Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 13 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

 - Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ớc tìm đ ờng lên các vì sao (trả lời đ ợc các câu hỏi trong SGK).

- Kĩ năng xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu, quản lí thời gian.

- Kính phục người tài.

II.CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. (GTB)

- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn đọc diễn cảm. (HĐ 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Vẽ trứng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Sử dụng tranh minh hoạ.

b. Các hoạt động

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 13 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ. Nhắc HS thực hiện tốt điều đã học.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 LUYỆN VIẾT
Bài 9
I. mục đích yêu cầu
- HS viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Lòng mẹ.
- Rèn kĩ năng viết đúng độ cao, khoảng cách của từng tiếng.Viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn:l/n, d/r, x/s...
- Giáo dục ý thức viết đẹp và trìng bày bài cẩn thận.
II.chuẩn bị
- HS:vở luyện viết
III.Các hoạt động
1.Kiểm tra bài cũ: - HS.viết một số từ : chích choè, lát nữa, trèo lên, chim non...
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn HS viết:
- Gọi HS đọc bài viết. Nêu ND bài?
- cả lớp theo dõi, phát hiện những từ khó viết.
- GV phân tích một số tiếng khó trên bảng: khuya, cặm cụi, trời trở rét, dừng mũi kim...
- HS luyện viết từ khó trên bảng, cả lớp viết ra giấy nháp.
*HĐ2: HS viết bài
- HS tự luyện viết bài theo bài mẫu
- GV theo dõi uốn nắn HS kịp thời.
*HĐ3: Chấm, chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài - Nhận xét.
- HS dưới lớp tự soát lỗi, sửa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Khen ngợi những em đã viết đúng, đẹp.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Mưa xuân. 
 Ngày soạn: 22.11.2017
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2017
Sỏng Tiết 1 Tập đọC
Văn hay chữ tốt
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Kĩ năng xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu phấn đấu. 
- Yêu quê hương đất nước. Kính phục người tài.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa. (GTB)
- Bảng phụ chép đoạn văn đọc diễn cảm. (HĐ 3)
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện :Người tìm đường lên các vì sao và trả lời các câu hỏi gắn với nội dung đoạn văn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh họa để giới thiệu bài.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Luyện đọc
- 1 HS đọc bài. GVHD chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chấu xin sẵn lòng.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến ông dốc sức luyện viết sao cho đẹp.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- HS tiếp nối nhau đọc 2, 3 lượt từng đoạn bài văn.
- GV giúp HS tìm hiểu những từ mới và khó trong bài: khẩn khoản, huyện đường, ân hận, nhắc nhở các em nghỉ đúng các câu khó: Thủa đi học,...điểm kém.
- Một, hai em đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể từ tốn, đọc phân biệt được lời nhân vật.
*HĐ2: Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn.
- HS đọc thầm đoạn 1, từ đầu đến xin sẵn lòng, trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
+Thái độ của Cao Bá Quát thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn?
- HS đọc đoạn 2, tiếp đến viết chữ sao cho đẹp, trả lời câu hỏi:
+ Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát phải ân hận?
- HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi:
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
- HS đọc lướt toàn bộ bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi 4. HS phát biểu ý kiến. 
- GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
- HS đọc lướt toàn bài, nêu nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
*HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Ba HS nối tiếp nhau đọc ba đoạn, GV nhắc nhở, hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài và thể hiện diễn cảm. 
- GV treo bảng phụ HD cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn 1.
- Cả lớp bình chọn bạn nào đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện khuyên các em điều gì?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Chú Đất Nung.
Tiết 2 Kể chuyện
ôn tập: kể chuyện đã nghe, đã đọc
i. mục đích yêu cầu 
- HS chọn và kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về chủ đề Có chí thì nên.
- Lời kể tự nhiên chân thực, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ; hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục HS có những ước mơ đẹp.
II.chuẩn bị
- GV: Bảng phụ viết sẵn tiêu chí đánh giá bài kể chuyện. ( HĐ 2)
- HS: chuẩn bị dàn ý kể chuyện. ( HĐ 1)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về cái đẹp.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài và gợi ý 1.GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- Đề: Hãy kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người có ý chí - nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
- Yêu cầu HS tìm câu chuyện ngoài SGK để kể.
- Gọi một số HS giới thiệu tên câu chuyện mình chọn.
- Gọi một HS đọc dàn ý bài văn kể chuyện.
*HĐ2: HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Kể chuyện trong nhóm: HS kể từng đoạn, sau đó kể toàn chuyện. Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện.
* Thi kể chuyện trước lớp 
- GV gọi HS xung phong kể trước lớp.
- HS đưa câu hỏi phát vấn.
- Cả lớp và GV nhận xét về: nội dung, cách kể, khả năng hiểu truyện,...
- Cả lớp bình chọn nhóm , cá nhân kể chuyện hay nhất , hiểu truyện nhất theo tiêu chí đánh giá trên bảng phụ.
3. Củng cố, dặn dò 
- Qua mỗi câu chuyên các bạn kể em học tập được điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 3 Toán
Tiết 63: nhân với số có ba chữ số ( Tiếp)
i. mục đích yêu cầu 
- Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0, làm Bài 1, bài 2.
- Rèn kĩ năng nhân với số có 3 chữ số.
- HS tích cực, hợp tác khi làm bài. 
II.chuẩn bị
- Bảng phụ kẻ bài 2. ( HĐ 2)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS làm bài 1 tiết trước.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Giới thiệu cách đặt tính và tính.
- Cho HS đặt tính và tính: 258 x 203
- Cho HS nhận xét về các tích riêng.
- GV giúp HS nhận thấy : Tích riêng thứ 2 gồm toàn chữ số 0. Ta có thể bỏ bớt, không cần viết tích riêng này mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng.
- GV HD HS cách trình bày.
- Lưu ý viết tích riêng thứ 3 lùi sang trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất.
*HĐ2: Luyện tập 
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS làm từng phép tính. GV hướng dẫn để HS biết cách đặt tính, tính kết quả.
- Cho HS nêu kết quả tính, HS nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét,chốt lại kết quả đúng. Nhấn mạnh cách đặt tính và tính kết quả. 
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự phát hiện phép nhân nào đúng, phép nhân nào sai và giải thích vì sao?
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự tóm tắt bài toán và giải.
- GV nhận xét chữa bài:
 3. Củng cố, dặn dò
- GV NX tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Chiều Tiết 1 luyện từ và câu
câu hỏi và dấu chấm hỏi
i. mục đích yêu cầu 
- Hiểu tác dụng của câu hỏi và nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu 
chấm hỏi. 
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường.
- HS có ý thức sử dụng đúng thể loại câu.
II. chuẩn bị
- Bảng phụ kẻ các cột: theo nội dung bài tập 1, 2, 3 ( phần nhận xét ).
III. Các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ: Một em đọc lại đoạn văn bài tập 3 T127 (tiết trước).
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần nhận xét: 
- GV đưa bảng phụ gồm các cột: Câu hỏi - Của ai - Hỏi ai - Dấu hiệu, lần lượt HS lên điền nội dung vào từng cột khi HS thực hiện các bài tập 1, 2, 3.
Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV chép các câu hỏi trong truyện vào cột câu hỏi. 
- Cho HS đọc lại các câu hỏi đó.
Bài 2, 3: Hai HS đọc yêu cầu của bài tập 2, 3. 
- Cả lớp đọc thầm lại bài suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. 
- GV ghi kết quả trả lời vào bảng. Sau đó mời một HS đọc bảng kết quả.
- GV đưa ra kết luận.
*HĐ2: Phần ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
*HĐ3: Phần luyện tập
Bài 1: - Gọi một HS đọc nội dung của bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm văn Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay, làm bài vào vở bài tập. 
- GV phát bảng nhóm cho 3 em. HS làm trên bảng nhóm trình bày kết quả.
- GV và HS nhận xét, rút ra lời giải đúng.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của đề ( đọc cả ví dụ - M ).
- GV mời 1 cặp HS làm mẫu. GV viết lên bảng 1 câu văn.
- Hai HS suy nghĩ, sau đó thực hành hỏi đáp trước lớp.
- Từng cặp HS đọc thầm bài văn: Văn hay chữ tốt, chọn 3, 4 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó, thực hành hỏi - đáp.
- Một số cặp thi hỏi - đáp. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tự đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình.
- HS lần lượt đọc các câu hỏi mình đã đặt. GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu nội dung ghi nhớ. Lấy VD.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị : Luyện tập về câu hỏi.
Tiết 2 luyện từ và câu*
LTVC: câu hỏi và dấu chấm hỏi
i. mục đích yêu cầu 
- Hiểu tác dụng của câu hỏi và nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi. 
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường.
- HS có ý thức sử dụng đúng thể loại câu.
II. chuẩn bị
- Hệ thống BT.
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tổ chức cho HS hoàn thiện BT còn lại của tiết trước ( nếu còn).
- HS nhận xét, bổ sung. 
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gv cho HS làm một số bài tập sau:
- GV tổ chức cho HS chữa lần lượt từng bài.
- GV nhấn mạnh kiến thức qua mỗi bài.
Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận được ghạch chân:
a. Trước vòm lá um tùm, những bông hoa đang rập rình trước gió.
b. Chủ nhật tuần tới mẹ sẽ cho con đi chơi công viên nước.
- HS làm bài, 2 HS lên bảng đặt câu hỏi cho bộ phận được ghạch chân.
- GV nhận xét- chữa bài.
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ sau: ai? ; cái gì? ; thế nào? ; ư? ; sao? 
- HS đặt câu, nối tiếp đọc
- GV nhận xét - chữa bài.
Bài 3: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu đã sử dụng sai dấu câu:
a, Em không biết chị Hoà đã về chưa?
b, Mẹ ơi, chị Hoà đã về chưa ạ?
c, Mi có dám chạy thi với ta không?
d, Thử chạy thi xem ai nhanh hơn nào?
- Củng cố về cách nhận biết câu hỏi và mục đích nói của từng câu.
Bài 4: Đặt câu hỏi phù hợp với tình huống sau:
a. Em muốn nhờ bạn cho mượn bút.
c. Tự hỏi mình về một người trông rất quennhưng không nhớ tên
d. Tự hỏi mình về một dụng cụ học tập cần tìm mà chưa thấy.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ về: Câu hỏi và dấu chấm hỏi.
- GV nhận xét tiết. Dặn HS chuẩn bị bài sau. .
Tiết 3 khoa học
nước bị ô nhiễm
I. Mục đích yêu cầu
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
+ Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
+ Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho 
phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
- Biết và trình bày đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
- Có ý thức sử dụng nước sạch, tìm hiểu tự nhiên và bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
- Hình trang 52, 53 SGK
- HS chuẩn bị theo nhóm: Một chai nước sông, hồ hay ao, một chai nước giếng hoặc nước máy, hai chai không, hai phễu để lọc nước, bông để lọc nước( HĐ 1)
iii. Các Hoạt động 
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Nước có vai trò thế nào đối với đời sống của người, thực vật và động vật? Nêu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GVchia nhóm và yêu cầu các nhóm đọc mục Quan sát và Thực hành T52 để biết cách làm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm 4
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hai chai nước sông và nước giếng (nước máy) để nhận biết chai nào là nước sông (hồ, ao) chai nào là nước giếng (nước máy)
- Các nhóm TL đưa ra giải thích vì sao nước giếng (nước máy) lại trong hơn.
- Đại diện 2 bạn sẽ dùng phễu và bông lọc nước vào hai chai không đã chuẩn bị. 
- Cả nhóm cùng quan sát hai miếng bông vừa lọc. Cả nhóm rút ra kết luận nước sông đục hơn nước giếng. Như vậy giả thiết ban đầu khi quan sát là đúng.
Bước 3: Đánh giá
- Khi các nhóm làm xong GV đến kiểm tra kết quả và nhận xét.
- Yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Tại sao nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi lại đục hơn nước máy?
- GV đưa ra kết luận: 
+Nước sông, hồ, ao thường bị lẫn nhiều đất, cát nên chúng bị đục.
+ Nước mưa, nước máy không bị nhiễm đất cát nên thường trong.
*HĐ2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch. 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- HS thảo luận nhóm 4, đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV. 
Bước 3: Trình bày và đánh giá
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 53 ra đối chiếu. 
- Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình xem làm đúng hay sai.
- GV KL: Nước sạch là nước trong suốt không màu, không mùi, không vị,...
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết/ SGK.
- GV cho HS liên hệ về cách bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Bài 26.
 Ngày soạn: 23.11.2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2017
 Sỏng Tiết 1 Tập làm văn 
trả bài văn kể chuyện
i. mục đích yêu cầu 
- Rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý , bố cục rõ, dùng từ , đặt câu và viết đúng chính tả,...)
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi trong bài viết của mình theo sự hướng dẫn của GV.
- Có ý thức học tập và yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý... cần chữa chung trước lớp.
iii. các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS nhắc lại dàn bài của bài văn kể chuyện.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần Nhận xét chung bài làm của HS:
- Một HS đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- GV nhận xét chung.
+ Nhận xét về ưu điểm: Hiểu đề viết đúng yêu cầu của đề chưa? Dùng đại từ nhân xưng có nhất quán không? Diễn đạt câu, ý thế nào? Sự việc, cốt truyện , liên kết giữa các phần? Thể hiện sáng tạo khi kể theo lời nhân vật? Chính tả, hình thức trình bày bài làm?
- GV nêu tên những bài hay, đúng yêu cầu của bài.
+ Nhận xét về khuyết điểm: 
- GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ đặt câu, đại từ nhân xưng cách trình bày bài văn, chính tả. 
- Đưa bảng phụ viết các lỗi phổ biến. 
- Yêu cầu HS thảo luận phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.
*HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài:
- HS đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời phê của cô giáo, tự sửa lỗi.
- GV giúp HS nhận ra lỗi, biết cách sửa lỗi.
- GV đến từng nhóm, kiểm tra giúp đỡ HS sửa lỗi trong bài.
*HĐ3: Học tập những đoạn văn, bài văn hay: 
- GV đọc một số đoạn hoặc bài làm tốt của HS.
- Trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn hoặc bài văn được cô giới thiệu.
- HS phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS chọn đoạn văn cần viết lại.
- GV đọc so sánh 2 đoạn văn của một HS: đoạn viết cũ với đoạn viết mới viết lại giúp HS hiểu các em có thể viết bài viết tốt hơn.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị trước nội dung tiết TLV tới, chuẩn bị nội dung để kể chuyện theo 1 trong 4 đề tài ở bài 2 trong tiết sau.
Tiết 2	 khoa học
nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
I. Mục đích yêu cầu
- Nêu được nguyên nhân làm cho nước ở sông, hồ, kênh, rach, biển,...bị ô nhiễm; 
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người.
- Có ý thức giữ gìn nguồn nước sạch không lãng phí nước.
II. Chuẩn bị
- Hình trang 54,55 SGK
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại nguồn nước bị ô nhiễm gây ra.
iii. Các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu đặc điểm của nước trong tự nhiên? 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS quan sát từ hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 SGK, tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình.
- HS nêu một hai ví dụ mẫu sau đó HS tự liên hệ đến nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương
Bước 2: Làm việc theo cặp
- HS quay lại chỉ vào từng hình trang 54,55 SGK để hỏi và trả lời nhau như GV đã gợi ý. HS có thể có cách đặt câu hỏi khác.
- HS liên hệ nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV gọi một số HS trình bày kết quả thảo luận. Mỗi nhóm chỉ nói về một nội dung.
- GV đưa ra kết luận: 
+ Xả rác, phân, nước tiểu bừa bãi,..
+ sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu không qua xử lí,...
+ Khói, bụi, khí thải làm ô nhiễm không khí,...
+ Vỡ đường ống dẫn dầu,...
*HĐ2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
- GV yêu cầu HS thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
- HS quan sát các hình và đọc mục Bạn cần biết trang 55 SGK và những thông tin sưu tầm được trên sách báo và trả lời câu hỏi này.
- GV đưa ra KL: Khi nguồn nước bị ô nhiễm là nơi các loại vi sinh vật phất triển và truyền các loại bệnh dịch như: tả, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt,...
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết/ SGK.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Bài 27.
Tiết 3 Toán 
Tiết 64: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu
- HS thực hiện nhân được với số có hai chữ số, có ba chữ số. Biết vận dụng tín chất của phép 
nhân trong thực hành tính. Biết công thức tính và tính được diện tích hình chữ nhật.
- Rèn kĩ năng nhân với số có hai, ba chữ số, kĩ năng giải toán.
- Tính chính xác và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : KT khi ôn.
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố kiến thức đã học:
- GV gọi HS tự lấy ví dụ và nêu cách nhân với số có ba chữ số.
- HS nhắc lại. 
*HĐ2: Luyện tập:
Bài 1: Tính
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS tự thực hành làm bài rồi chữa bài, có thể cho 3 bạn lên bảng thi xem ai làm nhanh nhất.
- HS chữa bài. Nhấn mạnh cách nhân với số có 3 chữ số.
Bài 2( nếu còn thời gian): Tính
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài và chữa bài
- GV gợi ý để HS nhận xét:
 + Ba số trong trong mỗi dãy tính phần a, b, c là như nhau.
 + Phép tính khác nhau và kết quả là khác nhau.
 + Khi tính có thể áp dụng nhân nhẩm với 11.
- GV nhận xét và đưa ra kết quả đúng.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HDHS nhận dạng từng biểu thức thuộc kiến thức nào rồi vận dụng tính chất của nó để làm bài.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
- Củng cố 1 số nhân 1 tổng, 1 số nhân 1 hiệu và t/c giao hoán, kết hợp của phép nhân.
Bài 5 a : HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Xây dựng công thức tính diện tích hình chữ nhật: S = a x b
- Cho HS tự làm phần a vào vở. 
- HS: đọc kĩ phần b của bài tập. Lập công thức tính diện tích hình chữ nhật và cho chiều dài tăng lên 2 lần để tìm ra diện tích thay đổi thế nào.
3. Củng cố, dặn dò 
- Hệ thống kiến thức bài.
- GV nhận xét tiết học Dặn HS chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
Chiều Tiết 1 KĨ thuật
lắp ô tô tải ( Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết chọn đúng đủ các chi tiết để lắp ô tô tải.
- Lắp được ô tô tảI theo mẫu, ô tô chuyển động được.
- Rèn tính cẩn thận.
II. chuẩn bị
- GV:Mẫu ô tô đã lắp sẵn.
- HS :Bộ lắp ghép.
III. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu quy trình lắp xe đẩy hàng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- Cho HS quan sát ô tô tải đã lắp sẵn. HDHS quan sát từng bộ phận + TLCH:
+ Để lắp được ô tô tải cần bao nhiêu bộ phận?
+ Nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế?
Hoạt động 2: HDHS thao tác kĩ thuật.
a. HDHS chọn chi tiết- Sau đó xếp vào lắp hộp
b. Lắp từng bộ phận + Lắp giá đỡ trục bánh xevà sàn ca bin.
+ Lắp ca bin. + Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe.
- Các bước tiến hành: GV cho HS quan sát các hình
- HS nêu các bước lắp
- GV làm mẫu( HS lắp mẫu). Cả lớp quan sát.
- HS thực hành lắp. GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
c. Lắp ráp xe ô tô tải
- HS quan sát và lắp ráp các bộ phận theo các bước: SGK
- Lắp xong kiểm tra sự chuyển động của xe
d. HDHS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét đánh giá, khen ngợi những HS lắp tốt.
- Chuẩn bị: Tiết sau mang hộp để cất giữ những bộ phận đã lắp được ở tiết 2. 
Tiết 2 toán *
Ôn nhân với số có ba chữ số
I. Mục đích yêu cầu 
- Củng cố

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc