Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU

- HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài TĐ đã học theo tốc độ quy định giữa HK1 (Khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND đoạn.

- Hiểu ND chính của từng đoạn, ND cả bài; nhận biết 1 số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL đã học từ tuần 1 đến tuần 9.

- Bảng lớp kẻ bảng nội dung BT2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các bài TĐ đã học từ đầu năm tới nay?

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Kiểm tra tập đọc và HTL (5- 6 em)

- Từng HS lên bốc thăm và chọn bài, chuẩn bị 1- 2 phút.

- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài

- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoảng thời gian 10 phút.
- Các nhóm trình bày kết quả- GV nhận xét bài làm của HS 
*Bài tập 2 : Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài tập 
- HS tìm các thành ngữ , tục ngữ đã học gắn với ba chủ điểm, phát biểu .
- HS suy nghĩ, chọn một thành ngữ hoặc tục ngữ, đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng thành ngữ hoặc tục ngữ đó.
- HS phát biểu, GV nhận xét. 
*Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm bài theo nhóm. 2 HS làm bài trên bảng nhóm. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét , bổ sung.
3. Củng cố , dặn dò 
- Nhấn mạnh nội dung ôn tập. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
_____________________________________________________________________
 Ngày soạn: 1/11/2017
 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 8 tháng 11 năm 2017
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì I (tiết 5)
I. Mục tiêu
- HS đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc ở chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc (HSTB); (HSK đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ, kịch). Nhận biết đúng các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; nhận biết đúng về tính cách nhân vật.
- HS hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách nhân vật; cách đọc bài tập đọc ở chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
- HS có thái độ chăm chỉ học TV.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, phiếu ghi tên bài đọc.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ
2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài trực tiếp
 b. Hướng dẫn bài mới. 
Bài 1(98) - Kiểm tra tập đọc và HTL.
- Thực hiện tương tự như tiết 1 đối với những HS còn lại 
Bài 2: (98) - HS đọc yêu cầu của bài 
- HS đọc thầm lại những bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. 
- GV viết tên các bài tập đọc lên bảng. 
- HS làm việc theo nhóm. -> Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- Cả lớp và GV nhận xét bài làm của các nhóm.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài 
Nhân vật 
Tên bài 
Tính cách 
- Nhân vật " tôi " ( chị phụ trách )
- Lái 
Đôi giày ba ta màu xanh 
Nhân hậu muốn giúp trẻ lang thang. Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ.
Hồn nhiên, tình cảm, thích được đi giày đẹp 
- Cương 
- Mẹ Cương 
Thưa chuyện với mẹ 
- Hiếu thảo, thương mẹ. Muốn đi làm để lấy tiền giúp mẹ.
- Dịu dàng thương con 
- Vua Mi-đát
- Thần Đi -ô ni - dốt 
Điều ước của Vua Mi- đát 
- Tham lam nhưng biết hối hận 
- Thông minh. Biết dạy cho vua Mi-đát một bài học 
- HS nêu tên các bài tập đọc là truyện kể theo chủ điểm.
- HS làm việc theo nhóm vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nêu lại tính cách từng nhân vật trong BT3.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. 
____________________________________
Địa lí
Thành phố Đà Lạt
Mục tiêu
- HS nắm được một số đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt: Vị trí nằm trên cao nguyên Lâm Viên; thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều rừng thông, thác nước...; thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch; Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa.
- HS chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam. Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt (HSTB). Xác lập được mối quạn hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. (HSKG)
- HS yêu quê đất nước, giữ gìn cảnh đẹp của nước mình. 
II. Đồ dùng dạy học:- BĐđịa lí tự nhiên VN
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: Nêu một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên? 
- Mô tả đặc điểm sông ở Tây Nguyên? 
2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ1: Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước. 
- HS đọc thầm mục 1 SGK.
- HS mởSGK tr82 bài 5 QS lược đồ hình 1 và bảng số liệu trả lời các câu hỏi sau :
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ? + Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét ?
- HS lên bảng chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí Việt Nam. 
+ Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào ?+ Thông ở Đà Lạt được trồng như thế nào? + Kể tên các thác nước ở Đà Lạt?
+ HS xác định vị trí của thác Cam Li và hồ Xuân Hương trên lược đồ hình 3.
+ Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt? 
- GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV chốt lại kiến thức trong hoạt động 1 : STK trang 44.
HĐ2 : Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát 
- Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh để thảo luận theo gợi ý sau :
+ Tại sao Đà Lạt lược chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát ?
+ Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch ?
+ Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt ?- Đại diện các nhóm báo cáo KQ làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
- GV chốt lại kiến thức trong hoạt động 2 : STK trang 45.
HĐ3 : Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt 
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi sau :
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh ?
+ Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh?
+ Hoa và quả ở Đà Lạt có giá trị như thế nào?
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả - >GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.- >GV chốt lại kiến thức trong hoạt động 3 : STK trang 45.
3. Củng cố, dặn dò : - HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm về thành phố Đà Lạt. HS tập làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về thành phố Đà Lạt.
-Nêu mqh giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hđsx của người dân ở Đà Lạt?
- Để giữ cho thành phố Đà Lạt sạch đẹp, ta phải làm gì?
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
_________________________________________
Toán
Tiết 48: Nhân với số có một chữ số
i. mục tiêu 
- HS biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
- HS thực hiện đúng các bước nhân với số có một chữ số. 
II. Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC : - 2HS lên bảng làm: 528946 + 73529 435260 - 92753
 - HS nêu các bước giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu 
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài TT.
 b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ1: Nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số ( không nhớ ) 
- GV viết phép nhân lên bảng: 241324 x 2 = ? 
- Gọi một HS lên bảng đặt tính và tính. Lớp làm vào vở nháp. 
- Cho HS so sánh các kết quả của mỗi lần nhân với 10 để rút ra đặc điểm của phép nhân này: phép nhân không nhớ.
HĐ2: Nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số ( có nhớ ) 
- GV ghi phép nhân lên bảng : 136204 x 4 = ? 
- Gọi một HS lên bảng đặt tính rồi tính, các HS khác làm vào nháp.
- GV nhắc lại cách làm 
+ So sánh hai phép nhân 
Lưu ý: Trong phép nhân có nhớ cần thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau.
HĐ3: Thực hành 
Bài 1(57) : HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở, HS lên bảng làm bài 
- HS nêu sự giống và khác nhau giữa các phép nhân, nêu các bước thực hiện phép nhân 
- HS nhận xét chữa bài.
- GV chốt lại cách thực hiện phép nhân có nhớ, không nhớ.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài 
- HS nhận xét biểu thức - GV hỏi HS cách làm. 
- HS làm phần a của bài vào vở, HS lên bảng làm bài 
- HS làm thêm phần b và lên bảng nêu cách làm, làm bài 
- HS nhận xét chữa bài.
- GV chốt lại cách thực hiện biểu thức không ngoặc đơn: có phép +, trừ, nhân.
Bài 2, 4: Tiến hành nếu còn thời gian.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại các bước nhân với số có một chữ số?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tính chất giao hoán của phép nhân. 
_____________________________________
khoa học
Nước có những tính chất gì?
I. Mục tiêu
- HS biết được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ trên cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- HS quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước; nêu ví dụ ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm nhà mái dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,...
- HS có thái độ chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 42, 43 SGK
- HS chuẩn bị theo nhóm :
+ 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, một cốc đựng nước, một cốc đựng sữa.
+ Một số vật chứa nước trong có thể nhìn thấy được.
+ Đường, muối, cát ... thìa 
+ Một tấm kính, một ít bông 
III. Các Hoạt động dạy học
1. KTBC: Nêu 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài trực tiếp.
b. Hướng dẫn bài mới. 
HĐ 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước 
* Mục tiêu:
- Sử dụng các giác quan để nhận biết t/c không màu, không mùi, không vị của nước.
- Phân biệt nước và các chất lỏng khác. 
* Cách tiến hành:
- Bước 1: - GV tổ chức, hướng dẫn HS làm thí nghiệm như SGK. 
- Bước 2: Làm việc theo nhóm. 
- Bước 3 : Làm việc cả lớp. 
+ GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày những gì HS đã phát hiện ra ở bước 2. - GV ghi các ý kiến của HS lên bảng:
Các giác quan cần sử dụng để quan sát
Cốc nước
Cốc sữa
1. Mắt - nhìn 
Không có màu trong suốt , nhìn rõ chiếc thìa.
Màu trắng đục, không nhìn rõ chiếc thìa.
2. Lưỡi - nếm 
Không có vị. 
Có vị ngọt của sữa.
3. Mũi - ngửi 
Không có mùi.
Có mùi của sữa.
=>KL: Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt không màu, không mùi, không vị.
HĐ 2: Phát hiện hình dạng của nước 
* Mục tiêu:
- HS hiểu Khái niệm " hình dạng nhất định "
- Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu h/dạng của nước.
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị các đồ vật đã mang, sau đó cho nước vào từng vật và quan sát.
+ Khi ta thay đổi vị trí của chai hoặc cốc, hình dạng của chúng có thay đổi không? 
- Bước 2: - HS thảo luận để đưa ra kết luận nước có hình dạng nhất định không?
- Bước 3: - HS làm việc theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Bước 4: - Làm việc cả lớp 
* Kết luận : Nước không có hình dạng nhất định.
HĐ 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
* Mục tiêu: Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước. Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này. 
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: + GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về các vật liệu để làm thí nghiệm này.
- Bước 2: + Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn.
+ GV đi tới các nhóm kiểm tra, giúp đỡ, đảm bảo được mọi HS đều tham gia.
- Bước 3: Làm việc cả lớp. 
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
* Kết luận: Nước chảy từ trên cao xuống thấp và lan ra mọi phía.
HĐ 4 : Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật.
* Mục tiêu: 
- Làm thí nghiệm nước thấm qua và không thấm qua một số vật.
- Nêu ứng dụng thực tế của tính chất này.
* Cách tiến hành 
- Bước 1: GV nêu nhiệm vụ và kiểm tra vật liệu làm thí nghiệm của HS. 
- Bước 2: HS làm thí nghiệm 
- Bước 3: Làm việc cả lớp 
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
* Kết luận: Nước thấm qua một số vật.
HĐ 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất 
- Bước 1: GV nêu nhiệm vụ và kiểm tra vật liệu làm thí nghiệm của HS. 
- Bước 2: HS làm thí nghiệm theo nhóm. 
- Bước 3: Làm việc cả lớp. 
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
* Kết luận : Nước có thể hoà tan một số chất. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại tính chất của nước? GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Bài 21
_____________________________________
BUỔI CHIỀU: 
Tiếng việt
 Ôn tập giữa học kì I (Tiết 6 )
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Xác định được các tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn.
- Nhận biết được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, từ láy, danh từ, động từ trong đoạn văn ngắn.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Tiếng gồm mấy bộ phận? Là nhưĩng bộ phận nào?
2. Dạy bài mới
b. Bài tập 1, 2 
- Một HS đọc đoạn văn bài tập 1 và yêu cầu bài tập 2 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn, tìm tiếng với mô hình đã cho ở bài tập 2.
- HS làm bài - GV nhận xét bài làm của HS 
c. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS làm bài - GV nhận xét bài làm của HS 
Từ đơn 
dưới, tầm, cánh, chú, là, luỹ, tre, xanh, trong, bờ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng ....
Từ láy 
rì rào, thung thăng, rung rinh ...
Từ ghép 
bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút 
+ So ánh sự khác nhau giữa từ đơn, từ phức; từ ghép, từ láy? 
d. Bài tập 4 : HS đọc yêu cầu của bài 
+Thế nào là danh từ ? Thế nào là động từ ? 
- HS làm việc theo cặp - HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- HS viết bài vào vở 
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu ghi nhớ từ đơn, từ láy, từ ghép.
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị giờ sau ôn tập tiếp.
Kĩ thuật
 Lắp cái đu (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Nắm đước cách lắp cái đu theo HD của GV.
- HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp ghép cái đu. Lắp được cái đu theo mẫu.
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình. 
ii. Đồ dùng dạy họC: Mẫu cái đu. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước tiến hành lắp cái đu?
2. Dạy bài mới 
b. Hoạt động 3: HS thực hành lắp cái đu 
- HS đọc lại ghi nhớ 
- GV: nhắc nhở các em phải quan sát kĩ các hình trong sách giáo khoa. 
* HS chọn chi tiết để lắp cái đu.
- HS chọn đủ và đúng các chi tiết trong sách giáo khoa và xếp loại vào nắp hộp.
- GV đi đến từng học sinh để kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng và đủ chi tiết để lắp cái đu.
* Lắp từng bộ phận.
- GV: + Vị trí trong ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ cái đu.
+ Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế và tấm nhỏ khi lắp tấm nhỏ.
+ Vị trí của các vòng hãm.
* Lắp ráp cái đu.
- HS quan sát hình 1 sách giáo khoa để lắp hoàn thiện cái đu.
- Kiểm tra sự chuyển động của cái đu 
 c. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
+ Lắp đu đúng mẫu và theo đúng quy trình.
+ Đu lắp chắc chắn và không bị xộc xệch.
+ Ghế đu giao động nhẹ nhàng.
- HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố - dặn dò 
- Để lắp cái đu cần có những chi tiết nào? Các bước tiến hành lắp cái đu?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. 
____________________________________
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 10: Mưa xuân
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng, đều, đẹp bài 9: Mưa xuân (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.10). 
- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm.	 - HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho HS viết vở nháp, 1HS viết bảng lớp: căm cụi, trời trở rét,
2. Dạy bài mới:
b, HDHS luyện viết:
- GV đọc mẫu ND đoạn thơ.
- HS đọc thầm lại bài.
+ Mưa mùa xuân có gì đặc biệt ?
+ Nêu nội dung của đoạn thơ? (Tả cảnh mưa mùa xuân)
+ Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (qua chiều, nhỏ giọt, lòng rung, sa, sáng ra,..)
- Tìm những tiếng có chứa phụ âm đầu l/n có trong bài?
- Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? ( Nét đưa lên nhẹ tay, nét xuống hơi ấn bút)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
+ GV đọc từng từ ngữ.
+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: Mưa xuân(Vở luyện viết chữ đẹp 4 - Q.1 - Trg 10 ):
- Hs nêu cách trình bày bài thơ lục bát.
- GV hướng dẫn HS cánh trình bày bài, tư thế ngồi viết.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi HS viết bài.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Em học tập được gì qua bài thơ trên?
- GV liên hệ thực tế, giáo dục HS và nhận xét tiết học.
_________________________________________________________________________
 Ngày soạn: 2/11/2017
 Ngày dạy: Thứ năm, ngày 9 tháng 11 năm 2017
Toán (4A,4B)
Tiết 50: Tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán. 
ii. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ viết phần b – SGK, bỏ trống dòng 2, 3 ,4.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm các phép tính: 123 406 x 2; 324 576 x 5 .
2. Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
b. So sánh giá trị của hai biểu thức 
- GV gọi một số HS tính và so sánh giá trị các biểu thức: 
	3 x 4 và 4 x 3 ; 2 x 6 và 6 x 2 ; 7 x 5 và 5 x 7 
+ Nhận xét về các thừa số của hai tích đó? Vởy hai phép nhân có thừa số giống nhau thì thế nào?
- GV kết luận: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì bằng nhau.
c. Viết kết quả vào ô trống 
- GV treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của: a , b , a x b , và b x a 
- Lần 1: GV lấy VD giá trị của a và b, HS tính kết quả của a x b và b x a. GV ghi các kết quả vào các ô trống trong bảng phụ 
- Lần 2: HS tự lấy VD và tính giá trị, viết vào ô trống.
- HS so sánh kết quả a.b và b.a trong mỗi trường hợp và rút ra nhận xét: a x b = b x a 
- HS nhận xét vị trí của các thừa số a, b trong hai phép nhân và rút KL: 
* Kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi 
d. Thực hành 
Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- GV tổ chức cho HS làm dưới dạng trò chơi Đố bạn số nào.
- GV củng cố : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi 
Bài 2: ( a,b) : HS nêu yêu cầu của bài toán.
- GV giao cho HS mỗi nhóm làm một phần, gọi 3 em đại diện từng nhóm lên bảng làm.
- GV tổ chức cho HS nhận xét bài.
Bài 3: GV đổi thành bài toán: Nối các biểu thức có giá trị bằng nhau
- GV HD HS biết trong 6 biểu thức này có các biểu thức có giá trị bằng nhau, hãy tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau để nối vào.
- GV phát bảng nhóm cho HS, HS làm trong 2 phút.
- HS làm bài dán kết quả trên bảng.
- GV yêu cầu HS kiểm tra bài trên bảng, nhận xét.
- GV yêu cầu đại diện nhóm nêu cách chọn của mình.
Bài 4: ( Nếu còn thời gian) - HS tự làm bài.
- GV gợi ý HS: Nừu chỉ xét a x ˜ = ˜ x a thì có thể viết vào ô trống một số bất kì, chẳng hạn a x 5 = 5 x a , a x 2 = 2 x a , a x 1 = 1 x a ....Nhưng a x ˜ = ˜ x a = a nên có thể xét ˜ x a = a để tính ra ˜ = 1 trước ) 
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân
- GV nhận xét tiết học, HD HS chuẩn bị bài sau: Tính chất kết hợp của phép nhân.
__________________________________
ĐẠO ĐỨC (4B)
Bài 4: Tiết kiệm thời giờ ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:	
- HS tiếp tục hiểu được thời giờ là cái quý giá nhất, cần phải tiết kiệm. Biết cách tiết kiệm thời giờ.
- Biết cách tiết kiệm thời giờ.
- Biết quý trọng và sử dụng thời gian một cách tiết kiệm.
II. đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy- học 
1. KTBC: 
- Em đã làm gì để tiết kiệm thời giờ ? 
- GV kiểm tra bản liên hệ của bản thân
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân ( bài tập 1, SGK).
- HS tự làm bài tập cá nhân.
- HS trình bày, trao đổi trớc lớp.
- GV kết luận.
c. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi ( bài tập 4,SGK).
- HS thảo luận theo nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ nh thế nào và dự kiến thời gian biểu của minh trong thời gian sắp tới.
- Gv mời một vài HS trình bày trớc lớp.
- Lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét.
d. Hoạt động 3: trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm.
- HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em đã sưu tầm 
được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
- HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm 
gương,... vừa trình bày.
- GV nhận xét.
* Kết luận chung
- Thời gian là thứ quý, phải sử dụng tiết kiệm.
- Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
3. Nhận xét, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
- Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
________________________________________
Tiếng việt (4A)
 Ôn tập giữa học kì I (Tiết 7 )
I. Mục tiêu

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc