Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU

- HS bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành mạch, rứt khoát.

+ Các KNS được GD: Kiểm soát cảm xúc.Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn.Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận.

- HS hiểu nội dung của bài: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.

- HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.

* HS phát âm chuẩn L/N: nói, là, người lớn, mỗi lần, não, làm, nổi giận, việc làm này,.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC: - HS đọc bài thơ Con chim chiền chiện, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.

2. Dạy bài mới : a. HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu qua tranh minh hoạ SGK.

 b. HĐ2: Luyện đọc:

- GV chia bài thành 3 đoạn.

- HS đọc lối tiếp đoạn của bài.

+ GV theo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng các từ: nói, là, người lớn, mỗi lần, não, làm, nổi giận, việc làm này,.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 34 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1 (155); - HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS làm thử để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình:
	a/ Từ chỉ hoạt động trả lời cho câu hỏi Làm gì?
	b/ Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào?
	c/ Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi Là người thế nào?
d/ Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi: Cảm thấy thế nào? Là người thế nào?
- HS trao đổi theo cặp- các em đọc nội dung bài tập, xếp đúng các từ đã cho vào bảng phân loại.
- HS trình bày kết quả - Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng
Bài tập 2(155) - GV nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài, tiếp nối nhau đọc câu văn của mình.
- Lớp và GV nhận.
Bài tập 3(155)- HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc các em: chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười - tả âm thanh. 
- HS trao đổi với bạn để tìm được nhiều từ miêu tả tiếng cười.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- GV ghi nhanh lên bảng lớp những từ ngữ đúng.
- HS viết từ tìm được vào vở bài tập.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu một số từ về chủ đề Lạc quan, yêu đời?
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS ghi nhớ những từ tìm được ở BT 3.
-------------------------------------------------------------
Khoa học
Ôn tập thực vật và động vật ( tiết 1)
I.Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn.
- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật, động vật.
II.đồ dùng dạy học
- Hình trang 134-135 ( SGk ), sơ đồ về các chuỗi thức ăn.; giấy, bút vẽ
III.các hoạt động dạy học
1. KTBC: - Nêu 1 số ví dụ về chuỗi thức ăn.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài.
b. Giảng bài :
HĐ1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã.
* Cách tiến hành:
- B1: Làm việc cả lớp: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hình trng 134, 135 SGk thông qua câu hỏi:
+ Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào?
- B2: Làm việc theo nhóm 
+ GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ ch các nhóm.
+ HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã bằng chữ.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
+ B3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
- GV đặt câu hỏi: So sánh sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã với sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước, em có nhận xét gì?
- GV giảng: Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã ta thấy có nhiều mắt xích hơn. Cụ thể là:
+ Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác.
+ Trên thực tế, trong tự nhiên mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật còn phức tạp hơn nhiều, tạo thành lưới thức ăn.
- GV kết luận: GV đưa ra sơ đồ mối quan hệ thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại các kiến thức vừa ôn tập?
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------
ÔN tiếng việt
Ôn tập: Trạng ngữ chỉ mục đích
I. Mục đích yêu cầu.
- Củng cố khái niệm về trạng ngữ, tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
- HS biết đặt câu có trạng ngữ, nhận diện được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ; 
- Thế nào là trạng ngữ ? Nêu đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu? VD?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài.
 b, Hướng dẫn luyện tập: 
- GV chép từng bài lên bảng, HS làm, sau đó lên bảng gạch dưới các trạng ngữ (Bài 1), điền các bộ phân theo yêu cầu (Bài 2, 3 ). Đọc kết quả (Bài 4)
- Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong các câu sau:
Để có nhiều cây có bóng mát, trường em trồng thêm mấy cây bàng, phượng vĩ trên sân trường.
Để giữ gìn sách được lâu bền, khi đọc, em không bao giờ gấp gáy sách.
Vì một thành phố xanh - sạch - đẹp, bà con lối xóm thường xuyên tổ chức lao động tập thể.
Muốn đạt kết quả tốt trong học tập, các em phải cố gắng hơn nữa.
Bài 2: Tìm trạng ngữ chỉ mục đích để điền vào chỗ trống:
., đội văn nghệ của trường em đã tập luyện hàng tháng trời.
, trường em phát động phong trào gây quỹ “Vì người nghèo”
, các em thường xuyên phải đọc sách báo, thường xuyên luyện viết bài văn, đoạn văn.
, trường em thường xuyên tổ chức trồng cây, làm vệ sinh đường phố, xóm làng.
Bài 3: Các câu sau mới chỉ có bộ phân trạng ngữ, em hãy thêm vào những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh các câu văn:
Để chuẩn bị cho giờ chào cờ,
Muốn học tập được tốt,
Vì một tương lai tươi sáng,
Bài 4: 
	Viết đoạn văn ngắn trong đó có một số câu sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích. Viết xong, gạch chân dưới các bộ phận trạng ngữ đó.
3. Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại ‎đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích.
- GV chốt lại bài, nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 26/ 4/ 2017
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2017
Địa lí- 4d
Ôn tập
i. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết :
- Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan- xi - păng; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
- Rèn luyện, củng cố kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ, sơ đồ.
- Tôn trọng các nét đặc trưng văn hoá của các người dân ở các vùng miền.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ ĐLTNVN, nội dung cuộc thi hái hoa dân chủ.
III.Các hoạt động dạy -học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
b. HDHS ôn tập: GV tổ chức lớp thành 3 nhóm thi dưới hình thức hái hoa dân chủ để củng cố những kiến thức đã học.
- Mỗi nhóm cử 3 đại diện lên để thành lập một đội chơi.
- GV tổ chức thành các vòng thi như sau:
Vòng1: Ai chỉ đúng?
- GV chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các địa danh: Dãy núi Hoàng Liên Sơn đỉnh Phan- xi- păng; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên, các thành phố, biển, đảo và quần đảo.
- Nhiệm vụ của các đội : lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào, đội đó phải chỉ vị trí trên bản đồ ĐLTNVN.
	+ Nếu chỉ đúng: ghi được 3 điểm
	+ Nếu chỉ sai: không ghi được điểm nào
Vòng 2: Ai kể đúng?
- GV chuẩn bị sẵn các “bông hoa’’, trong đó có ghi: dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, duyên hải miền Trung.
- GV yêu cầu các đội: lần lượt len bóc thăm, trúng địa danh nào, phải kể tên các dân tộc và 
một số đặc điểm về trang phục, lễ hội của dân tộc đó.
	+ Nếu nêu đúng : ghi được điểm 10
	+ Nếu sai : không ghi được điểm nào
Vòng 3: Ai nói đúng?
- GV chuẩn bị các băng giấy ghi ttên các thành phố đã học.
- HS bốc thăm, trúng TP nào, phải nêu đặc điểm tiêu biểu về TP đó.
	+ Nếu nêu đúng : ghi được điểm 5
	+ Nếu sai : không ghi được điểm nào
*HS, GV nhận xét, tuyên dương nhóm trả lời tốt, đạt điểm cao.
3. Củng cố,dặn dò:
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau
--------------------------------------------------------------
Tập đọc
Ăn “mầm đá’’
i. mục tiêu
- HS bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh; đọc phân biệt được lời nhân vật và người dẫn câu chuyện.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống (TL được các câu hỏi trong SGK)
- Thực hiện ăn uống điều độ để đảm bảo sức khoẻ.
II. đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc SGK
III. các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 2- 3 HS đọc bài: Tiếng cười là liếu thuốc bổ: Nêu ND bài?
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài, đọc 3 lượt
- GV giúp HS hiểu từ mới trong bài, kết hợp HD HS xem tranh minh hoạ bài.
- Hướng dẫn HS đọc đúng câu cảm, câu hỏi
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá’’?
+ Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét 
+ Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá không? Vì sao?
+ Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng ?
+ Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh ?
- HS trả lời, GV chốt lại ý đúng
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- 3 HS luyện đọc toàn truyện theo cách phân vai. 
- GV HD HS tìm đúng giọng đọc lời nhân vật và thể hiện biểu cảm. Luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn truyện theo cách phân vai: “ Thấy chiếc lọ vừa miệng ạ.’’
3. Củng cố - dặn dò
- Nêu ý nghĩa của truyện? Qua câu chuyện em học được điều gì?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối kì II.
-------------------------------------------------------
Toán
Tiết 167 : Ôn tập về hình học (173)
i. Mục tiêu
- HS nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. 
- HS tính được diện tích của hình vuông, hình chữ nhật. Làm tốt các BT 1; 3; 4.
II. đồ dùng dạy học
III. các hoạt độngj dạy –học
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các hình đã học?
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài 
 b. Thực hành:
Bài 1:
- GV kẻ hình như SGK.
- HS quan sát hình vẽ trong SGK và nhận biết các cạnh song song với nhau; các cạnh vuông góc với nhau.
- Một vài HS nêu kết quả.
- HS khác nhận xét.
- GV kết luận.
Bài 3:- GV nêu yêu cầu BT.
- GV HD HS tính chu vi và diện tích các hình đã cho. So sánh các kết quả tương ứng rồi viết Đ vào câu đúng, S vào câu sai.
- HS trao đổi theo cặp. 
Bài 4:- HS đọc yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS:
+ Trước hết tính diện tích phòng học.
+ Tính diện tích viên gạch lát.
+ Tính số viên gạch cần dùng để lát toàn bộ nền phòng học.
- HS làm vở - GV chấm, chữa bài
3. Củng cố – dặn dò
- Nhắc lại kiến thức về công thức tính chu vi, diện tích HCN, HV?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau ôn tập tiếp.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 27/ 4/ 2017
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 5 tháng 5 năm 2017
thể dục
GV chuyên
Toán
Tiết 168 Ôn tập về hình học (tiếp theo - 174)
i. Mục tiêu: Giúp HS:
- HS nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. 
- HS tính được diện tích của hình bình hành.
+ Làm tốt các BT 1; 2; 4- chỉ yêu cầu tính diện tích hbh ABCD.
II. đồ dùng dạy học
III. các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài.
b. Bài mới :
Bài 1 (174).
- GV vẽ hình như SGK lên bảng.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ để nhận biết DE là đoạn thẳng song song với AB và CD vuông góc với BC.
- Gọi HS nhận xét - GV kết luận.
Bài 2 (174): - HS nêu yêu cầu BT
- HS tự làm theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả.
Bài 4 (174 - chỉ yêu cầu tính diện tích hbh ABCD )
- HS đọc yêu cầu BT
- GV hỏi để gợi ý HS cách làm:
	+ Hình H tạo nên bởi các hình nào?
	+ Đặc điểm của các hình?
- GV hướng dẫn HS tính diện tích hình bình hành ABCD, sau đó HS tự tính diện tích hình chữ nhật BEGH. Diện tích hình H là tổng diện tích của hình bình hành và hình chữ nhật.
- HS suy nghĩ làm vở, 1 em chữa bài ở bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố,dặn dò:
- Nêu cách tính chu vi và diện tích hbh?
- GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau: Ôn tập về tìm số trung bình cộng
--------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
i. mục tiêu
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của các trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (trả lời cho câu hỏi bằng cái gì? với cái gì?- ND ghi nhớ )
- Biết nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (BT 1 mục III); bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện (BT2)
- HS có ý thức nói viết câu đủ ý, rõ ràng.
II. đồ dùng dạy học
III.các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm và ý nghĩa của trạng ngữ chỉ mục đích?
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài.
 b. Phần nhận xét:
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1, 2
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng
 c. Phần ghi nhớ: 2- 3 HS đọc nội dung ghi nhớ
d. Phần luyện tập
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ, làm vào vở BT
- 2 HS lên bảng gạch dưới bộ phận TN trong câu.
- GV chốt lời giải đúng .
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của BT2.
- HS quan sát ảnh minh hoạ các con vật trong tranh, các con vật khác.
- Viết 1 đoạn văn tả con vật, trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn miêu tả con vật, nói rõ câu văn nào trong đoạn có TN chỉ phương tiện
- Lớp nhận xét - GV nhận xét và chốt kết quả.
3. Củng cố - dặn dò
- Nêu ý nghĩa và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện? Đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện ? 
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------
luyện viết
Bài 32 : Dòng sông mặc áo
I. Mục tiêu
- HS viết đúng, đều, đẹp bài: “Dòng sông mặc áo” LVCĐ4 -Q.1 - Tr.32) theo kiểu chữ thẳng.
- Rèn luyện kĩ năng trình bàybài thơ lục bát, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: GV và HS: Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1.
- Bảng phụ chép sẵn ND đoạn cần viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 	
- HS viết một số tiếng khó của bài trước: Ăng – co Vát, hành lang, dạo xem, chạm khắc, 
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu. Treo bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn
- HS đọc thầm lại bài.
+ Nêu nội dung chính của bài? (Vẻ đẹp của dòng sông thay đổi màu sắc trong ngày)
- Trong đoạn có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? 
- Tìm các chữ được viết hoa trong bài ? Những chữ ấy vì sao lại viết hoa ?
- HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp: làm sao, nắng lên, rộng bao la, trôi, ráng, 
+ GV đọc từng từ ngữ.
+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lu ý HS những từ hay viết sai.
 c. HDHS viết bài: “Dòng sông mặc áo” LVCĐ4 -Q.1 - Tr.32
- Cách trình bày một bài thơ lục bát?
- Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm?
- HS đọc thầm bài cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
- GV hướng dẫn HS cánh trình bày bài, tư thế ngồi viết.
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò
- Bài viết nói về nội dung gì? 
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 1/ 5/ 2017
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2017
Toán
Tiết 169: Ôn tập về tìm số trung bình cộng (175)
i. Mục tiêu:
- Củng cố cách tìm số trung bình cộng.
- HS giải được bài toán về tìm số trung bình cộng (BT 1; 2; 3).
II. đồ dùng dạy học
III. các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các dạng toán điển hình đã học trong chương trình lớp 4? Nêu cách tìm trung bình cộng của hai số?
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài 
 b. Thực hành:
Bài 1: 
- HS tự làm nháp và bảng lớp ( 2 em ); giải thích cách làm.
- Cả lớp nhận xét 
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Nêu quy tắc tìm số trung bình cộng của các số ?
Bài 2: - HS nêu yêu cầu BT
- HS trao đổi theo cặp, cử đại diện lên chữa bài
- HS - GV nhận xét 
- GV củng cố cách giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS cách làm :
+ Tính số vở tổ Hai góp.
+ Tính số vở tổ Ba góp.
+ Tính số vở cả ba tổ góp.
+ Tính số vở trung bình mỗi tổ góp.
- GV lưu ý HS: Có thể tính gộp bước 3 và bước 4.
- HS làm nháp và bảng lớp.
- Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số?
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau: Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
----------------------------------------------------------
ôn Toán 
Ôn tập về đại lượng.
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố về các số đo đại lượng đã học và quan hệ giữa chúng.
- Rèn kĩ năng giải các bài toán có liên quan.
II.Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu lại các số đó đại lượng đã học? Quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HDHS luyện tập qua việc làm một số bài tập sau:	
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
	a. 7 tạ =  yến	53 tấn =  tạ 	
 	 60 kg =  yến 	230 yến =  tạ
	b. 15 giờ =  phút	600 giây =  phút
 4 thế kỉ =  năm	900phút =  giờ
Bài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
	a. 5m  60 dm	30 000 cm  3 000 dm
	b. 1 km  650 m 	24 dm  350 cm
Bài 3: 
	Một thửa ruộng HCN có chiều dài hơn chiều rộng 10m. Chiều rộng bằng 4/5 chiều dài. Trung bình cứ 10 mét vuông thu được 6 kg thóc. Hỏi:
Diện tích thửa ruộng ?
Trên thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu tạ thóc?
Bài 4: (Nếu còn thời gian) 	
Hoa đi bộ từ nhà đến trường mất 15 phút, nếu đi bằng xe đạp thì chỉ mất có 5 phút. Tính quãng đường từ nhà Hoa đến trường, biết rằng cứ trong 1 giờ đi thì xe đạp đi được nhiều hơn đi bộ là 8km.
- GV tổ chức cho HS chữa bài , nhận xét và thống nhất kết quả.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại các đơn vị đo khối lượng, độ dài, diện tích, thời gian đã học?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------
Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả con vật
i. mục tiêu
- HS biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ , đặt câu và viết đúng CT,...); tự sửa những lỗi chung về bố cục bài, về ý thức, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả theo HD của GV.
- HS biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay.
- HS yêu quý con vật nuôi.
II. đồ dùng dạy học
III. các hoạt động dạy học
1. KTBC: Nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài.
b. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp:
* Những ưu điểm:
- Đa số HS xác định đúng yêu cầu của đề bài, bố cục rõ ràng.
- Một số bài văn hay, hấp dẫn (..........................................................................................
- Một số HS viết được bài văn theo cách mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng: ..........................................................................................................................................
- Một số bài có sử dụng biện pháp nghệ thuật hợp lí: 
- Một số bài viết câu hay, có sáng tạo: 
* Những thiếu sót, hạn chế.
- Một số bài viết bố cục chưa rõ ràng.
- Một số bài viết chưa đúng câu.
- Một số bài dùng biện pháp nghệ thuật chưa phù hợp.
- Một số bài viết sai lỗi chính tả nhiều.
- Một số bài xác định chưa đúng yêu cầu của đề bài.
* Thông báo cụ thể: Trả bài cho từng HS
c. Hướng dẫn HS chữa bài
* HD từng HS sửa lỗi
- GV phát phiếu học tập cho từng HS .
- Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại .
- HS trao đổi phiếu học tập để tự soát lỗi cho nhau.
* HD chữa lỗi chung
- GV chép các lỗi định chữa lên bảng lớp.
- 1, 2 HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
- HS trao đổi về bài chữa.
- GV bổ sung bằng phấn màu.
* HD học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp 
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay trong đoạn văn, bài văn , từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
- Mỗi HS chọn 1 đoạn trong bài làm của mình, viết lại theo cách hay hơn.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS vi

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_34_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc