Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 15 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU

- HS biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu từ ngữ mới của bài. Hiểu ND của bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.

- Yêu thích những trò chơi dân gian, đảm bảo an toàn sức khoẻ khi thả diều.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ bài học - SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài “ Chú Đất Nung” và nêu nd của bài?

2. Dạy bài mới

 a. Giới thiệu bài: Giới thiệu qua tranh minh hoạ.

 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc (GV chia bài thành 2 đoạn)

- HS đọc nối tiếp đoạn của bài

+ GVtheo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng từ: nâng lên, mục đồng,vui sướng, lên trời, trầm bổng, sao sớm, trôi trên dải, .HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài.

- HS đọc nối tiếp đoạn của bài và đọc từ chú giải SGK.

- HS đọc nối tiếp đoạn của bài, GV hướng dẫn đọc toàn bài và đọc đúng những câu sử dụng dấu chấm lửng; câu cảm.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 15 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò .
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác, đặt câu hỏi thú vị thông minh.
- GV liên hệ giáo dục HS qua câu chuyện kể.
- Dặn HS chuẩn bị bài kể chuyện tuần 16. 
_______________________________________________________________________
 Ngày soạn: 6/12/2017
 Ngày giảng: Thứ tư: 13/12/2017
tập đọc
Tuổi Ngựa
I. Mục tiêu
- HS biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm một khổ thơ trong bài. 
- HS hiểu nội dung của bài thơ: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi 
nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (HS đọc thuộc 8 dòng thơ trong bài).
- HS yêu quý, kính trọng và biết ơn mẹ. 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.
 Bảng phụ chép khổ thơ HD đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
- HS nối tiếp đọc bài cánh diều tuổi thơ TL câu hỏi 3, 4 trong SGK.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ sgk.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc ( GV chia bài thành 4 đoạn)
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài 
+ GV theo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng các từ: núi đá, loá, ...
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài kết hợp đọc từ chú giải SGK.
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài: GV hướng dẫn đọc đúng kiểu câu hỏi, đúng thể thơ 5 chữ, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
- HS luyện đọc theo cặp.- > HS đọc toàn bài-> GV đọc diễn cảm toàn bài.
*Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: HS đọc khổ thơ 1.
+ Bạn nhỏ tuổi gì? + Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào?
- GV giới thiệu bạn nhỏ tuổi ngựa trong tranh sgk.
ý1: Giới thiệu bạn nhỏ tuổi ngựa 
Đoạn 2: HS đọc khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi.
+ “Con ngựa”theo ngọn gió đi chơi những đâu?
+ Đi chơi khắp nơi nhưng “ngựa con’’vẫn nhớ mẹ ntn?
ý2: Kể lại chuyện ngựa con rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió 
Đoạn 3- HS đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi.
+ Điều gì hấp dẫn “ ngựa con’’ trên những cánh đồng hoa?
ý3: Tả cảnh đẹp của đồng hoa mà ngựa con vui chơi 
Đoạn 4: HS đọc khổ thơ 4 và trả lời câu hỏi.
+ Trong khổ thơ 4, ngựa con nhắn nhủ với mẹ điều gì? Cậu bé yêu mẹ ntn ?
+ Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này em sẽ vẽ những gì ?
ý4: Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ 
Nội dung: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (HS nêu, GV ghi bảng).
* Đọc diễn cảm: - HS đọc nối tiếp các khổ thơ của bài 
- HS phát hiện giọng đọc của từng đoạn thơ và cả bài 
- GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn thơ cần đọc diễn cảm: Mẹ ơi... trăm miền.
+ HS đọc, phát hiện từ cần nhấn giọng; phát hiện chỗ cần ngắt hơi từng câu thơ.
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn thơ.
- Thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng 8 dòng thơ của bài, (HSK thuộc cả bài)
- Bình chọn đại diện nhóm đọc hay, hấp dẫn và thuộc lòng bài thơ.
3. Củng cố dặn dò: 
- Qua bài học muốn nói với các em điều gì? 
- GV liên hệ giáo dục HS yêu quý, kính trọng và biết ơn mẹ.
_________________________________________
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân
ở Đồng bằng Bắc bộ (tiếp theo)
I. Mục tiêu.
- HS biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,... Biết được cảnh chợ phiên ở ĐBBB.
- HS nêu đúng một hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBBB. Dựa vào ảnh chụp minh hoạ mô tả về cảnh chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
- HS tôn trọng các thành quả lao động của người dân. Tuyên truyền với mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, lưu truyền một số nghề thủ công truyền thống. 
II. Đồ dùng dạy học : ảnh minh hoạ SGK, ảnh sưu tầm cho bài giảng.
III. Các hoạt động dạy học
1.KTBC : + Kể tên hoạt động chính của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ? 
+ Điều kiện nào cho biết ĐBBB trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ? 
+ Để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường, trong quá trình trồng và chăm sóc rau, bà con nông dân phải chú ý điều gì ? 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài : Dựa vào câu trả lời của học sinh, GV dẫn dắt tới bài mới.
b. Hướng dẫn bài mới.
*HĐ3: Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
- HS quan sát ảnh chụp SGK. HS đọc thầm mục 1 SGK trang 106 và thảo luận theo cặp đôi.
- Nội dung thảo luận : Kể tên các nghề thủ công truyền thống ở ĐBBB ? 
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung, GV đưa đáp án.
- GV giới thiệu một số làng nghề thủ công truyền thống ở ĐBBB ( STK76)
+ Thế nào là nghề thủ công ?
+ Theo em, nghề thủ công ở ĐBBB có từ lâu chưa ? 
+ Khi nào một làng trở thành làng nghề ? 
+ Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì ?
+ ĐBBB có điều kiện gì thuận lợi để phát triển nghề gốm ? 
+ Nêu quy trình sản xuất đồ gốm ? 
+ Nhận xét gì về nghề gốm ?
+ Làm nghề gốm đòi hỏi ở người nghệ nhân những gì ?
+ Chúng ta phải có thái độ ntn với sản phẩm gốm, cũng như sản phẩm thủ công ?
+ Để tránh ô nhiễm môi trường, trong quá trình sản xuất người nghệ nhân phải chú ý điều gì ?
- GV dẫn chứng nghề thủ công chạm khắc đá 
*HĐ2 : Chợ phiên.
- HS đọc mục 2 SGK, quan sát ảnh minh hoạ chợ phiên.
+ Ơ ĐBBB, hoạt động mua bán hàng hoá diễn ra tấp nập nhất ở đâu ?
- GV giới thiệu chợ phiên ở một số địa phương : chợ lữ, chợ Lê
+ Em hiểu thế nào là chợ phiên ? 
- HS quan sát chợ phiên trong SGK và liên hệ chợ phiên ở quê.
+ Em đã được đi chợ phiên bao giờ chưa ? Trong chợ diễn ra hoạt động gì ?
+ Em hãy mô tả chợ phiên ? 
- HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung, GV kết luận như STK trang 79.
+ Để không làm ảnh hưởng đến môi trường, trong quá trình họp chợ, mỗi người dân phải chú ý điều gì ? 
+ Nừu mỗi người dân không có ý thức giữ vệ sinh chung sẽ gây hậu quả gì ?
- HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. 
- Gvdẫn chứng hiện tượng vứt bỏ rác thải bừa bãi ở ngoài chợ ở một số địa phương
* HĐ3: Ghi nhớ.- HS đọc SGK.
3. Củng cố, dặn dò 
- Kể tên một số nghề thủ công truyền thống của người dân ở đồng bằng BắcBộ?
- HS tuyên truyền với gia đình và mọi người xung quanh cùng bảo vệ môi trường. 
- GV liên hệ, giáo dục HS có ý thức tôn trọng những thành quả lao động của người dân, ý thức bảo vệ lưu truyền một số nghề thủ công truyền thống. 
_________________________________________
Toán
Tiết 73: Chia cho số có hai chữ số ( tiếp theo - tr82 )
I. Mục tiêu
- HS nắm được cách thực hiện và chia được phép chia số có bốn chữ số cho số có 2 chữ số (chia hết, chia có dư).
- HS có kĩ năng thực hiện phép chia số cho số có 2 chữ số qua các BT (BT1, 3a).
II. Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên bảng, dưới lớp làm vở nháp, tính: 4674 : 82, nêu cách chia.
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Giới thiệu trường hợp chia hết: 8192 : 64 = 
- GV đưa phộp tớnh: 10105 : 43
- HS nờu cỏch đặt tớnh và thứ tự thực hiện phộp tớnh theo 3 bước (chia, nhõn, trừ nhẩm)
- HS nhắc lại cỏch ước lượng thương
- GV giúp HS tập ước lượng tìm thương cho mỗi lần chia.
 Chẳng hạn : 81 : 64 = ? có thể lấy 8 chia cho 6 được 1
 179 : 64 = ? có thể lấy 17 chia cho 6 được 2 ( dư 5 ).
- HS làm nhỏp, bảng lớp kết quả, lưu ý cỏch viết thương và số dư.
c. Trường hợp chia có dư: 1154 : 62 = 
- Trình tự tương tự như trên, lưu ý HS phộp chia cú dư, số dư bộ hơn số chia.
 d. Thực hành 
Bài 1:
- HS đọc và nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng làm bài. GV tổ chức cho HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
=> Củng cố cỏch đặt tớnh và cỏch thực hiện tớnh chia số cú bốn chữ số cho số cú hai chữ số.
Bài 2: 
- HS đọc, nêu yêu cầu bài
- HS tự làm bài vào vở theo yêu cầu.
- GV chấm và chữa bài. chốt kết quả: 291 tá thừa 8 bút chì.
Bài 3(.a): 
- HS nêu yêu cầu của đề của bài tập, nêu cách tìm thừa số chưa biết 
số chia chưa biết 
- HS lên bảng làm ,lớp làm bài vào vở.
- GV chấm và chữa bài. KQ: a. 24
3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc lại cách chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau
-------------------------------------------------------------
Khoa học
Làm thế nào để biết có không khí?
I. Mục tiêu 
- HS biết không khí có ở xung quanh chúng ta: Xung quanh mọi vật và chỗ rỗng của mọi vật.
- HS làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và các chỗ rỗng bên trong các vật đều có không khí.
- Giáo dục HS có ý thức thói quen bảo vệ môi trường không khí và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học
- Mỗi nhóm chuẩn bị túi ni lông to, dây chun, kim khâu, chậu thuỷ tinh, chai không, một miếng bọt biển.
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: - Em đã thực hiện những việc làm gì để tiết kiệm nước?
 - Tại sao phải tiết kiệm nước?
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu TT.
b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật.
* Mục tiêu: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị của nhóm mình.
- HS đọc các mục thực hành SGK.
- Bước 2: HS làm thí nghiệm theo nhóm. 
- Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả, giải thích cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta.
+ Lấy ví dụ không khí có ở xung quanh ta? 
=> Kết luận: Không khí có ở quanh ta.
HĐ2: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở trong những chỗ rỗng của mọi vật.
* Mục tiêu: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả những chỗ rỗng của các vật.
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm báo cáo sự chuẩn bị. 
- HS đọc mục thực hành SGK.
- Bước 2: HS làm thí nghiệm theo nhóm. 
- Bước 3: GV yêu cầu đại diện báo cáo kết quả.
+ Ba thí nghiệm trên cho ta biết điều gì?
+ Lấy ví dụ chứng tỏ không khí có ở mọi nơi, có ở chỗ rỗng của mọi vật? 
=> Kết luận: Không khí có ở quanh mọi vật kể cả những chỗ rỗng của các vật.
HĐ 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí.
*Mục tiêu: HS biết lớp không khí bao bọc Trái đất là khí quyển.
* Cách thức tiến hành: GV nêu các câu hỏi cho HS thảo luận:
- Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?
- GV nêu thêm tác dụng của lớp khí quyển đối với Trái Đất.
- Để bảo vệ bầu khí quyển chúng ta cần làm gì? 
3. Củng cố, dặn dò 
- Không khí có ở đâu? Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì?
- Cần làm gì để không khí xung quanh chúng ta luôn trong sạch?
- GV liên hệ giáo dục cho HS ý thức thói quen bảo vệ môi trường không khí. 
------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU: Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục Tiêu
- HS nắm vững cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả. HS hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ giữa lời tả và lời kể.
- HS lập đúng dàn ý cho bài văn miêu tả chiếc áo em mặc tới lớp hôm nay. 
- HS biết cảm nhận cái hay cái đẹp qua quan sát và miêu tả cảnh vật xung quanh. HS biết giữ gìn, bảo vệ vật dụng trong gia đình và của cá nhân.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết dàn ý(BT2), ảnh chiếc xe đạp. 
III. Các hoạt động dạy học 
1. KTBC : 
- Thế nào là miêu tả? 
- HS đọc một câu văn miêu tả trong một bài văn đã học 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1(150) : Một HS đọc yêu cầu của bài 
- Cả lớp đọc thầm bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư và quan sát tranh minh hoạ sgk.
- GV cho HS quan sát ảnh chụp chiếc xe đạp. HS đọc từ chú giải SGK.
- Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn?
- ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự ntn?
- Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào?
- Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe?
- HS trả lời. Lớp nhận xét.
- GV củng cố và chốt lại cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật; trình tự miêu tả, cách quan sát của tác giả. Vai trò của lời kể xen lẫn lời tả có trong bài.
Bài 2(151) : HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV viết bảng đề bài.( chú ý HS tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay, lập dàn ý theo nội dung tiết tập làm văn trước.)
- HS làm bài vào vở - Một số HS đọc dàn ý trước lớp.
- HS, GV nhận xét: GV nhận xét tuyên dương bài làm tốt.
- GVđưa ra bảng phụ viết dàn ý chung cho cả lớp tham khảo. 
+ Khi tả đồ vật cần lưu ý gì?
+ Em cần giữ gìn chiếc áo của mình như thế nào?
- GV liên hệ giáo dục HS sử dụng tiết kiệm quần áo.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nêu cấu tạo bài văn tả đồ vật? 
- GV liên hệ giáo dục HS biết giữ gìn, bảo vệ vật dụng trong gia đình và của cá nhân.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới. 
------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
 Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 1)
i. mục tiêu
- Củng cố tên gọi các chi tiết trong bộ lắp ghép kt và cách lắp một số mô hình tự chon.
- Biết chọn được các chi tiết để lắp ghép một mô hình tự chọn. Lắp được từng bộ phận và lắp ghép một mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, khéo léo khi thực hiện thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II. đồ dùng dạy- học: 
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: Để lắp được xe đẩy hàng cần phải có bao nhiêu bộ phận chính ?
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học 
 b. Hoạt động:
HĐ1: HS chọn mô hình lắp ghép
- GV cho HS chọn mô hình lắp ghép.
- HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- Một số HS nói mô hình mình định lắp ghép.
- GV gợi ý thêm một số mô hình lắp ghép khác (trong SGK hoặc trong quyển hướng dẫn sử dụng bộ đồ dùng.)
- HS chọn các chi tiết dùng để lắp ghép cho mô hình mình vừa chọn.
- GV quan sát, nhắc nhở thêm.
HĐ 2: HS thực hành lắp mô hình tự chọn:
- Mô hình của em gồm những bộ phận nào? Cách lắp các bộ phận ấy?
- HS thực hành lắp từng bộ phận của mô hình.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS sắp xếp đồ dùng gọn gàng vào hộp.
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị giờ sau thực hành tiếp.
-------------------------------------------------------------------
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 14: Quê hương
i. mục tiêu
- HS viết đúng, đều, đẹp đoạn văn: Quê hương (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.14)
- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV và HS: Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1.
- Bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn cần viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 	
- Khi viết một đoạn văn ta cần chú ý điều gì?
- Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? 
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu. Treo bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn.
- HS đọc thầm lại bài.
+ Nêu nội dung của đoạn văn? (Tình yêu quê hương của chị Sứ)
+ Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (chị Sứ, Hòn Đất, lâu năm, lúc nào, xen lẫn,...)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
+ GV đọc từng từ ngữ.
+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: Quê hương (Vở luyện viết chữ đẹp 4 - Q.1 - Trg 14 ):
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
- GV lưu ý HS những chữ thường viết sai trong bài và cách sửa.
- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 6/12/2017
 Ngày giảng: Thứ năm: 14/12/2017
Toán (4a,4B)
Tiết 74: Luyện tập (tr83)
I. Mục tiêu
 - Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có 2 chữ số .
	- HS thực hiện được phép chia số có ba chữ số, bốn chữ số cho số có hai chữ số (phép chia hết, chia có dư - BT 1, 2b)
 - HS yờu thớch mụn Toỏn, ham học, tớch cực tiếp thu cỏi mới.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: - Nêu cách chia cho số có hai chữ số? 
 - HS lên bảng làm bài: 4674 : 82 , 75 x X = 1800 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu trực tiếp.
b. Hướng dẫn bài mới. 
Bài 1(83) : HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS tự làm bài vào vở, HS lên bảng làm bài (4 HS).
- HS nêu cách chia cho số có hai chữ số, cách thử lại phép chia hết ?
- HS nhận xét chữa bài.
- GV chốt lại cách chia cho số có 2 chữ số: Ước lượng thương, tìm số dư ở mỗi lượt chia.
Bài 2b: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS tự làm bài phần b vào vở, HS lên bảng làm bài 
- HS lên bảng nêu cách tính giá trị của biểu thức 
- HS, GV nhận xét chữa bài.
- GV chốt lại cách tính giá trị của biểu thức bằng cách vận dụng chia cho số có hai chữ số để làm.
Bài 3: - nếu còn thời gian.
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nêu cách giải.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vở .
- HS chữa bài. GV chấm bài ở vở của HS. Chốt cách làm và kết quả:
	Giải: Một xe đạp cần số nan hoa là: 36 x 2 = 72 (nan hoa).
	Ta thấy: 5260 : 72 = 73 dư 4
	Vậy có 5260 nan hoa thì lắp được nhiều nhất 73 xe đạp và còn thừa 4 nan hoa.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách chia cho số có 2 chữ số?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
-------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC (4B)
Biết ơn thầy giỏo, cụ giỏo ( tiếp theo )
I. Mục tiêu:	HS tiếp tục:
- Hiểu được công lao của các thày giáo, cô giáo đối với HS. HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thày giáo, cô giáo .
- Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thày, giáo cô giáo .
- Luôn luôn có thái độ và hành động kính trọng và biết ơn các thày giáo, cô giáo 
II . Đồ dùng dạy học 
- SGK Đạo đức 4.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn các thày cô giáo?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động 1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được .
- HS trình bày, giới thiệu .
- Lớp nhận xét, bình luận .
- GV nhận xét .
c. Hoạt động 2: Trình bày tiểu phẩm về sự kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo.
- HS trình bày, giới thiệu .
- Lớp nhận xét, bình luận .
- GV nhận xét .
d.Hoạt động 3: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo , cô giáo .
- GV nêu yêu cầu .
- HS làm việc cá nhân theo nhóm .
- GV nhắc nhở HS gửi những tấm bưu thiếp mà mình đã làm . 
d. GV kết luận chung :
- Cần phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo .
- Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn . 
3. Nhận xét dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và nhắc HS thực hiện nội dung học vào cuộc sống .
- GV HDHS chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu (4A)
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I. Mục tiêu
- HS biết được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.
- HS đặt đúng các câu hỏi thể hiện giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác.
+ KNS: Giao tiếp: thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp; lắng nghe tích cực.
- HS có ý thức, thói quen giữ phép lịch sự khi giao tiếp với mọi người.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ, phấn màu ghi bài tập 2 phần nhận xét.
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1 phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học 
1. KTBC: HS làm bài tập 2, 3 (tiết LTVC trước)
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn bài mới.
* Phần nhận xét:
Bài 1: Một HS đọc nội dung bài tập 1và đọc khổ thơ SGK 
+ Tìm câu hỏi trong khổ thơ? Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con? 
- HS suy nghĩ, làm việc cá nhận , phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại và đưa ra phương án đúng.
Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì? Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: Lời gọi: Mẹ ơi.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài 
- HS thảo luận theo cặp về cách đặt câu hỏi.
- HS nêu câu hỏi trước lớp.
- GV nhận xét, treo bảng phụ ghi lời giải (Như SGV- 313), chốt lại ý kiến đúng 	.
Bài 3: Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung ntn? 
- HS trả lời - GV nhận xét KL:
Để giữ lịch sự cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc