Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 6 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS đọc trơn toàn bài. Biết đọc với giọng kể chậm chãi, tình cảm. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- HS hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Kĩ năng ứng xử lịch sự trong giao tiếp,thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị.
- Giáo dục HS tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người.
II.CHUẨN BỊ
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK (HĐ1). Bảng phụ chép đoạn văn HD đọc.( HĐ 2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc bài Gà Trống và Cáo. Nhận xét tính cách 2 nhân vật.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài :
+ Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
- Một vài HS đọc đoạn 1. GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh, sửa lỗi phát âm, cách đọc cho HS.
c đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng. - Hiểu ý nghĩa: Câu chuyện khuyên ta không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. - Kĩ năng tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị. - Giáo dục HS yêu quê hương đất nước, tôn trọng người tài. II. chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài tập đọc.( GTB) iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca. Nêu ND bài? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ. b. Các hoạt động *HĐ1: Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 2-3 lượt. GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó: giận dữ, tặc lưỡi, thủng thẳng,sững sờ,...Nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài : Thỉnh thoảng... tỉnh ngộ. HDHS đọc với giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh. - Một, hai HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. *HĐ2: Tìm hiểu bài - HS đọc thầm từng đoạn trong bài và TLCH- SGK. - HS nhận xét.GV nhận xét, nhấn mạnh: + Cô chị đã nói dối ba đi học nhóm để đi xem chiếu bóng. + Cô em thông minh đã biết giúp cô chị tỉnh ngộ. + Cô chị nhận ra nói dối là xấu và không bao giờ nói dối nữa. - HS đọc cả bài, nêu nội dung của bài. - GV chốt lại và ghi bảng nội dung chính. *HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm - Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm. - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2 của bài theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, cô chị, cô em, người cha). - HS nhận xét. GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - GV: Truyện này giúp các em hiểu ra điều gì ? - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài: Trung thu độc lập. Tiết 2 Kể chuyện kể chuyện đã nghe đã đọc i. mục đích yêu cầu - Dựa vào gợi ý trong SGK chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng tự trọng. - Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. - Giáo dục HS lòng tự trọng. ii. chuẩn bị - GV: Dàn ý bài văn kể chuyện.( HĐ 1) - HS: sưu tầm truyện nói về lòng tự trọng. ( HĐ 2) iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện nói về tính trung thực. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : Trực tiếp b. Các hoạt động: *HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện - Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - Một HS đọc đề bài. GV gạch chân những từ ngữ quan trọng. - 4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2 ,3,4. - GV nhấn mạnh những truyện nói về lòng tự trọng. Giúp HS biết được những biểu hiện của lòng tự trọng. - Yêu cầu HS tìm câu chuyện ngoài SGK ( HS có thể kể chuyện trong SGK) - Gọi một số HS giới thiệu tên câu chuyện mình chọn. - Gọi một HS đọc dàn ý bài văn kể chuyện. *HĐ2: HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. + Kể chuyện trong nhóm: HS kể từng đoạn, sau đó kể toàn chuyện. Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 4 trong SGK. + Thi kể chuyện trước lớp - GV gọi HS xung phong kể trước lớp. - HS đưa câu hỏi phát vấn. - Cả lớp và GV nhận xét về: nội dung, cách kể, khả năng hiểu truyện,... - Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất. 3. Củng cố, dặn dò - Qua mỗi câu chuyên các bạn kể em học tập được điều gì ? - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị kể chuyện: Lời ước dưới trăng. Tiết 3 Toán Tiết 28: Luyện tập chung i. Mục đích yêu cầu - Củng cố về cách đọc, so sánh số tự nhiên, giá trị của chữ số trong một số, chuyển đổi được đơn vị đo thời gian, khối lượng, đọc được thông tin trên biểu đồ, cách tìm số trung bình cộng. - Rèn kĩ năng làm tất cả các loại toán trên. - HS tính toán chính xác và yêu thích môn học. ii. chuẩn bị iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: HS chữa bài tập 2 tiết trước. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động *HĐ1: Ôn tập lại kiến thức cũ + Nêu cách đọc số có nhiều chưc số? + Cách so sánh hai số có nhều chữ số? + Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, thời gian? + Cách tìm số trung bình cộng? - GVNX chốt ý chính ghi bảng. *HĐ2: Luyện tập Bài 1: HS đọc yêu cầu đề bài. HS tự làm bài và chữa. - HSNX- GVNX củng cố về: Cách đọc, viết số, giá trị của chữ số trong một số, cách đổi đơn vị đo thời gian, khối lượng. Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập, quan sát biểu đồ và TLCH- SGK. - GVHDHS cách làm: Chẳng hạn: a. Hiền đã đọc được 33 quyển sách. b. Hòa đã đọc được 43 quyển sách. Bài 3: HS đọc bài toán sau đó nêu cách tìm số trung bình cộng. - HS làm bài. 1 HS lên bảng chữa bài. - HS nhận xét. GV nhận xét nhấn mạnh cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. 3. Củng cố, dặn dò - GV hỏi để HS nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Phép cộng. Chiều Tiết 1 luyện từ và câu MRVT: Trung thực - Tự Trọng i. mục đích yêu cầu - HS biết thêm được những từ ngữ thuộc chủ điểm : Trung thực - Tự trọng. - Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung”theo hai nhóm nghĩa và đặt câu được với một từ trong nhóm. - Giáo dục HS ý thức về tính trung thực và lòng tự trọng. iichuẩn bị - Bảng phụ viết nội dung BT 1, 2, 3. iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS đồng thời lên bảng lớp: + Một HS viết 5 danh từ chung là tên gọi của các đồ dùng. + Một HS viết 5 danh từ riêng là tên riêng của người, sự vật xung quanh. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học. b. Các hoạt động *HĐ1: HS nêu một số từ thuộc chủ điểm: Trung thực - Tự trọng. *HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1:- GV treo bảng phụ, nêu yêu cầu của bài. - HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở rồi chữa bài. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: + Các từ cần điền lần lượt là: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào. Bài 2:- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân, nối từ với nghĩa của nó. - GV gọi cho 3, 4 HS làm bài trên bảng phụ. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3:- HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS giải nghĩa các từ đã cho. - HS làm việc cá nhân. Chọn ra những từ có nét nghĩa "ở giữa" xếp vào một loại, chọn ra những từ có nét nghĩa " một lòng một dạ" xếp vào một loại. - HS phát biểu. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV mời những HS làm trên bảng trình bày kết quả làm bài của mình. - GVNXKL: a) Trung có nghĩa “ở giữa”: trung thu, trung bình, trung tâm. b) Trung có nghĩa “ một lòng một dạ trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên Bài 4: - GV nêu yêu cầu của BT. - HS suy nghĩ, đặt câu. - GV mời các nhóm thi tiếp sức:Từng thành viên trong nhóm tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt với 1 từ ở BT3. Nhóm nào nối tiếp nhau liên tục, đặt được nhiều câu đúng sẽ thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS viết lại 2, 3 câu văn các em vừa đặt theo yêu cầu của BT4. - Chuẩn bị: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Tiết 2 luyện từ và câu* ôn: danh từ chung và danh từ riêng i. mục đích yêu cầu - Củng cố kiến thức cho HS về danh từ. - Nhận biết được DT và tập đặt câu. - HS chăm chỉ học tập. iichuẩn bị : - GV chuẩn bị hệ thống bài tập. iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra khi ôn. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học. b. b. Các hoạt động *HĐ1: Ôn tập. - HS lấy ví dụ về danh từ chung và danh từ riêng. - HS nêu nội dung ghi nhớ về danh từ chung và danh từ riêng. *HĐ2: GV tổ chức cho HS làm bài tập Bài 1 : Tìm DT chung và DT riêng trong đoạn văn sau: Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi con tàu, ông dán dòng chữ : " Người ta thì đi tàu ta. " và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Bài 2 : Hãy viết họ và tên các bạn trong tổ của mình và cho biết họ tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Bài 3: Khoanh tròn danh từ không cùng nhóm với các danh từ còn lại: + Việt Trì, thành phố, Vinh, Cần Thơ, Thái Bình. + thủ đô, phố xá, núi đồi, Trà Vinh, tỉnh thành. - HS làm bài. Gọi lần lượt từng HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, sửa chữa, nhấn mạnh cho HS quy tắc viết hoa danh từ riêng. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Nhắc lại DT chung và DT riêng. Tiết 3 khoa học Một số cách bảo quản thức ăn i. mục đích yêu cầu - HS nắm được các cách bảo quản thức ăn. Nêu được ví dụ về một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng.Nắm được những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã đựơc bảo quản. - Biết cách bảo quản thức ăn và sử dụng thức ăn đã được bảo quản. - Giáo dục ý thức luôn luôn bảo quản thức ăn và tuyên truyền cho mọi người trong gia đình. ii. chuẩn bị - Hình 24, 25 SGK. iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải ăn nhiều rau quả chín hàng ngày? Nêu các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Các hoạt động *HĐ1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn Mục tiêu : Kể tên các cách bảo quản thức ăn. Cách tiến hành : Bước 1 : GV hướng dẫn HS quan sát hình 24,25 trong SGK. - HS làm việc theo nhóm: chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình. Bước 2 : Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - GV nhận xét, bổ sung *HĐ2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn. Mục tiêu : Giải thích được cở sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn. Cách tiến hành : Bước 1: GV đăt vấn đề: muốn bảo quản thức ăn được lâu, ta phải làm thế nào ? Bước 2 : GV cho cả lớp thảo luận CH: Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì ? - HS làm bài tập và trình bày. GV nhận xét, chốt lại. *HĐ3 : Tìm hiểu một số các cách bảo quản thức ăn ở nhà. Mục tiêu : HS liên hệ về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình em đã áp dụng. Cách tiến hành : Bước 1: - GV yêu cầu HS làm bài tập : Nêu tên của 3 đến 5 loại thức ăn và cách bảo quản thức ăn đó ở gia đình em. Bước 2 : Một số HS trình bày, các em khác bổ sung và học tập lẫn nhau. - GV chốt lại các cách bảo quản thức ăn tại nhà. 3. Củng cố, dặn dò - HS đọc mục Bạn cần biết/ SGK. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. _________________________________________________________ Ngày soạn: 05.10.2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2017 Sỏng Tiết 1 Tập làm văn Trả bàI văn viết thư i. mục đích yêu cầu - Rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư( đúng ý bố cục rõ, dùng từ, đặt câu, viết đúng chính tả) - Biết tự chữa những lỗi thầy cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình. - HS có ý thức luôn luôn viết đúng trong khi viết. ii. chuẩn bị - Bảng phụ viết đề bài .( HĐ 1) iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Một HS đọc lại đề bài tiết trước. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : b. Các hoạt động *HĐ1: GV nhận xét chung về kết quả bài làm của HS. - GV treo bảng phụ viết đề bài KT lên bảng. HS đọc và xác định lại yêu cầu đề bài. - Nhận xét về kết quả bài làm. + Những ưu điểm chính. + Những thiếu sót hạn chế. Nêu một vài VD cụ thể, tránh nêu tên. *HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài: GV trả bài cho từng HS. a) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi: - HS làm việc cá nhân: Đọc lời nhận xét của thầy cô. Đọc những chỗ thầy cô chỉ lỗi trongbài. Ghi lại những lỗi mình đã mắc theo từng loại và sửa lỗi. Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót. - GV theo dõi kiểm tra HS làm việc. b) Hướng dẫn chữa lồi chung: - GV chép các lỗi định chữa lên bảng lớp. - Một, hai HS lên bảng chữa từng lỗi. Cả lớp tự chữa lỗi trên nháp. - HS trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng. HS chép lại vào vở. *HĐ3: Hướng dẫn học tập những đoạn thư lá thư hay. - GV đọc những đoạn thư, lá thư hay của một số HS trong lớp . - HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn thư, lá thư. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. Tiết 2 khoa học Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng i. mục đích yêu cầu - Nêu cách phòng tránh một bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: + Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. + Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. - Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời. - Giáo dục ý thức phòng chống một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cho bản thân và thành viên trong gia đình. ii. chuẩn bị - Hình 26,27 SGK. iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các cách bảo quản thức ăn? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động *HĐ1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. Mục tiêu : - Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bệnh bướu cổ. - Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên. Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo nhóm: - Các nhóm quan sát hình 1, 2 (trang 26 SGK). Mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ. - Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên. Bước 2 : Làm việc cả lớp: Đại diện nhóm lên trình bày. + GV LK: Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi- ta- min sẽ bị còi xương. Nếu thiếu i- ốt sẽ kém thông minh, bị bướu cổ. *HĐ2: Thảo luận về cách phòng chống bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. Mục tiêu : Nêu tên và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi của bài. - Đại diện nhóm lên trình bày. - GV KL: Để phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì cần ăn đủ lượng và đủ chất. Trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng đưa trẻ đi khám định kì và chữa trị. *HĐ3: Chơi trò chơi : " Thi kể tên một số bệnh" Mục tiêu : củng cố những kiến thức đã học trong bài Cách tiến hành : Bước 1: Tổ chức: - GV chia lớp thành 2 đội, rút thăm xem đội nào được nói trước. Bước 2 : Cách chơi và luật chơi: Ví dụ : Đội 1 nói : "Thiếu chất đạm". Đội 2 sẽ phải trả lời nhanh : "Sẽ bị suy dinh dưỡng". Cứ như vậy hai đội sẽ lần lượt ra câu đố. - Kết thúc trò chơi GV tuyên dương đội thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò - HS đọc mục Bạn cần biết/ SGK. - GV nhận xét tiết học. Tiết 3 Toán Tiết 29: Phép Cộng i. mục đích yêu cầu - HS biết đặt tínhvà biết cách thực hiện phép cộng các số có đến 6 chữ số( không nhớ và có nhớ ). - Rèn kĩ năng làm tính cộng. - HS tính toán chính xác và yêu thích môn học. ii. chuẩn bị - Phấn màu. iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Muốn tìm số trung bình cộng ta làm thế nào? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động *HĐ1: Củng cố cách thực hiện phép cộng - GV nêu phép cộng trên bảng, chẳng hạn: 48 352 + 21 026. - Gọi HS đọc phép cộng, nêu cách thực hiện phép cộng. - Gọi HS lên bảng thực hiện phép cộng ( đặt tính cộng theo thứ tự từ phải qua trái) vừa nói vừa viết ( như SGK). - GV có thể khuyến khích HS nêu cách thực hiện phép cộng, chẳng hạn GV nêu câu hỏi: " Muốn thực hiện phép cộng ta phải làm thế nào ?", HS có thể trả lời: " Muốn thực hiện phép cộng, ta làm như sau: + Đặt tính: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu " +" và kẻ gạch ngang. + Tính: Cộng theo thứ tự từ phải qua trái. - Cho vài HS nêu lại như trên. *HĐ2: Luyện tập Bài 1: HS tự đặt tính rồi tính kết quả. HS lên bảng chữa bài. - HS NX. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, củng cố lại cách đặt tính và tính. Bài 2 (dòng 1, 3 -> cả bài): Tương tự bài 1. Bài 3: HS đọc bài toán, tự làm vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài. - HS nhận xét. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, cungrcoos lại cách giải toán lời văn liên quan đến phép cộng. Bài 4 (nếu còn thời gian): - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS nêu cách tìm số bị trừ chưa biết, số trừ chưa biết. - HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng chữa bài. - HS nhận xét. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV nhấn mạnh cách tìm số bị trừ chưa biết, số trừ chưa biết. 3. Củng cố , dặn dò - HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau : Phép trừ. Chiều Tiết 1 KĨ thuật chăm sóc rau, hoa (Tiết 1) i. mục đích yêu cầu - Biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa. - Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất. - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ rau, hoa. ii. chuẩn bị: iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu quy trình thực hiện trồng rau, hoa trong chậu. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : trực tiếp b. Các hoạt động: *HĐ1: Tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và các thao tác kĩ thuật chăm sóc cây. a) Tưới nước cho cây Mục đích: Cung cấp nước giúp cho hạt nảy mầm, hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút giúp cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Cách tiến hành:- HS nêu cách tưới nước cho cây: + ở gia đình em thường tới nước cho rau hoa vào lúc nào? + Tưới bằng dụng cụ gì? + Trong hình 1 người ta tưới nước cho cây bằng cách nào ? - GV nhận xét và giải thích tại sao phải tưới vào lúc trời râm mát.(để cho nước đỡ bay hơi) - Các cách tưới cây và tác dụng của từng cách tưới. + Tưới bằng vòi phun làm cho đất và không khí xung quanh đều ẩm, mất ít công sức, hạt nước rơi nhanh nên đất ít bị đóng váng nhưng phức tạp, đòi hỏi phải máy bơm và ống phun nước. + Tưới bằng bình có vòi hoa sen nhẹ nhàng, dễ thực hiện nhưng lâu hơn và làm đất dễ bị đóng váng sau khi tưới. - GV hướng dẫn HS cách tưới và lưu ý HS phải tưới đều, không để cho nước đọng thành vũng trên luống. b) Tỉa cây : Mục đích: Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng. Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS cách tỉa cây và lưu ý HS chỉ nhổ tỉa cây cong queo, gầy yếu, sâu bệnh. c) Làm cỏ : Mục đích: Cỏ dại hút tranh nước, chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém. vì vậy, phải thường xuyên làm cỏ cho rau, hoa. Cách tiến hành: HS nêu cách làm cỏ: - ở gia đình em, em thường làm cỏ rau, hoa bằng cách nào?(nhổ cỏ). - Vì sao phải diệt cỏ dại vào ngày nắng?(cỏ mau khô) - Làm cỏ bằng dụng cụ gì ?(cuốc hoặc dầm xới) - GV nhận xét và hướng dẫn HS nhổ cỏ. d) Vun xới đất cho rau, hoa. Mục đích: Giữ cho cây không đổ, làm cho cây phát triển mạnh. Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS quan sát hình 3 SGK và đặt câu hỏi để HS nêu dụng cụ vun xới đất và cách xới đất 3. Củng cố, dặn dò - Nêu lại cách thực hiện trồng cây trong chậu. - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. Tiết 2 toán * Ôn: tìm số trung bình cộng i. Mục đích yêu cầu : - Củng cố cho HS kiến thức đã học về cách tìm số trung bình cộng của nhiều số và giải toán có liên quan. - Rèn kỹ năng thực hành tính toán và giải toán. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chăm chỉ học tập. ii. chuẩn bị: - GV ghi sẵn BT lên bảng và bảng phụ. iii. các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS làm bảng, lớp làm nháp: tìm số TBC của các số sau : a.354, 257 và 220. b. 24, 26, 28 và30 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : b. Các hoạt động *HĐ1: HS ôn tập KT: + Muốn tìm TBC của nhiều số ta làm thế nào? + Biết số TBC của nhiều số, muốn tìm tổng các số ta làm thế nào ? - HS nhận xét, nhắc lại. *HĐ2:Luyện tập: - GV cho HS làm các bài tập sau: Bài 1: Tìm số TBC của các số sau a. Các số tự nhiên từ 1 đến 9 ? b. Các số có 3 chữ số khác nhau được viết từ 3 chữ số: 3, 4, 5. - HS làm và chữa bài. - GV củng cố cách tìm STBC của niều số. Bài 2: Bạn Bình thực hiện xong 4 phép tính hết 10 phút 36 giây.Hỏi bạn Bình thực hiện xong 3 phép tính đó hết bao nhiêu giây?( Thời gian thực hiện mỗi phép tính như nhau). - HS đọc và xác định dạng toán rồi giải. 1 HS chữa bài, lớp NX. - GV củng cố cách giải bài toán rút về đơn vị có liên quan đến tìm STBC. Bài 3: 1 ô tô trong 3 giờ đầu mỗi giờ đi được 48 km, trong 2 giờ sau mỗi giờ đi được 43 km. Hỏi TB mỗi giờ đi được bao nhiêu km? - HS làm và chữa bài. - GV tiếp tục củng cố về giải toán liên quan đến tìm STBC của nhiều số. Bài 4: TBC của 2 số là 50. Tìm 2 số đó biết 1 số là 45. - HS đọc, xác định đề và nêu cách giải. - HS
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2017_2018_nguy.doc