Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU

- HS bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi.

- HS hiểu nội dung của bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy.

- HS yêu thích những trò chơi dân gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc sgk .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài “ Tuổi Ngựa, trả lời câu hỏi trong sgk.

2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ sgk.

 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc (GV chia bài thành 3 đoạn )

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn: 3 lượt.

- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài.

- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài, khó. Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm/ bên nam thắng, có năm /bên nữ thắng.

- Một HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài.

* Tìm hiểu bài

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác định yêu cầu đề.
- GV nhắc HS câu chuyện của mỗi em phải là chuyện có thực (liên quan đến đồ chơi của em hoặc bạn bè), nhân vật trong câu chuyện là em hoặc bạn bè em.
* Gợi ý kể chuyện. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý.
- GV nhắc HS chú ý lựa chọn 1 trong 3 hướng, khi kể nên xưng hô “ tôi”
- Một số HS nối tiếp nói về hướng xây dựng cốt truyện của mình.
* Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
- Kể chuyện theo cặp. 
+ Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện về đồ chơi.
+ GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý.
- Thi kể chuyện trước lớp. 
+ Hai, ba HS nối tiếp nhau kể trước lớp.
+ Mỗi em kể xong, nói ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi của thầy cô, bạn bè 
+ Cả lớp bình chọn cá nhân kể chuyện hay nhất, có câu chuyện hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện “ Một phát minh nho nhỏ ’’
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 13/12/2017
 Ngày dạy: Thứ tư: 20/12/2017
Tập đọc
Trong quán ăn “ Ba cá bống "
I. Mục tiêu
- HS biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu - ra - ti - nô, Toóc - ti - la, Ba - ra - ba, Đu -rê- ma, A -li -xa, A - di- li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- HS hiểu nội dung của truyện: Chú bé người gỗ (Bu-ra - ti -nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình.
- HS có ý thức học tập tốt để trở thành những người công dân có ích cho XH.
II. Đồ dùng dạy học- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài Kéo co và trả lời câu hỏi 3, 4 trong SGK 
- HS đọc diễn cảm và nêu nội dung của bài 
2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ SGK.
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc ( GV chia bài thành 3 đoạn)
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài 
+ GV theo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng các từ: Bu- ra- ti -nô, Toóc - ti - la, Ba - ra - ba, Đu -rê- ma, A -li -xa, A - di- li-ô), ...
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài kết hợp đọc từ chú giải SGK.
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài: GV HD đọc đúng kiểu câu cảm, đúng lời hội thoại.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài. 
- HS đọc thầm phần giới thiệu truyện và trả lời câu hỏi:
+ Bu- ra- ti -nô cần moi bí mật gì ở lão Ba- ra -ba?
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba - ra - ba phải nói ra điều bí mật?
ý1: Chú bé gỗ thông minh buộc lão Ba - ra - ba phải nói ra điều bí mật.
- HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi :
+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
- GV giới thiêu chú bé gỗ chạy chốn qua tranh minh hoạ SGK.
+ Tìm những chi tiết trong bài mà em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
ý2: Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân.
+ Truyện nói lên điều gì? 
Nội dung: Chú bé người gỗ (Bu-ra - ti -nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình (HS nêu, GV ghi bảng).
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài phát hiện giọng đọc của từng nhân vật. 
- HS đọc phân vai.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn: “ Cáo lễ phép ngả mũ.. .nhanh như mũi tên. 
- HS thi luyện đọc theo nhóm.
- Lớp nhận xét bình chọn đại diện nhóm đọc hay, hấp dẫn.
3. Củng cố, dặn dò
- Qua câu chuyện nói nên điều gì? GV liên hệ giáo dục HS qua bài học.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------
Địa lí
Thủ đô Hà Nội
I. Mục tiêu
- HS biết được vị trí, giới hạn của thủ đô Hà Nội. Biết một số đặc điểm chủ yếu của thủ đô Hà Nội: Hà Nội là thành phố lớn của trung tâm đồng bằng Bắc Bộ; Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của đất nước.
- HS chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ, lược đồ. Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
- HS tự hào về Hà Nội nghìn năm văn hiến và có ý thức trân trọng, giữ gìn những công trình công cộng, di tích lịch sử văn hoá của dân tộc. 
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam. Tranh minh hoạ sgk.
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC:
-Trình bày những hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ1: Hà Nội - Là thành phố lớn ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ: 
- GV giới thiệu Hà Nội là thành phố lớn nhất của Miền Bắc.
- HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và quan sát lược đồ hình 1sgk trang 109 
+ Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội.
- GV giới thiệu bắt đầu từ 1/8/2008 diện tích của Hà Nội được mở rộng: Toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Tây cũ và 2 xã của một huyện của tỉnh Hoà Bình được sát nhập vào Hà Nội.(GV chỉ vị trí của Hà Nội mới cho HS quan sát )
+ Diện tích của HN ngày nay có gì khác so với diện tích của HN trước tháng 8/2008?
+ Hà Nội ngày nay tiếp giáp với những tỉnh nào? Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?
+ Cho biết từ tỉnh em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào?
- GV củng cố chốt kiến thức và chỉ lại bản đồ cho HS quan sát.
HĐ2: Thành phố cổ đang ngày càng phát triển.
- Các nhóm dựa vào kênh chữ và hình 2, 3, 4 trong sgk và dựa vào hiểu biết của mình thảo luận: 
+ Thủ đô Hà Nội còn có tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
+ Khu phố cổ có đặc điểm gì? Khu phố mới có đặc điểm gì?
+ Kể tên những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở Hà Nội?( GV giới thiệu thêm các di tích, thắng cảnh của Hà Tây cũ )
- GV củng cố chốt kiến thức và đưa dẫn chứng cụ thể.
HĐ3: Hà Nội - Trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế của cả nước. 
- Làm việc theo nhóm: Các nhóm dựa vào mục 3 trong sgk, các tranh ảnh và hiểu biết của bản thân để thảo luận:
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, khoa học lớn nhất của cả nước?
- HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp: HS và GV nhận xét bổ sung.
- GV chốt kiến thức và nêu dẫn chứng cụ thể.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
3. Củng cố, dặn dò 
- Hà Nội nằm ở vùng miền nào? Diện tích của Hà Nội ngày nay có gì thay đổi?
- GV nhận xét giờ học. Nhắc chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------
Toán
Tiết 78: Chia cho số có 3 chữ số 
i. mục tiêu 
- HS biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số (chia hết, chia có dư).
- HS có kĩ năng thực hiện đúng phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số. Vận dụng tính đúng giá trị của biểu thức có liên quan đến phép chia cho số có ba chữ số.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. KTBC: 
- 3 HS lên bảng làm mỗi em một phần. Dưới lớp làm vở nháp: 
 8750 : 35	;	 2996 : 28	;	2420 : 12
- Nêu cách chia cho số có 2 chữ số ? 
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. 
b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ1: Trường hợp chia hết.
- GV viết phép tính lên bảng: 1944: 162 = ?
- Nhận xét phép chia? Tương tự như chia cho số có hai chữ số để tìm kết quả của phép chia ta làm ntn?
+ GV đặt tính, HS thực hiện phép tính.
+ GV giúp HS tập ước lượng tìm thương cho mỗi lần chia.
+ Chẳng hạn: 194 :162 =? Có thể lấy 1 chia cho 1 được 1
 324:162 =? có thể lấy 3 chia cho 1 được 3. Nhưng vì 162 x 3 = 48 mà 486> 324 nên lấy 3 chia cho 1 được 2.
- Nhận xét kết quả của phép chia?
HĐ2: Trường hợp chia có dư. 
- GV ghi phép tính lên bảng: 8469 : 241 = ?( GV hướng dẫn làm tương tự như trên )
- Hãy so sánh 2 phép tính có đặc điểm gì giống và khác nhau? Muốn thử lại phép chia hết và phép chia có dư ta làm ntn? 
- GV nhận xét chốt lại cách chia cho số có 3 chữ số.
HĐ 3: Thực hành 
Bài 1a(86) : HS nêu yêu cầu của bài 
- HS làm phần a vào vở, HS lên bảng làm bài, nêu cách làm. 
- GV và HS nhận xét chữa bài
- GV chốt lại cách chia cho số có 3 chữ số: Cách ước lượng thương, tìm số dư ở mỗi lượt chia.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài. GV ghi bảng.
- HS nêu cách làm của từng phép tính và làm phần b vào vở. HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét.
- GV chốt lại các bước tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: ( nếu còn thời gian)
- HS đọc đề bài, GV hỏi để tóm tắt bài toán, HS nêu cách giải và giải bài toán. 
- GV gọi một HS lên bảng giải: GV và HS nhận xét chữa bài. 
- GV chốt lại cách làm của bài: Vận dụng cách chia cho số có 3 chữ số để làm.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại cách chia cho số có 3 chữ số?
- GV nhận xét tiết học. Nhắc chuẩn bị bài sau. 
---------------------------------------------------------------
Khoa học
Không khí gồm những thành phần nào ?
i. Mục tiêu
- HS biết được không khí có hai thành phần chính là ni- tơ và khí ô- xi. Ngoài ra, còn có khí các- bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,...
- HS quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni tơ, khí ô- xi, khí các- bô- níc.
- HS có ý thức tự giác tích cực học tập, có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch.
ii. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 66,67 sgk. Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, nước vôi trong ...
iii. các Hoạt động dạy học
1. KTBC: Nêu tính chất cơ bản của không khí?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. Hướng dẫn bài mới. 
HĐ 1: Xác định thành phần chính của không khí. 
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô- xi duy trì sự cháy và khí ni tơ không duy trì sự cháy.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh báo cáo về việc chuẩn bị. 
- HS đọc mục thực hành.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Bước 3: Trình bày trước lớp. 
* Kết luận: ( Mục bạn cần biết ).	
HĐ 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí.
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
* Cách thức tiến hành:
- Tổ chức và hướng dẫn. GV yêu cầu HS quan sát nước vôi trong.
- HS bơm không khí vào lọ nước vôi và quan sát xem nước vôi có còn trong nữa không? 
- HS trình bày kết quả, các HS khác bổ sung.
- HS quan sát hình 4,5 sgk. 
+ Kể tên những thành phần khác của không khí?
+ Không khí gồm những thành phần nào?
* Kết luận: Không khí gồm có hai thành phần chính là ô- xi và ni- tơ. Ngoài ra còn chứa khí các -bô -nic, hơi nước, bụi, vi khuẩn ...
3. Củng cố, dặn dò 
- Không khí gồm những thành phần nào?
- GV liên hệ giáo dục cho HS luôn có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc chuẩn bị bài sau: Bài 33. 
-----------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU : Tập làm văn
Luyện tập giới thiệu địa phương
i. Mục tiêu
- HS dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài. (Biết giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp (Quế Võ - Bắc Ninh ) và Tích Sơn (Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ) 
- HS biết giới thiệu một trò chơi (hoặc một lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật
+ KNS: Tìm kiếm và sử lí thông tin; thể hiện sự tự tin; giao tiếp.
- HS biết cảm nhận cái hay, cái đẹp qua quan sát và miêu tả cảnh vật xung quanh; giữ gìn trò chơi dân gian. 
ii. đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ một trò chơi, một lễ hội trong sgk.
iii. các hoạt động dạy học 
1. KTBC: Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ tiết Quan sát đồ vật. 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu TT.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1(160) : - Một HS đọc yêu cầu của bài 
- Cả lớp đọc lướt bài Kéo co, Trả lời câu hỏi:
+ Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của những địa phương nào? 
- HS thi thuật lại các trò chơi theo nhóm 
- GV nhắc các em: cần giới thiệu 2 tập quán kéo co rất khác nhau ở 2 vùng, giới thiệu tự nhiên sinh động, hấp dẫn, cố gắng diễn đạt bằng lời của mình.
- Lớp nhận xét, giáo viên sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, bình chọn nhóm bạn thuật tốt nhất.
- GV chốt lại cách chơi kéo co khác biệt giữa hai địa phương.
Bài 2 - HS đọc đề bài GV ghi bảng.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề bài. 
- HS quan sát tranh minh hoạ sgk và nói tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh.
- Giáo viên treo bảng phụ gợi ý học sinh biết lập dàn ý chính.
- GV lưu ý HS mở đầu bài giới thiệu, cần phải nói rõ: quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị em muốn giới thiệu cho các bạn biết.
- HS nối tiếp phát biểu giới thiệu quê mình: Trò chơi hoặc lễ hội mình muốn giới thiệu. 
- Từng cặp HS thực hành giới thiệu trò chơi, lễ hội của quê mình.	
- HS thi giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước lớp.
- GV củng cố nhận xét chốt kiến thức của bài.
3. Củng cố, dặn dò 
- Em thích trò chơi dân gian nào nhất? Trò chơi đó có hấp dẫn và thú vị không? Em phải làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy các trò chơi đó?
- GV liên hệ GDKNS cho HS, nhận xét tiết học và HD HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới.
- GV nhận xét tiết học
-----------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn ( tiết 2 )
i. Mục tiêu
- HS biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình tự chọn.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ lắp ghép mô hình KT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Thực hành
Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết
- GV đến từng nhóm HS để kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng và đủ các chi tiết.
- HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ.
- Xếp các chi tiết từng loại vào lắp hộp.
Hoạt động 3: Thực hành lắp mô hình đã chọn
* Lắp từng bộ phận 
* Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
- HS dựa vào các tiêu chuẩn nhận xét sản phẩm của các bạn lắp có đúng mẫu và quy trình không
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả của HS
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm của HS
	GV nêu các chi tiết đánh giá sản phẩm thực hành:
	+ Lắp được mô hình tự chọn.
	+Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	+Lắp mô hình chắc chắn không bị xộc xệch.
- GV đánh giá kết quả học tập của HS, nhắc HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét đánh giá tiết học và HDHS chuẩn bị cho tiết học sau.
--------------------------------------------------------------
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 15: Đêm Côn Sơn
I. Mục tiêu
- HS viết đúng, đều, đẹp đoạn thơ Đêm Côn Sơn: Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.15)
- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn thơ, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn cần viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 	
- HS viết một số tiếng khó của bài trước: lâu năm, lúc nào, xen lẫn,) 
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu. Treo bảng phụ chép sẵn ND đoạn thơ
- HS đọc thầm lại bài.
+ Nêu nội dung của đoạn thơ? (Cảnh đẹp tĩnh mịch của đêm ở Côn Sơn...)
+ Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (vách núi, rì rầm, rơi nghiêng, nghiêm,...)
+ Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Cách trình bày thể thơ đó?
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
+ GV đọc từng từ ngữ.
+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
c. HDHS viết bài: Đêm Côn Sơn (Vở luyện viết chữ đẹp 4 - Q.1 - Trg 14 ):
- Khi viết một đoạn thơ ta cần chú ý điều gì?
- Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? - HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
- GV lưu ý HS những chữ thường viết sai trong bài và cách sửa.
- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 13/12/2017
 Ngày dạy: Thứ năm: 21/12/2017
Toán ( 4A, 4B )
Tiết 79: Luyện tập 
i. mục tiêu
- HS biết chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số .
- Củng cố kĩ năng qua việc giải các bài toán có liên quan (BT 1a, 2)
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách chia cho số có ba chữ số ? Trường hợp phép chia có dư thì số dư phải thế nào?
- HS lên bảng làm: 3408 : 213 ; 6575 : 312
2. Dạy bài mới:
b. GV tổ chức cho HS làm bài tập 
Bài 1 (phần a) : HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài vào vở, gọi hai em lên bảng làm bài 
- GV chữa bài trên bảng, chốt kết quả: a. 2; 32; 20
- GV chốt lại cách chia cho số có 3 chữ số: Cách ước lượng thương, tìm số dư ở mỗi lượt chia 
Bài 2: HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS tự làm bài vào vở, gọi 2 em lên bảng làm bài 	
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng;
	 Có tất cả số gói kẹo là: 120 x 24 = 2880 (gói).
	Nếu mỗi hộp chứa 160 gói thì cần số hộp là: 2880 : 160 = 18 (hộp).
Bài 3 ( nếu còn thời gian): Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nhắc lại cách chia một số cho một tích.
- GV HD có thể chọn hai trong ba cách sau đây:
Cách 1: 2205 : ( 35x7 ) = 2205 : 245 = 9
Cách 2 : 2205 : (35 x7 ) = 2205 : 35 : 7 = 63 : 7 = 9
Cách 3 : 2205 : ( 35 x7 ) = 2205 : 7 : 35 = 315 : 35 = 9 
- HS lên bảng làm bài , lớp làm vở - HS chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại cách chia cho số có 3 chữ số?
- GV nhận xét tiết học. HDHS chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC ( 4B )
Bài 8: Yờu lao động ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:	
- Bước đầu biết được giá trị của lao động.
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân .
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc HS đã sưu tầm truyện mang đến lớp .
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài .
b.Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân
- HS làm bài tập.
- GV mời một HS chữa bài tập và giải thích.
- GV trao đổi nhận xét.
- GV kết luận: Các việc làm (a), (b), (g), (h), (k) là tiết kiệm tiền của.
 - Các việc làm (c), (d), (e), (i) là lãng phí tiền của.
- HS tự liên hệ.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết thực hiện tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày.
c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai
- GV chia nhóm, và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5.
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Một vài nhóm lên đóng vai. 
- Thảo luận lớp.
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
- GV kết luận cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
d. GV kết luận chung
- GV mời một vài HS lên đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước, trong cuộc sống hàng ngày.
----------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu ( 4A )
 Câu kể
I. mục tiêu 
- HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ).
- HS nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2).
- Yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn đoạn văn ở BT1 mục III 
iii. các hoạt động dạy học 
1. KTBC :
- Kể một số trò chơi có lợi và một vài trò chơi có hại? Nên chơi trò chơi nào?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài : Gv nêu mục tiêu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức
* Phần nhận xét :
Bài tập 1 : Một HS đọc nội dung bài tập 1 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
+ Cõu: “Những kho bỏu ấy ở đõu?” được dựng để làm gỡ? Cuối cõu cú dấu gỡ?
- GV nhận xét, chốt lại: Câu in đậm trong đoạn văn là câu hỏi về một điều chưa biết, cuối câu có dấu chấm hỏi.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng Những câu còn lại dùng để kể, tả, giới thiệu về 1 sv. Cuối các câu có dấu chấm. Đó chính là câu kể.
 Bài tập 3. (Làm như bài tập 2)
* P

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc