Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh
I. MỤC TIÊU
- HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng- co Vát.
- HS hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu- chia.
- HS có ý thức bảo vệ các công trình kiến trúc.
* HS phát âm chuẩn L/N: là, lớn, hành lang, lạc, lựa gép, lúc, lặn, lấp loáng, lá thốt nốt,.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ảnh khu đền Ăng- co Vát trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KTBC:
- GV kiểm tra 2- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu qua ảnh minh hoạ sgk.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: - GV chia bài thành 3 đoạn.
- HS đọc lối tiếp đoạn của bài.
+ GV theo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng các từ: là, lớn, hành lang, lạc, lựa gép, lúc, lặn, lấp loáng, lá thốt nốt,.
c câu hỏi Khi nào? ở đâu? Vì sao? Để làm gì ? - HS phát biểu ý kiến. - GV chốt lời giải đúng. Bài tập 2:- HS tự viết đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu dùng TN (HSKG có ít nhất 2 câu có trạng ngữ). Viết xong, từng cặp HS đổi bài sửa lỗi cho nhau. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ câu văn dùng TN. - GV nhận xét, chấm điểm. 3. Củng cố - dặn dò: - Nêu lại khái niệm trạng ngữ? Trạng ngữ thường trả lời cho CH nào?. - GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------------- Khoa học Trao đổi chất ở thực vật I. mục tiêu - HS trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các- bô- níc, ô -xi và thải ra hơi nước, khí ô xi, chất khoáng khác... - HS mô tả đúng sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ. - Giáo dục HS ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật. II. đồ dùng dạy học - Hình trang 122-123( SGk ): giấy, bút vẽ III. các hoạt động dạy học 1. KTBC: - Nêu vai trò của không khí đối với thực vật? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài. b. Hướng dẫn bài mới: HĐ1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật. * Mục tiêu: HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường trong quá trình sống. * Cách tiến hành: B1:Làm việc theo cặp. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 122 SGK: + Trước hết kể tên những gì đựơc vẽ trong hình. + Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh( ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất) có trong hình. + Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung ( khí các-bô- níc, khí ô-xi). - HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng với bạn. - GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm. B2: Hoạt động cả lớp - GV gọi một số HS lên trả lời câu hỏi: - Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống. - Quá trình trên được gọi là gì? => Kết luận :Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các – bô- níc, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí các –bô-níc, chất khoáng khác Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường. HĐ2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật. * Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật * Cách tiến hành: B1: Tổ chức, hướng dẫn. - GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm. B2:- HS làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn giải thích sơ đồ. B3: Các nhóm treo sản phẩm và trình bày trước lớp, GV nhận xét đánh giá 3.Củng cố,dặn dò: - Nhắc lại quat trình trao đổi chất ở thực vật? - GV liên hệ giáo dục HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng. - GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau: Động vật cần gì để sống? ----------------------------------------------------------------------- ôn Tiếng việt Ôn: Quan sát – Xây dựng đoạn văn miêu tả con vật I. Mục Tiêu - Củng cố các bước tiến hành quan sát một con vật và cách xây dựng đoạn văn miêu tả con vật. - Làm tốt một số bài tập có liên quan. - Rèn kĩ năng tóm tắt tin tức và đặt tên cho bản tin. II. Đồ dùng dạy học: Tranh con chó. III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ; - Khi quan sát con vật ta cần chú ý điều gì? Đặc điểm nhận biết của một đoạn văn? 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: b, Hướng dẫn ôn tập qua đề bài sau: Bài 1: Quan sát tranh con chó và ghi lại những điều đã quan sát được về hình dáng của nó. - GV treo tranh con chó. - HS làm việc theo nhóm đôi. - GV theo dõi và HD thêm. - HĐ cả lớp: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác n xét, bổ sung. - HS viết bài tóm tắt vào vở. Bài 2: Từ kết quả quan sát ở BT1, em hãy viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của con chó. - HS viết bài vào vở. - Một vài HS đọc đoạn vừa viết, lớp nhận xét, bổ sung - GVHD chữa lỗi sai (nếu có) Bài 3: Viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con chó nhà em. - Tiến hành tương tự BT2. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách quan sát con vật, các giác quan dùng để quan sát? - GV liên hệ GDHS ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi, chốt lại nội dung giờ học, và nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 2/ 4/ 2017 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 11 tháng 4 năm 2017 Địa lí - lớp 4d Thành phố Đà Nẵng I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết : - Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng. - Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch. - Giáo dục HS yêu cảnh đẹp quê hương đất nước II.Đồ dùng dạy học : Bản đồ hành chính Việt Nam. Lược đồ hình 1 bài 24. III.Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: HS lên chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ hành chính VN và nhắc lại những đặc điểm cơ bản của thành phố này. 2. Bài mới: a/ Đà Nẵng _ thành phố cảng - HS đọc và thảo luận mục 1 SGK kết hợp quan sát lược đồ và nêu được: + Chỉ vị trí của thành phố Đà Nẵng? Đà Nẵng nằm ở phía nào của đèo Hải Vân? + Đà Nẵng tiếp giáp với những tỉnh nào? - HS trả lời, GV nhận xét bổ sung. - GV kết luận: Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà. Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau. - HS nhận xét tàu đỗ ở cảng biển Tiên Sa. - HS quan sát H1 và nêu các phương tiện giao thông đến Đà Nẵng. - GV kết luận: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì thành phố là nơi đến và xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông. b/ Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp *Hoạt động 2:HS làm việc theo nhóm - Bước 1: HS dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng để trả lời câu hỏi trong SGK. - Bước 2: GV yêu cầu HS liên hệ với những kiến thức ở bài 25. - Bước 3: GV nêu: Hàng từ các nơi khác được đưa đến Đà Nẵng, chủ yếu sản phẩm của ngành công nghiệp và hàng do Đà Nẵng làm ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoắc xuất khaảu ra nước ngoài. c/Đà Nẵng - địa điểm du lịch *Hoạt động 3:HS làm việc cá nhân - Bước 1: GV yêu cầu HS tìm trên H1 và cho biết những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch, những địa điểm đó thường nằm ở đâu? - Bước 2: HS đọc đoạn văn trong SGK để bổ sung thêm 1 số địa điểm du lịch khác . - Bước 3: HS nêu lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch. - GV nhận xét bổ sung thêm. 3.Củng cố,dặn dò: - HS đọc phần bài học trong SGK,lên chỉ vị trí thành phố Đà Nẵng trên BĐHC VN - GV liên hệ giáo dục HStự hào về cảnh đẹp của quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.- GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau ---------------------------------------------------------- Tập đọc Con chuồn chuồn nước I. mục tiêu - HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng ở những từ gợi tả. - HS hiểu nội dung của bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương đất nước. - GD học sinh cảm nhận vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh, tình yêu quê hương, đất nước. * HS phát âm chuẩn L/N: nước, làm sao, lưng chú lấp lánh, long lanh, nắng, lộc vừng, lướt,... II. đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc SGK; ảnh chú chuồn chuồn. III. các hoạt động dạy học 1. KTBC: HS đọc bài Ăng – co Vát, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Giới thiệu qua ảnh chú chuồn chuồn nước sgk. b. Luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - GV chia bài thành 3 đoạn. - HS đọc lối tiếp đoạn của bài. + GV theo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng các từ: nước, làm sao, lưng chú lấp lánh, long lanh, nắng, lộc vừng, lướt,... - HS đọc nối tiếp đoạn của bài và đọc từ chú giải sgk. - HS đọc nối tiếp đoạn của bài: HS đọc đúng câu dài “Dưới... rung rinh” - HS luyện đọc theo cặp. - 1HS đọc toàn bài . - GV đọc diễn cảm toàn bài. *Tìm hiểu bài: * Đoạn 1: HS đọc thầm. - Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào? - Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao? - HS trả lời, GV nhận xét ý1: Miêu tả vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của chú chuồn chuồn nước. * Đoạn 2: HS đọc, lớp đọc thầm - Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay? - Tình yêu quê hương đất nước của tác giả được thể hiện qua những câu văn nào? - HS trả lời, GV chốt lại ý đúng ý2: Tình yêu quê hương đất nước của tác giảkhi miêu tả cảnh đẹp của làng quê. - GV hỏi để HS nêu nội dung chính của bài. Nội dung: HS nêu, GV ghi bảng. *Hướng dẫn đọc diễn cảm: - HS tiếp nối tiếp nhau đọc 2 đoạn, HD các em tìm đúng giọng đọc của từng đoạn, cả bài. - GV HD HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn: “Ôi chao! còn phân vân.’’ - Bình chọn HS đọc hay, hấp dẫn. 3. Củng cố, dặn dò: - Bài văn trên thuộc thể loại văn gì? Em học tập được gì qua cách miêu tả của tác giả? - GV liên hệ giáo dục HS cảm nhận vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh, tình yêu quê hương đất nước. GVnhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau: Vương quốc vắng nụ cười. ----------------------------------------------------------------- Toán Tiết 152 : Ôn tập về số tự nhiên i. Mục tiêu: - HS đọc viết được số TN trong hệ thập phân. - Nắm đựoc hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể. Ôn tập về dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó. Làm tốt một số BT có liên quan: BT1; 3a; 4. II.đồ dùng dạy học III.các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 1HS viết dãy STN? 2STN liền kề hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài. b. HDHS ôn tập: Bài 1: - GV hướng dẫn HS làm 1 câu - HS tự làm các câu còn lại - HS chữa bài, nhận xét và thống nhất kết quả. (Lưu ý trường hợp số có chữ số 0 ở giữa) Bài 3a a. HS nhắc lại tên các hàng và lớp của số tự nhiên đã học. - HS tự làm bài sau đó chữa bài (YC HS đọc số và nêu từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào?) Bài 4: - HS nêu lại dãy số tự nhiên. Sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK. Bài 5 : - HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài, chữa bài. - GV có thể sử dụng các câu hỏi để HS trả lời: + Hai số tự nhiên hơn kém nhau mấy đơn vị? Hai số chẵn hoặc lẻ liên tiếp nhau hơn kém nhau mấy đơn vị ? 3. Củng cố - dặn dò: - Nêu lại một số đặc điểm của dãy số TN? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiếp. Ngày soạn: 4/ 4/ 2017 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 12 tháng 4 năm 2017 thể dục GV chuyên ---------------------------------------------------------- Toán Tiết 153 : Ôn tập về số tự nhiên (Tiếp theo) i. Mục tiêu: - HS so sánh được các số có đến sáu chữ số. (BT 1 dòng 1,2; BT 2) - Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé , từ bé đến lớn (BT3). II. đồ dùng dạy học III. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu lại một số đặc điểm của dãy số TN? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài. b. Ôn tập: Bài 1 – dòng 1,2: - HS tự làm nháp và bảng lớp - HS trình bày, lớp nhận xét - GV nhận xét, nhắc lại cách giải. Bài 2: - HS nêu yêu cầu BT - HS so sánh rồi sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn. - HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét Bài 3: - Làm tương tự bài 3 - GV lưu ý cho HS: BT yêu cầu sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ lớn đến bé (ngược lại với cách sắp xếp ở BT 2) Bài 4 ( Nếu còn thời gian): - HS nêu yêu cầu BT + Số bé nhất có một chữ số là số nào? + Số lẻ bé nhất có một chữ số là số nào? + Số lớn nhất có một chữ số là số nào? + Số chẵn lớn nhất có một chữ số là số nào? - HS tự làm bài rồi chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nêu cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------ Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu i. mục tiêu - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời cho câu hỏi ở đâu? ) - Biết nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3) - Có ý thức học tập tốt, nói và viết có dùng trạng ngữ. II. đồ dùng dạy học III. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Trạng ngữ là gì? VD? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài. b. Phần nhận xét: - Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1,2 - GV nhắc HS: Trước hết cần tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó, tìm thành phần TN. - Cả lớp suy nghĩ, lần lượt thực hiện từng yêu cầu, 1HS lên bảng gạch dưới bộ phận TN trong câu. - GV chốt kết quả đúng c. Phần ghi nhớ:2-3 HS đọc nội dung ghi nhớ. HS tự lấy VD d. Phần luyện tập Bài 1(129)- GV treo bảng phụ viết sẵn 3 câu của bài tập. - HS đọc yêu cầu của BT. - GV cho HS nhận diện kiểu câu trong 3 câu kể. - 3 HS lên bảng xác định CN – VN trong các câu trên. - HS nêu bộ phận đứng trước CN gọi là gì? - Những cụm từ: trước rạp, trên bờ, dưới những mái nhà ẩm nước có tác dụng bổ sung ý nghĩa gì cho 3 câu trên? - Những cụm từ trên trả lời cho câu hỏi nào? - HS đặt câu hỏi cho các cụm từ trên. - HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. - GV chốt lại: Trong 3 câu trên bộ phận đứng trước CN, trả lời cho câu hỏi ở đâu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa chỉ nơi chốn ta gọi là trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu. Bài 2- HS đọc yêu cầu của BT2. Xác định yêu cầu của bài. - HS xác định CN- VN trong 3 câu. - HS thêm TN chỉ nơi chốn cho câu cho 3 câu trên. - So sánh câu khi thêm TN chỉ nơi chốn cho câu và câu khi chưa thêm TN? - HS làm bài, phát biểu ý kiến - 3 HS lên làm bài. - Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả. GV chốt lại câu Bài tập 3:- 1 HS nêu nội dung bài tập, trả lời câu hỏi + Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào ? - GV thực hiện tương tự BT2 Bài 3- 1 HS đọc nội dung bài tập, trả lời câu hỏi: Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào? - HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài. - HS, GV nhận xét chữa bài. - GV chốt lời giải đúng, củng cố cách xác định TN chỉ nơi chốn cho câu. 3. Củng cố - dặn dò: - Trạng ngữ chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì? - Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào? - GV nhận xét tiết học; HD HS chuẩn bị bài sau. luyện viết Bài 29 : Nước biển Cửa Tùng I. Mục tiêu - HS viết đúng, đều, đẹp bài: “ Nước biển Cửa Tùng” LVCĐ4 - Q.1 - Tr.29) theo kiểu chữ thẳng. - Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm. - HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn ND đoạn cần viết. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết một số tiếng khó của bài trước: lên rồi, rặng tre, chân trời, 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học. b, HDHS tìm hiểu và viết đúng - GV đọc mẫu. Treo bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn - HS đọc thầm lại bài. + Nêu nội dung chính của bài? (Sự thay đổi của nước biển Cửa Tùng trong một ngày) -Trong đoạn có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? - Tìm các chữ được viết hoa trong bài ? Những chữ ấy vì sao lại viết hoa ? - HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp: diệu kỳ, chiếu xuống, xanh lơ, + GV đọc từng từ ngữ. + HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết - GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai. c. HDHS viết bài: “ Nước biển Cửa Tùng” LVCĐ4 -Q.1 - Tr.29) - Cách trình bày một đoạn văn? - Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? - HS đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày. - GV hướng dẫn HS cánh trình bày bài, tư thế ngồi viết. - HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp. - GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung. 3. Củng cố dặn dò - Bài viết nói về nội dung gì? - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 5/ 4/ 2017 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 13 tháng 4 năm 2017 mĩ thuật Gv chuyên ------------------------------------------------------------ Toán Tiết 154: Ôn tập về số tự nhiên (Tiếp theo) i. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 và giải các bài toán liên quan đến chia hết cho các số trên. - HS biết vân dụng các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 để làm các BT 1; 2; 3. II. đồ dùng dạy học III. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé. 1434; 1443; 1344; 1399 - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 3 ; 5; 9? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài. b. Ôn tập: Bài 1: - HS tự làm nháp và bảng lớp (4 em); 2 HS giải thích cách làm. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. + Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3 ; 5; 9 ? Bài 2: - HS nêu yêu cầu BT. - HS trao đổi theo cặp, cử đại diện lên chữa bài. - HS; GV nhận xét. - GV củng cố chốt lại kiến thức về các dấu hiệu đã học. Bài 3: - HS nêu yêu cầu BT - GV đặt câu hỏi: + x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là bao nhiêu ? ( là 0 hoặc 5 ) + x là số lẻ, vậy x có chữ số tận cùng bao nhiêu ? ( là 5 ) + Vì 23 < x < 31 nên x là bao nhiêu ? ( 25 ). - HS trình bày. Bài 4, 5: ( nếu còn thời gian). Bài 5 : - HS nêu yêu cầu của bài. - GV đặt câu hỏi, hướng dẫn để HS nêu cách làm: + Xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho mấy? + Xếp mỗi đĩa 5 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho mấy? +Số cam đã cho ít hơn 20 quả. Vậy số cam là bao nhiêu? 3. Củng cố - dặn dò: - Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------- ôn Toán Ôn tập cộng trừ, nhân chia số tự nhiên I. Mục tiêu - Củng cố các phép tính nhân, chia, giải toán trong phạm vi 100 000 - Thực hiện phép tính và đặt tính, tính nhanh trong phạm vi 100000. Tìm thành phần chưa biết của phép tính. Giải toán thành thạo. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép bài tập III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra : HS nêu : + Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia mà không có dấu ngoặc đơn thì thực hịên từ trái sang phải. + Biểu thức có cả cộng trừ, nhân chia mà không có dấu ngoặc đơn thì thực hiện nhân chia trước, công trừ sau. + Đối với biểu thức có dấu ngoặc đơn thì thực hiện các phép tính trong ngoặc đơn trước, ngoài ngoặc đơn sau. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Nội dung Bài 1: Đặt tính rồi tính : 15206 x 4 4765 x9 29765 : 7 46873 : 8 - HSlàm bảng lớp, lớp làm nháp, nêu cách tính. => Củng cố cách tính cộng, trừ nhân, chia số tự nhiên. Bài 2: Tìm x a, 70194 + x = 81376 b, x - 13257 =9463 7 x x = 18939 + 3825 x : 9 = 1325 (dư 8) Bài 3 : Tìm một số có bốn chữ số, biết rằng khi thêm chữ số 3 vào bên trái số đó thì được số mới gấp 7 lần số phải tìm. - HS đọc bài toán, GV giúp HS xác định dạng toán, tìm tỉ số và hiệu số. - HS làm bảng, chữa bài, chốt kết quả đúng. => Củng cố giải toán về tìm hai số khi biết tỉ và hiệu của hai số. Bài 4: ( Nếu còn thời gian) Tính nhanh 175 + 217 + 165 = 146 + 285 + 354 + 115 = 257 + 126 + 374 + 143 = 2+ 4+6+ 8+ 10 + 12 + 14 + 16 + 18 = - HS nêu cách tính nhanh, thực hiện bảng lớp, lớp làm vở, GV chấm một số bài, chữa và nhận xét bài. => Củng cố tính chất của phép tính, tính nhanh. 3. Củng cố – dặn dò: - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét tiết học ------------------------------------------------------------- Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật 1. mục tiêu: - HS nhận biết được những nét tả bộ phận chính của con vật trong đoạn văn (BT1,2). - Biết quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước dầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3) - Có ý thức yêu quý và bảo vệ con vật. ii. đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ 1 số con vật. iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài. b. Hướng dẫn quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả *Bài tập 1, 2 - 2 HS đọc nội dung BT1, 2. - HS đọc kĩ đoạn
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_31_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc