Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 28 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh
I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài TĐ đã học (Tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảmđoạn văn, thơ phù hợp với ND đoạn đọc. (HSKG đọc tương đối lưu loát, diễn cảm đoạn văn, thơ - tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút)
- Hiểu ND chính của từng đoạn, ND của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
- Giáo dục HS biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, biết sống đẹp.
II. ĐỒ DÙNG :
- 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ đầu HKII đến nay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết ôn tập
2. Kiểm tra Tập đọc và HTL (1/3 số HS trong lớp)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (HS xem lại bài khoảng 1-2 phút )
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) theo yêu cầu trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
- HS trả lời, GV nhận xét theo tốc độ yêu cầu ở mục I.
3. Tóm tắt vào bảng ND các bài TĐ là truyện kể trong chủ điểm
ình bày đúng bài thơ lục bát. - Có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. II. đồ dùng: 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc. HS chuẩn bị vở viết chính tả. III. các hoạt động dạy học 1, Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết ôn tập 2. HDHS ôn tập: a. Kiểm tra tập đọc và HTL (1/3 số HS trong lớp) - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (HS xem lại bài khoảng 1-2 phút ) - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) theo yêu cầu trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc. - HS trả lời, GV nhận xét, theo tốc độ yêu cầu ở mục I. b. Nêu tên các bài TĐ và nội dung chính của các bài TĐ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu - HS đọc yêu cầu của bài tập 2 - HS suy nghĩ, phát biểu về nội dungchính của từng bài - GV nhận xét, chốt kết quả đúng Tên bài Nội dung chính. Sầu riêng Giá trị và vẻ đặc sắc của sầu riêng- cây ăn trái ở miền nam. Chợ tết. Bức tranh chợ tết miền trung du giàu màu sắc, rất sinh động. Hoa học trò Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng- gắn bó với HS. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vẽ về cuộc sống an toàn Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu niên với chủ đề: em muốn sống an toàn: TN Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn bằng ngôn ngữ hội hoạ Đoàn thuyền đánh cá. Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, người dân lao động vùng biển. c. Nghe-viết: Cô Tấm của mẹ - GV đọc bài thơ, HS theo dõi trong SGK - HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm bài thơ. - GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ lục bát, tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai. + Bài thơ nói điều gì? - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết, GV đọc- HS soát lỗi. - GV chấm 5-7 bài, nhận xét chung 5. Củng cố, dặn dò: - Những bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu ca ngợi điều gì? - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau ---------------------------------------------------------------------- Tiếng việt Ôn tập tiết 4 i. mục tiêu - Nắm được một số, từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm: Người ta là hoa là đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm (BT1; 2). - Biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý. - Có ý thức trong học tập. II. đồ dùng dạy học: III. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Từ đầu HK II các em đã học những chủ điểm nào? 2. Dạy bài mới: b. Bài tập: * Bài 1, 2: - Từ đầu học kì II các em đã học những chủ điểm nào? - HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm việc theo 3 nhóm, tìm và viết các từ ngữ, thành ngữ vào phiếu. - Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. GV và HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung các thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ còn thiếu. - Nhận xét, kết luận phiếu đầy đủ nhất. - 3 HS tiếp nối nhau đọc từ ngữ, thành ngữ của chủ điểm. Chủ điểm Từ ngữ Thành ngữ, tục ngữ Người Ta là hoa đất - Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ,... - Những đặc điểm của 1 cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, cường tráng, chắc nịch,... - Những hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập luyện, chơi bóng chuyền, nhảy dây, an dưỡng, .... - Người ta là hoa đất. - Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan - Khỏe như vâm (như trâu, voi) - ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thên lo Vẻ đẹp muôn màu - Đẹp, đẹp đẽ, xinh tươi, rực rỡ, ... - Thùy mị, nết na, dịu dàng, ... - Tươi đẹp, sặc sỡ, mĩ lệ, kì vĩ, ... - Xinh xắn, xinh đẹp, lộng lẫy, ... - Tuyệt vời, tuyệt diệu, mê li, ... - Mặt tươi như hoa. - Đẹp người đẹp nết. - Chữ như gà bới. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. - Cái nết đánh chết cái đẹp. Những người quả cảm - Gan dạ, anh hùng, can đảm, ... - Nhát, nhát gan, nhu nhược, ... - Tinh thần dũng cảm, hành động dũng cảm, ... - Vào sinh ra tử. - Gan vàng dạ sắt. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu bài tập 3 - GV: ở từng chỗ trống, các em thử lần lượt điền các từ cho sẵn sao cho tạo ra cụm từ có nghĩa. - HS làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng làm bài- Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. (Như SGV trang 177 - tập 2) 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 15/3/2018 Ngày dạy: Thứ tư, 21/3/2018 Tiếngviệt Ôn tập tiết 5 I. mục tiêu - HS tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. - Hệ thống hóa cho HS 1 số điều về nội dung chính, nhân vật của các bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm. - Giáo dục HS lòng dũng cảm. II. đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL - Một số tờ phiếu khổ to III. các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập. 2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1(97) - Kiểm tra TĐ và HTL(số HS còn lại): Thực hiện như tiết 1 * Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Những người quả cảm. - HS đọc yêu cầu của bài tập, nêu tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm. - GV phát phiếu cho HS làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm thi trình bày kết quả làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm làm bài tốt nhất. Tên bài Nội dung chính Nhân vật Khuất phục tên cướp biển Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục. - bác sĩ Ly. - Tên cướp biển. Ga - vrốt ngoài chiến luỹ Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga- vrốt, bất chấp hiểm nguy, ra ngoài chiến luỹ nhặt đạn tiếp tế cho nghĩa quân. - Ga- vrốt. - Ăng- giôn- ra. - Cuốc- phây rắc. Dù sao trái đất vẫn quay Ca ngợi 2 nhà khoa học Cô- péc- ních và Ga- li- lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. - Cô- péc- ních. - Ga- li- lê. Con sẻ Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của sẻ mẹ. - Con sẻ mẹ, sẻ con. - Nhân vật “tôi”. - Con chó săn. 3. Củng cố dặn dò. - GV tổng kết bài. - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------------- Địa lí Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung I. mục tiêu - HS giải thích được: dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất( đất canh tác, nguồn nước sông, biển) - HS trình bày đúng một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân ở ĐBDHMT. - HS có thái độ tôn trọng, bảo vệ các thành quả của người dân. II. đồ dùng dạy học III. các hoạt động dạy học: 1. KTBC: - Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung? 2. Dạy bài mới:a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Hướng dẫn bài mới: * Dân cư tập trung khá đông: - Làm việc cả lớp B1: GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung và lưu ý HS phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và thành phố duyên hải. B2: HS quan sát hình 1và 2 trong SGK và trả lời câu hỏi: Nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh GV nhận xét, bổ sung thêm * Hoạt động sản xuất của người dân: - Làm việc cả lớp B1: GV: Yêu cầu 1 số HS đọc ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất GV: Yêu cầu 4HS lên bảng điền vào tên các HĐSX tương ứng với các ảnh mà HS đã quan sát Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản Ngành khác GV: Cho 2 HS đọc lại kết quả làm việc của các bạn và nhận xét B2: HS đọc bảng trong SGK-140 HS 4 nhóm thay phiên nhau trình bày lần lượt từng ngành SX và điều kiện để SX từng ngành =>GV kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để SX ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc phần bài học trong SGK - HS nhắc lại tên các dân tộc sống tập trung ở duyên hải miền Trung và nêu lí do vì sao dân cư tập trung đông đúc ở vùng này - GV nhận xét tiết học, dặn về nhà xem lại bài. -------------------------------------------------------- Toán Tiết 138: Luyện tập (148) i. Mục tiêu: - HS giải được bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó’’ - Làm tốt các BT 1, 2. - HS yêu thích môn học. II.đồ dùng dạy học: III.các hoạt động dạy-học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu lại các bước giải BT tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Bài mới: Bài 1: - HS đọc đề bài: BT cho biết những gì? BT hỏi gì? - HS làm bài, 1 HS lên bảng tóm tắt BT và giải. - GV chữa bài. Bài 2: - 1HS đọc đề bài + Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết? - 1 HS nêu các bước giải bài toán; HS tự làm nháp và bảng lớp - GV nhận xét Bài 3 (nếu cũn tg): - 1HS đọc đề bài + BT cho biết những gì? + Muốn biết mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây chúng ta phải làm như thế nào? + Đã biết số cây mỗi HS trồng chưa ? + Làm thế nào để tìm được số cây mỗi lớp trồng ? - HS làm theo nhóm đôi. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt Bài 4 ( Nếu còn thời gian): - 1HS đọc đề bài - HS tự làm vào vở - GV chấm, chữa bài 3. Củng cố - dặn dò: - Nêu lại các bước giải BT tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------ Khoa học Ôn tập: Vật chất và năng lượng (tiết 2) I. mục tiêu - Củng cố cho HS các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng. - HS bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng. - HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật. II. đồ dùng dạy học - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí III. các hoạt động dạy –học: 1. KTBC: - Nêu VD về 1 vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Hướng dẫn bài mới: HĐ3: Triển lãm * Mục tiêu: - Hệ thống lại những kiến thức đã học ở phần vật chất và năng lượng. - Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng - HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật * Cách tiến hành: Bước 1: Các nhóm trưng bày tranh, ảnh về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày. Bước 2: Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về tranh, ảnh của nhóm. Bước 3: Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo, GV thống nhất với BGK về các tiêu chí đánh giá sản phẩm Bước 4: Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong từng nhóm trình bày. BGK đưa ra câu hỏi Bước 5: BGK đánh giá,HS trong nhóm đưa ra nhận xét. - GV đánh giá nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò:- HS nhắc lại ND bài. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau ------------------------------------------------------------------- buổi chiều Tiếng Việt Ôn tập tiết 6 I. mục tiêu - HS nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt 3 kiểu câu kể đã học:( Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?) - HS nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng; bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đọc đã học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong ba kiểu câu kể đã học. - HS có ý thức sử dụng câu hay, đúng ngữ pháp. II. đồ dùng dạy học: Một số tờ phiếu học tập. III. các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập. 2. HD ôn tập Bài 1(98)- HS đọc yêu cầu của BT1 - GV nhắc HS xem lại các tiết LTVC ở các tiết trước. - GV phát giấy khổ rộng cho các nhóm làm bài - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm bài - Cả lớp và GV nhận xét. GV treo bảng phụ đã ghi lời giải: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Định nghĩa - CN trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì) ? - VN trả lời câu hỏi: Làm gì? - VN là ĐT,cụm ĐT CN trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì,con gì) ? - VN trả lời câu hỏi:Thế nào? - VN làTT, ĐT, cụm TT, cụm ĐT CN trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì,con gì) ? - VN trả lời câu hỏi: Là gì? - VN thường là DT, cụm DT Ví dụ Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Bên đường cây cối xanh um. Hồng vân là học sinh lớp 4A. Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn sgk. - GV gợi ý cách làm.: Các em lần lượt đọc từng câu trong đoạn văn, xem mỗi câu thuộc kiểu câu kể gì, xem tác dụng của từng câu (dùng để làm gì). - HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, dán tờ giấy đã viết đoạn văn lên bảng. - 1 HS có lời giải đúng trình bày kết quả, chốt lại lời giải đúng. * Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài tập, nhắc học sinh: trong đoạn văn ngắn viết về bác sĩ Ly, các em cần sử dụng: + Câu kể Ai là gì? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ ly. + Câu kể Ai làm gì? để kể về hành động của bác sĩ Ly. + Câu kể Ai thế nào? để nói về đặc điểm, tính cách của bác sĩ Ly. - Học sinh viết đoạn văn. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GVnhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------------- Kĩ thuật Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa (Tiết 2) I. Muc tiêu: - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa đã học. - HS khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa, các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu có thể bị dúm. (HS khéo tay: khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa, các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu ít bị dúm) - Hình thành cho HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu khâu viền đường gấp mép vải. Bộ dụng cụ cắt khâu thêu. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách gấp mép vải? Trình bày cách khâu lược đường gấp mép vải? Nêu các bước tiến hành khâu viền đường gấp mép vải? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài b. HDHS quan sát, nhận xét mẫu: - GV gọi một HS nhắc lại phần ghi nhớ và quan sát mẫu khâu rồi nêu cách thực hiện các thao tác gấp mép vải. - GV nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước: + Bước 1: Gấp mép vải. + Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. - GV có thể nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm đã lưu ý ở tiết 1. d, HS thực hành - Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm. - HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột. - GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ thêm cho những HS còn lúng túng. 3. Củng cố - dặn dò - Học sinh nhắc lại cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. - GV nhận xét giờ học và HD HS chuẩn bị giờ sau học tiếp bài. ____________________________________________ Luyện viết Bài 28: Trăng lên I. Mục tiêu. - Viết đúng chính tả, trình bày đúng, đều, đẹp đoạn văn: Trăng lên - Vở luyện viết chữ đẹp - T1 theo kiểu chữ thẳng. - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. II. Đồ dùng dạy - học: HS chuẩn bị Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1 III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học b. Hướng dẫn luyện viết: - GV đọc bài 28 Trăng lên trong vở luyện viết CĐ 4 - T.1; HS theo dõi. + Nêu nội dung chính của bài? ( Vẻ đẹp của cảnh vật dưới ánh trăng ) + Cách viết kiểu chữ đứng? Cách trình bày một đoạn văn? - Hướng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần viết đúng. - HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp: lên rồi, rặng tre, chân trời, hiu hiu, thoang thoảng... - HS đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày. c. HS luyện viết: - Nhắc HS quy định viết chính tả. - HS nhìn và viết cho đúng mẫu: Bài 28: Trăng lên Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát. - HS soát lại bài. d. Chấm, chữa bài: - GV chấm 7-10 bài. - GV nêu nhận xét chung. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS ghi nhớ kĩ thuật cách viết chữ đứng. - HDHS chuẩn bị bài sau: Bài29: Nước biển Cửa Tùng. ____________________________________________________________________ Ngày soạn: 16/3/2018 Ngày dạy: Thứ năm, 22/3/2018 Toán ( 4A, 4B ) Tiết 139: Luyện tập (149) i. Mục tiêu: - HS giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó - Làm tốt các BT 1, 3. II. đồ dùng dạy học III. các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu lại các bước giải BT tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Luyện tập: Bài 1: - HS đọc đề bài: BT cho biết những gì? BT hỏi gì? + Tổng của hai số là bao nhiêu? + Tỉ số của hai số là bao nhiêu? - HS làm bài vào vở và tự đổi vở kiểm tra bài cho nhau. - HS lên bảng chữa bài. - GV, HS nhận xét chữa bài - GV chốt lại các bước giải bài toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó’’ dạng tỉ số là số tự nhiên. Bài 3 - 1HS đọc đề bài. + Tổng của hai số là bao nhiêu ? + Tỉ số của hai số là bao nhiêu ? - HS làm theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác nhận xét- GV nhận xét, đánh giá bài làm. Bài 2, 4 (Nếu còn thời gian) - 1HS đọc đề bài + Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? + Đọc sơ đồ và cho biết bài toán thuộc dạng toán nào ? + Tổng của hai số là bao nhiêu? + Tỉ số của hai số là bao nhiêu? + Dựa vào sơ đồ trên hãy đọc thành đề bài toán? - HS tự làm vào vở- GV chấm, chữa bài 3. Củng cố - dặn dò: - Nêu lại các bước giải BT tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng? - GV nhận xét tiết học. - HD HS chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------ Đạo đức ( 4B ) Tôn trọng luật giao thông( T1) I. Mục tiêu: - HS hiểu cần phải tôn trọng Luật Giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người. - Có thái độ tôn trọng Luật Giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông. - Có ý thức tham gia giao thông an toàn. II-đồ dùng dạy học III-các hoạt động dạy - học: 1.KTBC: - HS đọc ghi nhớ bài trước. 2.Dạy bài mới: a/Giới thiệu bài: Trực tiếp b/ Tìm hiểu bài: * HĐ1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 40-SGK) *Mục tiêu: HS thấy được mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng luật giao thông *Cách tiến hành: - B1: GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân,hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông antoàn. - B2: Các nhóm thảo luận - B3: Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung và chất vấn. - B4: GVkết luận: Để hạn chế và giảm bớt tai nạn giao thông, mọi người phải tham gia vào việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông, ở mọi nơi mọi lúc. * HĐ2: Thảo luận nhóm ( BT1- SGK ) *Mục tiêu: HS thấy được những việc làm cản trở giao thông, những việc làm chấp hành đúng an toàn giao thông. *Cách tiến hành: - B1: GV chia HS thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - B2: Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: Nội dung bức tranh nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật Giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật Giao thông? - B3: GV mời 1 số nhóm lên trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác chất vấn bổ sung. - B4: GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1,5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông. * HĐ3: Thảo luận nhóm ( BT2- SGK ) *Mục tiêu: HS hiểu được cần chấp hành đúng giao thông ở mọi lúc mọi nơi. *Cách tiến hành: - B1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống. - B2: HS dự đoán kết quả của từng tình huống. - B3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét. - B4: GV kết luận: Các việc làm trong các tình huống của BT 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. - GV mời 2-3 HS đọc phần ghi nhớ SGK 3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_28_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc