Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu những từ ngữ khó trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước (TL được các CH; thuộc hai đoạn cuối bài)

- GD tình yêu quê hương đất nước, yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Con sẻ: Nêu ND của bài?

2. Dạy bài mới

 a. Giới thiệu bài

 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc

- HSTB nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt.

- GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài.

- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1-2 HSKG đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

* Tìm hiểu bài: HS đọc thầm bài văn, quan sát tranh minh hoạ và trả lời câu hỏi:

+ Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả lại những điều em hình dung được về mỗi bức tranh.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au.
+ Bước 3: Tìm giá trị của một phần.
+ Bước 4: Tìm các số.
 c. Thực hành 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ? 
 	- Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2; 3 (Dành cho HSKG - Nếu còn thời gian): 
- GV yêu cầu HS nêu cách làm, giải thích cách làm. 
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhắc lại các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
.......................................................................................................................
Tiếng anh (Đ/c Thanh dạy)
.......................................................................................................................
Buổi chiều: Tiếng việt (ôn)
Tiết 1: Luyện viết
Bài 29 : Nước biển Cửa Tùng
I. Mục tiêu.
	- Viết đúng chính tả, trình bày đúng, đều, đẹp đoạn văn: Nước biển Cửa Tùng - Vở luyện viết chữ đẹp – T1 theo kiểu chữ thẳng.
	- Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy – học: HS chuẩn bị Vở luyện viết chữ đẹp 4 – T.1
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
b. Hớng dẫn luyện viết:
	- GV đọc bài 27: Con sẻ trong vở luyện viết CĐ 4 - T.1; HS theo dõi.
	+ Nêu nội dung chính của bài ? (Sự thay đổi của nước biển Cửa Tùng trong một ngày )
	+ Cách viết kiểu chữ đứng? Cách trình bày một đoạn văn?
	- Hớng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần viết đúng.
	- HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp: diệu kỳ, chiếu xuống, xanh lơ,
	- HS đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
c. HS luyện viết:
	- Nhắc HS quy định viết chính tả.
	- HS nhìn và viết cho đúng mẫu: 
Bài 29: Nước biển Cửa Tùng 
Diệu kỳ thay trong một ngày Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
	- HS soát lại bài.
d. Chấm, chữa bài: - GV chấm 7-10 bài.
	 - GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS ghi nhớ kĩ thuật cách viết chữ đứng.
	- HDHS chuẩn bị bài sau: Bài 30: Sa Pa.
.........................................................................................................................
Tiết 2: LTVC
Ôn tập: Câu khiến
I. Mục tiêu
	- Củng cố các kiến thức đã học về câu khiến .
	- HS biết nhận diện câu khiến và sử dụng linh hoạt câu khiến trong khi nói.
	- Có ý thức nói đúng nội dung và đúng mục đích.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Câu khiến dùng để làm gì? Dấu hiệu nào để nhận biết câu khiến? Lấy VD?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài.
 b, Hướng dẫn luyện tập: 
	- GV chép từng câu lên bảng, HS làm và nêu kết quả (Bài 2,3,4 ), lên bảng gạch chân (Bài 1)
	- Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 1: Tìm các câu khiến trong đoạn văn sau:
	a. Nhẫn cặp chiếc hèo vào nách, bắc loa lên miệng, rướn cao người, hô vang động cả núi rừng:
	- Đứng lại ! Gặm cỏgặm!
	b. Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt nhìn cháu âu yếm và mến thương:
	- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Bài 2: Hãy đặt các câu khiến tương ứng với mỗi tình huống sau:
a. Mượn bạn một quyển sách.
	b. Nhờ chị lấy hộ cốc nước.
	c. Đề nghị cô giáo cho ra ngoài để gặp mẹ.
Bài 3: Đặt câu khiến theo các yêu cầu sau:
	a. Có từ đừng (hoặc chớ, nên, phải) ở trước ĐT làm VN.
	b. Có từ nên ( hoặc đi, thôi ) ở cuối câu.
	c. Có từ đề nghị ở cuối câu.
Bài 4: a. (Dành cho HS T.B ) Chuyển các câu kể sau thành câu khiến:
	- Em làm bài tập toán.
	- Mẹ mua cho em bé chiếc áo mới.
	b. (Dành cho HS khá và giỏi) Đặt một câu khiến thể hiện thái độ lịch sự trong mỗi tình huống sau:
	- Em đến muộn, đề nghị cô giáo cho vào lớp.
	- Em muốn nhờ một người đi đường chỉ cho một địa điểm em chưa biết.
3. Củng cố, dặn dò
	- Nhắc lại các kiến thức về câu khiến? Khi dùng câu khiến với người lớn tuổi ta phải chú ý điều gì?
	- GV chốt lại bài, nhận xét giờ học.
.........................................................................................................................
Tiết 3: TLV
Ôn tập: Các dạng bài tập làm văn
I. Mục Tiêu
	- Củng cố các kiểu bài tập làm văn đã học trong nửa đầu HK 2.
	- Rèn kĩ năng làm tốt một bài văn tả đồ vật hoặc tả cây cối.
	- Có ý thức yêu quy và bảo vệ, chăm sóc vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ; 
	 - Nhắc lại dàn bài chung kiểu bài tả cây cối, tả đồ vật?
	 - Có những cách mở bài và kết bài nào trong bài văn tả đồ vật và tả cây cối?
	 - Khi tả đồ vật và tả cây cối ta cần chú y điều gì?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài.
 b, Hướng dẫn ôn tập qua các đề bài sau: 
	Chọn một trong hai đề bài sau:
Đề 1. Tả một loại cây mà em yêu thích.
Đề 2. Tả một đồ dùng học tập của em.
	- HS chọn một đề để làm.
	- GV theo dõi và HD thêm.
	- GV thu một số bài chấm và nhận xét.
	- GV đọc cho HS nghe một bài văn mẫu tương ứng với mỗi đề bài.
3. Củng cố, dặn dò:
	- HS nhắc lại các kiểu bài TLV đã học?
	- GV chốt lại nội dung giờ học, và nhận xét tiết học.
 Soạn: 19/3/2011 . Giảng: Thứ tư 23/3/2011
Buổi sáng
Kể chuyện
Đôi cánh của Ngựa Trắng 
i. mục tiêu
- HS dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng rõ ràng, đủ ý (BT1)
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (BT2)
- Mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. 
ii. đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ truyện 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách vở HS.
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. GV kể chuyện.
- GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện.
- HS nghe.
- GV kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ trên bảng.
 c. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 	- 1HSTB nêu yêu cầu của bài kể chuyện.
 * Kể chuyện trong nhóm : 
- Kể chuyện trong nhóm: HS kể chuyện từng đoạn trong nhóm, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
 * Thi kể trước lớp.
 	- 2, 3 nhóm HS thi kể trước lớp toàn bộ câu chuyện: Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- Các nhóm khác nghe và nhận xét nhóm bạn kể chuyện.
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhận kể hay nhất.
+ Vì sao Ngựa trắng xin mẹ được đi xa cùng với Đại Bàng Núi ?
 + Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng những gì?
 3. Củng cố - dặn dò.
	- Nêu ý nghĩa của câu chuyện? (Phải mạnh dạn đi đó đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng).
	- Đọc một vài tục ngữ ca dao mà em biết nói về ND trên? (Đi một ngày đàng)
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài kể chuyện tiết tuần sau: KC đã nghe, đã đọc.
.........................................................................................................................
Tập đọc
 Trăng ơi ... từ đâu đến ? 
i. mục tiêu
- HS biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: diệu kì ,.. Hiểu ND bài thơ: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ với trăng và với thiên nhiên đất nước
- Trả lời được các CH trong SGK; thuộc lòng 3; 4 khổ trong bài thơ.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:
	- HS nối tiếp nhau đọc bài: “Dù sao trái đất vẫn quay”: Nêu nội dung bài?
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài: Qua tranh minh hoạ.
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc 
- HSTB nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt.
- GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1-2 HSKG đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài 
- HS trả lời câu hỏi:
+ Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì? Vì sao tác giả nghĩ trăng tới từ cánh đồng xa, từ biển xanh ? 
- GV giảng bài .
- HS đọc thầm khổ thơ 3, 4 trả lời câu hỏi: 
+ Trong 4 khổ thơ tiếp vầng trăng gắn với những đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai? Những đối tượng mà tác giả đưa ra có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của tuổi thơ ?
- GV giảng bài.
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào? Câu thơ nào cho thấy rõ nhất tình yêu, lòng tự hào về quê hương của tác giả ?
- HS nêu ý chính của bài.
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng 3, 4 khổ thơ.
 	- HS tiếp nối nhau đọc các khổ thơ. 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu 
- HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ (ít nhất thuộc 3,4 khổ thơ)
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
3. Củng cố - dặn dò
- GV cho HS hát bài Cùng múa hát dưới trăng và GDHS lòng yêu trăng, yêu cảnh đẹp dưới trăng. GV nhận xét tiết học và HD HS chuẩn bị bài sau.
................................................................................................................
Toán
Tiết 143 : Luyện tập (151)
i. Mục tiêu:
- HS giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Làm tốt các BT 1,2 (HSKG làm thêm BT3,4)
- HS yêu thích môn học 
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
	 - Nhắc lại các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Thực hành 
Bài 1: 
- 1HS đọc đề bài, 1HS nêu yêu cầu bài: BT thuộc dạng toán gì? Cách giải BT? 
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. 
- GV đánh giá.
Bài 2: - 1HS đọc đề bài, 1HS nêu yêu cầu bài: BT thuộc dạng toán gì? Cách giải BT? 
	- HS tự giải. 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- HS giải thích bài làm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (HSKG):
- HS nêu yêu cầu bài.
+ Bài toán cho biết những gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Vì sao lớp 4A trồng nhiều hơn lớp 4B 10 cây ?
+ Lớp 4A có nhiều hơn lớp 4B mấy học sinh ?
+ Hãy tính số cây trồng của mỗi HS.
- 1HS lên trình bày bài giải.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 4 (HSKG): 
- HS thiết lập sơ đồ bài toán và trả lời câu hỏi: 
+ Qua sơ đồ bài toán, em cho biết bài toán thuộc dạng toán gì ?
+ Hiệu của hai số là bao nhiêu ?
+ Tỉ số của số bé và số lớn là bao nhiêu ?
+ Dựa vào sơ đồ bài toán em hãy đọc thành đề toán.
- GV yêu cầu cả lớp giải bài toán vào vở.
- GV trình bày bài toán. 
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhắc lại các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập
.........................................................................................................................
Kĩ thuật 
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
(Tiết 2)
I. Muc tiêu:
	- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa đã học.
	- HS khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa, các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu có thể bị dúm. (HS khéo tay: khâu viền được đường gấp mép vải bằng mĩu khâu đột thưa, các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu ít bị dúm)
	- Hình thành cho HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu khâu viền đường gấp mép vải. Bộ dụng cụ cắt khâu thêu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách gấp mép vải? Trình bày cách khâu lược đường gấp mép vải? Nêu các bước tiến hành khâu viền đường gấp mép vải? 
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài
 b. HDHS quan sát, nhận xét mẫu:
 - GV gọi một HS nhắc lại phần ghi nhớ và quan sát mẫu khâu rồi nêu cách thực hiện các thao tác gấp mép vải.
 - GV nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước:
 + Bước 1: Gấp mép vải.
 + Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
 - GV có thể nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm đã lưu ý ở tiết 1.
 d, HS thực hành
 - Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
 - HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột. 	- GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ thêm cho những HS còn lúng túng.
3. Củng cố - dặn dò 
 - Học sinh nhắc lại cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
	- GV nhận xét giờ học và HD HS chuẩn bị giờ sau học tiếp bài. 
 ...................................................................................................................
Buổi chiều (Nghỉ)
 Soạn: 20/3/2011 . Giảng: Thứ năm 24/3/2011
Buổi sáng
Thể dục
Bài 58: Môn thể thao tự chọn 
Nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
I. Mục tiêu
 	 - Ôn và học mới một số ND môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và mới học.
 	- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
 II - Địa điểm, phương tiện:
 	- Sân trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn cho tập luyện, 
 	- Mỗi HS 1 dây nhảy và dụng cụ để chơi trò chơi, tập môn tự chọn.
III . Hoạt động dạy – học:
1. Phần mở đầu: 6-10 phút.
 	- GV nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học:1 phút.
 	- HS khởi động: 
+ Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông: 1 phút.
 + Ôn 8 động tác bài thể dục phát triển chung. 
	* HS chơi trò chơi: Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
2. Phần cơ bản: 18- 22 phút.
 a) Môn tự chọn: 9-11 phút.
 	- Đá cầu: 9-11 phút.
 	 + Ôn tâng cầu bằng đùi: 2-3 phút
 	+ Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người ( nh bài 57)
 	- Ném bóng: 9 - 11 phút.
 	 + Ôn một số động tác bổ trợ do ( GV chọn) GV tập mẫu , cho HS tập.
 	 + Ôn cách cầm bóng và t thế đứng chuẩn bị: 1-2 phút.
 	 + Tập phối hợp: Cầm bóng, đứng chuẩn bị, lấy đà, ném. Tập đồng loạt theo lệnh thống nhất.
 	 + Tập ném bóng vào đích. - GV quan sát hướng dẫn thêm.
b) Nhảy dây: 9-11 phút:
 	- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau
 	- Thi vô địch tổ tập luyện. GV có thể tổ chức theo hàng ngang.
3. Phần kết thúc: 4-6 phút.
 	- GV cùng HS hệ thống bài: 1-2 phút.
 	 - HS đi đều và hát, tập một số động tác hồi tĩnh. 
	 - GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
................................................................................................................
Tập làm văn
Luyện tập tóm tắt tin tức
1. mục tiêu:
- Biết tóm tắt một tin đã cho bằng một hoặc hai câu và đặt tên cho bản tin đã tóm tắt (BT1,2)
- Bước đầu biết tự tìm tin trên báo thiếu nhi và tóm tắt tin đó bằng một vài câu (BT3).
- Rèn các KNS cho HS: KN tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu; KN ra quyết định: Tìm kiếm các lựa chọn; KN đảm nhận trách nhiệm.
- HS yêu thích đọc sách và tìm hiểu thông tin qua sách.
ii. đồ dùng dạy học 
- Mỗi HS chuẩn bị một tin trên báo TNTP.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các bước tóm tắt một bản tin?
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Thực hành 
Bài 1, 2: 
- 3 HSTB nối tiếp đọc yêu cầu và hai bản tin.
- HS làm bài theo nhóm đôi: Tóm tắt 1 trong hai bản tin đó bằng 1 hoặc hai câu và đặt tên cho bản tin.
- 1HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung những cách tóm tắt khác và đặt tên khác cho bản tin.
- GV nhận xét kết luận về tóm tắt đầy đủ, ngắn gọn và nêu một số tóm tắt mẫu như SGV tr. 195.
Bài 3: - 1HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV kiểm tra HS chuẩn bị tin tức trên báo của HS.
- HS chuẩn bị trong 3 phút. HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, cho điểm HS làm tốt. 
3. Củng cố - dặn dò 
	- Nêu các bước tóm tắt một bản tin?
- GV nhận xét tiết học. HD HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới: Văn tả con vật.
.........................................................................................................................
Toán
Tiết 144 : Luyện tập (151)
i. Mục tiêu:
- HS giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó (BT1,3).
- HS biết nêu BT Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước (BT4).
- HS yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nhắc lại các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng?.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Thực hành 
Bài 1:- HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS nêu bài làm của mình. HS khác nhận xét.
- GV đánh giá.
Bài 2 (HSKG): 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
+ Hiệu của hai số là bao nhiêu? Hãy nêu tỉ số của hai số ?
- 1HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét bài làm của bạn. HS kiểm tra bài cho nhau.
- GV đánh giá chung.
Bài 3: - HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp tự làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. HS chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài. 
+ Qua sơ đồ bài toán, em cho biết bài toán thuộc dạng toán gì? Hiệu của hai thùng là bao nhiêu? Tỉ số của hai thùng là bao nhiêu? Dựa vào sơ đồ bài toán em hãy đọc thành đề toán?
- Cả lớp giải bài toán vào vở. 
3. Củng cố - dặn dò 
	- Nhắc lại các bước giải BT tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
	- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
........................................................................................................................
Luyện từ và câu
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị 
i. mục tiêu 
- Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND ghi nhớ). 
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1,2 - mục III); phân biệt được lời yêu cầu đề nghị lịch sự và lời yêu cầu đề nghị không giữ phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống giao tiếp cho trước (BT4)
- Rèn các KNS cho HS: KN giao tiếp: ứng xử, thể hiện sự cảm thông, KN thương lượng, KN đặt mục tiêu.
- GDHS lịch sự trong giao tiếp.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các cách đặt câu khiến? VD?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
 b. Tìm hiểu ví dụ.
Bài tập 1,2 
- Một HSTB đọc bài tập 1, 2 : Nêu yêu cầu của BT? (Tìm các câu nêu yêu cầu, đề nghị)
 	- HS đọc thầm tìm các câu nêu yêu cầu, đề nghị.
- HS suy nghĩ, làm bài. HS khác phát biểu ý kiến. 
- GV nhận xét, chốt kết quả: Như SGV tr.197.
Bài tập 3:- Em có nhận xét gì về cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa ? (bạn Hùng nói trống không, yêu cầu bất lịch sự với bác Hai, Bạn Hoa yêu cầu lịch sự với bác Hai )
- GV kết luận về phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.
Bài tập 4: + Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị? Tại sao cần phải giữ phép lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?
 c. Ghi nhớ: - HS đọc ghi nhớ. HS nêu các yêu cầu, đề nghị để minh hoạ cho ghi nhớ.
 d. Luyện tập.
Bài 1: - 1 HS đọc nội dung bài tập.
- HS hoạt động theo cặp: chọn cách nói phù hợp(b, c)
- HS suy nghĩ, làm bài, đại diện 1 cặp nêu kết quả . HS khác nhận xét. 
- GV đánh giá, kết luận lời giải đúng. 
Bài 2: GV tổ chức cho HS làm như bài tập 1. (KQ: b,c,d)
Bài 3: - 1HS nêu yêu cầu của đề bài. HS làm việc theo cặp. 
- GV gợi ý: Các em hãy đọc đúng ngữ điệu của từng câu, tìm cách từ xưng hô phù hợp.
- HS báo cáo kết quả làm bài. Lớp nhận xét. 
- GV đánh giá, chốt lại lời giải đúng: Như SGV tr.198
Bài 4: - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. HS làm việc theo nhóm: Đóng vai theo tình huống. 
- GV: Với mỗi tình huống, chúng ta có nhiều cách đặt câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự.
- HS đóng vai trước lớp. Lớp nhận xét.
- GV đánh giá, đưa ra một vài tình huống (SGV tr199).
3. Củng cố - dặn dò 
- Khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị ta phải chú ý gì?
- GV liên hệ GDHS trong giao tiếp phải giữ thái độ lịch sự; GD các KNS cho HS
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
.......................................................................................................................
Buổi chiều
Lịch sử 
Quang Trung đại phá quân Thanh
( Năm 1789 )
i. Mục tiêu
	- Hiểu được quân quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
	- Dựa vào lược đồ, thuật lại sơ lược diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh:, chú ý các trận tiêu biểu : Ngọc Hồi, Đống Đa. Nêu được công lao của Nguyễn Huệ: Đánh bại quân xâm lược, bảo

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_29_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc