nhận xét, trưng bày một số bài viết đẹp, một số bài viết chưa tốt 
 Hướng dẫn Hs luyện viết ở nhà theo cở chữ nhỏ, nét nghiêng, thanh đậm, sáng tạo . 
-------------------------------------------
	Đạo đức
Tiết kiệm tiền của (tiết 2)
I.Mục tiêu: 
Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
Biết được ích lợi của tiết kiệm tiền của.
Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,trong cuộc sống hàng ngày.
Giảm tải : Không yêu cầu Hs tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về một người biết tiết kiệm tiền của: có thể cho HS kể những việc làm của mình hoặc của các bạn về tiết kiệm tiền của.
* Giỏo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng bỡnh luận, phờ phỏn việc lóng phớ tiền của(HĐ1,2,3)
- Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thõn(HĐ4)
II. Đồ dựng dạy học :Phiếu học tập
II.Hoạt động dạy học: 
Bài cũ:(5p) Kể tên các việc nên và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
Hai HS trả lời, GV nhận xét.
Thực hành:(27p)
HĐ1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không?
- GV Cho HS đưa ra các phiếu quan sát đã làm. 
- Yêu cầu HS đếm xem số việc mà gia đình mình đã tiết kiệm là bao nhiêu?
- HS nêu một số việc mà gia đình mình đã tiết kiệm và những vịêc mà gia đình mình chưa tiết kiệm.
HĐ2: Em đã tiết kiệm chưa 
HS làm bài tập 4 trong sgk theo nhóm 3.
Trong các việc trên việc nào thể hiện sự tiết kiệm ? (a, b, g, h, k)
Trong các việc trên việc nào thể hiện sự không tiết kiệm ? (c, d, đ, e, i).
HS tự liên hệ thực tế bản thân. GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày.
HĐ3: Em xử lí thế nào? 
HS làm việc theo nhóm 6 thảo luận nêu ra cách xử lí tình huống. 
HS đóng vai thể hiện cách xử lí. 
- Tình huống 1: Bạn rủ bạn Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi, Tuấn sẽ giải quyết thế nào?
- Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua đồ chơi mới khi chơi chưa hết những đồ chơi đã có. Tâm sẽ nói gì với em ?
- Tình huống 3:Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì vời Hà?.
HS đóng vai và thảo luận cả lớp các câu hỏi sau:
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Em có cách ứng xử nào khác?.
+ Em cảm thấy thể nào khi ứng xử như vậy? 
+ Cần phải tiết kiệm như thế nào?
+ Tiết kiệm tiền của có lợi gì ?
HĐ4: Dự định tương lai. 
HS làm theo cặp. 
HS viết ra giấy dự định sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập và vật liệu trong gia. đình như thế nào cho tiết kiệm?
HS trao đổi, đại diện trình bày. Cả lớp và GV nhận xét. 
* GV đọc HS nghe câu chuyện “Một que diêm”kể về gương tiết kiệm của Bác Hồ.
Củng cố, dặn dò:(3p) GV tổng kết bài.
GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------
Sáng Thứ năm, ngày 11 tháng 10 năm 2012.
Tập làm văn
Trả bài văn viết thư
I. Mục tiêu:
Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư; Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
HS khá giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
II. Hoạt động dạy học: 
GV nhận xét chung về bài viết của cả lớp. 
- GV dán giấy viết đề bài kiểm tra lên bảng.
- Nhận xét về kết quả bài làm.
* Ưu điểm: 
- Cơ bản các em đều xác định đúng đề bài, kiểu bài viết thư. Có nhiều bài viết khá hay như bài của Bảo Minh, Hân Hoan....
- Bố cục lá thư phần lớn đã có đầy đủ các phần: Đầu thư, nội dung chính của bức thư và phần cuối thư. 
- Trong bức thư đã biết thăm hỏi, và chúc mừng năm mới đối với người nhận thư. 
* Nhược điểm: 
- Một số bài chưa có đủ bố cục. 
- Một số bạn lời xưng hô đầu thư chưa đúng như bài của Tuấn Vũ
- Một số bài còn viết sai lỗi chính tả quá nhiều như bài của Huy, Hoa. 
- Một số còn viết sai yêu cầu đề bài: Hùng.
- Một số bài không có phần hỏi thăm sức khoẻ hay lời chúc mừng năm mới (Nam).
- Một số bài quá sơ sài:Quân, Nhật....
Chữa một số lỗi cơ bản:
Lỗi dùng từ. Lỗi chính tả. Lỗi đặt câu.
Trả bài: - GV đọc một số bài hay cho cả lớp nghe.
- Tuyên dương một số bạn có bài viết tốt.
HS tự chữa lỗi bài làm của mình. 
GV tổng kết, nhận xét tiết học.
 _______________________________
Toán
Phép cộng
I.Mục tiêu: 
Biết đặt tính và thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. Làm BT1, BT2 dòng 1,3; BT3
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1 ) Củng cố cách thực hiện phép cộng (10p) 
GV nêu phép cộng ở trên bảng 
 48352+21026
GV gọi hs đọc phép cộng và nêu cáh thực hiện phép cộng 
Hai hs lên bảng thực hiện phép cộng 
Gvnêu tiếp phép cộng 367859+541728
Hỏi : Muốn thực hiện phép cộng ta làm như thế nào ?
Đặt tính 
Cộng theo thứ tự từ phải sang trái 
Cho vài hs nêu lại cách làm 
2: Thực hành :(25p)
Bài 1 : Đặt tính và tính 
- Gọi HS lên bảng làm, sau đó nêu cách đặt tính và tính, lớp làm vào vở.
Bài 2: Dòng 1,3
Thực hiện tương tự BT1
Bài 3:
 - 1 HS đọc đề toán
 GV hỏi: Bài toán hỏi gì?
 Muốn biết số cây huyện đó trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào?
 - Một HS lên giải ở bảng phụ. Cả lớp giải vào vở 
 Giải
 Số cây của huyện đó trồng được là
325164 + 60830 =385994 (cây )
 Đáp số : 385994 cây 
Bài 4: Tìm x(Dành cho HS KG)
x-363=975 207+x=815
 x= 975+363 x=815-207
 x=1338 x=608
3: Củng cố ,dặn dò 
---------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng
I. Mục tiêu:
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực - Tự trọng(BT1, BT2); bước đầu biết xếp các từ Hán - Việt có tiếng “trung” theo hai nhóm nghĩa(BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm(BT4).
II.Đồ dùng dạy học: 
Ba bốn tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 1, 2, 3.
III. Hoạt động dạy học:
Bài cũ: (6p) - Viết 5 danh từ chung là tên gọi các đồ vật. 
- Viết 5 danh từ riêng là tên của người, sự vật xung quanh. 
- HS viết, lớp và gv nhận xét, ghi điểm.
Bài mới: (30p) a) Giới thiệu bài. 
 b) Bài tập: 
Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài tập, HS đọc thầm đề bài và làm bài tập vào vở. 
- GV phát phiếu cho ba hs lên bảng làm đại diện cho ba tổ. 
Tự hào, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào ,... 
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài, tự làm bài . 
- Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó (trung thành).
- Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi (trung kiên).
- Một lòng vì việc nghĩa (trung nghĩa).
- ăn ở nhân hậu, thành thật trước sau như một (nhân hậu).
- Ngay thẳng, thật thà (trung thực).
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi làm bài. 
Trung có nghĩa là ở giữa : Trung thu, trung bình, trung tâm. 
Trung có nghĩa là một lòng, một dạ: Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài. 
- HS làm bài cá nhân: VD: + Bạn Lương là học sinh trung bình của lớp. 
+ Thiếu Nhi ai cũng thích tết Trung Thu.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4.doc
Giáo án liên quan