Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 33 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.

- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh minh hoạ.( GTB)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài Ngắm trăng và Không đề , trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : SD tranh minh hoạ.

b. Các hoạt động

*HĐ1: Luyện đọc

- HS đọc cả bài - GV HD chia đoạn: 3 đoạn

 + Đoạn 1: Từ đầu đến nói đi ta trọng thưởng.

 + Đoạn 2: Tiếp theo đến đứt dải rút ạ.

 + Đoạn 3: Còn lại.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn: 2-3 lượt. GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó: lom khom, dải rút, dễ lây, tàn lụi,., hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó và đọc bài với giọng vui, đầy bất ngờ.

- HS luyện đọc theo cặp. Một, hai HS đọc cả bài.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 33 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh về đền cao, tượng đài Trần Hưng Đạo.
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tên huyện Kinh Môn qua các thời kì lịch sử?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV treo tranh đền An Phụ để GT.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu về di tích lịch sử và danh thắng An Phụ .
- Thảo luận nhóm 
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm yêu cầu các nhóm trưng bày tranh ảnh về đền cao An Phụ. Và TLCH:
+Di tích An Phụ thuộc xã nào?
+ Chùa Tường Vân là ngôi chùa thế nào? Cảnh vật xung quanh chùa có gì đẹp?
+ Đền cao thờ ai? Lễ hội đền cao diễn ra khi nào? Việc tổ chức lễ hội có ý nghĩa gì?
+ Trần Quốc Tuấn là người thế nào?Miêu tả vẻ đẹp tượng đài và bức phù điêu? 
- Các nhóm thảo luận.
- Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- GVkết luận.
*HĐ2: Bày tỏ ý kiến: 
- GVgiao nhiệm vụ cho từng nhóm đôi thảo luận: Các em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ di tích An Phụ và xây dựng quê hương? 
- Các nhóm làm việc. 
- Đại diện nhóm lên trình bày: bày tỏ ý kiến đánh giá. 
- GV nêu kết luận. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS tìm hiểu thêm những truyền thống tốt đẹp của địa phương.
TIẾT 3 LUYỆN VIẾT
BÀI 29
I.mục đích yêu cầu
- HS viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài: Trăng lên.
- Rèn kĩ năng viết đúng độ cao,khoảng cách của từng tiếng.Viết đúng tiếng có âm vần dễ lẫn:l/n, d/r, x/s....
- Giáo dục ý thức viết đẹp và trìng bày bài cẩn thận.
II.chuẩn bị
- HS:Vở luyện viết
III.Các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS.viết một số từ : chậm rãi, sẻ già, bộ ức, dựng ngược, rít lên.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn HS viết .
- Gọi HS đọc bài viết. 
- Nêu ND bài?
- Cả lớp theo dõi, phát hiện những từ khó viết.
- GV phân tích tiếng khó trên bảng: sau rặng tre, làng xa,mảnh dần, hiu hiu,
- HS luyện viết từ khó trên bảng, cả lớp viết ra giấy nháp.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
*HĐ2: HS viết bài
- HS nhắc lại cách trình bày bài viết.
- HS tự luyện viết bài theo bài mẫu.
- GV theo dõi uốn nắn HS kịp thời.
*HĐ3: Chấm chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài - Nhận xét .
- HS dưới lớp tự soát lỗi ,sửa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài : Nước biển Cửa Tùng.
Ngày soạn: 18.4.2018
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 25 thỏng 4 năm 2018
Sỏng TIẾT 1 TẬP ĐỌC
Con chim chiền chiện
i. mục đích yêu cầu 
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm 2,3 khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu ND : Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.
II. chuẩn bị
- Tranh ảnh minh hoạ.( GTB)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Vương quốc vắng nụ cười và trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : SD tranh minh hoạ.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ: 2-3 lượt. GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó: chiền chiện, long lanh,sương chói, ... hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. HDHS đọc bài với giọng hồn nhiên ,vui tươi.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*HĐ2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm bài thơ và TLCH của bài:
+ Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
+Những từ ngữ, chi tiết nào nói lên con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
+Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện?
+Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho em cảm giác như thế nào?
- HS phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại ý chính, nhấn mạnh:
+Hình ảnh con chim chiền chiện bay lượn tự do giữa không gian cao rộng.
+ Tiếng hót của chim chiền chiện gợi lên cuộc sống thanh bình hạnh phúc.
- HS đọc lướt toàn bài, nêu nội dung của bài.
*HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL
- HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ.GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài và thể hiện diễn cảm.
- HS nối tiếp đọc diễn cảm đoạn, bài.
- Lớp và Gv nhận xét.
- HD HS luyện đọc và HTL 2,3 khổ thơ
- HS thi HTL. 
- GV nhận xét , khen ngợi HS thuộc bài tại lớp.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ. GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
TIẾT 2 KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe , đã đọc
i. mục đích yêu cầu
- Dựa vào gợi ý trong SGK HS chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần Lạc quan- Yêu đời.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện,( đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện( đoạn truyện).
- Mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. 
ii. chuẩn bị 
- HS sưu tầm truyện ( HĐ 2)
- Bảng phụ ghi dàn ý bài kể chuyện.( HĐ 1)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện Khát vọng sống.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: GV hướng dẫn kể chuyện.
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc yêu cầu của bài 
- GV gạch chân những từ ngữ cần lưu ý trong đề bài.
- HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- GV lưu ý HS: Có thể kể về những người biết sống vui, khỏe,...
- Yêu cầu HS tìm và kể câu chuyện trong SGK.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình.
- GV treo bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý bài kể chuyện.
- Gọi HS đọc dàn ý.
*HĐ2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- KC trong nhóm 
+ HS kể chuyện theo cặp, trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. 
- Thi kể chuyện trước lớp.
+ Mỗi HS kể xong truyện đều nói ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện nhất. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
TIẾT 4 TOÁN
Tiết 163: Ôn tập về các phép tính với phân số ( Tiếp)
i. Mục đích yêu cầu 
- Thực hiện được 4 phép tính đối với phân số.
- Vận dụng để tính được giá trị biểu thức và giải toán.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập. 
ii. chuẩn bị
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia phân số.
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT 
- HS nêu hiểu biết về: + Các phép tính với phân số.
 + Tính giá trị của biểu thức.
- HS nhắc lại.GV nhận xét chốt kiến thức.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV HDHS phải lập 4 phép tính sau đó tính.
- HS tự làm nháp và bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- GV củng cố lại cách cộng, trừ, nhân, chia phân số.
Bài 2( nếu còn thời gian): HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS viết kết quả vào ô trống.
- GV nhận xét chữa bài. Củng cố lại cách tìm số trừ, số bị trừ.
Bài 3a: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- HS làm bài sau đó chữa.
- Củng cố lại cách tính giá trị BT.
Bài 4a: - HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS tóm tắt và giải bài toán.
- HS lên bảng giải bài toán. GV nhận xét chữa bài:
 Số phần bể nước sau 2 giờ vòi đó chảy được:
 ( bể)
 Số phần bể nước còn lại:
 ( bể)
3. Củng cố, dặn dò 
- Hệ thống kiến thức bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Chiều TIẾT 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
i. mục đích yêu cầu 
- HS hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ trong câu .
- Biết nhận diện được trạng ngữ , thêm được TN cho câu.
- Giáo dục HS có ý thức học tập.
II. chuẩn bị
- Một số băng giấy.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : HS đặt câu có trạng ngữ . 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Kiến thức: 
- HS nhắc lại đặc điểm của TN.
- GV nhận xét chốt kiến thức.
*HĐ2: Phần Luyện tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ, làm vào vở BT.
-1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận TN trong mỗi câu.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: 
a. Để tiêm...trẻ em b. Vì tổ quố c. Nhằm ... HS
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV nhắc HS: Phải thêm các trạng ngữ thích hợp cho từng câu.
- HS làm bài, phát biểu ý kiến
- GV dán 3 băng giấy lên bảng, mời 3 HS lên làm bài.
- Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng: Chẳng hạn:
 + Để lấy nước tưới cho đồng ruộng, xã em vừa đào một con mương.
 + Vì danh dự của lớp, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện tốt.
 + Để thân thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu của đề bài và làm bài tập.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đoạn văn, chú ý câu mở đầu mỗi đoạn và quan sát tranh minh họa để điền đúng trạng ngữ vào câu in nghiêng.
- HS báo cáo kết quả làm bài.
- Lớp nhận xét. GV chốt câu trả lời đúng: 
 + Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
 + Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng các mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nêu trạng ngữ chỉ mục đích trong câu?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2 TIẾNG VIỆT*
Ôn LTVC: mở rộng vốn từ : lạc quan - yêu đời
i. mục đích yêu cầu 
- Củng cố, mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm : Lạc quan - Yêu đời.
- Biết và hiểu nghĩa, tình huống sử dụng của một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan, vững chí trong những lúc khó khăn.
- Luôn có thái độ lạc quan, yêu đời trong cuộc sống.
II. chuẩn bị
- Hệ thống bài tập
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Tìm những từ trong đó có tiếng lạc có nghĩa là vui mừng.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT
- HS nêu từ ngữ đã biết về chủ điểm: Lạc quan - Yêu đời.
- HS phát biểu. GV nhận xét chốt kiến thức.
*HĐ2: Luyện tập
- GV yêu cầu HS làm một số BT trong sách ôn luyện và kiểm tra.
Bài 1: Cho các từ: lạc quan, lạc hậu, lạc điệu, lạc lõng, sai lạc, thất lạc, mạch lạc, liện lạc.
Xếp các từ trên vào 3 nhóm: 
a) Những từ trong đó lạc có nghĩa vui mừng
 b)Những từ trong đó lạc có nghĩa rớt lại, sai
 c) Những từ trong đó lạc có nghĩa mạng lưới nối liền
- HS làm bài và xếp các từ vào 3 nhóm
- GV nhận xét- chữa bài:
 a) lạc quan b) lạc hậu, lạc điệu, lạc lõng, sai lạc, thất lạc c) mạch lạc, liên lạc
Bài 2: Phân các từ sau thành 3 nhóm: Quan tâm, quan hệ, quan văn, quan võ, sĩ quan, quan lại,quan sát, tham quan.
a) Những từ trong đó quan có nghĩa là “quan chức”.
b) Những từ trong đó quan có nghĩa là “nhìn , xem”.
c) Những từ trong đó quan có nghĩa là “ liên hệ, gắn bó”.
- GVHDHS làm và chữa bài:
a) quan văn, quan võ, sĩ quan, quan lại.. b) quan sát, tham quan. 
 c) quan tâm, quan hệ
Bài 3: Giải nghĩa và đặt câu với mỗi từ sau: tham quan, quan sát.
- HS đặt câu sau đó làm bài trên bảng.
- GV nhận xét- chữa bài: 
+ Tham quan: Xem, thấy tận mắt để mở rộng tầm hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
+ Quan sát: Xem xét để thấy, để biết rõ sự vật, hiện tượng nào đó.
Bài 4: Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu nói về 1 nhân vật sống lạc quan yêu đời.
- HS viết đoạn văn sau đó trình bày.
- GV chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhác lại một số từ ngữ về Lạc quan - Yêu đời.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau. 
TIẾT 3 KHOA HỌC
quan hệ thức Ăn trong tự nhiên
i. Mục đích yêu cầu
- HS kể ra được mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên.
- HS vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. 
- Kĩ năng khái quát tổng thông tin về sự trao đổi chất ở thực vật, kĩ năng so sánh, phán đoán, kĩ năng giao tiếp,...
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ động vật.
ii. Chuẩn bị
- Hình minh hoạ / 130, 131 SGK.
iii. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của không khí đối với thực vật.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh 
trong tự nhiên.
* Mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên thông qua quá trình trao đổi chất của thực vật.
* Cách tiến hành: 
Bước1: Yêu cầu HS quan sát hình 1/130 SGK và kể những gì được vẽ trong hình.
- GV yêu cầu HS nói về: ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ.
Bước 2 : - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của bài.
- GV nhận xét, KL: Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các- bô- níc để tạo thành các chất dinh dươngc nuôi chính thực vật và các sinh vật khác.
*HĐ2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật thông qua một số câu hỏi của bài.
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
- HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia bằng chữ.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
- GV nhận xét chung và KL: 
 Sơ đồ bằng chữ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia: 
 Cây ngô ---------> Châu chấu ----------> ếch
 (Cây ngô, châu chấu, ếch đều là các sinh vật)
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 19.4.2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 26 thỏng 4 năm 2018
 Sỏng TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN 
miêu tả con vật ( Kiểm tra viết )
i. mục đích yêu cầu 
- HS thực hành viết bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học để viết bài văn miêu tả con vật với đủ 3 phần( MB- TB- KB). Diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên.
- HS yêu mến và biết chăm sóc con vật trong gia đình.
II. chuẩn bị
- Tranh minh họa 1 số con vật.( HĐ 2)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : KT sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Đề bài
- GV đọc và viết đề bài lên bảng.
Đề bài : Hãy tả lại con vật mà em yêu thích. 
*HĐ2: HS làm bài
- HS đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài sẽ làm, QS tranh để chọn con vật định tả.
- HS nêu dàn ý của bài văn tả con vật.
- HS lập dàn ý cho bài văn, viết nháp. 
- HS làm bài vào giấy kiểm tra. 
- GV bao quát chung.
- HS soát lại bài viết.
- GV thu bài chấm.
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2	 KHOA HỌC
Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
i. Mục đích yêu cầu
- HS nêu được VD về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. 
- Vẽ và trình bày mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
- Kĩ năng bình luận, khái quát, tổng hợp thông tin để biết mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên rất đa dạng.. kĩ năng phân tích phán đoán hoàn thành chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ động vật.
ii. chuẩn bị
- Hình minh hoạ /132, 133 SGK. Giấy vẽ.( HĐ 1)
iii. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Trong quá trình sống thực vật cần lấy vào và thải ra những gì?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với 
nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh.
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình 1 trang 132 SGK thông qua các câu hỏi:
+ Thức ăn của bò là gì? ( Cỏ).
+ Giữa bò và cỏ có quan hệ gì? (Cỏ là thức ăn của bò).
+ Phân bò được phân huỷ thành chất gì cung cấp cho cỏ? (Chất khoáng).
+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì? (Phân bò là thức ăn của cỏ).
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
- HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, GV kết luận: Sơ đồ bằng chữ mố quan hệ giữa bò và cỏ
 Phân bò -----------> cỏ ---------> bò
*HĐ2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn 
* Mục tiêu: Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
* Cách tiến hành: Tương tự Hoạt động 1. 
- GVKL: Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.
Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
TIẾT 4 TOÁN 
Tiết 164: ôn tập về đại lượng
i. Mục đích yêu cầu 
- ôn tập cho HS về các đơn vị đo khối lượng.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi số đo khối lượng. Thực hiện được các phép tính với số đo đại lượng.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập. 
ii. chuẩn bị:
- Phấn màu.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS làm bài tập 3 ( tr: 170)
- Gv nhận xét- chữa bài.
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT
- HS nêu tên các đơn vị đo đại lượng đã học, mối quan hệ giữa hai đơn vị đo đại lượng liền kề. 
- HS nhắc lại. GV nhận xét chốt kiến thức.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề?
- HS làm bài vào vở và báo cáo kết quả.
- GV NX, chữa bài:
 1 yến = 10 kg 1 tạ = 10 yến
 1 tạ = 100 kg 1 tấn = 10 tạ
 1 tấn = 1000 kg 1 tấn = 100 yến
 Củng cố cho HS về mối quan hệ giữa tấn, tạ, yến và kg. 
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GVHDHS chuyển đổi các đơn vị đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ, từ nhỏ ra lớn.
- HS làm bài tập và chữa bài. 
- GV nhận xét, chữa bài:
Bài 3: ( nếu còn thời gian) - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HDHS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh kết quả, lựa chọn dấu thích hợp.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. 
- GV nhận xét, chữa bài, củng cố cho HS về đổi đơn vị đo khối lượng. 
Bài 4: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HDHS chuyển đổi: 1kg 700 g = 1700 g rồi tinhscar cá và rau cân nặng: 
 1700 = 300 = 2000g = 2kg
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán. 
- HS lên bảng làm bảng, lớp làm bài vào vở.
- HS chữa bài, GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 5: ( nếu còn thời gian) - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở, HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- Hệ thống kiến thức.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Chiều TIẾT 1 KĨ THUẬT
cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 1 )
i. mục đích yêu cầu 
- HS sử dụng được một số vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêuđể tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể vận dụng 2 trong 3 kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
- Rèn kĩ năng cắt, khâu, thêu những sản phẩm đơn giản.
-Yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị 
- Bộ khâu thêu.
iii. các hoạt động 
1. Bài cũ: kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1.
- GV yêu cầu HSTB nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học.
- HS nhắc lại qui trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu , khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường , khâu đột thưa , khâu đột mau, khâu viền đường gáp mép vải bàng mũi khâu đột , thêu lướt vặn, thêu móc xích.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và sử dụng tranh qui trình để củng cố những kiến thức đã học về cắt, khâu thêu.
*HĐ2: HDHS lựa chọn sản phẩm thực hành.
- 1 số HS nói sản phẩm mình thích chọn.
- GV lưu ý HS khi thực hành làm sản phẩm.
+ Làm theo đúng quy trình.
+ Mẫu đẹp, có sáng tạo trong trang trí.
+ Chú ý các đường khâu( thêu) thẳng, phẳng, đều......
- HS có thể thực hành ( nếu còn thời gian).
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách thực hiện các mũi khâu thêu đã học.
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Khâu thêu sản phẩm tự chọn.
TIẾT 2 TOÁN *
Ôn tập về các phép tính với phân số
i. Mục đích yêu cầu 
- Củng cố cho HS về cách tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có lời văn.
- Vân dụng vào làm các bài tập có liên quan. 
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập. 
ii. chuẩn bị
- Vở bài tập toán in.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia phân số.
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. C

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_33_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc