Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An

I. MỤC TIÊU

 - HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng rõ ràng, tự hào, ca ngợi.

 - Hiểu những từ ngữ khó trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (TL được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK - HSKG TL được CH 5).

- Rèn các KNS cho HS: KNTự nhận thứ (Xác định gí trị bản thân); KN giao tiếp (trình bày suy nghĩ, ý tưởng)

- Ham hiểu biết, thích khám phá thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc và nêu nội dung bài Trăng ơi . từ đâu đến ?

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài

b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc:

- Đọc nối tiếp đoạn:

+ Lần 1: Đọc kết hợp xác định tiếng khó, từ khó đọc và luyện đọc từ khó. VD: Xê - vi - la, Tây Ban Nha, Ma - gien - lăng, Ma - tan.

+ Lần 2: Đọc kết hợp phát hiện từ mới và giải nghĩa từ, đọc chú giải. (VD: Ma – tan, sứ mạng); kết hợp xác định câu dài và khó đọc, luyện đọc.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một HSKG đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dm, m,....) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10000000 đơn vị đo độ dài đó (10 000 000 cm, 10 000 000 dm, 10 000 000m....)
 c. Thực hành 
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm miệng, 1 HS trình bày, HS khác nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt cách hiểu tỉ lệ trên bản đồ. 
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS tương tự bài 1 
Bài 3 (HSKG): 
- HS nêu yêu cầu của bài 
- HS trình bày 
- GV thu vở chấm 
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu một số VD về tỉ lệ bản đồ và ý nghĩa của tỉ lệ đó?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau 
.......................................................................................................................
Tiếng anh (Đ/c Thanh dạy)
.......................................................................................................................
Buổi chiều: Tiếng việt (ôn)
Tiết 1: Luyện viết
Bài 30 : Sa Pa
I. Mục tiêu.
	- Viết đúng chính tả, trình bày đúng, đều, đẹp đoạn thơ: Sa Pa - Vở luyện viết chữ đẹp – T1 theo kiểu chữ thẳng.
	- Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy – học: HS chuẩn bị Vở luyện viết chữ đẹp 4 – T.1
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
b. Hớng dẫn luyện viết:
	- GV đọc bài 30: Sa Pa trong vở luyện viết CĐ 4 - T.1; HS theo dõi.
	+ Nêu nội dung chính của bài ? (Vẻ đẹp của Sa Pa )
	+ Cách viết kiểu chữ đứng? Cách trình bày một đoạn văn?
	- Hớng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần viết đúng.
	- HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp: Sa Pa, thoang thoảng, chen, sườn núi, nương rẫy,
	- HS đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
c. HS luyện viết:
	- Nhắc HS quy định viết chính tả.
	- HS nhìn và viết cho đúng mẫu: 
	Bài 30: Sa Pa
 	 Đường lên đỉnh núi Sa Pa
 Hoa chen thắm lá, mây là là bay.
 	Hương đào thoang thoảng đâu đây
 Nhà ai mận chín, trái cây trĩu cành.
 	Đường vòng sườn núi quanh quanh
 Bậc thang nương rẫy, nhà tranh vên rừng.
	- HS soát lại bài.
d. Chấm, chữa bài: 
- GV chấm 7-10 bài.
	- GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS ghi nhớ kĩ thuật cách viết chữ nét đều.
	- HDHS chuẩn bị bài sau: Bài 31: Ăng-co Vát
.........................................................................................................................
Tiết 2: TĐ - KC
Ôn tập: Tập đọc – Kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu.
	- Củng cố nội dung, cách đọc các bài tập đọc, truyện kể đã học trong tuần 29, 30.
	- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.	
	- Giáo dục HS lòng kiên trì, bền bỉ, y chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Em kể tên các bài tập đọc, câu chuyện tuần 29, 30?
	- GV ghi tên các bài đó lên bảng.
2. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài
b, HD ôn tập
 Tập đọc:
* Đọc cá nhân: 
	- HS nhẩm lại các bài tập đọc đó (5 phút).
	- GV gọi lần lượt từng HS lên đọc từng bài. Đọc xong, nói đại ‎ý của bài.
	- Lớp và GV nhận xét, cho điểm HS.
* Đọcdiễn cảm
	- GV gọi 1 số nhóm HS lên thi đọc diễn cảm 1 đoạn, 1khổ thơ trong một bài tập đọc mà em thích. 
	- Lớp và GV nhận xét đánh giá.
Kể chuyện
	- GV treo tranh minh hoạ truyện kể Đôi cánh của Ngựa Trắng. Gọi HS lên kể truyện theo tranh.	
	- HS khá, giỏi tập chuyển thể thành kịch hoặc diễn hoạt cảnh. Sau đó trình bày trước lớp.
	- Lớp và GV nhận xét, tuyên dương những em có cố gắng.
 3. Củng cố, dặn dò:
	- Các bài tập đọc, câu chuyện trên nói lên điều gì? 
	- GV nhận xét tiết học.
.........................................................................................................................
Tiết 3: TLV
Ôn tập: Tóm tắt tin tức
I. Mục Tiêu
	- Củng cố cách tóm tắt một bản tin.
	- Rèn kĩ năng tóm tắt tin tức và đặt tên cho bản tin.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ; 
	 - Nhắc lại các bước tiến hành tóm tắt một bản tức?
	 - Có những cách mở bài và kết bài nào trong bài văn tả đồ vật và tả cây cối?
	 - Khi tả đồ vật và tả cây cối ta cần chú y điều gì?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài.
 b, Hướng dẫn ôn tập qua đề bài sau: 
	Tóm tắt các tin sau và đặt tên cho mỗi bản tin:
a. Một cậu bé con một gia đình nông dân ở thành phố Pu - la - ta - bô (Bra – xin) có khả năng rất đặc biệt.cậu có thể nghe được ngôn ngữ của rắn độc, thằn lằn, ong mật và một số loài vật khác. Nếu cậu bé ra lệnh cho một con rắn độc phải há miệng to, rắn sẽ lập tức làm theo. Một con ong mật đang đậu ở vai sẽ bay ngay lên mặt khi cậu bé yêu cầu.
b. Nhân dịp lễ công bố năm du lịch Nghệ An, tối nay đúng 7 giờ 30 phút, tại câu lạc bộ lao động của thành phố Vinh có chương trình biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ hài nổi tiếng được mọi người mến mộ như: Minh Vượng, Xuân Hinh, Vân Dung, Quang Thắng, Công Lý,... với giá vé hợp lý. Người lớn 20 000 đồng, trẻ em 10 000 đồng. Chỉ có duy nhất một tối nay. Mời các bạn đón xem!
	- HĐ nhóm: HS thảo luận nhóm đôi: Đọc ND bản tin, tóm tắt bản tin và đặt tên cho các bản tin.
	- GV theo dõi và HD thêm.
	- HĐ cả lớp: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV chốt.
	- HS viết bài tóm tắt vào vở.
VD: Đạn a: Tên bản tin: Khả năng đặc biệt của con người.
	Tóm tắt: ở Bra - xin có một cậu bé có thể nghe, hiểu ngôn ngữ và điều khiển được một số loài vật.
3. Củng cố, dặn dò:
	- HS nhắc lại cách tóm tắt tin tức?
	- GV chốt lại nội dung giờ học, và nhận xét tiết học.
 Soạn: 27/3/2011 . Giảng: Thứ tư 30/3/2011
Buổi sáng
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
i. mục tiêu
- HS đựa vào gợi ý trong SGK chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.
- Hiểu ND chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện).
- HSKG kể được câu chuyện ngoài SGK.
- Rèn tính mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. 
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng
	+ Nêu ý nghĩa của truyện? 
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
* Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của bài 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng: Kể một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông, bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc) về du lịch hay thám hiểm.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc gợi ý trong SGK. 
- HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể. Nói rõ em chọn kể chuyện gì? Em đã nghe ai kể chuyện đó hay đọc được ở đâu ?
- HS trả lời.
* HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện (yêu cầu HSKG kể câu chuyện ngoài SGK)
- HS kể theo cặp, kể xong nêu ý nghĩa câu chuện 
- HS thi kể chuyện trước lớp 
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá nhận xét 
- HS tiếp nối nhau thi kể 
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò.
- Em học được điều gì qua các câu chuyện vừa kể?
- GV nhận xét tiết học. HD HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
.........................................................................................................................
Tập đọc
 Dòng sông mặc áo 
i. mục tiêu
	- HS bước dầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài. Hiểu ND của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (TL được các CH trong SGK, thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng). 
- Yêu quý cảnh đẹp của đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất" trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt.
 - GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HSKG đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài: HS đọc, kết hợp TL các CH:
+ Vì sao tác giả gọi là dòng sông điệu ?
+ Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày ?
+ Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay ?
+ Em thích hình ảnh nào trong bài ? Vì sao ?
- HS nêu ý chính của bài.
- GV kết luận
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài.
 	- HS tiếp nối nhau đọc các khổ thơ: Nêu giọng đọc ở mỗi khổ?
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm một đoạn của bài 
- HS nhẩm đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ (Khoảng 8 dòng thơ)
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
3. Củng cố - dặn dò
- 1 HS đọc lại toàn bài: Nêu ND của bài?
- GV nhận xét tiết học. HD HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Ăng-co Vát.
................................................................................................................
Toán
Tiết 148 ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (T.1-156)
i. Mục tiêu:
- HS bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ 
- Rèn kĩ năng giải một số bài toán liên quan đến bản đồ (BT1;2).
- HS yêu thích môn học 
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu một số VD về tỉ lệ bản đồ và ý nghĩa của tỉ lệ đó?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. HDHS tìm hiểu bài:
Bài toán 1: 
- GV nêu bài toán. HS nhắc lại đầu bài.
 	- GV dùng hệ thống câu hỏi gợi ý để HS nêu yêu cầu của BT và cách giải BT.
- GV giới thiệu cách ghi bài giải:
Bài giải
Chiều rộng thật của cổng trường là
2 x 300 = 600 ( cm )
600 cm = 6m. Đáp số : 6 m
Bài toán 2 
- GV hướng dẫn HS tương tự bài toán 1 
+ Nêu cách tính độ dài thật dựa trên độ dài thu nhỏ trên bản đồ?
c. Thực hành 
Bài 1: 
- HS tính độ dài thật theo độ dài thu nhỏ trên bản đồ 
- HS viết số thích hợp vào chỗ chấm nêu kết quả.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào ?
+ Chiều dài phòng học (thu nhỏ) trên bản đồ là bao nhiêu ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- 1 HS nêu cách giải, HS khác nhận xét
Bài 3 (HSKG):
- HS tự giải bài toán 
- Một HS lên bảng làm bài 
- GV nhận xét, chữa bài 
3. Củng cố - dặn dò 
+ Nêu cách tính độ dài thật dựa trên độ dài thu nhỏ trên bản đồ?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Học tiếp bài.
.........................................................................................................................
Kĩ thuật 
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
(Tiết 3)
i. Mục tiêu:
	- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa đã học.
	- HS khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa, các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu có thể bị dúm. (HS khéo tay: khâu viền được đường gấp mép vải bằng mĩu khâu đột thưa, các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu ít bị dúm)
	- Hình thành cho HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách gấp mép vải? Trình bày cách khâu lược đường gấp mép vải? Nêu các bước tiến hành khâu viền đường gấp mép vải? 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài
b.GV tiếp tục tổ chức cho HS thực hành 
	- Yêu cầu HS hoàn thành sản phẩm trong tiết học 
c. Đánh giá kết quả học tập của HS
	- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm hoàn thành.
	- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
	+ Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật.
	+ Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
	+ Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
	+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
	- HS dựa vào những tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm thực hành.
	- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Nhận xét - Dặn dò
	- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
	- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài " Thêu móc xích".
 ...................................................................................................................
Buổi chiều (Nghỉ)
 Soạn: 28/3/2011 . Giảng: Thứ năm 31/3/2011
Buổi sáng
Thể dục
Bài 60: Nhảy dây. Trò chơi: Kiệu người 
I . Mục tiêu: 
 	- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau: HS thực hiện được ĐT nhảy dây kiểu chân trước chân sau. 
 	 - Trò chơi: "Kiệu người".Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi, nhưng đảm bảo an toàn.
 II - Địa điểm, phương tiện:
 	- Sân trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn cho tập luyện. 
 	- Dây nhảy.
III – Hoạt động dạy – học:
1. Phần mở đầu: 6-10 phút.
 	- GV nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học:1 phút.
 	- HS khởi động: 
	+ Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, tập theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn: 1- 2 phút.
 + Ôn 8 động tác bài thể dục phát triển chung. 
* KTBC hoặc trò chơi (do GV chọn) 
2. Phần cơ bản: 18- 22 phút.
 a) Nhảy dây: 9-11 phút.
 	+ Ôn Nhảy dây kiểu chân trước chân sau: tập theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn theo nhóm tổ.
 	 + Thi nhảy dây kiểu chân trước chân sau: GV cho Hs thi theo hình thức vòng tròn. Ai nhảy đúng và được lâu (nhiều) là thắng.
b) Trò chơi : "Kiệu người": 9-11 phút:
 	 - GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, HS chơi thử, sau đó chơi chính thức 2 - 3 lần
 	- GV nhắc HS đảm bảo kỉ luật để đảm bảo an toàn.
3. Phần kết thúc: 4-6 phút.
 	- GV cùng HS hệ thống bài: 1-2 phút. Đi đều và hát 
 	 - HS tập một số động tác hồi tĩnh hoặc trò chơi (do GV chọn) 
 	 - GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
................................................................................................................
Tập làm văn
Luyện tập quan sát con vật
1. mục tiêu:
	- HS nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1,2).
	- Bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó (BT3; 4)
- HS yêu thích con vật, có ý thức chăm sóc vật nuôi.
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ con vật. Bảng phụ viết bài “Đàn ngan mới nở”
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: trực tiếp 
 b. Hướng dẫn học sinh quan sát 
Bài 1,2: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV dán bảng phụ có viết bài: Đàn ngan mới nở 
- Hướng dẫn HS xác định các bộ phận của đàn ngan được quan sát và miêu tả.
- GV dùng bút đỏ gạch chân các từ ngữ đó.
+ Những câu miêu tả nào em cho là hay ?
- HS phát biểu sau đó ghi lại vào vở.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV treo tranh một số con vật như chó, mèo,... lên bảng. Nhắc các em chú ý trình tự thực hiện bài tập.
- HS ghi vắn tắt vào vở kết quả quan sát.
- HS phát biểu 
- GV nhận xét, khen ngợi. Cho điểm HS làm tốt. 
Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài cá nhân 
- 1 vài HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét 
- GV nhận xét đánh giá chung.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu cách quan sát con vật?
- GV nhận xét tiết học. HD HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới.
.........................................................................................................................
Toán
 Tiết 149 ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (Tiếp -157)
i. Mục tiêu:
- HS biết một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ 
- Rèn kĩ năng giải các loại toán liên quan đến bản đồ (BT1;2).
- HS yêu thích môn học 
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tính độ dài thật dựa trên độ dài thu nhỏ trên bản đồ?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Giới thiệu bài toán 1 
 	- HS tìm hiểu đề toán: 
+ Độ dài thật là bao nhiêu m ? Trên bản đồ có tỉ lệ nào ? Phải tính độ dài nào? Theo đơn vị nào ?
- 1 HS trình bày miệng, GV ghi bài giải 
Bài giải
20 m = 2000 cm
Khoảng cách AB trên bản đồ là:
2000 : 500 = 4 ( cm )
c. Giới thiệu bài toán 2 
- GV hướng dẫn HS tương tự bài toán 1 ( 41 km = 41 000000 mm)
	+ Nêu cách tính độ dài thu nhỏ dựa trên độ dài thật khi biết tỉ lệ?
d. Thực hành 
Bài 1: 
- HS tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ theo độ dài thật và tỉ lệ bản đồ đã cho rồi viết kết quả vào ô trống tương ứng.
	- 1 HS lên bảng điền kết quả. Lớp avf GV nhận xét, thống nhất kết quả.
Bài 2:
- HS đọc và tìm hiểu đề toán 
- Một HS lên bảng làm bài 
- GV nhận xét, chữa bài 
Bài 3 (HSKG): 
- HS tính được độ dài thu nhỏ trên bản đồ của chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật. 
- HS vẽ bản đồ mảnh đất hình chữ nhật 
- Một HSG lên bảng làm bài, HS khác nhận xét. 
- GV nhận xét, chữa bài 
3. Củng cố - dặn dò 
	+ Nêu cách tính độ dài thu nhỏ dựa trên độ dài thật khi biết tỉ lệ?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. 
........................................................................................................................
Luyện từ và câu
Câu cảm 
i. mục tiêu 
- HS nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND ghi nhớ), 
- HS biết chuyển CK đã cho thành câu cảm (BT 1 mục III); bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2); nêu được cảm xúc bộc lộ qua câu cảm (BT 3). HSKG đặt được câu cảm theo yêu cầu của BT 3 với các dạng khác nhau.
- HS yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc đoạn văn viết về du lịch hay thám hiểm 
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu của tiết học.
 b. Phần nhận xét.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc các bài tập 1, 2, 3 
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi 
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. 
Bài 1:
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.
- GV: Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! (Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo )
- GV: A ! Con mèo này khôn thật ! (Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo )
Bài 2: - HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.
- GV kết luận : 
+ Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc người nói 
+ Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật ...
 c. Phần ghi nhớ:
 - 3 - 4 HS đọc phần ghi nhớ. 
- GV yêu cầu HS đọc thuộc phần ghi nhớ 
 d. Luyện tập.
Bài tập 1: 
- 1HS đọc nội dung bài tập.
- HS hoạt động theo cặp. HS suy nghĩ, làm bài. HS khác nhận xét 
- GV đánh giá, kết luận lời giải đúng. 
Bài tập 2: GV tổ chức cho HS làm như bài tập 1.
Bài tập 3: 
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV: Cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm. HSKG đặt câu cảm với các dạng khác nhau và có thể nêu thêm tình huống nói những câu đó.
- HS suy nghĩ làm bài. HS báo cáo kết quả làm bài. Lớp nhận xét. 
- GV đánh giá, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò 
- Câu cảm được dùng để làm gì? Dấu hiệu nhận biết câu cảm?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ cho câu
.......................................................................................................................
Buổi chiều
Lịch sử 
Những chính sách về kinh tế và văn hoá 
của vua Quang Trung 
i. Mục tiêu
- HS nắm được một số chính sách về kinh tế văn hoá của vua Quang Trung và tác dụng của các chính sách đó. 
- Nêu được công lao của vua Quang Trung trong việc xây dựng đất nước: 
+ Có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế.
+ Có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục.
- HSKG lí giải được vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá như: Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, đề cao chữ Nôm,...
- Tự hào về lịch sử dân tộc
II. đồ dùng học tập 
III. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh?
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
b. HDHS tìm hiểu bài:
 Hoạt động 1: 
- GV trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh: ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển.
- HS thảo luận nhóm đôi: Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó ?
- HS báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HSKG: Vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế như: Chiếu khuyến nông?
- GV kết luận. 
 d. Hoạt động 3: Làm việc cả 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc