Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An

I. MỤC TIÊU

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài; hiểu ND của bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện. Đọc liền mạch các tên riêng. (TL được các câu hỏi trong SGK)

- Rèn các KNS cho HS: KN tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, hợp tác và đảm nhận trách nhiệm.

- Có ý thức giữ gìn sức khoẻ, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ bài tập đọc - SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài Bốn anh tài – P.1. Nêu ND của truyện?

2. Dạy bài mới :

a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu qua tranh minh hoạ.

b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc:

- 2HSTB nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài ( 2-3 lượt)

- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài.

- GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một HSKG đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

* Tìm hiểu bài: GV y/c 1 HSKG điều khiển lớp trao đổi về bài học dựa theo câu hỏi trong SGK:

+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào? Yêu tinh có thuật phép gì? Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh? Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? ND của câu chuyện này là gì ?

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7-10 bài.
	- GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS ghi nhớ kĩ thuật cách viết chữ thẳng.
	- HDHS chuẩn bị bài sau: Bài 21: Mẹ ốm.
.........................................................................................................................
Đạo đức
Bài 9 : Kính trọng và biết ơn người lao động (T. 1)
I. Mục tiêu:	
	 - HS nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động.
 	 - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
	 - Rèn các KNS cho HS: KN tôn trọng giá trị sức lao động, KN thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
- GD học sinh lòng yêu lao động.
II . Đồ dùng dạy học 
	- Đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. HDHS tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Thảo luận lớp ( Truyện Buổi học đầu tiên , SGK)
*Mục tiêu: Nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động.
*Cách tiến hành:
 	- GV kể chuyện, một học sinh đọc lại truyện. 
	- HS thảo luận hai câu hỏi trong sách giáo khoa.
	- HS trình bày kết quả thảo luận.
	- Lớp nhận xét.
	- GV nhận xét, Kết luận: Cần phải kính tròng người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp đôi (Bài tập 1)
*Mục tiêu: HS nhận biết được người lao động chân chính trong xã hội.
*Cách tiến hành :
	- HS nêu yêu cầu bài tập.
	- Các nhóm thảo luận.
	- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. 
	- Cả lớp trao đổi, tranh luận.
	- GV kết luận: 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - Đóng vai (bài tập 2)
*Mục tiêu: HS nhận biết được các nghề và ích lợi của nó với con người.
*Cách tiến hành: 
	- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận và đóng vai một số tình huống.
	- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
	- Một số nhóm lên đóng vai.
	- Lớp thảo luận: Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy có phù hợp chưa? Vì sao? Ai có cách ứng xử khác?
	- GV nhận xét, đánh giá.
3. Nhận xét - dặn dò:
 - Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn người lao động?
- GV liên hệ thực tế GDKNS, lòng kính trọng và biết ơn người lao dộng, quý trọng các sản phẩm lao động, nhận xét tiết học và HD chuẩn bị bài sau.
.........................................................................................................................
địa lí
Thành phố Hải Phòng
I- Mục tiêu
- HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của tp Hải Phòng: vị trí, vai trò. 
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng (HSKG kể được một số điều kiện để HP trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta) 
- Chỉ được vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ, lược đồ.
- Có ý thức tìm hiểu về thành phố cảng, tự hào về đất nước.
II- Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam. 
- Tranh ảnh về thành phó Hải phòng.
III- Các hoạt động dạy- học
1. KTBC: Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. HDHS tìm hiểu bài:
* Hải Phòng thành phố cảng 
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 
Bước 1: Các nhóm HS dựa và sách giáo khoa, các bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam 
- Thành phố Hải Phòng Nằm ở đâu?
- Hải Phòng có những thuận lợi nào để trở thành một cảng biển? (HSKG)
- Mô tả những hoạt động của cảng Hải Phòng.
Bước 2:- HS trình bày trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng.
 Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
Bước 1: HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
 	+ So với ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào?
+ Kể tên một số nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng?
+ Kể tên một số sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng?
- HS khác bổ sung, giáo viên sửa chữa bổ sung hoàn thiện.
* Hải phòng là trung tâm du lịch 
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: HS dự vào vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi:
	+ Hải Phòng có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một trung tâm du lịch? (HSKG)
- GV liên hệ GD môi trường, bảo vệ cảnh quan đẹp.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
	- GV chốt ND chính.
3. Củng cố dặn dò 
- Nêu những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng? HS đọc mục ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học, HDHS chuẩn bị bài sau: Đồng bằng Bắc Bộ.
 Soạn: 8/1/2011 . Giảng: Thứ tư 11/1/2011
Buổi sáng
Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe đã đọc 
i. mục tiêu
- HS dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
- HS yêu thích môn học, luôn luôn phấn đấu học tập để trở thành người có tài, có ích cho xã hội.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS kể lại câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần.
	- Nêu ý nghĩa của truyện?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện 
* Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu cảu đề bài.
- Một HSTB đọc đề bài.
- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2.
* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Nêu dàn ý chung của bài văn kể chuyện? (3 phần: MB, TB, KB,)
- Kể chuyện trong nhóm: HS kể từng đoạn, sau đó kể toàn chuyện. Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK.
- Thi kể chuyện trước lớp. 
+ HS kể trước lớp.
+ HS khác đưa câu hỏi phát vấn. 
+ Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất.
+ GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò.
- Học sinh nhắc lại một số nhân vật trong các câu chuyện vừa kể? Em học tập được gì qua các nhân vật đó?
- GV liện hệ GDHS học tập thật tốt để trở thành người có tài, có ích cho XH.
- GV nhận xét tiết học, hDHS chuần bị cho tiết học sau. 
.........................................................................................................................
Tập đọc
Trồng đồng Đông Sơn
i. mục tiêu
- HS bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. 
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung cuả bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào cuả người Việt Nam.
- Tự hào về những di sản văn hoá Việt Nam, luôn có ý thức gìn giữ những tinh hoa cuả dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học - ảnh trống đồng Đông Sơn phóng to.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: HS nối tiếp nhau đọc bài Bốn anh tài trả lời câu hỏi trong SGK.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc 
- 2 HSTB nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài ( 2-3 lượt )
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài kết hợp cho HS quan sát tranh minh hoạ (GV treo trên bảng).
- GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài.
- HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài 
- GV chỉ định 1 HS điều khiển lớp trao đổi về bài học dựa theo câu hỏi trong SGK
 Đoạn 1: HS đọc thầm, TLCH: 
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào? Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào?
 Đoạn 2: HS đọc thầm, TLCH: 
+ Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng? Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng? Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người dân Việt Nam ta?
Đọc cả bài: Nêu ND của bài? (Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào cuả người Việt Nam.)
* Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- 2 HSKG nối tiếp nhau đọc 2 đoạn, nêu cách đọc diễn cảm ở mỗi đoạn. 
- GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn: Đoạn 2.
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu cho HS 
- Từng HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn. 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Học sinh nhắc lại ND bài? 
- GV liên hệ, GDHS lòng tự hào về những di sản văn hoá Việt Nam, luôn có ý thức gìn giữ những tinh hoa của dân tộc.
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
................................................................................................................
Toán
 Tiết 98 Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo )
i. Mục tiêu
- HS biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số. (BT1)
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1. (BT3)
- HS yêu thích môn học. 
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng làm bài 3 
2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: 
	 b. Tìm hiểu bài
- GV nêu vấn đề trong phần a: Ăn một quả cam tức là ăn mấy phần quả cam? (Ăn một quả cam tức là ăn 4 phần hay ăn quả cam). Ăn thêm quả cam nữa, tức là thêm một phần, như vậy Vân đã ăn tất cả mấy phần quả cam? (Ăn thêm quả cam nữa, tức là thêm một phần, như vậy Vân đã ăn tất cả 5 phần hay ăn quả cam.)
- GV nêu vấn đề trong phần b: Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người nhận được bao nhiêu phần của quả cam? (Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người nhận được quả cam)
- GV: quả cam là kết quả của phép chia đều 5 quả cam cho 4 người. Ta có: 5 : 4 = + quả cam gồm 1 quả cam và phần quả cam do đó quả cam mhiều hơn một quả cam, ta viết: > 1
+ Phân số có tử số lớn hơn mẫu số, phân số đó lớn hơn 1.
+ Phân số có tử số bằng mẫu số, phân số đó bằng 1.
- Nêu cách so sánh phân số với 1?
 c. Thực hành 
Bài 1: - 1 HSTB đọc : Nêu yêu cầu của BT? (Viết thương dưới dạng phân số)
- HS tự làm bài rồi chữa. Chẳng hạn: 9: 7 = 
Bài 2(HSKG): HS tự đọc và nêu kết quả. GV chốt kết quả đúng.
Bài 3: 1 HSTB đọc : Nêu yêu cầu của BT? (So sánh các phân số với1)
- HS làm bài vào vở. HS chữa bài. 
- GV nên lưu ý cách ghi: < 1 ; < 1 ........
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu cách so sánh phân số với 1?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập
.........................................................................................................................
Kĩ thuật 
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (Tiết 2) 
I. Muc tiêu: HS tiếp tục:
Củng cố những đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- HS biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Hình thành cho HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: 
	 - Bộ dụng cụ cắt khâu thêu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HSTB: Nêu tên gọi của 1 số vật liệu và dụng cụ cắt khâu thêu?
	- HSKG: Nêu công dụng và cách sử dụng của 1 số vật liệu và dụng cụ cắt khâu thêu đó?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HDHS học tiếp bài:
* Đặc điểm và cách sử dụng kim
	- GV cho HS quan sát 1 số loại kim khâu và yêu cầu HS mô tả đặc điểm của kim.
- HS quan sát H.5 a, b, c và nêu cách xâu chỉ vào kim, cách vê nút chỉ?
	- 1 HSKG lên thực hành, GV HD thêm (GV có thể thực hành cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ cho HS quan sát).
+ Theo em vê nút chỉ có tác dụng gì? 
*HS thực hành: xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.
- HS thực hành, GV quan sát gợi ‎ ý thêm.
- GV và HS đánh giá kết quả thực hành.
3. Củng cố - Dặn dò:
- HSTB nhắc lại tác dụng của kim khâu?
- HSKG: Nêu cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ?
	- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau: Cắt vải theo đường vạch dấu. 	............................................................................................................................
Buổi chiều (Nghỉ)
 Soạn: 9/1/2011 . Giảng: Thứ năm 12/1/2011
Buổi sáng
Thể dục
Bài 40: Đi chuyển hướng phải, trái.
Trò chơi "Lăn bóng "
I. Mục tiêu
	- Ôn đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu HS thực hiện cơ bản đúng ĐT đi chuyển hướng phải, trái. 
	- Trò chơi "Lăn bóng": HS biết được cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
	- Giáo dục HS say mê luyện tập TDTT.
II. địa điểm, phương tiện
	- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện
	- Phương tiện: còi, bóng; kẻ sẵn các vạch, dụng cụ cho tập luyện bài tập RL TTCB và trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút
	- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 –2 phút
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút
a. Bài tập RLTTCB: 10 – 12 phút
	- Ôn đi chuyển hướng phải, trái: GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng điều khiển tổ của mình. GV bao quát và giúp đỡ những HS yếu.
	* Thi đua tập hợp hàng đi chuyển hướng phải, trái: GV cho các tổ thi với nhau xem tổ nào tập hợp nhanh và đi đúng ĐT.
	- GV kết luận, đánh giá.
b. Trò chơi vận động: 6 – 8 phút
	- Trò chơi "Lăn bóng". Cho HS khởi động lại các khớp, nhắc lại cách chơi. Các tổ tiếp tục thi đua với nhau, GV trực tiếp điều khiển và chú ý nhắc nhở, đề phòng chấn thương cho HS.
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút
	- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 – 2 phút
	- GV nhận xét giờ học, HDHS về tập luyện tiếp ở nhà.
................................................................................................................
Soạn: 24/1/2010. Giảng: Sáng thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2010
Tập làm văn 
Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết)
i. Mục tiêu
- Củng cố cách làm bài văn miêu tả đồ vật
- HS biết viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt thành câu rõ ý.
- HS yêu thích môn học, có ý thức giữ gìn các đồ vật.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu cấu tạo bài văn tả đồ vật? ND từng phần?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. HS làm bài
- GV viết 4 đề bài lên bảng (Như SGK) và HDHS chọn 1 trong 4 đề bài để làm.
(Khuyến khích HS viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng)
- HS làm bài, GV theo dõi, gợi ý thêm những em còn lúng túng.
- GV thu bài về chấm.
3. Củng cố - dặn dò 
- HS nêu lại các kiến thức đã học về văn miêu tả đồ vật?
- GV nhận xét tiết học và HD HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập giới thiệu địa phương.
Toán 
 Tiết 99 Luyện tập (110)
i. Mục tiêu
- HS biết đọc, viết phân số, biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số (BT 1, 2, 3).
- Bước đầu biết so sánh độ dài một đoạn thẳng bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng khác (HSKG- BT5).
- HS yêu thích môn học.
ii. Đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách so sánh phân số với đơn vị? Lấy VD?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Giáo viên tổ chức cho HS làm tập 
Bài 1: 
	- 1 HSTB đọc : Nêu yêu cầu của BT? (Đọc các số đo đại lượng)
- HS nối tiếp nhau đọc từng số đo đại lượng.
- GV nhận xét chung. Chốt lại cách đọc số đo đại lượng dưới dạng phân số.
Bài 2: 
	- GV đọc, 1HS lên bảng viết các phân số. Lớp viết vở nháp.
	- HS nhận xét kết quả viết trên bảng của bạn, GV đánh giá chung.
Bài 3: 
	- 1 HSTB đọc : Nêu yêu cầu của BT? (Viết các STN dưới dạng phân số có MS là 1)
- Nêu lại cách so sánh phân số với 1?
- HS tự làm bài vào vở. GV chấm 1 số bài của HS.
Bài 4(HSKG): 
- HS viết rồi nêu kết quả.
Bài 5(HSKG- nếu còn tg): 
- 1 HS đọc : Nêu yêu cầu của BT?
- GV hướng dẫn HS làm bài theo mẫu 
- HS tự làm bài vào vở, chữa bài. GV chốt kết quả; đúng:
a. CP = CD; PD = CD
b. MO = MN; ON = MN
3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc lại cách đọc, viết phân số, cách so sánh phân số với 1?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Phân số bằng nhau.
........................................................................................................................
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Sức khoẻ
i. mục tiêu 
- HS biết thêm một số từ ngữ nói về SK của con người và tên một số môn thể thao (BT1,2); nắm được một số thành ngữ tục ngữ liên quan đến sức khoẻ (BT3,4)
- HS làm tốt các bài tập có liên quan.
- Có ý thức giữ gìn sức khoẻ.
ii. đồ dùng dạy học : Bảng nhóm HS
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu Ai làm gì? trong đoạn văn.
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1 
- GV nêu yêu cầu của bài 
- HS đọc thầm lại yêu cầu của bài, trao đổi theo nhóm đôi để làm bài tập. 
- GV phát bảng nhóm cho 2 nhóm.
- Đại diện 2 nhóm lên dán kết quả, trình bày kết quả.
- Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV nêu thêm một số từ ngữ như SGV trang 36.
Bài tập 2 
- 1HS đọc yêu cầu của bài: Nêu yêu cầu của BT? (Kể tên các môn thể thao mà em biết)
- HS làm việc theo nhóm 4, hết thời gian làm việc đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- GV nhận xét, HDHS nên chơi những môn thể thao nào để phù hợp với lứa tuổi và có lợi cho SK: cầu lông, bóng đá, đá cầu, nhảy cao, nhảy xa,
- HS làm bài vào vở.
Bài tập 3 
- 1HSTB đọc: Nêu yêu cầu của bài? (Tìm các từ ngữ để hoàn thành các thành ngữ.)
- HS làm việc theo nhóm, hết thời gian làm việc đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm nào tìm được nhiều câu thành ngữ đúng nhất. 
3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc lại một số từ ngữ nói về SK của con người.
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Câu kể Ai thế nào?
Buổi chiều
Lịch sử 
Chiến thắng Chi Lăng
i. Mục tiêu
- HS nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (Tập trung vào trận Chi Lăng): Lê lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa, diễn biến trân Chi Lăng, ý nghĩa lịch sử. HSKG nắm được lí do vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch, và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập: năm 1428.
- HS trình bày được diễn biến của trận Chi Lăng. Nêu được ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. nêu được các mẩu chuyện về Lê Lợi (Trả gươm cho Rùa thần...)
- Ham hiểu biết, thích tìm hiểu lịch sử Việt Nam.
II Đồ dùng dạy – học: - Lược đồ chiến thắng Chi Lăng.
III Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu tình hình nước ta cuối thời nhà Trần ?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: trực tiếp 
 b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Sơ lược về khởi nghĩa Lam Sơn:
- HS đọc đoạn đầu trong SGK : Nêu một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- GV giảng thêm cho HS hiểu.
HĐ2. ải Chi Lăng và bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng 
- GV trình bày hoàn cảnh dẫn tới trận Chi Lăng 
- GV treo lược đồ trận Chi lăng và yêu cầu HS quan sát hình 
+ Thung lũng Chi Lăng ở những tỉnh nào nước ta? Thung lũng có hình như thế nào? Hai bên thung lũng là gì ? Lòng thung lũng có gì đặc biệt ?
+ Theo em với địa thế như thế, Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch? (HSKG)
- GV tổng kết, nêu ý chính.
 HĐ3. Trận Chi Lăng: HS làm việc theo nhóm 
- HS quan sát hình trong SGK và nêu lại diễn biến của trận Chi Lăng.
- HS trình bày trước lớp.
+ Hãy nêu lại kết quả của trận Chi Lăng? Theo em vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng? 
HĐ 4: Nhà Hậu Lê thành lập và ý nghĩa lịch sử của chién thắng Chi Lăng:
- HS đọc đoạn cuối cùng (SGK) :
+ Nhà Hậu Lê đươc thành lập ntn?
+ Theo em chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta ? 
3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước.
.........................................................................................................................
Khoa học
Gió nhẹ, gió mạnh - Phòng chống bão.
i.Mục đích – yêu cầu
- HS nêu được những tác hại của bão: Thiệt hại về người và của.
- Nêu được các cách phòng chống bão: Theo dõi bản tin thời tiết; cắt điện, tàu thuyền không ra khơi; đến nơi trú ẩn an toàn.
- HS thích tìm hiểu, khám phá thế giới.
ii.Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 76,77 SGK
- Phiếu học tập cho cả lớp 
iii. các Hoạt động dạy - học
1. Kiẻm tra bài cũ: 
- Tại sao có gió ?
- Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển? 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b.HDHS tìm hiểu bài:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió.
* Mục tiêu: Phân biệt được gió nhẹ, gió mạnh, gió dữ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc sách 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_20_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc
Giáo án liên quan