Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 2 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Củng cố ND, ý nghĩa bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện đúng tình cảm, thái độ của các nhân vật.

 - Giáo dục HS tình yêu thương, biết giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn.

II. ĐỒ DÙNG:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: Giờ tập đọc sáng nay chúng ta học bài gì?

2. Dạy bài mới:

 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.

 b, HD luyện đọc:

 - 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.

 - 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (lần1).

 - GV theo dõi kết hợp sửa lỗi nếu có em phát âm sai.

 - HS: Theo em ở Đ1, Đ2 cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào? Cần đọc lời của Nhà Trò, lời của Dế Mèn như thế nào?

 - GV lưu ý cách đọc lời của từng nhân vật.

 - 4 HS nối tiếp nhau đọc (lần 2).

 - HS, GV nhận xét, tuyên dương các em đọc tốt.

 - 4 HS đọc tiếp nối (lần 3).

* GV cho HS luyện đọc phân vai theo nhóm ba.

 - HS tự phân vai, luyện đọc.

 - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

 + HS: ở Đ3, Đ4 bạn đã biết nhấn giọng ở các từ ngữ nào?

 - GV, HS bình chọn nhóm đọc hay nhất.

 - GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 2 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 
 Ngày soạn: 21 - 8 - 2014
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2014 
TIẾNG VIỆT*
Tập đọc: Luyện đọc diễn cảm
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
	- Củng cố ND, ý nghĩa bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
	- Rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện đúng tình cảm, thái độ của các nhân vật.
	- Giáo dục HS tình yêu thương, biết giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn.
II. ĐỒ DÙNG:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: Giờ tập đọc sáng nay chúng ta học bài gì?
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HD luyện đọc:
	- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
	- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (lần1).
	- GV theo dõi kết hợp sửa lỗi nếu có em phát âm sai.
	- HS: Theo em ở Đ1, Đ2 cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào? Cần đọc lời của Nhà Trò, lời của Dế Mèn như thế nào?
	- GV lưu ý cách đọc lời của từng nhân vật.
	- 4 HS nối tiếp nhau đọc (lần 2).
	- HS, GV nhận xét, tuyên dương các em đọc tốt.
	- 4 HS đọc tiếp nối (lần 3).
* GV cho HS luyện đọc phân vai theo nhóm ba.	
	- HS tự phân vai, luyện đọc.
	- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
	+ HS: ở Đ3, Đ4 bạn đã biết nhấn giọng ở các từ ngữ nào?
	- GV, HS bình chọn nhóm đọc hay nhất.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Củng cố, dặn dò:
	- HS nêu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện? Em học đựơc gì qua câu chuyện trên?
	- GV liện hệ giáo dục HS, nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT*
Tập làm văn: Ôn nhân vật trong truyện
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết cách xây dựng một bài văn kể chuyện.
- HS viết được một bài văn kể/c theo tình huống và nhân vật cho sẵn.
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết sẵn đề bài BT. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 1 HS kể 1câu chuyện em biết. GV n. xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Thực hành:	- GV ghi đề bài lên bảng.
Đề bài: Cho ba nhân vật: bà tiên hoá thành bà lão nghèo khó, lão nhà giàu tham lam và hai vợ chồng nghèo tốt bụng. Em hãy tưởng tượng và kể vắn tắt một câu chuyện ca ngợi lòng nhân hậu với kết thúc hai vợ chồng nghèo được thưởng xứng đáng và lão nhà giàu bị bà tiên trừng phạt.
- GV gọi HS đọc đề bài.1HS xác định yêu cầu của đề bài- GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài. GV hướng dẫn HS làm bài theo các bước:
B1: Đọc kĩ đề bài và xác định:
- Nội dung chính của chuyện: Bà tiên giả dạng bà lão nghèo khó để thử lòng hai vợ chổng nghèo và lão nhà giàu tham lam.
- Ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi lòng nhân ái và phê phán thói tham lam. Người nhân hậu sẽ được những điều tốt đẹp, còn kẻ tham lam, ích kỉ sẽ bị trả giá.
- Các nhân vật của chuyện: bà tiên, hai vợ chồng nghèo tốt bụng, tên nhà giàu tham lam.
B2: Lập dàn ý để xây dựng cốt truyện:
Mở đầu: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra chuyện.
Diễn biễn câu chuyện: Nêu các sự việc xảy ra theo thứ tự:
 + Bà tiên đã làm gì để thử lòng tốt của hai vợ chồng nghèo?
+ Hai vợ chồng đã làm gì để giúp bà lão?
+ Bà tiên ban thưởng cho hai vợ chồng nghèo như thế nào?
+ Trước sự việc đó , lão nhà giàu đã nổi máu tham như thế nào?
+ Bà lão đã trừng phạt lão nhà giàu như thế nào?
Kết thúc câu chuyện: Có thể kết thúc truyện một cách tự nhiên hoặc có thể nêu ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện.
 B3: Thêm tình tiết rồi kể tóm tắt câu chuyện.
- HS làm bài theo gợi ý trên.
- GV gọi 1 số HS đọc bài văn của mình. 
- GV tuyên dương HS có bài viết tốt.
3. Củng cố, dăn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thiện bài văn ( Nếu chưa hoàn thành)
----------------------------------------------------------------
TOÁN*
 Ôn tập: Số có sáu chữ số. 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Đọc, viết các số có đến sáu chữ số. Nhận biết giá trị mỗi chữ số trong một số và mỗi chữ số đó thuộc hàng, lớp đã học. Viết số có 6 chữ số mà tổng các chữ số bằng 53. 
 	- Rèn kỹ năng đọc, viết các số có đến sáu chữ số. Xác định đúng giá trị mỗi chữ trong một số thuộc hàng, lớp đã học. Tìm và viết được số có sáu chữ số mà tổng các chữ số bằng 53. 
	- HS có ý thưc học tập tốt. 
II. ĐỒ DÙNG: 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS viết 2 số, mỗi số có 6 chữ số rồi đọc số vừa viết.
- HS phân tích giá trị của từng chữ số trong mỗi số. GV nhận xét.
2. Thực hành:
Bài tập 1: GV ghi bảng đề bài: Viết số, biết số đó gồm:
 	+ 4 trăm nghìn, 7 chục nghìn, 5 trăm, 4 chục, 3 đơn vị.
+ 7 trăm nghìn, 6 nghìn, 5 chục, 9 đơn vị.
+ 8 trăm nghìn, 7 đơn vị. 
+ 9 trăm nghìn, 5 trăm.
- 1HS nêu yêu cầu bài. 4HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở.
 - HS nêu và sắp xếp các hàng theo thứ tự từ lớn đến bé kể từ hàng trăm nghìn. 
- HS + GV nhận xét, củng cố cho HS về cách viết số có nhiều chữ số. 
Bài tập 2: Đọc các số sau và cho biết chữ số 4 trong mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào?
	25432 ; 152064; 746013 ; 573548 ; 429767
- HS nêu yêu cầu bài. HS lần lượt đọc số. 
- HS nêu chữ số 4 thuộc hàng nào, lớp nào và giải thích. HS + GV nhận xét, chốt 
Bài tập 3: 	Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
452 701 ; 452 703 ; 452 705 ; .; ; .
599 982 ; 599 984 ; 599 986 ; .; ; .
365 845 ; 356 840 ; 365 835 ; .; ; .
- 1HS nêu yêu cầu bài. HS nêu quy luật của dãy số.
- 3HS làm bài trên bảng. HS + GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
Bài tập 4: Tìm các số có sáu chữ số và có tổng các chữ số trong mỗi số đều bằng 53. 
- GV HDHS phân tích cách xác định từng chữ số có trong mỗi số sao cho tổng của chúng bằng 53.
- 1HS làm bài trên bảng. HS + GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
3. Củng cố dặn dò: 
- 2 HS nêu lại cách đọc, viết số có nhiều chữ số. 
- HS nêu cách tìm quy luật của dãy số. GV nhận xét tiết học. 
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 22 - 8 - 2014
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 8 năm 2014 
TOÁN*
Ôn tập: Đọc, viết số có sáu chữ số
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS cách đọc, viết, xếp các số có 6 chữ số.
 	- Thực hành làm đúng bài tập.
	- Có ý thức trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG: 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Bài cũ: Nêu các hàng và lớp của số có sáu chữ số? VD?
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài :
b.Hướng dẫn HS ôn tập qua việc làm các bài tập:
Bài 1: Có 6 số: 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7.
- Hãy ghi lại tất cả các số có 6 chữ số. Đọc số đó ?
- Số nhỏ nhất là số nào ? Số lớn nhất là số nào ?
 	+GV giới thiệu, nêu nhiệm vụ bài 
+ HS đọc yêu cầu –Tự làm vở nháp. 
+ GV giúp HS - HS báo cáo 
+ GV, HS nhận xét củng cố
Bài 2. 
a: Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 
869 734 ; 689 734 ; 896 734 ; 986 734; 987 643 ; 698 347.
b: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
603 785 ; 604 875 ; 786 053 ; 768 053; 876 530 ; 870 365.
- HS nêu yêu cầu – thảo luận nhóm đôi làm vào vở.
- 2HS chữa bài.
- HS, GV nhận xét củng cố 
Bài 3:
 a) Viết số bé nhất có sáu chữ số có tổng các chữ số bằng 21.
 b) Số lớn nhất có ba chữ số mà tích ba chữ số ấy bằng 6.
- HS thảo luận cách làm báo cáo 
- HS, GV nhận xét củng cố
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu cách viết, đọc, cấu tạo của số có nhiều chữ số?
- GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------
TOÁN*
Ôn tập các số có nhiều chữ số
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: 	
- Đọc, viết, phân tích số có đến 6 chữ số. Viết số có sáu chữ số bằng các chữ số cho trước, số lớn nhất, bé nhất có sáu chữ số khác nhau. 
	- Rèn kỹ năng đọc, viết, phân tích số có đến 6 chữ số. Viết được số có sáu chữ số bằng các chữ số cho trước, số lớn nhất, bé nhất có sáu chữ số khác nhau. 
	- HS có ý thức học tập tốt. 
II. ĐỒ DÙNG: 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS: Mỗi bạn tự viết 2 số có 6 chữ số và đọc số đó.
	- HS: Phân tích số bạn vừa viết. GV nhận xét.
2. Thực hành: 
Bài tập 1: Ghi lại cách đọc các số sau: 201331 ; 520039 ; 710480; 980671 ; 350106
- 1HS nêu yêu cầu bài. 5 HS đọc miệng . Cả lớp làm bài vào vở. 
Bài tập 2: Viết các số sau:
	+ Bốn trăm ba mươi tư nghìn không trăm linh chín.
	+ Chín trăm hai mươi nghìn ba trăm linh sáu.
	+ Bốn trăm bẩy mươi ba nghìn hai trăm mười lăm. 
	+ Sáu mươi nghìn không trăm ba mươi tư. 
- 1HS nêu yêu cầu bài.
- 5 HS làm phần a, 4 HS làm phần b trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở. 
- HS + GV nhận xét, củng cố cho HS cách đọc, viết số có đến 5 chữ số. 
Bài tập 3: 
 Phân tích mỗi số ở bài 1 theo mẫu:
	201331 = 200000 + 1000 + 300 + 30 + 1
- 1HS nêu yêu cầu bài.
- 4HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở - GV chấm một số vở. 
- HS + GV nhận xét, củng cố cho HS giá trị từng chữ số trong mỗi số. 
Bài tập 4: 
Viết năm số có sáu chữ số mỗi số đều có sáu chữ số: 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 ; 9
Viết số lớn nhất có sáu chữ số khác nhau 
Viết số bé nhất có sáu chữ số khác nhau
- 1HS nêu yêu cầu bài. 3HS làm bài trên bảng.
- HS + GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
3. Củng cố dặn dò:
- 2 HS nêu lại cách đọc, viết số có đến 6 chữ số. 
- Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết thêm một số từ ngữ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân ( BT1, BT4); nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người( BT1, BT3). Hiểu nghĩa các câu tục ngữ ở BT4. 
- Tìm được các từ đúng chủ điểm. Hoàn thành bài tập 1, 2, 3. Nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT4
- Có ý thức học tập tự giác.
II. ĐỒ DÙNG:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS tìm một số tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần có 1 âm.
	- HS tìm một số tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần có 2, 3 âm. 
 - GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. HDHS luyện tập:
 Bài tập 1: 
- 1HS nêu yêu cầu bài 1 .
- HS trao đổi theo cặp, làm bài vào vở BTTV.
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, mỗi nhóm tìm từ của một phần. 
- GV kết hợp ghi bảng. 
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
 Bài tập 2: 
- 1HS nêu yêu cầu bài 2
- GV gọi lần lượt HS nêu nghĩa của các từ trong bài.
- HS tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV gọi lần lượt HS nêu miệng Kq.
- GV cùng HS khác nhận xét, chốt đáp án đúng. 
 Bài tập 3: 
- 1HS nêu yêu cầu bài. 
- HS tự đặt câu theo yêu cầu vào VBT.
- Một số HS lần lượt đọc câu mình vừa đặt. 
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những HS có câu văn hay.
 Bài tập 4: 
- 1HS nêu yêu cầu bài. 
- Một số HS nêu ý nghĩa của từng câu tục ngữ. 
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS hệ thống lại các từ ngữ thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
- HS tìm thêm một số câu tục ngữ có ý nghĩa khuyên ta ăn ở hiền lành, có tinh thần đoàn kết với đồng loại.
- GV nhận xét tiết học. 
	Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Dấu hai chấm.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 23 - 8 - 2014
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2014 
LUYỆN VIẾT
Bài 2: Cánh diều tuổi thơ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- HS viết đúng, đều, đẹp bài Cánh diều tuổi thơ
	- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ đều và viết chữ nét thanh nét đậm.
	- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG: 
	GV và HS: Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 	
	- HS: Thế nào là chữ nét đều?
	- HS: Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? 
 ( Nét đưa lên nhẹ tay, nét xuống hơi ấn bút)
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học .
b. HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thầm lại bài.
	? Nêu nội dung của đoạn văn.
	? Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? ( nâng lên, đám trẻ, vui sướng, nhìn lên trời, trầm bổng)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài. Cánh diều tuổi thơ (Vở luyện viết chữ đẹp 4 – T.1 – Trg 2 ):
- GV chép bài lên bảng. 
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 9: So sánh các số có nhiều chữ số
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết so sánh các số có nhiều chữ số, sắp xếp 4 số tự nhiện có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. Nhận biết được số lớn nhất, số bé nhất có ba,. 
- Rèn kĩ năng so sánh các số có nhiều chữ số, sắp xếp đúng 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. Tìm được số lớn nhất, số bé nhất có ba,, sáu chữ số. 
- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ : 
	- GVghi bảng 4 cặp số, mỗi số có năm chữ số: 
	+ HS: So sánh từng cặp số. Cả lớp làm bài vào vở nháp. 
	+ HS nêu cách so sánh số có nhiều chữ số.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài 
 - GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Hình thành kiến thức 
VD 1: GV ghi bảng : So sánh 99 578 và 100 000
+ HS so sánh 2 số trên
+ HS nêu cách so sánh.
VD 2: GV ghi bảng : So sánh 693 251 và 693 500
+ HS so sánh 2 số trên
+ HS nêu cách so sánh và phân biệt sự khác nhau về cách so sánh của 2 cặp số ở VD1 và VD2 ở trên. 
	- HS nhắc lại cách so sánh của từng ví dụ trên.
c. Thực hành:	
Bài tập 1: - 1HS nêu yêu cầu của bài
 - 3HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở.
 - GV cùng HS nhận xét, chốt Kq đúng. 
 - GV củng cố cho HS cách so sánh số có nhiều chữ số. 
Bài tập 2: - 1HS nêu yêu cầu của bài. HS nêu cách làm.
	- HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở 
 	- GV cùng HS nhận xét, chốt Kq đúng. 
Bài tập 3: - 1HS nêu y/cầu của bài. HS lên bảng làm bài. 
	- Cả lớp làm bài vào vở.
 	- GV chấm bài làm trong vở Toán của HS. HS giải thích cách sắp xếp. 
 - GV cùng HS nhận xét, chốt Kq đúng. 
Bài tập 4: ( Nếu còn thời gian) 
 	- HS tự đọc yêu cầu, trao đổi theo nhóm đôi yêu cầu của bài tập.
	- Gọi 1 số HS trình bày Kq. 
	- GV cùng HS khác nhận xét, chốt Kq đúng. 
3. Củng cố dặn dò: 
- 1 HS nêu lại cách so sánh số có nhiều chữ số. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: Triệu và lớp triệu.
-----------------------------------------------------------------------
 TIẾNG VIỆT*
 TLV: KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết kể lại hành động của nhân vật dựa vào tính cách của nhân vật và dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách của nhân vật hoặc dựa vào tính cách của nhân vật để tả ngoại hình một cách hợp lí. Kể lại được một câu chuyện có kết hợp tả ngoại hình nhân vật trong truyện. 
- Rèn kĩ năng kể lại được một đoạn câu chuyện có kết hợp tả ngoại hình nhân vật trong truyện hoặc tả được hành động của nhân vật. Kể lại được một câu chuyện có kết hợp tả ngoại hình nhân vật trong truyện một cách sáng tạo. 
- Ý thức học tập tự giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :	Bảng phụ viết sẵn đề bài BT1, BT2. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	+ HS : Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc kết hợp tả ngoại hình bà cụ( hoặc nàng tiên)
	+ HS: Nêu tính cách của bà cụ và nàng tiên trong câu chuyện trên.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Thực hành:
Bài tập 1: GV treo bảng phụ ghi đề bài:
Bằng lời của em, hãy kể lại những hành động của bạn nhỏ khi chăm sóc mẹ lúc mẹ bị ốm trong bài Mẹ ốm. 	 	
- 1HSTB đọc lại đề bài. HSK,G phân tích đề bài - GV kết hợp giải thích thêm về yêu cầu của đề và gạch chân từ quan trọng. 
- HS thảo luận và kể lại trong nhóm bàn.
- Một số HS trình bày trước lớp. HSK,G nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS kể được hành động phù hợp với suy nghĩ của bạn nhỏ. 
Bài tập 2: GV treo bảng phụ
Bằng lời của chị Nhà Trò, hãy tả lại ngoại hình của Dế Mèn trong lần gặp đầu tiên 	 	
 - 1HSTB đọc lại đề bài. HSK,G phân tích đề bài - GV kết hợp giải thích thêm về yêu cầu của đề và gạch chân từ quan trọng. 
- HS thảo luận và kể lại trong nhóm bàn. Một số HS trình bày trước lớp.
- HS + GV nhận xét, tuyên dương những HS tả ngoại hình hợp lí. 
3. Củng cố dặn dò: 
- HSTB nêu lại ND ghi nhớ bài Kể lại hành động của nhân vật và bài Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện 
- GV nhận xét tiết học. 
KĨ THUẬT
 VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (Tiếp)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu( kim khâu; khung thêu; thước đo;..). Nhận biết được cách bảo quản các dụng cụ: kim, khung thêu, thước đo,... dựa trên chất liệu của từng dụng cụ. 
- Rèn kĩ năng nhận biết và biết cách sử dụng một số dụng cụ để cắt, khâu, thêu. Nêu được cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ: kim, khung thêu, thước đo,...
	- Có ý thức bảo quản đồ dùng học tập.
II. ĐỒ DÙNG:
- GV: Kim khâu, kim thêu các cỡ( kim khâu len, kim thêu, kim khâu).(HĐ3) 
và khung thêu cầm tay, các loại phấn màu, thước dẹt, khuy cài, khuy bấm,..(HĐ4)
- HS: Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS: Kể tên một số dụng cụ cắt, khâu, thêu đã học. 
	- HS: Nêu cách sử dụng, bảo quản từng dụng cụ. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Các hoạt động:
	 Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
 Đặc điểm, cấu tạo: 
GV cho HS quan sát một số mẵu kim đã chuẩn bị, kết hợp quan sát H. 4 sgk tr. 6 và nêu nhận xét:
+ HSTB: Nêu nhận xét về hình dáng của từng loại kim.
+ HSK,G: Nêu sự khác nhau về đặc điểm, cấu tạo giữa các loại kim vừa được quan sát.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Kim được làm bằng kim loại cứng, có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau. Mũi kim nhọn, sắc. Thân kim khâu nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim. Đuôi kim khâu hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ.
Cách sử dụng: 
- HS quan sát các hình 5a, 5b, 5c sgk tr. 6, 7 nêu nhận xét:
+ HSTB: Nêu nhận xét về cách xâu kim và vê nút chỉ.
+ HSK,G: Thực hành xâu kim và vê nút chỉ trước lớp bằng dụng cụ trong bộ đồ dùng.
GV nhận xét, lưu ý HS một số điểm sau ( GV kết hợp thực hành):
+ Chọn chỉ có kích thước nhỏ hơn lỗ ở đuôi kim, trước khi xâu cần vuốt nhọn đầu sợi chỉ,.
+ Vê nút chỉ bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ quấn chỉ xoắn vào vòng chỉ rồi đẩy ra khỏi ngón trỏ, thắt nút chỉ lại. Không nên để nút chỉ nhỏ vì dễ bị tuột,.
+ Các loại kim đều có mũi nhọn, sắc cần lưu ý cẩn thận để sử dụng được an toàn. 
Cách bảo quản: 
	- HS nêu lại chất liệu các loại kim.
	- HS nêu cách bảo quản 
	- GV nhận xét, chốt ý đúng.
	- HS nhắc lại
Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng một số dụng cụ khác: khung thêu, thước đo, khuy,.
 	- HS nêu thêm một số dụng cụ khác dùng để cắt, khâu, thêu.
- GV cho HS quan sát khung thêu, thước đo, khuy,. đã chuẩn bị, kết hợp quan sát H. 6 sgk tr. 7 và nêu nhận xét:
+ HS: Nêu đặc điểm của khung thêu, thước đo, khuy,.
+ HS: Nêu tác dụng và cách bảo quản của từng loại nêu trên.
- HS khác bổ sung.
- GVnx, kết luận kết hợp thao tác để HS quan sát: Khung thêu dùng để căng vải thêu, dùng thước đo vải, . 
Hoạt động 5: HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ
 	- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
- HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ theo nhóm nhỏ.
- GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ và nhắc nhở HS.
- Một số HS thực hành trước lớp – HS khác nhận xét thao tác của bạn.
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2014_2015_nguy.doc