Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 17 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An

I. MỤC TIÊU

- HS biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn có lời nhân vật (chú hề và công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.

- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

- Yêu cảnh vật thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ bài tập đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc truyện Trong quán ăn "Ba cá bống", nêu nd bài?

2. Dạy bài mới

 a. Giới thiệu bài : GV dùng tranh minh hoạ để giới thiệu bài.

 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc

 - HSTB nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong truyện.

+ GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài.

- HS luyện đọc theo cặp. 1-2 HSKG đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

* Tìm hiểu bài

- Đoạn 1: HS đọc thầm, trả lời câu hỏi

+ Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa? Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì? Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa? Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể nào thực hiện được? Nội dung chính của đoạn một là gì? (Công chúa muốn có mặt trăng nhưng không ai biết cách lấy cho cô)

- Đoạn 2: HS đọc, trả lời câu hỏi

+ Nhà vua đã than phiền với ai? Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học? Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? Đoạn 2 cho em biết điều gì ?

- GV ghi ý chính của đoạn hai: Cách nghĩ về mặt trăng của công chúa.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 17 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo kết quả 
- GV kết luận lời giải đúng:
Câu
Từ chỉ hoạt động
Từ ngữ chỉ người hoạt động
3. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
4. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
5. Các bà mẹ tra ngô.
6. Các em bé ngủ khì trên lng mẹ 
7. Lũ chú sủa om cả rừng.
nhặt cỏ, đốt lá
bắc bếp thổi cơm 
tra ngô 
ngủ khì trên lưng mẹ 
sủa om cả rừng 
các cụ già 
mấy chú bé 
các bà mẹ 
các em bé
lũ chó
 	*Câu: Trên nương, mỗi người một việc cũng là câu kể nhưng không có từ chỉ hoạt động, vị ngữ của câu là cụm danh từ . 
Bài tập 3 - HSTB đọc yêu cầu của bài.
+ Câu hỏi cho từ chỉ hoạt động là gì? Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động ta hỏi thế nào?
- HS đặt câu 
- GV nhận xét và kết luận: Tất cả những câu trên đều thuộc câu kể Ai làm gì ? Câu kể Ai làm gì? thường có hai bộ phận. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) Gọi là chủ ngữ . Bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? gọi là vị ngữ.
 c. Ghi nhớ
 - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ; 1 HSKG đặt câu kể theo kiểu câu Ai làm gì ?
 d. Luyện tập 
Bài 1 - HSTB đọc yêu cầu; nội dung; HS tự làm bài; HS chữa bài 
- GV nhận xét; kết luận lời giải đúng: Như SGV - Tr. 337.
Bài 2 - HS đọc yêu cầu; HS làm bài; HS trình bày lời giải 
- GV hướng dẫn HS gặp khó khăn; GV nhận xét 
Bài 3: - HSTB đọc nêu yêu cầu của đề. 
- GV nhắc nhở HS viết xong gạch bút chì dưới các câu kể Ai làm gì? 
- HS đọc đoạn văn. Lớp nhận xét đoạn văn của bạn. 
- GV đánh giá chung, cho điểm những bài viết tốt.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu cấu tạo của câu kể Ai làm gì? VD? 
- GV nhận xét tiết học. HDHS chuẩn bị bài sau. 
.........................................................................................................................
Tiếng anh (Đ/c Thanh dạy)
.........................................................................................................................
Toán
 Tiết 83 Dấu hiệu chia hết cho 2 (94) 
i. mục tiêu
	- HS biết được các dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. Biết số chẵn và số lẻ.
	- HS biết vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2: BT 1,2
	- HS yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi lời giải đúng cho bài tập 4.
iii. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phép chia hết? Phép chia có dư?
2. Dạy bài mới: 
a . Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2.
	- HSTB nêu VD về các số chia hết cho 2 và các số không chia hết cho 2, viết thành hai cột trong vở nháp, cho một số em làm trên bảng nhóm.
	- Cho HS nêu cách làm để tìm ra số chia hết cho hai và số không chia hết cho 2.
	- GV hướng sự chú ý của HS vào cột bên trái để HS nhận ra dấu hiệu chia hết cho 2.
	- Nếu HS còn lúng túng GV hướng dẫn các em chú tới số tận cùng.
	- GV cho HS nhận xét về dấu hiệu chia hết và rút ra KL về dấu hiệu chia hết cho 2
	- HS nêu các số không chia hết cho 2 có đặc điểm gì?
	- HS rút ra kl về các số không chia hết cho 2: Tận cùng là các CS 1;3;5;7;9.
c. GV giới thiệu cho HS về số chẵn và số lẻ.
	- GV nêu cho HS biết: Các số chia hết cho 2 được gọi là số chẵn
	- Cho HS lấy VD về các số chẵn, GV chọn và ghi lại 5 VD lên bảng.
	- GV nêu tiếp: Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ.
	- Cho HS lấy VD về các số lẻ.
d. Thực hành 
Bài 1 : 
a. 	- HS chọn ra các số chia hết cho 2. GVHD thêm HSTB và yếu.
- Gọi một vài HS đọc bài làm của mình và giải thích lý do tại sao chọn các số đó. Cho - HS nhận xét các số bạn chọn xem đã đúng chưa.
b. 	- GV cho HS làm tương tự như trên
Bài 2 :
a. 	- HS đọc và nêu lại yêu cầu của đề bài.
	- HS tự làm bài vào vở. Cho HS đổi chéo bài để kiểm tra bài cho nhau, sau đó cho HS báo các kết quả kiểm tra.
	- GV chữa bài. 
b. 	- HS làm tương tự như phần a của bài.
Bài 3 (HSKG):
a. - HS tự làm bài vào vở, sau đó cho vài HS lên bảng viết kết quả
	b. Làm tương tự như phần a.
Bài 4 (HSKG – Nếu còn tg)
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
	- GV cho HS tự làm bài, sau đó cho một vài HS lên bảng chữa bài.
	- GV reo bảng phụ có kết quả đúng cho HS đối chiếu:
	a. 340; 342; 344; 346; 348; 350.
	b. 8347; 8349; 8351; 8353; 83555; 8357.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2?
	- GV nhận xét tiết học. HDHS chuẩn bị bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 5.
........................................................................................................................
Buổi chiều: 
Kể chuyện:
Một phát minh nho nhỏ
i. mục tiêu
	- HS dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.
	- Hiểu nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị và bổ ích )
	- HS có ý thức tìm hiểu thế giới xung quanh..
ii. đồ dùng dạy học :
	 - Tranh minh hoạ cho truyện trong BĐD 
iii. các hoạt động dạy học 
1. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. GV kể chuyện: 
	- GV kể lần 1, HS nghe.
	- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
c. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
	- HS nối tiếp nhau đọc những yêu cầu của bài tập 
* Kể chuyện trong nhóm: 
	- HS kể từng đoạn, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện. (Những HS trung bình có thể kể một vài đọan trong câu chuyện mà không nhất thiết phải bắt các em kể hết cả câu chuyện)
* Thi kể chuyện trước lớp 
	- Hai, ba tốp HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
	- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp (HS khá, giỏi).
	- HS kể xong đều trả lời câu hỏi do các bạn đưa ra.
	- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Qua câu chuyện em hiểu điều gì? (Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị và bổ ích)
	- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
.........................................................................................................................
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)
i. mục tiêu
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. 
- HS biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn có lời nhân vật (chú hề và công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện. (TL được các câu hỏi trong SGK)
- Yêu cảnh vật thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:	
	- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn truyện phần 1, trả lời câu hỏi nội dung bài.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc 
- HSTB tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện ( 3 lượt )
+ Đoạn 1: Nhà vua ........đều bó tay 
+ Đoạn 2: Mặt trăng ......ở cổ 
+ Đoạn 3: Làm sao ........khỏi phòng 
- 1HSKG đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu : giọng nhẹ nhàng, chậm rãi,
* Tìm hiểu nội dung bài 
- Đọan 1: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Nhà vua lo lắng về điều gì ?
+ Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì ? 
+ Vì sao một lần nữa các vị đại thần, các nhà khoa học ai không giúp được nhà vua 
+ Nội dung chính của đoạn 1: Mọi người không biết làm thế nào để che mặt trăng.
- GV ghi bảng.
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, quan sát tranh minh hoạ, trao đổi với nhau các CH: 
 + Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì ?
+ Công chúa trả lời thế nào ?
- HS đặt câu hỏi 4 cho các bạn trả lời.
+ Nêu ND đoạn đó? (Cách nghĩ của công chúa về các sự vật xung quanh)
* Đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 3 HS đọc phân vai. 
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc 
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm phân vai.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhắc lại ND bài. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- GV liên hệ HS cần bày tỏ ý kiến trước mọi người với thái độ lễ phép.
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
................................................................................................................
........................................................................................................................
Tiếng việt (ôn): 
Luyện viết: Bài 17: Biển đẹp
I. Mục Tiêu.
	- Viết đúng chính tả, trình bày đúng, đều, đẹp đoạn văn trong bài 17 - Vở luyện viết chữ đẹp – T1 theo kiểu chữ thẳng.
	- Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy – học: HS chuẩn bị Vở luyện viết chữ đẹp 4 – T.1, 2
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
b. Hướng dẫn luyện viết :
	Với từng bài theo trình tự:
	- GV đọc bài chính tả trong SGK. HS theo dõi.
	- Hướng dẫn HS nắm nội dung chính của bài viết, cách viết kiểu chữ thẳng.
	- Hướng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần viết đúng.
	- Hướng dẫn HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp.
	- HS đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
c. HS luyện viết:
	- Nhắc HS quy định viết chính tả.
	- HS nhìn và viết cho đúng mẫu: 
Bài 17: Biển đẹp
	Biển rất đẹp! Buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, ở xa trông như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
	- HS soát lại.
d. Chấm, chữa bài 
	- GV chấm 7-10 bài.
	- GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ kĩ thuật hai cách viết thẳng.
	- HDHS chuẩn bị bài sau: Bài 18: Phong cảnh Pác Pó.
Thứ tư (Nghỉ)
 Soạn: 20/11/2010 . Giảng: Thứ năm 23/12/2010
Buổi sáng
Thể dục
Bài 34: Đi nhanh chuyển sang chạy. Trò chơi 
"Nhảy lướt sóng"
I. Mục tiêu
	- HS biết cách đi nhanh chuyển sang chạy. Ôn trò chơi "Nhảy lướt sóng"
	- Rèn kĩ năng dóng hàng, đi nhanh chuyển sang chạy.
	- Giáo dục học sinh tính kỉ luật trong tập luyện.
II. Địa điểm, phương tiện
	- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ cho trò chơi, kẻ sẵn các vạch....
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút
	- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút
	- HS khởi động: Tập 1 số động tác khởi động chân, tay, thân mình.
2. Phần cơ bản: 18 - 22 phút
a. Ôn đội hình đội ngũ và tập RLTTCB: 10 - 12 phút 
	- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh trên vạch kẻ thẳng và chuyển sang chạy theo đội hình hàng dọc.
	+ Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GV hoặc cán bộ lớp. Tập phối hợp các nội dung, mỗi nội dung tập 2-3 lần. Đội hình tập có thể đi theo đội hình 2-4 hàng dọc.
	+ Tập luyện theo tổ tại các khu vực đã phân công, GV đến từng tổ nhắc nhở và sửa các động tác sai cho HS.
	*Thi biểu diễn giữa các tổ: tập hợp hàng ngang và đi nhanh chuyển sang chạy.
b. Trò chơi vận động: 6 - 8 phút
	- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và nội quy chơi.
	- Khi tổ chức cho HS chơi, GV có thể phân công trọng tài và người phục vụ.
	- Sau 3 lần chơi, em nào bị vướng chân 2 lần liên tiếp thì sẽ bị phạt.
	- GV luôn nhắc các em đảm bảo an toàn trong khi luyện tập và vui chơi.
3. Phần kết thúc: 4 - 6 phút
	- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút
	- GV nhận xét đánh, giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà: 1 - 2 phút
................................................................................................................
Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
i. Mục tiêu
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (ND ghi nhớ).
- HS nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (BT1 mục III); viết được một đoạn văn tả bao quát chiếc bút (BT2)
- Có ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài văn giờ trước: Tả một đồ chơi mà em thích.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Tìm hiểu VD 
Bài tập 1; 2; 3 :
- HSTB đọc yêu cầu 
- Gọi HS đọc bài Cái cối tân 
- HS trả lời câu hỏi trong SGK (Gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ trình bày một đoạn.)
- Nhận xét, kết luận, lời giải đúng:
1. Mở bài
Đoạn 1
Giưói thiệu về cái cối được tả trong bài
2. Thân bài
Đoạn 2,3
Tả hình dáng bên ngoài của cối, tả hoạt động của cối
3. Kết bài
Đoạn 4
Nêu cảm nghĩ về cối
+ Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào? 
+ Nhờ đâu em nhận biết đoạn văn có mấy đoạn?
 c. Ghi nhớ: - HS đọc SGK
 d. Luyện tập 
Bài 1:- HSTB đọc nội dung và yêu cầu của bài 
- HS thảo luận cặp đôi và làm bài 
- HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét bổ sung, chốt lời giải đúng như SGV - Tr. 344 
Bài 2:- GV nêu yêu cầu của bài tập, HDHS làm bài. 
- HS làm bài: Viết đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em. 
- GV nhận xét cho điểm một số đoạn viết tốt.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật?
- GV nhận xét tiết học. HD HS về nhà hoàn chỉnh bài tập 2
.........................................................................................................................
toán
Tiết 84 : Dấu hiệu chia hết cho 5 (95)
i. mục tiêu 
	- HS biết dấu hiệu chia hết cho 5.
	- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5 để làm BT (BT1;4)
	- Yêu thích môn học .
ii. Đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài 2 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. GV hướng dẫn để HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5 
	- GV cho HS tìm các số chia hết cho 5 và các số không chia hết cho 5 tương tự như tiết trước (Chú ý đến các trường hợp số dư, phải có các số dư từ 1 đến 4)
	- GV yêu cầu HS chú ý tới các cột bên trái dể tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5.
	- Từ đó HS nêu nhận xét về đặc điểm của các số ỏ cột này.
	- GV cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho 5, cho HS nhắc lại, cả lớp đọc thầm. 
	- GV cho HS ghi nhận xét các số ghi ở cột phải.
	- HS nhận xét về đặc điểm các số không chia hết cho 5 ghi ở cột phải.
	- HS phát biểu về đặc điểm của số không chia hết cho 5.
c. Thực hành 
Bài 1 : 
	- HSTB nêu lại đề bài, nêu lại cách làm.
	- Cho HS tự làm vào vở.
	- Những HS còn lúng túng GV có thể hướng dẫn HS làm mẫu một vài số nhất là HS sinh trung bình, yếu.
	- Gọi HS nêu số, GV viết số chia hết cho 5 vào một cột, số không chia hết cho 5 vào một cột.
- HSKG giải thích vì sao những số đó chia hết cho 5 còn ở cột phải những số đó lại không chia hết cho 5.
Bài 2 (HSKG) :
	- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
	- HS tự làm bài. Cho 3 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm một phần
	- HS chữa bài và giải thích vì sao mình điền số đó. 
Bài 3 (HSKG) :
	- Cho HS tìm hiểu kĩ yêu cầu của đề.
	- Gọi HS nêu nếu viết các số có ba chữ số đã cho và chia hết cho 5 thì cần làm theo hướng như thế nào? (CS tận cùng phải là CS 0) 
	- GV đưa ra lời giải đúng: 570; 750
Bài 4
	- Cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho5.
	- Cho HS rút ra số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho5 thì có đặc điểm gì? (Tận cùng là CS 0)
	- Cho HS tìm số chia hết cho 5 trong các số đã cho, tìm các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. Cho HS nêu kết quả và chữa bài. KQ: a. 660; 3000
	b. 35; 945.
3. Củng cố dặn dò 
	- HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 5ếuố như thế nào thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?
	- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau: Luyện tập
........................................................................................................................
Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
i. mục tiêu 
	- HS nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? (ND ghi nhớ)
	- Nhận biết và bước đầu biết tạo được câu kể Ai làm gì theo yêu cầu cho trước qua việc thực hành luyện tập (Mục III). HSKG nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh.
.	- Có ý thức viết đúng quy tắc chính tả, quy tắc ngữ pháp.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1 KTBC: Gọi một vài HS lên bảng, mỗi HS đặt 2 câu kể theo kiểu Ai làm gì ?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học .
b. Hướng dẫn HS làm bài tập .
Bài tập 1: 
- GV nêu yêu cầu của bài 
	- 1HSTB đọc đoạn 1 
	- HS thảo luận theo cặp đôi trao đổi và làm bài tập 
	- HS báo cáo kết quả, GV nhận xét 
Bài tập 2: 
- HSTB đọc yêu cầu của bài.
	- Yêu cầu HS tự làm bài 
	- Gọi HS nhận xét chữa bài, GV đưa ra kết luận đúng. 
Bài 3 : + Vị ngữ trong các câu nói trên có ý nghĩa gì ?
	 + Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? nêu lên hoạt động của người, con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá.
Bài 4 : 
- HSTB đọc yêu cầu của bài 
	- Hoạt động theo cặp đôi thảo luận để làm bài
	- Hai nhóm lên bảng trình bày bài làm của mình 
c. Ghi nhớ: 
- HS đọc phần ghi nhớ
	- Cho HS đặt câu kể Ai làm gì ? GV và HS nhận xét.
d. Luyện tập 
Bài 1 : - HSTB đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
	- GV chia lớp thành ba nhóm, phân công nhóm trưởng, phát bút dạ và bảng nhóm cho các nhóm.
	- Ba nhóm thảo luận và làm bài trên phiếu lớn.
	- HS nhận xét bổ sung. GV nhận xét, kết luận 
Bài 2 : - HSTB đọc yêu cầu 
	- HS tự làm bài vào vở 
	- HS cùng bàn đổi chéo bài để kiểm tra cho nhau và nhận xét. 
	- GV chữa bài (nếu sai)
Bài 3 - HS đọc yêu cầu 
	- HS quan sát tranh: Trong tranh những ai đang làm gì ?
	- HS tự làm bài 
	- HS đọc bài làm của mình 
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại ý nghĩa của vị ngữ và cấu tạo của vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? 
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau. 
Buổi chiều
Lịch sử 
Ôn tập học kì 1
i. Mục tiêu
- Giúp học sinh hệ thống những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nướcđến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, nước Âu Lạc, hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập, buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần.
- Kể tên được các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 5 giai đoạn này.
- Giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
II- Đồ dùng dạy – học: Sơ đồ các giai đoạn lịch sử tiêu biểu.
III- Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu quyết tâm đánh giặc của quân và dân nhà Trần.
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: trực tiếp 
 b. HDHS tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS nhắc lại nội dung của 5 giai đoạn lịch sử tiêu biểu tương ứng với khoảng thời gian của các giai đoạn đó.
- Tổ chức treo sơ đồ các giai đoạn lịch sử, cho các em lên bảng ghi lại nội dung kết quả của từng giai đoạn trên bảng ứng với thời gian ghi trên trục thời gian.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận các câu hỏi và ghi lại câu trả lời vào bảng nhóm:
+ Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta bắt đầu từ năm nào đến năm nào?
+ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long vào năm nào? Do ai thực hiện?
+ Nêu những thành tựu tiêu biểu mà nhà Trần đã đạt được từ năm 1226 đến cuối thế kỉ thứ 14.
- GV cho các nhóm làm việc.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn.
- GV nhận xét đánh giá chung và đưa ra kết luận.
3. Củng cố - dặn dò 
 	- GV nhận xét tiết học. HD HS về nhà ôn lại bài chuẩn bị cho kiểm tra định kì.
.........................................................................................................................
Khoa học
Ôn tập học kì 1
I. Mục tiêu
	- Giúp HS củng cố, ôn tập các kiến thức về: Tháp dinh dường cân đối, một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
	- HS có khả năng vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
	- HS ham tìm hiểu thế giới và nghiên cứu khoa học. 
ii. Đồ dùng dạy học
	- HS chuẩn bị bảng nhóm bút dạ.	
iii. Các Hoạt động dạy – học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Không khí gồm những thành phần nào? Th

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_17_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc
Giáo án liên quan