Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 - HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng phù hợp với ND diễn tả.

 - Hiểu những từ ngữ khó trong bài. Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (TL được các CH trong SGK).

- Ham hiểu biết, thích khám phá thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc và nêu nội dung bài: Con chuồn chuồn nước.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài:

 - GV giới thiệu chủ điểm Tình yêu cuộc sống và bài học qua tranh minh hoạ.

b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

 Luyện đọc

- HSTB nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt.

- GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích. Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một HSKG đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

Tìm hiểu bài: HS đọc thầm bài văn và trả lời các câu hỏi:

- Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn ? Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ lại buồn chán như vậy? Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? Kết quả ra sao?

- GV: Để biết được điều gì xảy ra tiếp theo, các em sẽ đọc phần tiếp theo của truyện vào tiết học sau.

c, Hướng dẫn đọc diễn cảm

 

doc18 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời câu hỏi: Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? – ND ghi nhớ) 
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (BT1 - mục III), bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn a hoặc đoạn văn b ở BT 2. HSKG biết thêm trạng ngữ cho cả hai đoạn văn a và b.
- HS yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu? VD?
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Phần nhận xét.
Bài 1, 2: HS đọc yêu cầu bài.
- HS phát biểu 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS phát biểu ý kiến. GV giúp HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.
c. Phần ghi nhớ 
- Hai, ba HS đọc nội dung phần ghi nhớ. 
d. Phần luyện tập 
Bài tập 1 :
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1. 
- HS làm bài vào vở. 
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV lưu ý về trình tự làm bài. 
- HS làm bài. 
- GV nhận xét chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò 
	- Nêu đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu? VD?
- GV nhận xét tiết học và HD HS chuẩn bị bài sau. 
 Soạn: 10/4/2011 . Giảng: Thứ năm 14/4/2011
Buổi sáng
Kể chuyện
Khát vọng sống
i. mục đích yêu cầu
- HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (BT1); Bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3)
- Rèn các KNS cho HS: KN tự nhận thức (xác định giá trị bản thân), KN tư duy sáng tạo (bình luận, nhận xét), KN làm chủ bản thân ( đảm nhận trách nhiệm) 
- Rèn cho HS tính mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. 
ii. đồ dùng dạy học 
 	 - Tranh minh hoạ truyện. 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS kể lại 1 câu chuyện về một cuộc du lịch hay cắm trại.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b.GV kể chuyện Khát vọng sống 
- GV kể chuyện lần 1 - HS nghe. 
- GV kể chuyện lần 2 kết hợp treo và chỉ tranh minh hoạ. 
- GV kể lần 3. 
c. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
* HS kể theo cặp 
- Từng cặp HS kể chuyện, kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện. 
* HS thi kể chuyện trước lớp 
- HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện và cả câu chuyện. 
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- GV cho điểm những HS kể tốt.
* Thi đóng vai:
	- HS thảo luận nhóm để đóng vai diễn lại câu chuyện (5 p)
	- Dại diện các nhóm thi đóng vai.
	- Lớp nhận xét, GV đánh giá chung.
3. Củng cố, dặn dò.
- Câu chuyện Khát vọng sống có ý nghĩa gì? 
- GV liên hệ, GDKNS cho HS, nhận xét tiết học và dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
.........................................................................................................................
Tập đọc
Ngắm trăng - Không đề 
i. mục đích yêu cầu 
 	- HS bước đầu biết đọc diễn cảm 2 bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp với ND 
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài. Hiểu ND của 2 bài thơ: Hai bài thơ nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác. 
- HS khâm phục, kính trọng và học tập tinh thần của Bác: luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn. 
II. Đồ dùng dạy - học 
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nối tiếp nhau đọc bài “Vương quốc vắng nụ cười"
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài 
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
Bài : Ngắm trăng
a. Luyện đọc: 
- HSTB nối tiếp nhau đọc bài thơ 2-3 lượt.
- GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài, hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS KG đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b, Tìm hiểu bài: HS đọc bài trả lời câu hỏi:
+ Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng? (Hình ảnh Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ .) Bài thơ nói lên điều gì?
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài .
 	- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm bài. 
- HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. 
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
Bài : Không đề 
a. Luyện đọc:
 - Tiến hành tương tự như trên.
b, Tìm hiểu bài: HS đọc và trả lời câu hỏi:
- Bác Hồ sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào? Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác?
* GV: Qua lời tả của Bác, cảnh núi rừng chiến khu rất đẹp, thơ mộng. Giữa bộn bề việc quân, việc nước, Bác vẫn sống rất bình dị, yêu trẻ, yêu người.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài.
 	- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm bài. 
- HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. 
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò
- Hai bài thơ giúp em hiểu điều gì về Bác? Em học được điều gì ở Bác?
- GV nhận xét tiết học và dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau
................................................................................................................
Toán
Tiết 157 Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (Tiếp - 164)
i. Mục đích yêu cầu:
- HS tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ. Thực hiện được bốn phép tính với STN. Biết giải BT liên quan đến các phép tính với STN.
- Làm tốt các BT trong SGK: BT1 (a); BT2 và BT4
- HS yêu thích môn học. 
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách thực hiện phép nhân, chia các STN?
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài 
 b. Thực hành 
Bài 1 a: 
- HS nêu yêu cầu bài, tự làm bài và chữa bài. 
- GV nhắc lại các kiến thức cơ bản về tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. 
Bài 2: Củng cố lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức. 
- HS tự làm bài và chữa bài. 
- GV nhận xét, đánh giá chung.
+ HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức?
Bài 4:
- HS đọc đề toán: BT thuộc dạng toán gì? Nêu cách giải?
- 1 HS lên bảng làm bài. 
- Lớp làm bài vào vở. 
- GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 5 (HSKG): 
- HS đọc đề bài. 
- HS tự làm bài và chữa bài.
- GV nhắc lại cách giải của loại toán.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu lại các tính chất kết hợp của bốn phép tính, thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức? 
- GV nhận xét tiết học; HD HS chuẩn bị bài sau. 
.........................................................................................................................
Kĩ thuật 
Thêu móc xích (Tiết 2)
I. Muc tiêu: HS tiếp tục:
	- HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của mũi thêu móc xích.
	- Thêu được các mũi thêu móc xích.
	- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
ii. đồ dùng dạy học 
	- Mẫu thêu móc xích
	- Bộ cắt khâu thêu. 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu các bước tiến hành mũi thêu móc xích ? 
	- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động 3. HS thực hành thêu móc xích.
	- GV gọi một HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích.
	- GV nhận xét, củng cố cách thêu móc xích theo các bước:
	+ Bước 1: Vạch dấu đường thêu.
	+ Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.
	- GV cho HS quan sát lại mũi thêu móc xích và có thể nhắc lại và hướng dẫn thêm một số thao tác thêu và những điểm cần lưu y ở tiết trước .
	- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
	- HS thực hành thêu móc xích. GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng, thực hiện thao tác chưa đúng kĩ thuật.
Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
	- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
	- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
	+ Thêu đúng kĩ thuật .
	+ Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi móc xích và tương đối bằng nhau.
	+ Đường thêu phẳng không bị dúm.
	+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
	- HS dựa vào tiêu chuẩn trên đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
	- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS
3. Củng cố - dặn dò 
	- GV nhận xét tiết học 
	- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu ,dụng cụ cho bài sau.
..................................................................................................................
Buổi chiều (Nghỉ)
 Soạn: 11/4/2011 . Giảng: Thứ sáu 15/4/2011
Buổi sáng
Thể dục
Bài 64: Môn thể thao tự chọn 
Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.TC: Dẫn bóng
I. Mụcđích yêu cầu: 
 	 - Ôn một số nội dung của môn tự chọn. HS thực hiện được ĐT tâng cầu bằng đùi. Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g tư thế đứng chuẩn bị – ngắm đích – ném bóng (không có bóng và có bóng). Thực hiện cơ bản đúng ĐT nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
 	 - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi Dẫn bóng.
II - Địa điểm, phương tiện:
 	- Địa điểm: sân trường.bóng ném.
 	- Phương tiện: Chuẩn bị 2 còi, dụng cụ để dậy môn tự chọn, mỗi HS một dây nhảy.
III nội dung và phương pháp lên lớp
 1. Phần mở đầu: 6-10 phút.
 	- GV nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học:1 phút.
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng tróngân trường theo một hàng dọc do cán sự dẫn đầu.
 	- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu : 1 phút.
 	- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông,vai, cổ tay : 1-2 phút.do GV hoặc cán sự điều khiển
 * Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung (do GV chọn động tác): 2-3 phút.
2. Phần cơ bản: 18- 22 phút.
 a) Môn tự chọn: 9-11 phút.
 - Đá cầu: 9-11 phút.
 	+ Ôn tâng cầu bằng đùi: 2-3 phút.Tập theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn hoặc hình vuông, hàng này cách hàng kia tối thiểu 2m (nếu tổ chức theo hàng ngang), trong từng hàng em nọ cách em kia 2-3 m, do cán sự hoặc tổ trưởng điều khiển.
 - Ném bóng: 9 - 11 phút.
 	+ Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném bóng vào đích: 5 - 6 phút. Đội hình tập luyện do GV quyết định, nhưng cần đảm bảo tuyệt đối an toàn.
 	+ Thi ném bóng trúng đích:3 - 4 phút. Mỗi em ném thử 2 quả và ném chính thức 3 quả, tính số quả trúng đích hoặc số quả đạt được (do GV quyết định).
b) Nhảy dây: 9-11 phút:
 - Cho HS luyện tập nhảy dây cá nhân kiểu chân trướcchân sau theo đội hình vòng tròn, hình vuông , ... hoặc hàng ngang do tổ trưởng hay cán sự điều khiển. GV có thể dành 1-2 phút để tổ chức cho HS thi xem ai nhảy giỏi nhất. 
c, TC: Nhảy dây:
	- GV cho HS chơi TC nhảy dây tập thể dưới hình thức thi đua theo nhóm.
3. Phần kết thúc: 4-6 phút.
 	- GV cùng HS hệ thống bài: 1 - 2 phút.
 	- Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát: 2 phút.
 	- Một số động tác hồi tĩnh hoặc trò chơi (do GV chọn):1-2 phút
 	- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
................................................................................................................
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật 
1. mục đích, yêu cầu:
- HS nhận biết được đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn miêu tả con vật, đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn (BT1)
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả ngoại hình (BT2); tả hoạt động (BT3) của một con vật em yêu thích.
- HS biết yêu quý và bảo vệ các con vật.
ii. đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ con tê tê và tranh một số con vật: mèo, chó, ...
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả con vật?
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: trực tiếp 
b. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: HS quan sát con vật tê tê qua tranh.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS suy nghĩ làm bài. 
- HS trả lời miệng. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV kiểm tra kết quả quan sát trước con vật theo sự chuản bị bài của HS. 
- GV treo tranh một số con vật lên bảng và nhắc các em:
+ Quan sát hình dáng bên ngoài của con vật mình yêu thích, viết một đoạn văn ngắn để miêu tả.
+ Không viết lặp lại đoạn văn miêu tả con gà trống. 
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét khen ngợi những bài viết hay. 
Bài tập 3: HS quan sát hoạt động của con vật mình yêu thích, viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật, cố gắng chọn những đặc điểm lí thú. 
- HS làm bài cá nhân. 
- Báo cáo kết quả. 
- HS nhận xét, GV cho điểm những đoạn viết hay.
3. Củng cố dặn dò 
- Nêu cấu tạo của một đoạn văn? Em cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ các con vật?
- GV nhận xét tiết học và HDHS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới.
.........................................................................................................................
Toán
Tiết 158: Ôn tập về biểu đồ (164)
i. Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập các kiến thức về biểu đồ.
- HS biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ cột (BT 2, 3).
- HS yêu thích môn học. 
II. đồ dùng dạy học
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số loại biểu đồ đã học?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Thực hành 
Bài 2: 
- HS đọc và tìm hiểu và nêu yêu cầu của đề toán. 
- HS nêu miệng các câu trả lời:
a. DT Hà Nội là 921 km2; DT Đà Nẵng là 1255 km2 và DT tp Hồ Chí Minh là 2095 km2
b. DT Đà Nẵng lớn hơn DT Hà Nội là 1255 – 921 = 334 km2
 DT Đà Nẵng bé hơn DT tp Hồ Chí Minh là 2095 - 1255 = 840 km2
- HS khác nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt KQ. 
Bài 3: 
- HS đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài trong SGK. 
- HS làm bài vào vở. 
- Một HS lên bảng làm.
- GV tổ chức cho HS chữa bài, nhận xét và thống nhất KQ:
a. 2100m
b. 6450 m. 
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu cách đọc thông tin trên biểu đồ cột?
- GV nhận xét tiết học; HD HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập phân số.
........................................................................................................................
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
i. mục đích yêu cầu 
	- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân. (trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu? – ND ghi nhớ))
	- Nhận diện được trạng chỉ nguyên nhân trong câu (BT1-mục III), bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu (BT2,3). HSKG biết đặt 2,3 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho các CH khác nhau (BT3)
	- HS yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1 Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu? VD?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Phần nhận xét.
	- Ba học sinh tiếp nối nhau đọc các bài tập 1, 2.
	- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến , trả lời lần lượt từng câu hỏi. 
	- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng đúng.
c.Phần ghi nhớ 
	- Hai ba học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ. 
d. Phần luyện tập 
Bài tập1 :
	- HS đọc yêu cầu của bài. 
	- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. 
	- GV nhận xet , chốt lại lời giải. 
Bài tập 2: 
 - GV tổ chức cho HS làm như bài tập 1.
Bài tập 3. 
	- HS đọc yêu cầu của đề bài.
	- HS nối tiếp nhau đặt câu. 
	- HS báo cáo kết quả làm bài.
	- Lớp nhận xét. GV đánh giá.
3. Củng cố dặn dò 
	- Nêu đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu? VD?
- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
.......................................................................................................................
Buổi chiều
Lịch sử 
Kinh thành Huế
i. Mục tiêu
- Nắm được những đặc điểm tiêu biểu về kinh thành Huế. 
- Mô tả đôi nét về kinh thành Huế: Là một toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó; sơ lược về cấu trúc của kinh thành (có 10 cửa chính ra vào, Hoàng thành, các lăng tẩm ở Huế.) Tự hào vì năm 1993, Huế được công nhận là một Di sản Văn hoá thế giới.
- Yêu quê hương đất nước. 
II. đồ dùng học tập 
- Hình vẽ trong SGK.
III. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Để bảo vệ ngai vàng của mình các ông vua triều Nguyễn đã làm gì?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV trình bày quá trình ra đời của kinh thành Huế .
b. HD HS tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- GV yêu cầu hS đọc SGK đoạn : "Nhà Nguyễn ......kiến trúc"
- HS mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế 
*Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao cho 2 nhóm quan sát hình 1, 2 nhóm quan sát hình 2 - SGK và nhận xét, thảo luận để đi đến thống nhất về những nét đẹp của công trình đó 
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày. 
- GV hệ thống lại để HS nhận thức được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện và các lăng tẩm.
- GV kết luận : Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11/ 12 / 1993 UNESCO đã công nhận Huế là một Di sản Văn hoá thế giới.
3. Củng cố, dặn dò
- HS giới thiệu sơ lược vẻ đẹp của kinh thành Huế.
- GV nhận xét tiết học.
- HD HS chuẩn bị bài sau 
.........................................................................................................................
Khoa học
 Động vật ăn gì để sống ?
I. Mục tiêu
	- Hiểu được thức ăn của động vật.
- Biết phân loại động vật theo thức ăn của chúng, kể tên một số con vật vật và thức ăn của chúng 
	- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ động vật .
ii. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 126, 127 SGK .
- HS sưu tầm tranh ảnh một số loài động vật ( HĐ1)
iii. Các Hoạt động dạy – học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những yếu tố cần để duy trì sự sống của các loài động vật?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. HDHS tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của các loài động vật khác nhau 
Mục tiêu: Phân loại động vật theo thức ăn của chúng. Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng 
Cách tiến hành:
	- Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ 
	+ Nhóm trưởmg tập hợp tranh ảnh do thành viên của nhóm mình sưu tầm . Sau đó phân loại chúng. Trình bày ra giấy nháp.
 	- Bước 2: Hoạt động cả lớp. Các nhóm trưng bày sản phẩm. Các nhóm đánh giá sản phẩm của nhau.
Kết luận: Đọc mục Bạn cần biết 
* Hoạt động 2: Trò chơi đố bạn con gì ?
Mục tiêu: HS nhớ lại những đặc điểm chính của con vật đã học và thức ăn của chúng. HS được thực hành kĩ năng đặt câu hỏi loại trừ .
Cách tiến hành:
	- Bước 1: GV hướng dẫn HS cách chơi: 
	+ Một HS cầm hình vẽ bất kì một con vật 
	+ HS đó phải đặt câu hỏi đúng sai để đoán xem đó là con gì, cả lớp chỉ trả lời là đúng hay sai.
	- Bước 2: HS chơi thử 
	- Bước 3: HS chơi theo nhóm để đặt được nhiều câu hỏi 
Kết luận: GV kl.
3. Củng cố dặn dò 
- Em hãy kể tên một số con vật vật và thức ăn của chúng? 
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau.
......................................................................................................
Toán
Tiết 159 : Ôn tập về phân số (166)
i. Mục đích yêu cầu:
- HS thực hiện được so sánh, rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
- Rèn kĩ năng giải các loại toán liên quan đến phân số (BT 1; BT3 (3 ý); BT 4a,b; BT5). 
- HS yêu thích môn học. 
II . đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cấu tạo của phân số, cách so sánh PS với 1? 
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Thực hành 
Bài 1: Củng cố, ôn tập về khái niệm phân số. 
- HS làm bài, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 3 (chọn 3 ý): Rút gọn các phân số: 
- HS lên bảng làm bài. 
- Lớp làm bài vào vở. (Dựa vào tính chất cơ bản của phân số để tự rút gọn được các phân số)
- GV nhận xét và chữa bài 
Bài 4 a,b: Quy đồng MS các phân số: 
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. 
- 2 HS lên bảng chữa bài. 
- GV nhận xét, chữa bài ( BT Yêu cầu HS biết quy đồng mẫu số các phân số )
Bài 5: Sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần 
+ Cách so sánh phân số với 1 ?
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài. 
- GV nhận xét, chữa bài. 
4. Củng cố - dặn dò 
- Nêu cách rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số, cách so sánh PS với đơn vị?. 
- GV nhận xét tiết học; HD HS chuẩn bị bài sau. 
...............................................................................................................................................
......................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_32_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc