Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An

I. MỤC TIÊU

- Hiểu từ ngữ mới của bài. Hiểu ND của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.

- HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. (TL các CH 2,3,4 - SGK)

 - Rèn các KNS cho HS: KN giao tiếp: thể hiện sự cảm thông, KN ra quyết định ứng phó, KN đảm nhận trách nhiệm.

- GD lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng trong mọi hoàn cảnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK (Dùng giới thiệu bài).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: 1HS đọc thuộc lòng: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

2. Dạy bài mới

 a. Giới thiệu bài: Qua tranh minh hoạ.

 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc

 - HSTB nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt.

- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài.

+ Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.

- HS luyện đọc theo cặp. 1HSKG đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, chữa bài trên bảng.
- GV kết luận.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu lại cách chia hai PS? Cách chia STN cho PS?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: LT chung.
.......................................................................................................................
Tiếng anh (Đ/c Thanh dạy)
.......................................................................................................................
Buổi chiều: Tiếng việt (ôn)
Tiết 1: Luyện viết
Bài 26 : Bầu trời ngoài cửa sổ
I. Mục đích yêu cầu.
	- Viết đúng chính tả, trình bày đúng, đều, đẹp đoạn thơ Bầu trời ngoài cửa sổ - Vở luyện viết chữ đẹp – T1 theo kiểu chữ thẳng.
	- Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy – học: HS chuẩn bị Vở luyện viết chữ đẹp 4 – T.1
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
b. Hớng dẫn luyện viết:
	- GV đọc bài 26: Bầu trời ngoài cửa sổ trong vở luyện viết CĐ 4 - T.1; HS theo dõi.
	+ Nêu nội dung chính của bài? ( Vẻ đẹp của cảnh vật qua khung cửa sổ )
	+ Cách viết kiểu chữ thẳng? Cách trình bày một đoạn văn?
	- Hướng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần viết đúng.
	- HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp: cửa sổ, điều lạ, lên lông, óng ánh,
	- HS đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
c. HS luyện viết:
	- Nhắc HS quy định viết chính tả.
	- HS nhìn và viết cho đúng mẫu: 
Bài 26: Bầu trời ngoài cửa sổ
	Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng và màu sắc. ở đấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi.
	- HS soát lại bài.
d. Chấm, chữa bài: - GV chấm 7-10 bài.
	 - GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS ghi nhớ kĩ thuật cách viết chữ đứng.
	- HDHS chuẩn bị bài sau: Bài 27: Con sẻ.
.........................................................................................................................
Tiết 2: LTVC
Ôn tập: Tập đọc
I. Mục đích yêu cầu.
	- Củng cố nội dung, cách đọc các bài tập đọc đã học từ đầu HK 2 tới nay.
	- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.	
	- Giáo dục HS lòng yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Em kể tên các bài tập đọc đã học từ đầu HK 2 tới nay? Các bài tập đọc đó thuộc những chủ điểm nào?
	- GV ghi tên các bài đó lên bảng.
2. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài :
b, HD ôn tập
* Đọc cá nhân: 
	- GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị 1- 2 bài tập đọc mà em thích nhất trong các bài đã học.
	- HS nhẩm lại các bài tập đọc đó và suy nghĩ về nội dung của bài.(10 phút).
	- GV gọi lần lượt từng HS lên đọc từng đoạn, bài. Đọc xong, nói đại ‎ý của bài.
	- Lớp và GV nhận xét, cho điểm HS. 
* Đọc phân vai hoặc diễn hoạt cảnh:
	- GV gọi 1 số nhóm HS lên đọc phân vai hoặc diễn hoạt cảnh chuyển thể dựa theo 1 bài tập đọc nào đó.
	- Lớp và GV nhận xét đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Các bài tập đọc, câu chuyện trên nói lên điều gì? 
	- GV liên hệ, giáo dục HS và nhận xét tiết học.
.........................................................................................................................
Tiết 2: LTVC
Ôn tập: Câu kể - MRVT: Dũng cảm
I. Mục đích yêu cầu.
	- Củng cố các kiểu câu kể đã học, các từ ngữ thuộc chủ đề Dũng cảm.
	- Rèn kĩ năng làm tốt một số bài tập có liên quan.
	- Có ý thức nói và viết đúng Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ; - Nhắc lại thế nào là câu kể? Có mấy kiểu câu kể đã học ?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài.
 b, Hướng dẫn luyện tập qua các bài sau: 
Bài 1: a.Với mỗi kiểu câu kể sau đây hãy đặt một câu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?	 	b. Chủ ngữ và vị ngữ trong các câu kể nói trên do những từ ngữ nào tạo thành?
	- HS đặt và viết vào vở.
	- Gọi HS nêu miệng từng câu.
	- Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
	- GV nhân xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2:Trong các từ ngữ sau, những từ ngữ nào không cùng nghĩa với dũng cảm:
	Anh hùng, anh dũng, cần cù, yêu thương, thân thương, can đảm, can trường, đùm bọc, săn sóc, gan góc, cưu mang, yêu qu‎y, quả cảm, kính mến 
- HS làm, nêu miệng kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
Bài 3: Tìm các từ trái nghĩa với dũng cảm trong các từ sau:
	Nhút nhát, nhát gan, nhát, lễ phép, cần cù, chăm chỉ, vội vàng, cẩn thận, hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, nhu nhược, tận tuy, ngân nắp, hiếu thảo.
	- Tiến hành tương tự bài 2.
Bài 4: 	a. Nêu 3 hành động thể hiện con người có lòng dũng cảm?
	b. Tìm một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm?
Bài 5: (Nếu còn tg)
	Viết một đoạn văn nói về lớp em, trong đoạn văn đó có sử dụng các kiểu câu kể đã học.
	- HS viết, đọc.
	- Lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
	- HS nhắc lại các kiểu câu kể ? Phân biệt sự giống và khác nhau giữa các kiểu câu kể đó?
	- GV chốt lại nội dung giờ học, và nhận xét tiết học.
 Soạn: 27/2/2011 . Giảng: Thứ tư 2/3/2011
Buổi sáng
Kể chuyện
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
i. mục tiêu
- HS kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) nói về lòng dũng cảm của con người. 	
- Hiểu ND chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện).
- HSKG kể được câu chuyện ngoài SGK và nêu rõ ý nghĩa.
- Rèn tính mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. 
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: HS kể lại câu chuyện “Những chú bé không chết” 
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. GV kể chuyện.
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HSTB nêu yêu cầu của bài. 
- GV gạch chân những từ ngữ cần lưu ý trong đề bài: đã nghe đã đọc, người có lòng dũng cảm. 
- 4 HSTB tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK 
* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện 
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện 
- Thi kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể xong truyện đều nói ý nghĩa của truyện 
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất theo tiểu chí kể chuyện mà GV đưa ra. 
3. Củng cố - dặn dò.
- Em học tập được gì qua các câu chuyện trên?
- GV nhận xét tiết học. HD HS xem trước nội dung bài tuần sau: KC được chứng kiến hoặc tham gia.
.........................................................................................................................
Tập đọc
 Ga-vrốt ngoài chiến luỹ 
i. mục tiêu
- Hiểu ND của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài, biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt từng nhân vật với lời người dẫn truyện. (TL được các câu hỏi trong SGK)
- Rèn các KNS cho HS: KN tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, KN ra quyết định, KN đảm nhận trách nhiệm.
- GD lòng dũng cảm cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (Dùng giới thiệu bài)
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Thắng biển.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Qua tranh minh hoạ. 
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
 - HSTB nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài 2-3 lượt.
- GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm, luyện đọc từ khó, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài.
+ Hướng dẫn HS ngắt hơi đúng câu văn dài.
- HS luyện đọc theo cặp. 1 HSKG đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài 
- HS đọc lướt toàn bài, thẻo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi: 
+ Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì ?
+ Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt ?
+ Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt là một thiên tài ?
+ Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt ?
- Đạ diện từng nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV khái quát lại nội dung của bài.
*Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
 	- HS tiếp nối nhau đọc bài theo cách phân vai. 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố - dặn dò
- Nêu ND của bài? 
- GV liên hệ giáo dục HS lòng dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống, rèn các KNS cho HS.
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
................................................................................................................
Toán
Tiết 128 Luyện tập chung (137)
i. Mục tiêu:
- HS thực hiện được phép chia hai phân số. Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho số tự nhiên. Biết tìm phân số của một số.
- Làm tốt các Bt: 1a,b; 2a,b; 4.
- HS yêu thích môn học. 
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
	 - Nêu cách chia hai PS? Cách chia STN cho PS?
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. Luyện tập: 
Bài 1a,b: Tính:
- HS tự làm bài rồi chữa bài trên bảng. 
- HS và GV nhận xét kết quả. 
Bài 2a,b : - GV HDHS làm theo mẫu: Chia môt PS cho 1 STN
- HS làm bài theo mẫu: Tính và viết gọn. 
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3 (HSKG): 
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhân - chia trước, cộng - trừ sau 
- HS làm bài 
- GV nhận xét, chữa bài 
Bài 4: 
- HS đọc đề bài. HS nêu các bước giải: 
+ Tính chiều rộng (tìm phân số của một số) 
+ Tính chu vi 
+ Tính diện tích 
- HS lên bảng làm bài 
- GV nhận xét, chữa bài 
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu cách chia một PS cho 1 STN? Nêu cách tính chu vi và diện tích HCN?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: LT chung
.........................................................................................................................
Kĩ thuật 
Khâu đột thưa (Tiết 1)
I. Muc tiêu:
- HS nắm được cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
- HS khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau, đường khâu có thể bị dúm. Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu ít bị dúm.
- Hình thành cho HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu khâu mũi đột thưa. Bộ dụng cụ cắt khâu thêu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường?
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài
 b. HDHS quan sát, nhận xét mẫu:
	- GV giới thiệu mẫu khâu đột thưa, HS quan sát mặt phải và trái của mẫu kết hợp quan sát hình 1- SGKvà TLCH: 
	+ Nêu đặc điểm của mũi khâu đột thưa? So sáng mũi khâu ở mặt phải với mũi khâu thường?
	- GV nhận xét và kết kuận về đặc điểm mũi khâu đột thưa.
	- HS nêu khái niệm về khâu đột thưa? Vài em đọc ghi nhớ – SGK
 c. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
	- HS quan sát H.2, 3, 4- SGK, nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa?
	- Nhắc lại cách vạch dấu đường khâu thường? GV nhắc HS vạch dấu đường khâu đột thưa cũng giống đường khâu thường và cho HS thao tác.
	- HS quan sát H.3a,3b,3c,3d kết hợp đọc mục 2, TLCH:
	+ Nêu cách khâu các mũi khâu đột thưa?
	- GV làm mẫu khâu đột thưa, HS quan sát và nắm được cách khâu.
	- 1 HS lên làm thử, lớp quan sát, nhận xét.
	- HS nêu cách khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu.
	- GV nhắc nhở HS một số lưu ý khi khâu (Như SGV- 29)
	- Vài HS đọc mục ghi nhớ trong SGK.
 d. HS thực hành:
	- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	- GV tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li, GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình khâu và nhận xét chung.
3. Củng cố - Dặn dò:
	- HS nhắc lại thế nào là khâu đột thưa? Mũi khâu đột thưa thườnh được ứng dụng để làm gì?
	- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau: Thực hành: Khâu đột thưa.
 ...................................................................................................................
Buổi chiều (Nghỉ)
 Soạn: 28/2/2011 . Giảng: Thứ năm 3/3/2011
Buổi sáng
Thể dục
Bài 52: Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
Trò chơi: Trao tín gậy
I. Mục tiêu
	- HS biết cách thực hiện nhảy dây chân trước, chân sau. 
	- Trò chơi Trao tín gậy: HS biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
	- Giáo dục HS yêu thích tập TDTT.
II. Địa điểm, phương tiện
	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ phục vụ tập luyện và trò chơi (bóng rổ hay bóng da), 2em/dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu: 6 - 10 phút
	- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 -2 phút
2. Phần cơ bản: 18 - 22 phút
a. Bài tập LTTCB: 10 - 12 phút
	- Nhảy dây kiểu chân trước chân sau
	+ 1HS nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
	- Lớp và GV nhận xét kĩ thuật vung dây, vào dây, nhảy và kết thúc.
	+ Cho HS dàn hàng triển khai đội hình tập với khoảng cách giữa các em tối thiểu 2m.
	- HS tập nhảy dưới sự HD của GV.
b. Trò chơi vận động: 6 - 8 phút
	- Trò chơi Trao tín gậy
	+ GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, cho HS chơi thử rồi chơi chính thức dưới hình thức thi đua giữa các tổ.
	+ Chú ý giữ kỉ luật để đảm bảo an toàn.
3. Phần kết thúc: 4 - 6 phút
	- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút
	- GV nhận xét đánh, giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà: 1 - 2 phút
................................................................................................................
Tập làm văn 
Luyện tập xây dựng
kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
i. Mục tiêu
- HS nắm vững hai cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- HS viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2). 
- Có ý thức giữ gìn và bảo quản các đồ chơi, đồ vật
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu các cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: trựctiếp 
Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1:
 - 1 HSTB đọc nội dung của bài tập 1. Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
- HS nhắc lại hai cách kết bài đã học.
- HS đọc thầm lại bài Cái nón, suy nghĩ , làm việc cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét.
- GV chốt KQ: 
a. Đoạn kết bài là đoạn cuối cùng của bài: Má bảo dễ bị méo vành. 
b. Đó là kiểu KBMR: Căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
Bài tập 2: 
	- Một HSTB đọc 4 đề bài
 	- Cả lớp suy nghĩ chọn đề bài miêu tả (cái thước kẻ, cái bàn học, cái trống trường) Một số học sinh nêu lên lựa chọn của mình.
 	- HS làm vào vở tập làm văn.
- HS trình bày bài viết của mình.
- HS nhận xét, sửa cách dùng từ, viết câu, diễn đạt. 
- GV đánh giá, cho điểm những em viết tốt.
- GV đọc cho HS nghe một đoạn văn mẫu như trong sách 120 bài văn hay 4.
3. Củng cố - dặn dò
- Học sinh nhắc lại các cách KB trong bài văn miêu tả đồ vật.
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị tiết tập làm văn tới: Kiểm tra viết.
.........................................................................................................................
Toán
Tiết 129 Luyện tập chung (138)
i. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố kiến về các phép tính đối với phân số. 
- HS thực hiện được các phép tính đối với phân số (BT 1a,b; 2a,b; 3a,b; 4a,b.) Giải toán có lời văn. 
- HS yêu thích môn học. 
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại các cách cộng, trừ, nhân, chia các phân số?
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Luyện tập 
Bài 1 a,b :
- 1HS nêu yêu cầu của bài tập: Tính
- HS tự làm bài vào vở, 3 em lên bảng làm bài. (GV khuyến khích HS chọn MSC hợp lí)
- Lớp nhận xét, bổ sung: Nêu lại cách cộng hai PS khác MS? 
Bài 2a,b : GV hướng dẫn tương tự bài tập 1 
	- Nêu cách trừ hai PS khác MS?
Bài 3 a,b: 
- GV hướng dẫn tương tự bài tập 1. GV nhắc HS khi trình bày nên viết gọn lại. VD: 3/4 x 5/6 = 3x5/4x6 = 5/8
	- Nêu cách nhân hai PS? Cách nhân PS với STN?
- GV chấm bài ở vở của HS
Bài 4a,b: GV hướng dẫn HS làm tương tự bài 3 
	- Nêu cách chia hai PS? Cách chia PS cho STN?
Bài 5 (HSKG): 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nêu cách giải.
+ Tìm số đường còn lại 
+ Tìm số đường bán vào buổi chiều 
+ Tìm số đường bán được cả hai buổi 
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
 	- HS chữa bài.
- GV chấm bài của HS
3. Củng cố - dặn dò 
	- Nhắc lại các cách cộng, trừ, nhân, chia các phân số?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: LT chung.
........................................................................................................................
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Dũng cảm ( T.2)
i. mục tiêu 
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2,3); biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được một câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4,5).
- Giáo dục HS lòng dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số từ cùng nghĩa với dũng cảm mà giờ trước đã học?
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1: 
- 1HSTB đọc nội dung bài tập 1: Nêu yêu cầu của bài? (Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với dũng cảm)
- HS làm bài theo nhóm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, bổ sung thêm một số từ như SGV trang 148.
Bài tập 2: 
- 1HS đọc yêu cầu của bài: Đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở BT1.
- GV gợi ý: Muốn đặt được câu đúng các em phải nắm được nghĩa của từ , xem từ ấy được sử dụng trong trường hợp nào, nói về phẩm chất gì ? của ai?
- 1HSG suy nghĩ, làm mẫu
- Mỗi HS đặt 1 câu
- 2 HS lên bảng viết câu văn của mình. HS nối tiếp đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét 
Bài tập 3: 
- 1HS nêu yêu cầu bài tập. GV gợi ý: ở từng chỗ trống, em thử điền lần lượt các từ xem tập hợp từ nào có ND thích hợp thì chọn.
- HS làm bài, nêu KQ . Lớp nhận xét, kết luận ý kiến đúng.
Bài tập 4: 
- HS nêu yêu cầu của đề bài: Nêu nghĩ đen của các câu tục ngữ đó?
- GV giúp học sinh hiểu nghĩa bóng của các câu tục ngữ .
- HS nối tiếp nhau nói câu tục ngữ mà mình thích, giải thích lí do. Lớp nhận xét.
Bài tập 5: 
- HS tự đặt câu với 1 thành ngữ ở BT4
	- HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
	- GV nhận xét, kết luận chung.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu một số từ cùng nghĩa và trái nghĩa với Dũng cảm?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Câu khiến. 
.......................................................................................................................
Buổi chiều
sLịch sử 
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong 
i. Mục tiêu
- HS biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong: Từ thế kỉ thứ 16, các chúa Nguyễn đã tổ chức khai khẩn đất ở Đàng Trong (từ vùng đất ven biển Nam Trung Bộ đến ĐB sông Cửu Long. Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở các vùng hoang hoá, ruộng đất được khai phá, nhiều xóm làng được hình thành và phát triển. Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hoà hợp với nhau tạo nên nền văn hoá chung của dân tộc Việt Nam, một nền văn hoá thống nhất có nhiều bản sắc văn hoá dân tộc 
- HS biết dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.
- Có ý thức tìm hiểu lịch sử của dân tộc.
II. đồ dùng học tập : 
- Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
III. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài
 b. Tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang 
- GV treo bảng phụ.
- HS làm việc theo nhóm đôi: Đọc SGK và thảo luận để TLCH theo bảng phụ:
Chọn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây
+ Ai là lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong ?
a/ Nông dân 	b/ Quân lính 
c/ Tù nhân 	d/ Tất cả các lực lượng kể trên.
+ Chính quyền chúa Nguyễn đã có biện pháp gì giúp dân khẩn hoang ?
a/ Dựng nhà cho dân khẩn hoang 
 b/ Cấp hạt giống cho dân gieo trồng 
c/ Cấp lượng thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dân khẩn hoang.
+ Đoàn người khẩn hoang đã đi đến đâu ?
a/ Họ đến vùng Phú Yên, Khánh Hoà. 
b/ Họ đến nam Trung Bộ, đến Tây Nguyên.
c/ Họ đến cả đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.
d/ Tất cả những nơi trên đều có người đến khẩn hoang.
+ Người đi khẩn hoang đã làm gì ở những nơi họ đến?
a/ Lập làng, lập ấp mới. 
b/ Vỡ đất để trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán
c/ Tất cả những việc trên.
- 1-2 HS tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_26_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc