Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 5 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với kể chuyện. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện tốt giọng điệu từng nhân vật.

* KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân; tư duy phê phán.

- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật

 HS trả lời đ¬¬ược các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. Trả lời được câu hỏi 4 và nêu nội dung bài.

- GDHS đức tính trung thực.

II. ĐỒ DÙNG:

 - Bảng phụ chép sẵn các câu nói của cậu bé Chôm để luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 1HS đọc bài Tre Việt Nam

- 1HS đọc và nêu nội dung bài

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

 a . Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu tên bài học và ghi bảng.

 b. H¬¬¬ướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

 *Luyện đọc:

 - Gọi 1, 2HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo.

 - GV hư¬¬ớng dẫn chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu.bị trừng phạt.

+ Đoạn 2: nảy mầm được.

+ Đoạn 3: .thóc giống của ta.

+ Đoạn 4: còn lại.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 5 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm theo đoạn, cả bài và HTL trước lớp.
- HS + GV nhận xét, tuyên dương những bạn đọc tốt.
 3. Củng cố, dặn dò:
- 1, 2 HS nêu lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: 
Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca.
------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- HS biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. Nêu được ích lợi của muối iốt và tác hại của thói quen ăn mặn.
	- HS có thói quen sử dụng phối hợp chất béo có nguồn gốc thực vật và nguồn gốc động vật trong thực tế cuộc sống và có thói quen không ăn quá mặn.
	- GDHS ý thức được việc ăn uống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG: - Hình 20, 21 SGK. Giấy A3, bút dạ.
	- HS: Sưu tầm tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực phẩm có chứa i-ốt và vai trò của i-ốt đối với sức khoẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể một số thức ăn cung cấp đạm động vật, đạm thực vật?
- HS: Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp đạm ĐV và đạm TV?
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* HĐ 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo.
	- GV chia lớp thành 2 đội:
	- Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào được nói trước.
	- GV giới thiệu cách chơi: Lần lượt 2 đội thi nhau kể tên câc món ăn chứa nhiều chất béo. Thời gian tối đa là 5 phút. Mỗi đội cử một em viết tên các món ăn chứa nhiều chất béo mà đội mình đã kể vào giấy khổ to ( GV phát giấy và bút dạ cho các nhóm). Hết thời gian cả hai đội treo bảng danh sách tên các món ăn lên bảng. Cả lớp cùng GV đánh giá xem đội nào ghi được nhiều tên món ăn hơn.
	- Hai đội bắt đầu chơi như hướng dẫn ở trên. GV bấm đồng hồ và theo dõi diễn biến cuộc chơi và cho kết thúc cuộc chơi. GV kết luận các món ăn chứa nhiều chất béo.
* HĐ 2: Thảo luận về ăn phối hợp các chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
	- GV yêu cầu cả lớp đọc lại danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo do các em lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào chứa chất béo động vật, món ăn nào chứa chất béo thực vật.
	- GV hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
	- HS phát biểu ý kiến của mình.
GV HDHS rút kết luận: Cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật để đảm bảo cung cấp dủ các loại chất béo cho cơ thể. Nên ăn ít thức ăn chứa nhiều chất béo động vật để phòng tránh các bệnh như huyết áp cao, tim mạch
* HĐ3: Thảo luận về ích lợi của muối i-ốt và tác hại của ăn mặn.
	- GV yêu cầu HS giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh về vai trò của muối i-ốt đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em mà mình đã sưu tầm. GV giảng về vai trò của i-ốt.
	- HS thảo luận và TLCH: Làm thế nào để bổ sung i-ốt cho cơ thể? Tại sao không nên ăn mặn?
GV kết luận: Cơ thể chỉ cần một lượng i-ốt rất nhỏ. Nếu thiếu i-ốt cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Vì vậy nên dùng muối có bổ sung i-ốt. Cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh huyết áp cao
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách sử dụng chất béo và muối ăn trong cuộc sống hàng ngày?
- HS nêu bài học. GVNX tiết học, dặn về nhà chuẩn bị và thực hành ăn uống hợp lí.
-------------------------------------------------------------
 TOÁN
 Tiết 23: Luyện tập
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Tính được TBC của nhiều số. Bước đầu biết giải bài toán về tìm số TBC. Biết cách tìm một trong hai số khi biết số TBC của hai số và một số đã biết. 
	- Rèn kĩ năng tìm số TBC của nhiều số và giải bài toán về tìm số TBC. Tìm đúng được một trong hai số khi biết số TBC của hai số và một số đã biết (BT5) 
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- GV ghi bảng: a - Cho 3 số: 14; 12; 10 
	 b - Cho 4 số: 11; 15; 13; 9
	- 2HS lên bảng: mỗi em tìm số TBC của các số ở một phần.
	- HS nêu cách tìm số TBC của nhiều số và tự lấy ví dụ minh họa. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
b. Thực hành:	
 Bài tập 1: - 1HS nêu yêu cầu của bài
- 2HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét và giải thích cách làm
- GV nhận xét, chốt kq’ đúng. 
 Bài tập 2: 	- 1HS nêu yêu cầu của bài. GVHDHS phân tích bài toán
- 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở.
	- GV chấm vở của HS
 	- GV nhận xét, củng cố cách tìm TBC của 3 số.
Bài tập 3: 	- 1HS đọc bài. HS khác lên bảng ghi tóm tắt
- 1HS lên bảng làm bài.Cả lớp làm vào vở
- GV cùng HS nhận xét, củng cố cách tìm TBC của 4 số. 
Bài tập 4: ( Nếu còn thời gian) 
 	- 1HS đọc bài và ghi bảng tóm tắt.
	- HS + GV phân tích bài toán. 1HS giải toán trên bảng.
 	- GV cùng HS nhận xét, chốt kq’ đúng. ( Đs: 4 tấn) 
Bài tập 5: ( Nếu còn thời gian) 
 	- 1HS nêu yêu cầu của bài.
	- GVHDHS: 
	+ Tìm tổng của hai số dựa vào số TBC của hai số đó.
+ Dựa vào tổng của hai số và số hạng đã biết để tìm số hạng chưa biết
	- 1HS làm bài trên bảng
 	- GV cùng HS nhận xét, chốt kq’ đúng. ( Đs: 4 tấn) 
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại cách tìm số TBC của nhiều số 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: Biểu đồ.
---------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Danh từ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). 
- Nhận biết được DT chỉ khái niệm trong số các DT cho trước và tập đặt câu(BT mục III). 
	- Có ý thức học tập tự giác.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép sẵn ví dụ.(Phần nhận xét)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- 2 HS: Nêu khái niệm về từ ghép và từ láy.
	- 1 HS: Lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại từ bạn vừa nêu. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
b. Hình thành kiến thức:
* Nhận xét: GV treo bảng phụ
 Yêu cầu 1: - 1HS đọc ví dụ trên bảng phụ và nêu yêu cầu.
- HS thảo luận theo nhóm đôi: tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ và ghi vào VBTTV
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. HS + GV nx, bổ sung.
Yêu cầu 2:	- HS nêu yêu cầu.
	- Đại diện 5 nhóm lên bảng xếp các từ theo từng nhóm từ.
	- GV cùng HS nhận xét và giới thiệu: các từ trên được gọi là danh từ.
	- 1, 2 HS nhắc lại từng nhóm từ.
- HS nêu khái niệm về danh từ. Lấy thêm ví dụ để minh họa 
* Ghi nhớ : SGK tr. 38- 1, 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
 c. Luyện tập:
Bài tập 1: - 1HS nêu yêu cầu bài 1.HS thảo luận theo nhóm đôi và ghi vào VBTTV
- Đại diện nhóm trình bày – GV kết hợp ghi bảng.
- HS nhận xét và giải thích về danh từ chỉ khái niệm.
Bài tập 2: - 1HS nêu yêu cầu bài 2
- HS làm bài cá nhân vào vở BTTV. GV quan sát nhắc nhở, giúp đỡ HS
- Một số HS lần lượt đọc câu mình vừa đặt.
- GV cùng HS nhận xét, GV tuyên dương những bạn đặt câu hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- 2, 3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. GV nhận xét tiết học. 
	- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Danh từ chung và danh từ riêng
 Ngày soạn: 22 – 9 – 2012
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực. Tìm đọc câu chuyện ngoài SGKnói về lòng trung thực.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể lại đủ ý bằng lời của mình. Kể được câu chuyện ngoài SGK.
- GDHS luôn trung thực trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG:III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- 2HSTB nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Một nhà thơ chân chính.
	- 1HSK,G kể toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa.
- GV nhận xét. 
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện 
 * HDHS tìm hiểu đề bài.
- Gọi 1HSTB đọc đề bài - GV ghi bảng, gạch chân dưới từ nêu y/c chính của đề.
- 4 HSK,G đọc lần lượt 4 gợi ý SGK tr. 50. Cả lớp đọc thầm.
- HSK,G : Tìm và kể lại câu chuyện ngoài SGK.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện của mình
 * HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện.
- HS tập kể câu chuyện trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa truyện. 
- Đại diện nhóm kể - Cả lớp cùng trao đổi về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp cùng GV nhận xét và chọn ra bạn kể hay, tự nhiên.
 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà luyện kể chuyện .
 - GV yêu cầu HS đọc trước đề bài của tiết KC tuần 6 
 Ngày soạn : 21 - 9 - 2013
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2013
 TẬP LÀM VĂN
 	 Viết thư (Kiểm tra viết)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức
( đủ ba phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư).
- Rèn kĩ năng viết thư đúng với yêu cầu của đề bài mình lựa chọn, trình bày đúng quy định theo ba phần của một bức thư. Trình bày sạch sẽ, đúng quy định và nội dung thể hiện tốt tình cảm của người viết thư. 
- Ý thức học tập tự giác.
II. ĐỒ DÙNG: 
- 2Bảng phụ chép sẵn các đề bài và cấu trúc một bức thư.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- 1HS: Nhắc lại ba phần của văn Viết thư.
	- 1HS: Nêu nội dung từng phần của văn viết thư
- GV nhận xét.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu tiết KT.
 b. Bài kiểm tra: ( GV treo bảng phụ) 
 Đề bài: Em hãy chọn 1 trong các đề sau:
 1. Nhân dịp năm mới, hãy vết thư cho một người thân ( ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ,..) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
 2. Nhân dịp sinh nhật của một người bạn thân đang ở xa, hãy viết thư thăm hỏi và chúc mừng người thân đó.
 3. Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão, hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn em.
 4. Nghe tin gia đình một người thân ở xa có chuyện buồn (có người đau ốm, người mất hoặc mới gặp tai nạn,..) . Hãy viết thư thăm hỏi và động viên người thân đó.
	- HS lần lượt đọc từng đề bài trước lớp.
	- GVHDHS phân tích đề bài và kết hợp gạch chân từ quan trọng của từng đề.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn cấu trúc một bức thư.
- 1,2 HS nhắc lại thể thức trình bày của một bức thư.
- GV nhắc nhở HS lựa chọn đề bài. Một số HS nêu đề bài mình lựa chọn.
- HS làm bài – GV theo dõi, giúp đõ HSTB
- Cuối giờ GV thu chấm bài cả lớp.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét ý thức làm bài của HS.
 - Nhắc HS đọc trước nội dung tiết TLV tuần 6
 TOÁN
Tiết 24: Biểu đồ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh. Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh. 
- Rèn kĩ năng đọc thông tin trên biểu đồ tranh.
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
 - Bảng phụ kẻ sẵn biểu đồ như SGK tr. 28
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 1HS tìm số TBC của 4, 6, 12, 28 và giải thích cách tìm. 
	- 1HS làm bài 4 phần b tiết trước(SGK tr, 28)
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
b. Hình thành kiến thức: 
* Giới thiệu biểu đồ hình cột 
- GV treo bảng phụ và giới thiệu nội dung từng cột, từng hàng.
- HS nêu tên các gia đình có trên biểu đồ.
- HS lần lượt nêu số con, số con trai, số con gái của trong mỗi gia đình trên biểu đồ 
c. Thực hành:	
Bài tập 1: 
 - 1HS nêu yêu cầu của bài
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi a, b, c. 
- HS trả lời các câu hỏi c, d trước lớp và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh. 
- GV cùng HS nhận xét, khắc sâu cho HS cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh. 
Bài tập 2: 
 - 1HS nêu yêu cầu của bài 
	- GV tổ chức cho HS làm bài tương tự như bài 1.
	- HS làm vở GV thu chấm.
	- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nêu lại đặc điểm của biểu đồ tranh 
- HS nêu cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ. 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: 
	Biểu đồ ( Tiếp theo) 
TOÁN
 Tiết 25: Biểu đồ ( tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bước đầu biết về biểu đồ cột. Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột.
- Rèn kĩ năng đọc thông tin trên biểu đồ cột.
- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- 2 Bảng phụ kẻ sẵn biểu đồ cột SGK tr. 30 và biểu đồ bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 1 HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học theo thứ tự từ lớn đến bé. 
	- 1HS nêu mqh giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề và đơn vị đo đề - ca -gam, 
héc - tô - gam với gam
- GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
	- GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
b. Hình thành kiến thức: 
* Giới thiệu về biểu đồ cột 
- GV treo bảng phụ 
- HS quan sát nêu nội dung từng cột, từng hàng.
+ HS nêu ý nghĩa của mỗi cột trên biểu đồ.
+ HS lần lượt đọc số liệu trên biểu đồ. 
+ HS so sánh số chuột đã diệt được của từng thôn.
	- GV nhận xét, chốt ý đúng.
c. Thực hành:	
Bài tập 1: 
- 1HS nêu yêu cầu của bài
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi a, b, c. HS khác trả lời các câu hỏi c, d, e.
- HS + GV nx, chốt ý đúng. 
- 1HS đọc lại số liệu thống kê và phân tích số liệu trên biểu đồ. 
Bài tập 2: ( Phần a) 
- GV treo bảng phụ 
 	- 1HS nêu yêu cầu của bài tập.
	- HS lần lượt lên bảng làm bài phần a. 
	- Cả lớp làm bài vào vở (HS làm xong làm thêm phần b)
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nêu cách đọc số liệu trên biểu đồ hình cột . 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: Luyện tập. 
 Ngày soạn: 21 - 9 - 2013
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2013
 TẬP LÀM VĂN
 Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (Nội dung ghi nhớ). 
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
- Ý thức học tập tự giác
II. ĐỒ DÙNG: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- 1HS nhắc lại ND ghi nhớ văn Viết thư	
	- 1 HS đọc lại bức thư đã làm trong giờ văn kiểm tra tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm. 
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
	- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học và ghi bảng tên bài.
b. Hình thành kiến thức:
* Nhận xét: 
Yêu cầu 1
- 1HS nêu yêu cầu bài 1 
- HS thảo luận theo nhóm đôi ghi lại những sự việc chính trong truyện Những hạt thóc giống vào VBTTV.
	- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
	- HS nêu mỗi sự việc bạn vừa nêu được kể trong đoạn truyện nào.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
Yêu cầu 2 + 3
- HS nêu yêu cầu 2 và yêu cầu 3
- HS nêu dấu hiệu mở đầu và kết thúc của đoạn văn.
- HS nêu nhận xét mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
- GV nhận xét, kết luận: 
	Mỗi đoạn văn trong bài văn k.chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt diễn biến của câu chuyện.Hết đoạn văn cần chấm xuống dòng.
- HS nhắc lại kết luận trên.
- GVghi bảng Ghi nhớ – SGK tr. 54. 
- HS nhắc lại.
c. Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài tập 1: 
- 1HS đọc nội dung bài và nêu yêu cầu 
- GV giải thích thêm về yêu cầu của bài.
+ HS: đọc lần lượt từng đoạn truyện trước lớp.
	+ HS: Nêu từng sự việc chính của mỗi đoạn, nhận xét về tính cách của nhân vật cô bé trong truyện.
- HS tự hoàn thành bài tập trong VBTTV
- HS đọc trước lớp đoạn văn vừa hoàn thành
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS xây dựng được đoạn truyện hay.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
 - GV nhận xét giờ học. Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: 	
	Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. 
KĨ THUẬT
Khâu thường ( Tiết 2)
I. MUC ĐÍCH YÊU CẦU: Tiếp tục:
- Kiến thức: HS nắm được cách khâu thường và ứng dụng của khâu thường
- Kĩ năng: HS khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
- Thái độ: Hình thành cho HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG: - Bộ dụng cụ cắt khâu thêu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách vạch dấu đường khâu thường và cách khâu thường?
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài 
 b. HDHS thực hành
	- GV gọi một HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác vạch dấu đường khâu thường. 
	 - GV nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước: 
	+ Bước 1: Gấp mép vải. 
	+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
	 - GV có thể nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm đã lưu ý ở tiết 1. 
	- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm. 
	- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột. 	GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ thêm cho những HS còn lúng túng.
3. Củng cố - dặn dò 
	- Học sinh nhắc lại cách khâu thường và ứng dụng của mĩ khâu thường. 
- GV nhận xét tiết học; yêu cầu HS ứng dụng mũi khâu thường trong thực tế.
	- HDHS chuẩn bị bài sau: Khâu đột. 
KHOA HỌC
Ăn nhiều rau và quả chín.Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Kiến thức: HS hiểu và giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hằng ngày.Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
	- Kỹ năng: Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
	- Thái độ: Có ý thức sử dụng thực phẩm an toàn
II. ĐỒ DÙNG:
	-Hình trang 22,23 SGK
	- Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 SGK
	- Một số loại rau quả, một số vỏ đồ hộp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách sử dụng chất béo hợp lí
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và quả chín
Mục tiêu: - HS biết giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hằng ngày.
Cách tiến hành
Bước 1: - GV yêu cầu HS xem lại sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối và nhận xét xem các loại rau quả chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào trong một tháng, đối với người lớn.
	- HS phát biểu: cả rau và quả chín đều cần được ăn đủ với số lượng nhiều hơn nhóm thức ăn chứa chất đạm, chất béo.
Bước 2: GV điều khiển cả lớp trả lời các câu hỏi:
	+ Kể tên một số loại rau quả các em vẫn ăn hằng ngày.
	+ Nêu ích lợi của việc ăn rau quả.
Kết luận:Nên ăn phối hợp nhiều loại rau,quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón
Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn
Mục tiêu: - Giải thích thế nào là thực phẩm sạch và an toàn
Cách tiến hành
Bước 1: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp cùng nhau trả lời câu hỏi thứ nhất trong SGK trang 23 “ Theo bạn thế nào là thực phẩm sạch và an toàn”.
	- HS đọc mục bạn cần biết và quan sát hình 3,4 trang 23 trả lời câu hỏi trên
Bước 2: - Một số HS trình bày kết quả thảo luận 
Kết luận: Thực phẩm được coi là sạch và an toàn cần được nuôi trồng hợp vệ sinh.
	- Các khâu thu hoạch, chuyên chở, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh.
	- Thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng.
	- Không ôi thiu, không nhiễm hoá chất. 
	- Không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ người sử dụng.
Hoạt động 3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
* Mục tiêu: Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
	- GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ:
	+ Nhóm 1: Thảo luận về: Cách chọn thức ăn tươi, sạch. Cách nhận ra thức ăn ôi, héo...
	+ Nhóm 2: thảo luận về: Cách chọn đồ hộp và chọn những thức ăn được đóng gói
	+ Nhóm 3: thảo luận về: Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn.
 Sự cần thiết phải nấu thức ăn chín.
Bước 2: Làm việc cả lớp
	- Đại diện các nhóm lên trình bày, mang theo những vật đã chuẩn bị để giới thiệu và minh hoạ cho ý kiến của mình
Kết luận : Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn. Thức ăn được nấu chín. Nấu xong nên ăn ngay. Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản dúng cách.
3. Củng cố, dặn dò
	- HS đọc mục bạn cần biết
	- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Một số cách bảo quản thức ăn”
SINH HOẠT TẬP THỂ
 Kiểm điểm tình hình học tập, LĐVS trong tuần
GDHS theo chủ điểm : Chăm ngoan học giỏi
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- GV giới thiệu chủ điểm trong tháng 10: Chăm ngoan học giỏi	 
	- HS kiểm điểm về tình hình học tập, LĐVS của lớp trong tuần.
 - Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới: Phát động thi đua chào mừng ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành GD ( 15/10)
 - Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, tự giác trong mọi HĐ.
II. TIẾN HÀNH:
 1- Ổn định tổ chức: 
 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2016_2017_nguy.doc