Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tả nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu nội dung bài: Bài văn miêu tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và nềm vui của tuổi học trò.

- Yêu thiên nhiên, gắn bó với hoa phượng; Chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.( GTB)

- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn hướng dẫn đọc( HĐ1), đọc diễn cảm ( HĐ 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài thơ Chợ Tết, trả lời các câu hỏi nội dung bài.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ.

b. Các hoạt động

*HĐ1: Luyện đọc

- HS đọc toàn bài. GV HD chia đoạn: 3 đoạn ( Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).

- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài: 2-3 lượt. GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. GV treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc câu: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò.

- Một, hai HS đọc cả bài.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV PT một số tiếng khó trên bảng : đỏ rực, đoá hoa, xoè ra, đậu khít nhau...
- HS luyện viết từ khó trên bảng, cả lớp viết ra giấy nháp.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
*HĐ2: HS viết bài
- HS nhắc lại cách trình bày bài viết.
- HS tự luyện viết bài theo bài mẫu
- GV theo dõi uốn nắn HS kịp thời.
*HĐ3: Chấm chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài - Nhận xét .
- HS dưới lớp tự soát lỗi ,sửa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét giờ học.
- Khen ngợi những em đã viết đúng , đẹp.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Thăm trại Ba Vì. 
 Ngày soạn: 24.1.2018
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 7 thỏng 2 năm 2018
Sỏng TIẾT 1 TẬP ĐỌC
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết đọc trơn, trôi chảy toàn bài thơ . Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ
trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc. 
- Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài : Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà - ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước .
- Kĩ năng giao tiếp, đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi, lắng nghe tích cực.
-Tôn trọng, yêu quí mẹ những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Yêu quê hương đất nước 
II. chuẩn bị 
-Tranh minh hoạ bài thơ .( GTB)
- Bảng phụ ( HĐ 3)
iii. các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Hoa học trò” trả lời câu hỏi trong SGK.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh họa để GTB.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Luyện đọc
- HS đọc toàn bài thơ. 
- HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. 
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài , giải thích thêm từ Tai: là tên em bé dân tộc Tà - ôi, Ka-lủi: tên một ngọn núi ở phía Tây Thừa Thiên Huế.
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng nhịp thơ .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng đầy tình thương yêu.
*HĐ2: Tìm hiểu bài 
- GV hướng dẫn HS TLCH- SGK
+ Em hiểu thế nào là "những em bé lớn trên lưng mẹ "
+ Người mẹ làm những công việc gì? 
+ Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào? 
+ Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hy vọng của người mẹ đối với con?
+ Theo em cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì? 
- GV nhận xét chốt kiến thức qua mỗi câu hỏi.
- HS đọc lại toàn bài. Nêu ND bài.
*HĐ3: Đọc diễn cảm 
- HS nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ.GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm khổ thơ 1trên bảng phụ.
- GV đọc mẫu . HDHS tìm các từ ngữ cần nhấn giọng, cách ngắt nhịp câu thơ.
- Từng HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ mình chọn. 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại ND bài thơ.
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau:Vẽ về cuộc sống an toàn.
TIẾT 2 KỂ CHUYỆN
kể chuyện đã nghe, đã đọc
i. mục đích yêu cầu 
- Dựa vào gợi ý trong SGK chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện) ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
- Hiểu được ND chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
- Yêu thích môn học, luôn luôn phấn đấu học tập để trở thành người có tài , có ích cho xã hội.
ii. chuẩn bị 
- HS sưu tầm truyện 
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện Con vịt xấu xí.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 2 ,3.
- GV nhấn mạnh những truyện nói về cái đẹp, những câu chuyện nói về cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu,cái thiện với cái ác.
- HS tìm câu chuyện đã được học trong SGK để kể lại. 
- Gọi một số HS giới thiệu tên câu chuyện mình chọn
*HĐ2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi một HS đọc dàn ý bài văn kể chuyện.
* Kể chuyện trong nhóm: HS kể từng đoạn , sau đó kể toàn chuyện . Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK.
* Thi kể chuyện trước lớp 
- GV gọi HS xung phong kể trước lớp.
- HS đưa câu hỏi phát vấn 
- GV nhận xét.
- Cả lớp bình chọn nhóm , cá nhân kể chuyện hay nhất , hiểu truyện nhất .
3. Củng cố , dặn dò 
- Qua mỗi câu chuyên các bạn kể em học tập được điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia.
TIẾT 4 TOÁN
TIẾT 113: phép cộng phân số
i. Mục đích yêu cầu
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số. 
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số cùng mẫu số, rèn kĩ năng cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
- Chuẩn bị băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 30 cm, chiều rộng 10 cm, bút màu.( HĐ 1)
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: KT vở bài tập của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Thực hành trên băng giấy.
- GV yêu cầu HS lấy băng giấy. HD HS gấp đôi băng giấy 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau. Hỏi:
+ Băng giấy được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau? Bạn Nam tô màu mấy phần? bạn Nam tô màu tiếp mấy phần?
- HS dùng bút màu tô giống như bạn Nam: Lần lượt 3/8 rồi 2/8 băng giấy.
+ Bạn Nam tô màu tất cả bao nhiêu phần?
- HS đọc phân số chỉ số phần bạn Nam đã tô màu.
- GV kết luận: Bạn nam đã tô màu 5/8 băng giấy.
*HĐ2: Cộng hai phân số cùng mẫu số 
- Thực hiện phép tính : 
- Cho HS so sánh tử số của hai phân số với TS của PS và nêu NX: 5= 3 + - - Từ đó có phép 
cộng: 
- GV Kết luận : Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số vàgiữ nguyên mẫu số.
- Cho HS nhắc lại 
*HĐ3: Luyện tập 
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nhắc lại cách cộng hai phân số cùng mẫu số.
- HS lên bảng làm bài. Lớp làm VBT
- Gv lưu ý HS trong khi thực hiện nên rút gọn.
- GVnhận xét chữa bài.
Bài 2( nếu còn thời gian): HS đặt tính rồi làm bài.
- HS chữa bài.
- Gv cho HS phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số.
Bài 3: GV gọi HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán 
- Cho HS nêu cách làm. 
- HS làm bài và nêu kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò 
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào?
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
Chiều TIẾT 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
mở rộng vốn từ: cái đẹp
i. mục đích yêu cầu 
- Biét được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. 
- Nêu được một trường hợp có sử dụng câu tục ngữ. Tìm được một vài từ ngữ tả được mức độ cao của cái đẹp .Biết sử dụng những từ đã học để đặt câu .
.- Giáo dục HS biết yêu và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống.
II. chuẩn bị
- Vở bài tập tiếng Việt.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi một vài HS đọc đoạn văn kể về cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ có dùng dấu gạch ngang.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT
- HS nêu một số từ ngữ em biết về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài 
- HS đọc thầm lại yêu cầu của bài, trao đổi theo nhóm nhỏ để làm bài tập. 
- GV phát phiếu cho các nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- HS nhẩm học thuộc lòng các câu tục ngữ, thi đọc thuộc lòng. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Một HS đọc nội dung bài tập 2.
- GV gọi 1 HS làm mẫu: Nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 
VD: Bà dẫn em đi mua cặp sách. Em thích một chiếc cặp có màu sắc sặc sỡ, nhưng bà đã khuyên em chọn chiếc cặp có quai đeo chắc chắn, có nhiều ngăn. Em đang ngần ngừ thì bà bảo: Tốt gỗ hơn tố nước sơn đấy cháu ạ.
- HS suy nghĩ, trao đổi nhóm đôi hoàn thành bài tập. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3, 4: GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ yêu cầu của đề bài.
- Cho HS lên bảng viết.
- HS viết vào vở mỗi em viết ít nhất 8 từ và 3 câu. 
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li,...
- Đặt câu: Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời.
- HS đọc lại các câu thành ngữ.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại một số từ ngữ về cái đẹp.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2 TIẾNG VIỆT*
ễN LTVC: ôn Dấu gạch ngang
i. mục đích yêu cầu 
- Củng cố cho HS kiến thức về dấu gạch ngang.
- Biết sử dụng dấu gạch ngang khi viết.
- Giáo dục HS ý thức viết đúng ngữ pháp .
II. chuẩn bị
- GV ghi bảng BT.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp kiểm tra khi ôn
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT
- HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu gạch ngang.
- HS nhận xét, nhắc lại.
*HĐ2: Luyện tập 
- GV cho HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Tìm dấu gạch ngang trong đoạn trích dưới đây và nêu tác dụng của từng dấu gạch ngang.
Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu - hoạ sĩ và Hiền - kĩ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi:
- Cậu có nhớ thầy Bản không?
- Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không?
- HS làm bài. Gv chữa bài: Dấu gạch ngang thứ nhất đánh dấu phần chú thích; Dấu gạch ngang thứ 2: Đánh dấu chỗ hội thoại
Bài 2: Yêu cầu như bài tập1
 Đảo khỉ là khu vực bảo tồn loài khỉ.Khách đến tham quan cần thực hiện ngững điều quy định dưới đây:
Mua vé tham quan trước khi lên đảo.
Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng. 
Giữ gìn vệ sinh chung trên đảo.
-HS làm bài. GV nhận xét - chữa bài: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong 1 đoạn liệt kê.
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 6 câu) thuật lại cuộc đối thoại giữa em và người bán hàng, khi em mua một mặt hàng nào đó. Trong đó có sử dụng dấu gạch ngang. 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân. HS đọc, GV nhận xét chữa bài
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
TIẾT 3 KHOA HỌC
ánh sáng
I. mục đích yêu cầu
- HS nêu được VD về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng. Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua. Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có áng sáng từ vật truyền tới mắt.
- Làm thí nghiệm để xác định được các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua. Làm thí nghiệm để chứng tỏ chỉ nhìn thấy một vật khi thấy ánh sáng từ vật đó đi tới mắt. 
- HS yêu thích tìm hiểu và khám phá thế giới. 
ii. Chuẩn bị
- Hộp kín, tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm ván .......( HĐ 2, 3)
iii. Các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng. 
* Mục tiêu: Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Yêu cầu HS quan sát các hình trang 90 SGK. 
Bước 2: HS nêu kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung.
*HĐ2: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật; Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng
* Mục tiêu: Biết làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua và không cho ánh sáng truyền qua.
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS tiến hành làm thí nghiệm trang 91 theo SGK. Sau đó ghi kết quả vào bảng.
Bước 2: HS làm việc theo nhóm rồi trình bày kết quả.
*HĐ3: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào
* Mục tiêu: Nêu VD hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt.
* Cách tiến hành: HS làm thí nghiệm như SGK/91, nêu kết quả.
- HS nhắc lại các VD về điều kiện nhìn thấy của mắt.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 25.1.2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 8 thỏng 2 năm 2018
 Sỏng TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN 
luyệntập miêu tả các bộ phận của cây cối
i. mục đích yêu cầu 
- Nhận biết được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ở một số đoạn văn mẫu. 
- Viết được một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả của cây.
- Giáo dục ý thức học tập và yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
- GV - HS :Tranh một số loại cây.( BT 2)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối?
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT
- HS nêu dàn ý tả một cây ăn quả.
- HS nhắc lại dàn ý tả một cây ăn quả.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài, HS theo dõi sách giáo khoa.
- HS đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý.
- HS phát biểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, chọn tả một loài hoa hay một thứ quả mà em yêu thích.
- GV treo tranh về một vài loài hoa, quả cho HS quan sát.
- Một vài HS phát biểu: 
- Các em chọn cây nào, tả bộ phận nào của cây? 
- HS viết đoạn văn. GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
- HS trình bày trước lớp.GV nhận xét sửa chữa tuyên dương những bạn viết được đoạn văn hay.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc hai đoạn văn tham khảo và chuẩn bị tiết tập làm văn tới.
TIẾT 2	 KHOA HỌC
Bóng tối
i. Mục đích yêu cầu
- HS nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. 
- Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.Làm được một số thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ những điều đã được học. 
- HS yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
- Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, tấm vải, kéo, bìa, một số thanh gỗ, một số đồ chơi, ( HĐ 1)
iii. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của âm thanh đối với đời sống con người?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu về bóng tối 
* Mục tiêu: Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Cho HS quan sát H2- SGK yêu cầu HS dự đoán và làm thí nghiệmđể kiểm tra dự đoán
+ HS trả lời .GV nhân xét.KL: 
Bước 2: HS dựa vào HD và các câu hỏi TR 93- SGK làm việc nhóm để tìm hiểu về bóng tối
- Các nhóm trình bày KQ và thảo luận chung cả lớp. Sau đó ghi lại kết quả vào bảng: 
 Dự đoán ban đầu
 Kết quả
- HS trả lời câu hỏi: + Bóng tối xuất hiện ở đâu? Khi nào? 
- HS làm thí nghiệm và TLCH: Làm thế nào để bóng tối của vật to hơn? 
+ Điều gì sẽ xảy nếu đưa vật dịch lên trên gần vật chiếu? 
+ Bóng tối của vật sẽ thay đổi như thế nào?
- HSTL- GVKL theo mục BCB- SGK Tr: 93
*HĐ2: Trò chơi hoạt hình 
* Mục tiêu: Củng cố vận dụng kiến thức đã học về bóng tối.
* Cách tiến hành:
- Phương án 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Xem bóng đoán vật .
- Phươngán 2: đóng kín của phòng học. Căng một tấm vải, sở dụng một tấm vải căng lên, dùng đền chiếu. Cắt tấm bìa thành hình các con vật để biểu diễn.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4 TOÁN 
TIẾT 114: phép cộng phân số ( Tiếp theo )
I. Mục đích yêu cầu
- HS nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số. 
 - Vận dụng cộng hai phân số khác mẫu số vào làm thành thạo các bài tập.
- Yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Cộng hai phân số: , 
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Hướng dẫn HS cộng hai phân số khác mẫu số.
- GV nêu VD và câu hỏi: 
- Để tính số phần băng giấy đã lấy ta làm tính gì? 
- Làm thế nào có thể cộng được hai phân số này?
- HS nhận xét : Đây là phép cộng hai phân số khác mẫu số nên phải qui đồng mẫu số hai phân số đó, rồi thực hiện cộng hai phân số cùng mẫu số.
- GVHD HS cộng hai phân số: 
- GV kết luận. HS đọc kết luận / SGK.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1(a,b,c): HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nhắc lại cách cộng hai phân số khác mẫu số.
- HS tự làm bài vào vở, gọi HS lên bảng làm bài.
- Lớp chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2( a,b): HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS tự làm bài vào vở, gọi 2 em lên bảng làm bài 
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3(nếu còn thời gian): Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nêu cách giải.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
- HS chữa bài. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách cộng hai phân số khác mẫu số. 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Chiều TIẾT 1 KĨ THUẬT
khâu thường ( Tiết 2)
I. mục đích yêu cầu
- HS biết cách cầm vải,cầm kim,lên kim,xuống kim khi khâu.Tiếp tục thực hành khâu thường.
- HS khâu được các mũi khâu thường, các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau, đường khâu có thể bị dúm.
- Yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
- GV - HS: Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu.
III.Các hoạt động
1.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*HĐ1: HS thực hành khâu thường.
- HS nêu lại cách khâu thường.
- HS lên bảng thực hiện khâu 1 vài mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
- GV nhận xét thao tác của HS và nhắc lại quy trình khâu thường:
Bước1: vạch dấu đường khâu
Bước2: Khâu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu
- HS thực hành khâu. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV yêu cầu HS:
+ Khâu các mũi khâu thường từ đầu cho đến cuối đường vạch dấu.Khâu xong đường thứ nhất có thể khâu tiếp đường thứ hai
+ HS khéo tay khâu được các mũi khâu thường tương đôi đều nhau đường khâu ít bị dúm.
+ Khâu lại mũi ở mặt phải đường khâu,nút chỉ ở mặt trái đường khâu.
- GV quan sát uốn nắn những HS cón lúng túng.
*HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của HS
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn.
3.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS
- Chuẩn bị: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
TIẾT 2 TOÁN *
Luyện tập phép cộng phân số
I . Mục đích, yêu cầu
- Củng cố cách nhận biết phép cộng hai phân số cùng mẫu số. Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV hệ thống bài tập.
III. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:- GVnêu mục đích, yêu cầu bài học.
b. Các HĐ:
*HĐ1: Củng cố kiến thức cũ.
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào? 
*HĐ2: HD HS làm các bài tập sau.
Bài 1: Tính: + = + = + = + = 
- GV treo bảng phụ BT 1được GV hệ thống.
- HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS tự làm vào vở.
- Vài HS chữa bài. - NX bài.
Bài 2: Tính: + + = + + = 
- GV treo bảng phụ
- HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS làm. Vài HS chữa bài.
- HS khác NX. - GV chốt lời giải đúng, khắc sâu kiến thức cộng nhiều phân số cùng mẫu số.
3. Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt ND ôn tập.
- NX giờ học, hoàn chỉnh các BT.
Ngày soạn: 25.1.2018
 Ngày dạy: Thứ sỏu ngày 9 thỏng 2 năm 2018
 Sỏng TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN 
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
I. mục đích yêu cầu 
- HS nắm được đặc điểm nội dung và hình thức vủa đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối. 
- Có ý thức bảo vệ cây xanh.
II. chuẩn bị
- Tranh ảnh cây gạo(HĐ 1), cây trám( HĐ 3- BT1 , Một số loài cây quen thuộc.( HĐ 3- BT 2)
III. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc đoạn văn tả một cây hoa hay một thứ quả mà em yêu thích.
- HS đọc đoạn tả thứ hoa hay quả mà em yêu thích. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần nhận xét 
- Một HS đọc yêu cầu nội dung bài tập 1, 2 , 3.
- HS quan sát tranh cây gạo. Cả lớp đọc thầm bài cây gạo
- HS làm việc cá nhân, lần lượt thực hiện bài 2, 3.
- HS phát biểu ý kiến 
- Gv nhận xét , chốt lại lời giải đúng : 
+ Bài cây gạo gồm 3 đoạn. Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo.
+ Đoạn 1: Thời kì ra hoa + Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa + Đoạn 3: thời kì ra quả
*HĐ2: Phần ghi nhớ 
- Ba , bốn HS đọc nội dung cần ghi nhớ 
*HĐ3: Phần luyện tập 
Bài 1: HS đọc nội dung bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm bài cây trám đen , xác định ND chính của từng đoạn.
- HS phát biểu ý kiến 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Bài văn có 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Tả bao quát thân, cành, lá cây.
+ Đoạn 2: Tả hai loại trám đen: tẻ - nếp.
+ Đoạn 3: ích lợi của trám đen
+Tình cảm của người viết với cây trám đen.
Bài 2: Xác định yêu cầu c

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_23_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc
Giáo án liên quan