Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng chậm rãi, đọc phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực , dũng cảm, dám nói lên sự thật.

- GDKNS: KN xác định giá trị; KN tự nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán.

- Giáo dục HS tính trung thực dũng cảm, dám nói lên sự thật.

II.CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc/ SGK .( GTB)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ

- 2 HS đọc TL bài thơ Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ.

b. Các hoạt động

*HĐ1: Luyện đọc

- 1 HS đọc toàn bài. GVHDHS chia đoạn: 4 đoạn.

+ Đoạn 1: Ba dòng đầu.

+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo

+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo.

+ Đoạn 4: Bốn dòng còn lại.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u nội dung bài: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông mimh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.
- Giáo dục HS biết cảnh giác trước kẻ xấu.
II. chuẩn bị:
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.(GTB)
 + Bảng phụ chép sẵn đoạn văn, thơ HD đọc. (HĐ 3)
 iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc truyện Một người chính trực. Nói ý nghĩa câu chuyện.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Luyện đọc 
- 1 HS đọc toàn bài. GVHDHS chia đoạn : 
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến tỏ bày tình thân.
+ Đoạn 2 : Tiếp theo đến chắc loan tin này. 
+ Đoạn 3 : còn lại.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn thơ của bài: 2 lượt. GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài, giải thích thêm : từ rày, thiệt hơn. Hướng dẫn HS đọc đúng từ khó: vắt vẻo, lõi đời, quắp đuôi, ,.... ngắt nhịp đúng với nội dung từng dòng thơ. HDHS đọc bài thơ với giọng vui, dí dỏm.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*HĐ2:Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm từng đoạn, bài, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi của bài:
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất?
+ Vì sao Gà Trống Không nghe lời Cáo?
+ Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
+ Theo em tác giả viết baỉh[ này nhằm mục đích gì?
- HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, nhấn mạnh:
+ Cáo tinh nhanh, xảo quyệt đã dùng mọi thủ đoạn dụ Gà Trống xuống đất để ăn thịt.
+ Gà thông minh, ăn nói ngọt ngào đã làm cho Cáo phải khiếp vía bỏ chạy.
- HS đọc lướt lại toàn bài tìm nội dung câu chuyện .
- GV chốt lại và ghi bảng nội dung chính.
*HĐ3: Luyện đọc diễn cảm + HTL
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài thơ, thể hiện diễn cảm.
- GV treo bảng phụ HD cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn thơ 1, 2.
- Tổ chức cho HS nhẩm đọc TL và thi HTL từng đoạn đến học thuộc cả bài thơ.
- GV và HS cùng nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nêu ND bài thơ. Liên hệ thực tế.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
Tiết 2 Kể chuyện
kể chuyện đã nghe đã đọc
i. mục đích yêu cầu 
- Dựa vào gợi ý trong SGK chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về tính trung thực.
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
- Giáo dục HS lòng trung thực.
ii. chuẩn bị
- GV: Dàn ý bài văn kể chuyện.( HĐ 1)
- HS: sưu tầm truyện nói về lòng trung thực. ( HĐ 2)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1-2 HS kể lại câu chuyện: Một nhà thơ chân chính.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài .GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2 ,3,4.
- GV nhấn mạnh những truyện nói về lòng trung thực.Giúp HS biết được những biểu hiện của lòng trung thực.
- HS tìm những câu chuyện đã học trong SGK để kể.
- Gọi một số HS giới thiệu tên câu chuyện mình chọn.
- HS viết vắn tắt dàn ý kể chuyện.
- Gọi một HS đọc dàn ý bài văn kể chuyện.
*HĐ2: HD HS kể chuyện và trao đổi ND, ý nghĩa câu chuyện.
+ Kể chuyện trong nhóm 2: 
- HS kể từng đoạn , sau đó kể toàn chuyện. 
- GV theo dõi và giúp đỡ kịp thời.
- Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 4 trong SGK .
+ Thi kể chuyện trước lớp: 
- GV gọi HS xung phong kể trước lớp. 
- HS đưa câu hỏi phát vấn.
- Cả lớp và GV nhận xét về: nội dung, cách kể, khả năng hiểu truyện.
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất , hiểu truyện nhất.
3. Củng cố, dặn dò 
- Qua mỗi câu chuyên các bạn kể em học tập được điều gì ?
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Tiết 3 Toán
Tiết 23: Luyện tập
i. Mục đích yêu cầu
- Củng cố về cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết cách giải toán về tìm số trung bình cộng. 
- HS yêu thích môn học, tính toán chính xác.
ii. chuẩn bị 
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập về cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. 
- HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- GV nhận xét.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nhắc lại cách tìm số TBC của nhiều số.
- HS làm bài. 
- GVNX chốt cách làm:
a. Số TBC của 96, 121, 143 là: ( 96 + 121 + 143) : 3 = 120
b. Số TBC của 35, 12, 24,21,43 là: ( 35 +12 +24 + 21 + 43 ) : 5 = 27
Bài 2: - HS đọc bài toán sau đó tóm tắt và tự làm.
- 1 HS chữa bảng, lớp NX.
- GVNX chốt lời giải đúng: 
Tổng số người tăng thêm trong 3 năm là:
96 + 82 + 71 = 249 ( người)
Trung bình mỗi năm dân số của xã đó tăng thêm là:
249 : 3 = 83 ( người)
Bài 3: - 1 HS đọc bài toán, tóm tắt.
- GVHDHS làm tương tự bài 1.
- GVNX chữa bài.
Bài 4 ( nếu còn thời gian): HS tự làm.
- 1 HS chữa bài.
- Nhấn mạnh cách tìm TBC của nhiều số.
 Bài 5 ( nếu còn thời gian) GVHD: 
Tìm tổng của 2 số: 9 x 2 = 18
Số cần tìm: 18 -12 = 6
- Củng cố cách giải bài toán ngược của toán TBC.
3. Củng cố, dặn dò 
- Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào ? 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Biểu đồ.
Chiều Tiết 1 luyện từ và câu
Danh từ
i. mục đích yêu cầu 
- HS biết được danh từ là những từ chỉ người, vật .
- Nhận biết được DT và tập đặt câu.
- HS chăm chỉ học tập. 
iichuẩn bị - GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập ở phần tìm hiểu bài.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Tìm từ gần nghĩa với từ trung thực và đặt câu với từ đó.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần Nhận xét
Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài. GV treo bảng phụ.
- HS quan sát tranh ảnh, xác định các từ chỉ sự vật có trong khổ thơ và trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
+ sông, dừa, cha, ông, chân trời.
+ mưa, nắng; cuộc sống, tiếng, xưa, truyện cổ, đời; cơn, rặng. 
Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 + Chỉ người : cha ông, ông cha. 
 + Chỉ sự vật: sông, dừa, chân trời.
- GVGT mở rộng KT cho HS: 
 + Chỉ hiện tượng: mưa, nắng.
 + Chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa
 + Chỉ đơn vị: cơn, con, rặng. 
- GVKL: Những từ chỉ sự vật còn gọi là danh từ.
*HĐ2: Phần Ghi nhớ:
- 2 HS đọc nội dung Ghi nhớ / SGK.
- HS lấy ví dụ về danh từ.
*HĐ3: Phần Luyện tập: 
 Bài 1: Tìm và ghi lại DT có trong đoạn thơ sau:
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
- HS thảo luận cặp và làm bài.
- 1 số HS báo cáo kết quả. GVNX, chốt kiến thức.
Bài 2: Tìm 5 danh từ chỉ người, 5 danh từ chỉ vật (cây cối, đồ vật, con vật...).
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả.
- HS nhận xét, chữa bài. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV nhấn mạnh KT về danh từ.
Bài 3: Đặt câu với mỗi trường hợp ở BT 1, 1 từ.
- HS làm bài cá nhân.
- Nối tiếp đọc bài, lớp NX, GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại nội dung Ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Danh từ chung và danh từ riêng.
Tiết 2 luyện từ và câu*
ÔN: Danh từ
i. mục đích yêu cầu 
- Củng cố kiến thức cho HS về danh từ.
- Nhận biết được DT và tập đặt câu.
- HS chăm chỉ học tập. 
iichuẩn bị - Bảng phụ viết sẵn bài tập.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là DT? cho VD?
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Tìm và ghi lại DT có trong đoạn thơ, văn sau:
Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần
 Anh Đóm chuyên cần
 Lên đèn đi gác.
Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn, thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ.
- HS thảo luận cặp và làm bài. 1 số HS báo cáo kết quả.
- GVNX, chốt kiến thức.( lưu ý DT: nỗi nhớ là DT khái niệm)
Bài 2: Gạch chân dưới các từ là danh từ trong các từ sau: nhân dân, đẹp đẽ, 
nghệ thuật, lít, học sinh, bão, bảng, văn hóa, lo lắng, đạo đức, nắng đũa, giáo viên, bút chì, truyền thống, thật thà, mét, cơn.
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả.
- HS nhận xét, chữa bài. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV nhấn mạnh KT về danh từ.
- Mở rộng: + DT chỉ khái niệm: nghệ thuật, văn hóa, đạo đức, truyền thống
 + DT chỉ đơn vị: lít, mét, cơn.
+ DT chỉ hiện tượng: bão, nắng, mưa.
Bài 3: Đặt câu với các DT: nhân dân, học sinh, văn hóa , nghệ thuật 
- HS làm bài cá nhân. Nối tiếp đọc bài, lớp NX, GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu khái niệm về DT.
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 3 khoa học
sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn
i. mục đích yêu cầu 
- HS nắm được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. 
- Nêu được ích lợi của muối i-ốt và tác hại của ăn mặn.
- Giáo dục ý thức ăn uống có lợi cho sức khoẻ.
ii. chuẩn bị
- Hình trang 20 , 21/ SGK . Sưu tầm các tranh ảnh thông tin, nhãn mác quảng cáo về thực phẩm có chứa iốt và vai trò của iốt đối với sức khoẻ.( HĐ 2)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần phải ăn phối hợp đạm ĐV và đạm TV ?
2. Bài mới .
a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Thảo luận về ăn các chất béo có nguồn gốc từ động vật và chất béo có nguồn gốc từ thực vật.
Mục tiêu: - Biết tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật , vừa cung cầp chất béo thực vật.
 - Nêu ích lơi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
Cách tiến hành: - HS cả lớp lập danh sách các món ăn và chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật rồi nói ý kiến của mình.
- HS làm việc, GV theo dõi và giúp đỡ kịp thời.
- HS phát biểu, HS khác NX bổ sung.
- GVNX LK 
- HS nhắc lại để ghi nhớ.
*HĐ2: Thảo luận về ích lợi của muối iốt và tác hại của ăn mặn.
Mục tiêu: - Nói về ích lợi của muối i - ốt.
 - Nêu tác hại của thói quen ăn mặn 
Cách tiến hành: - HS giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được về vai trò của muối i-ốt đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là trẻ em. 
- GV cho HS thảo luận cặp: + Nêu lợi ích của muối i- ốt ? 
 + Tại sao không nên ăn mặn ? 
- Đại diện 1 số HS phát biểu, nhóm khác NX bổ sung.
- GVNX- KL: Cơ thể cần một lượng i- ốt nhỏ, nếu thiếu cơ thể sẽ kém phát triển về thể lực và trí tuệ. Cần hạn chế ăn mặn để tránh bệnh huyết áp cao.
- Cho HS liên hệ thực tế về việc dùng muối ăn trong gia đình hằng ngày.
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc mục Bạn cần biết/ SGK.
- GVNX tiết học. 
- Dăn HS về nhà thực hiện theo những điều đã học. 
- Chuẩn bị bài sau: Ăn nhiều rau quả chín...
 _________________________________________________________
Ngày soạn: 28.9.2017 
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 05 tháng 10 năm 2017
 Sỏng Tiết 1 Tập làm văn 
Viết thư ( Kiểm tra viết )
i. mục đích yêu cầu 
- HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn bày tỏ tình cảm chân thành, đúng thể thức.( 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư.)
- Rèn kĩ năng viết và trình bày một bức thư.
- HS có ý thức quan tâm, chia sẻ buồn vui với mọi người.
ii. chuẩn bị
- GV:Bảng phụ chép sẵn nội dung ghi nhớ.
 -HS: Giấy viết, phong bì, tem thư. VBT Tiếng Việt.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ kiểm tra.
b. Các hoạt động
Đề bài: Viết thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể về tình hình học tập của mình, tình hình của gia đình mình cho bạn biết.
*HĐ1: Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài.
- HS đọc đề bài và TLCH: Thể loại văn mà đề bài yêu cầu? Đối tượng viết thư? Nội dung thư?
- GV nhắc các em: Lời lẽ trong thư phải chân thành, thể hiện sự quan tâm. Viết xong thư phải cho vào phong bì, ghi ngoài phong bì: tên, địa chỉ người gửi; tên, địa chỉ người nhận.
- GV cho HS đọc ghi nhớ trên bảng phụ.
*HĐ2: HS thực hành viết thư 
- HS viết thư.
- GV theo dõi,giúp đỡ HS còn lúng túng. HS soát lại bài viết của mình.
- Cuối giờ HS nộp bài, cho thư vào phong bì, không dán.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
Tiết 2	 khoa học
 ăn nhiều rau và quả chín.
 sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
i. mục đích yêu cầu 
- HS biết được hàng ngày cần phải ăn nhiều rau quả chín sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
- Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Kĩ năng tự nhận thức về ích lợi của các loại rau quả, kĩ năng nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn.
- Giáo dục HS ý thức ăn uống hợp vệ sinh, tuyên truyền nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng thực hiện.
ii. chuẩn bị
- Hình 22, 23 trong SGK. Sơ đồ tháp cân đối dinh dưỡng trang 17.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu nội dung bài trước.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và quả chín.
Mục tiêu: HS biết giải thích vì sao phải ăn nhều rau, quả chín hàng ngày.
Cách tiến hành: 
Bước 1: GV yêu cầu HS xem lại sơ đồ Tháp dinh dưỡng cân đối và nhận xét xem loại rau quả chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào trong một tháng đối với người lớn.
Bước 2: GV điều khiển cả lớp trả lời câu hỏi của bài. 
- GVKL: Nên ăn phối hợp nhiều loại rau quả để có đủ vi- ta- min, chất khóng cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón.
*HĐ2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn.
Mục tiêu: HS giải thích tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn.
Cách tiến hành: 
Bước 1: HS đọc mục 1/ Bạn cần biết và quan sát các hình 3,4 trang 23 SGK để thảo luận nhóm đôi câu hỏi của bài.
Bước 2: Gọi HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- GVKL: Thực phẩm sạch và an toàn được nuoi trồng và chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, hóa chất, không gây độc hại.
*HĐ3: Thảo luận về các biện pháp giữ VS an toàn thực phẩm 
 Mục tiêu: Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm: GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ của bài. 
Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm lên trình bày.
- GVNXKL: Chọn thức ăn tươi sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ. Dùng nước sạch để rửa dụng cụ và thực phẩm. Nờu chín thức ăn, bảo quản đúng cách.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV chốt lại nội dung bài học. HS đọc mục: Bạn cần biết/ SGK
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 3 Toán 
Tiết 24: biểu đồ
i. mục đích yêu cầu 
- HS bước đầu nhận biết về biểu đồ tranh,
- Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ tranh.
- HS yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
- Một số biểu đồ tranh / SGK.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VBT của HS. 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Làm quen với biểu đồ tranh. 
- GV cho HS quan sát biểu đồ Các con của 5 gia đình / SGK. GV không nêu tên biểu đồ tranh chỉ gọi chung là biểu đồ.
- HS nhận xét: + Biểu đồ trên có mấy cột?, mấy hàng?
 + Nêu nội dung của từng cột, từng hàng? 
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: - GV cho HS qs biểu đồ "Các môn thể thao khối lớp 4 tham gia "/SGK.
- HS quan sát làm bài. GV nhận xét.
- Ngoài ra GV có thể cho HS trả lời thêm một số câu hỏi khác, ví dụ như: Lớp 4A tham gia nhiều hơn lớp 4C mấy môn ? ......
Bài 2 a,b: - GV cho HS đọc, tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Biểu đồ ( tiếp theo ).
Chiều Tiết 1 KĨ thuật
TRồNG CÂY RAU, HOA (Tiết 2)
i. mục đích yêu cầu 
- HS biết cách chuẩn bị chậu và đất để trồng cây trong chậu.
- Làm được công việc chuẩn bị chậu và trồng cây trong chậu
- HS ham thích trồng cây.
ii. chuẩn bị: 
-1 chậu trồng cây hoa hoặc rau.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách thực hiện trồng cây rau, hoa trên luống.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây trong chậu 
- Dựa vào nội dung SGK và nêu quy trình trồng cây trong chậu ( Gồm 2 bước là chuẩn bị và trồng cây trong chậu)
-Yêu cầu HS nêu các công việc chuẩn bị để trồng cây trong chậu
 + Chuẩn bị cây để trồng : Chọn cây hoa theo ý thích, cây khỏe không bị sâu bệnh và dễ trồng.
 + Chậu cây trồng : Chậu trồng cây có nhiều loại với hình dáng, kích thước và vật liệu làm chậu khác nhau như sành, xứ, xi măng, nhựa,Đáy chậu thường có lỗ để nước thoát ra ngoài dễ dàng khi lượng nước trong chậu thừa. Kích thước chậu phải phù hợp với cây đem trồng.
 + Đất trồng cây: Giải thích thêm: Do lượng đất trong chậu ít nên phải chọn đất tốt và trộn thêm phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân vi sinh để đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
-HS đọc nội dung trong SGK và xem tranh minh họa nêu cách trồng cây trong chậu:
+ Lấy mảnh sành hoặc ngói vỡ đặt lên trên lỗ ở đáy chậu.
+ Cho đất đã chuẩn bị vào chậu. Lượng cho đất tùy thuộc vào cây to hay nhỏ.
+ Đặt cây thẳng đứng ở giữa chậu, cho đất vào đến khi đầy chậu rồi ấn chặt quanh gốc cây.
+ Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.
*HĐ2: Phần ghi nhớ
-1-2 HS đọc nội dung phần ghi nhớ 
3. Củng cố dặn dò 
- Nêu lại cách thực hiện trồng cây trong chậu.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 toán *
Tìm số trung bình cộng
i. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố về cách tìm sốtrung bình cộng của nhiều số .
- Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số . 
- HS yêu thích môn học, tính toán chính xác .
ii. chuẩn bị: 
- GV: hệ thống bài tập.
- Sách ôn luyện và KT( BT 4, 5)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động
*HĐ1: ôn tập về cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. 
- HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- GV nhận xét chốt kiến thức ghi bảng.
*HĐ2:Luyện tập 
- GV tổ chức cho HS làm một số bài tập.
- Sau đó HS lần lượt lên bảng chữa bài 
- GV nhận xét,củng có kiến thức qua mỗi bài.
Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a. 35 và 45 b. 37 , 42 và 56 	c. 20 , 32 , 24 và 36
- Củng cố về tìm số TBC của nhiều số.
Bài 2: Một tổ sản xuất muối thu hoạch trong năm đợt như sau: 45 tạ, 60 tạ, 75 tạ,72 tạ, 98 tạ. Hỏi trung bình mỗi đợt thu hoạch được bao nhiêu tạ muối?
- Củng cố về giải toán liên quan đến tìm số TBC.
Bài 3: một cửa hàng chuyển máy bằng ô tô. Lần đầu có 3 ô tô,mỗi ô tô chuyển được 16 máy.Lần sau có 5 ô tô khác,mỗi ô tô chuyển được 24 máy.Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhêu máy?
- Củng cố về giải toán liên quan đến tìm số TBC.
Bài 4: Trung bình cộng của hai số bằng 8, biết một trong hai số đó bằng9 .Tìm số kia?
- Củng cố về giải toán liên quan đến số TBC: Khi biết số TBC muốn tìm tổng các số ta lấy số TBC nhân với số các số hạng.
3. Củng cố, dặn dò 
- Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào ? 
- GV nhận xét tiết học.
 Ngày soạn: 28.9.2017 
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 06 tháng 10 năm 2017
 Sỏng Tiết 1 Tập làm văn 
 đoạn văn trong bài văn kể chuyện
i. mục đích yêu cầu 
- HS có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
- Biết vận dụng nhữnghiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn vănkể chuyện.
- ý thức nói và viết có đầu, có cuối.
ii. chuẩn bị: 
- Phiếu học tập phần c - Luyện tập.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Một HS nêu lại nôi dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động:
*HĐ1: Phần nhận xét 
Bài 1, 2:- Một HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS đọc thầm truyện: “Những hạt thóc giống”Sau đó từng cặp trao đổi với nhau.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Cả lớp nhận xét chốt ý đúng.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu BT, suy nghĩ trả lời. 
- GV nhận xét chốt ý đúng.
 + Mỗi sự việc được kể trong một đoạn văn.
 + Hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
*HĐ2: Phần ghi nhớ
- Vài HS đọc.
*HĐ3: Luyện tập
- Hai HS nối tiếp nhau đọc ND bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK. 
- GV yêu cầu HSTL: Đoạn văn nào chưa hoàn chỉnh?
- Ta cần phải viết tiếp phần nào?
- Cả lớp suy nghĩ viết bài trên phiếu. GV theo d

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2017_2018_nguy.doc