Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài( Xi- ôn- cốp - xki), đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện. Đọc diễn cảm toàn bài.

+ GDKNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu, quản lí thời gian.

- Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp - xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

 HS trả lời đư¬¬¬¬¬¬ợc các câu hỏi trong SGK. Nêu 𬬬ược nội dung bài.

- GDHS có ý chí v¬¬ượt khó, v¬¬ươn lên trong học tập

II. ĐỒ DÙNG:

 - Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn: Từ đầu.mà vẫn bay được để luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2HS đọc nối tiếp bài Vẽ trứng

- HS đọc diễn cảm cả bài và nêu nội dung bài.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a . Giới thiệu bài

- HS quan sát tranh minh họa chân dung Xi- ôn – cốp- xki trong SGK. GV giới thiệu nhà bác học Xi- ôn – cốp- xki và giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

b. H¬¬¬¬¬¬ướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

 *Luyện đọc

 

doc22 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nền độc lập của nước ta được giữ vững. Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt
- HS hệ thống lại nội dung vừa thảo luận.
- GV nx, ghi bảng Ghi nhớ ( sgk – 36)
- HSTB nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 	- GV nx tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 13 - 11 - 2014
 Ngày soạn: Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2014
CHÍNH TẢ ( Nghe – viết )
Người tìm đường lên các vì sao
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả “ Người tìm đường lên các vì sao ”, củng cố phân biệt chính tả n, l và i hay iê.
- Rèn kĩ năng nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày sạch sẽ. Chữ viết sạch, đẹp đúng kĩ thuật, trình bày khoa học. 
Làm đúng BT ( 2) a /b BT ( 3 ) a / b 
	- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép sẵn nội dung BT 3 phần a
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS: Mỗi bạn viết trên bảng 3 từ có phụ âm đầu ch, tr và từ có vần ươn hay ương.
	- HS nhận xét, đặt câu với một từ bạn vừa tìm.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích , y/c tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả:
- 1, 2 HS đọc bài viết chính tả - Lớp đọc thầm TLCH: 
+ Ai là người đã tìm ra đường lên các vì sao? 
+ Để thực hiện được ước mơ của mình Xi- ôn- cốp - xki đã phải nỗ lực như thế nào? 
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng. 
- HS tìm những từ, cụm từ dễ viết sai : Xi- ôn- cốp - xki, dại dột, rủi ro, non nớt, hì hục, 
- 3HS luyện viết trên bảng, cả lớp viết vào vở nháp từ khó vừa tìm.
- HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng.
c. Viết chính tả:
- HS gấp SGK - GV đọc từng cụm từ, câu văn ngắn, HS viết bài vào vở.
- GV quan sát và nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
d. Chấm bài: 
- GV đọc bài viết - HS soát lỗi, HS đổi vở theo cặp để sửa lỗi cho nhau. 
- GV nhận xét 7-10 bài, nhận xét chung trước lớp và sửa lỗi phổ biến.
 e. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 2: 	- 1HS nêu yêu cầu bài 2 phần a.
- GV tổ chức cho HS thi tìm từ theo tổ và phổ biến luật chơi: Trong thời gian một phút, mỗi thành viên trong tổ lên bảng viết một từ theo yêu cầu của bài. Tổ nào viết được nhiều từ và đúng nhất tổ đó chiến thắng.
- HS thi viết trên bảng. GV cùng HS nhận xét, chọn ra tổ thắng cuộc.
Bài tập 3 : - GV treo bảng phụ. 1HS nêu yêu cầu và ND bài 3 phần a
- Cả lớp làm bài cá nhân vào VBTTV.
- HS lần lượt nêu các từ tìm được theo từng ý – GV ghi bảng.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng
3. Củng cố, dặn dò: 
- 2HS tìm thêm một số cặp từ được bắt đầu bằng n hoặc l để so sánh.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau: Nghe- viết: Chiếc áo búp bê. 
TOÁN
Tiết 63 : Nhân với số có ba chữ số (Tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là chữ số 0. 
- Rèn kĩ năng nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là chữ số 0. 
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS lên bảng tự lấy ví dụ và thực hiện nhân với số có ba chữ số.
- 1HS nhận xét, nêu cách đặt tính và các bước thực hiện khi nhân với số có ba chữ số.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài 
 - GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
b. Hình thành kiến thức 
* HDHS nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là chữ số 0 :
	- GV ghi bảng : 258 x 203 = ?
- HS nhận xét về chữ số hàng chục của thừa số thứ hai trong phép nhân.
	- GV HDHS đặt tính và thực hiện phép nhân:
	- HS nêu cách đặt tính, thực hiện nhân theo thứ tự từ phải sang trái, từ hàng đơn vị - GV ghi bảng
	- HS nhận xét về cách viết các tích riêng và nêu kết quả của phép nhân.
	- HS nhận xét về tích riêng thứ hai của phép nhân từ đó nêu được cách viết tích riêng thứ hai lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.
- 1, 2 HS nhắc lại cách viết từng tích riêng trong phép nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là chữ số 0.
 	- GV nhắc nhở HS lưu ý khi đặt tính và viết các tích riêng trong khi nhân.
c. Thực hành
Bài tập 1: 	
- 1HS nêu yêu cầu của bài 
- 3HS lên bảng đặt tính và thực hiện. 
- Cả lớp làm bài vào vở. 
- GV nhận xét, khắc sâu cho HS cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là chữ số 0.
Bài tập 2: 
- 1HS nêu yêu cầu của bài - GV kết hợp viết từng phần bài 2 lên bảng.
- 3HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét, giải thích về đáp án từng phần.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài tập 3: ( Nếu còn thời gian) 
- 1HS đọc nội dung bài và tóm tắt - GV ghi bảng
- GV HDHS phân tích bài toán. 1HS làm bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt kq’ đúng (Đs: 390 kg)	
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại các bước nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là chữ số 0 
- GV nhận xét giờ học.
- GV nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: Luyện tập. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 MRVT: Ý chí - Nghị lực
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
- Bước đầu biết tìm từ (BT1); đặt câu (BT2); viết một đoạn văn ngắn(BT3); có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
	- Có ý thức học tập tự giác.
II. ĐỒ DÙNG:	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS lên bảng viết các từ có tiếng “chí ”
	- HS : Tìm một số câu tục ngữ nói lên ý chí nghị lực của con người. 
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài : 
 GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
b. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: 
- 1HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS thảo luận theo nhóm đôi tìm từ theo từng phần và ghi vào VBTTV.
- GV phát bảng nhóm cho 2 nhóm, một nhóm viết từ thuộc phần a, một nhóm viết từ thuộc phần b vào bảng. 
- Đại diện hai nhóm gắn bảng nhóm và trình bày kq’ thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý đúng.
- HS nêu một số nhân vật có ý chí, nghị lực qua thực tế hoặc truyện đọc
Bài tập 2: 
- 1HS nêu yêu cầu bài 2. HS làm bài cá nhân vào VBTTV.
- Một số HS trình bày trước lớp câu văn mình vừa đặt – GV kết hợp ghi bảng câu văn hay hoặc câu văn cần sửa.
- GV, HS n. xét, tuyên dương bạn đặt được câu văn hay và đúng yêu cầu.
- HS nêu một số lưu ý khi đặt câu.
Bài tập 3: 
- 1HS nêu yêu cầu bài.
- GV nhắc nhở HS cách viết đoạn văn ngắn nói về người có ý chí, nghị lực.
- HS làm bài cá nhân VBTTV.
- Một số HS lần lượt trình bày đoạn văn vừa viết. GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc bài làm của BT1.
 	- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Câu hỏi và dấu chấm hỏi.
-------------------------------------------------------
CHIỀU:
TẬP LÀM VĂN
 	 	 Trả bài văn kể chuyện
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện ( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ đặt câu và viết đúng chính tả,..) tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
- Đánh giá được bài văn của mình và của bạn, sửa lỗi , viết lại một đoạn cho hay hơn.
- Ý thức học tập tự giác
II. ĐỒ DÙNG: 
 - Bảng phụ ghi các lỗi sai của HS về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:	
- HS nêu lại các phần chính của bài văn kể chuyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
	- HS nêu nội dung từng phần chính của bài văn kể chuyện.
- GV nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích,yêu cầu của tiết học.
b. Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình:
- 1HS nêu lại lần lượt từng đề bài của tiết KT viết giờ trước.
- GV nhận xét chung về bài viết của cả lớp:
 + Nhìn chung các em đã XĐ đúng YC của đề, trình bày đủ 3 phần, chữ viết sạch, đẹp, lời kể mạch lạc, rõ ràng, nhiều bạn đã viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng,( Em Chinh, Thảo, Minh Bình, Mai Hoa). Song bên cạnh đó còn một số em sai về lỗi chính tả, câu, trình bày chưa sạch sẽ, sắp xếp ý còn lộn xộn,.
- GV treo bảng phụ các lỗi được viết theo trình tự sau:
 + Lỗi về bố cục + Lỗi dùng từ
 + Lỗi chính tả + Lỗi viết câu
 + Lỗi về ý
- HS chữa một số lỗi điển hình trên bảng. Cả lớp tự chữa vào vở nháp.
- GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
c. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài. 
- GV trả vở văn cho HS và HDHS chữa bài.
- HS tự tìm lỗi sai của mình rồi sửa lại vào VBTTV 
- GV đọc một số bài văn kể chuyện hay của HS trước lớp. 
- HS lắng nghe để tìm ra những ý hay, câu văn hay.
	- Một số HS nêu nhận xét trước lớp.
- HS tự chọn 1 đoạn truyện hay và viết lại trong VBTTV.
- 3, 4 HS đọc lại đoạn truyện đã viết lại.
- GV cùng HS nhận xét, biểu dương những bài chữa tốt.
 3. Củng cố, dặn dò:
- 2,3 HS nhắc lại một số lưu ý viết văn kể chuyện.
- GV khuyến khích HS viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng khi viết văn kể chuyện. Nhắc HS đọc trước đề văn tuần 14.
------------------------------------------------------------ 
KĨ THUẬT
Lắp ô tô tải (tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:	 
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải.
	- Lắp được từng bộ phận và lắp xe ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ô tô tải.
II. ĐỒ DÙNG: 
 Mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước tiến hành lắp xe nôi?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
	- GV cho HS quan sát mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn.
	- GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận và trả lời câu hỏi: 
	+ Để lắp xe ô tô tải cần bao nhiêu chi tiết?
	- GV nêu tác dụng của xe ô tô tải trong thực tế: 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
* GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
	+ GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ.
	+ Xếp các chi tiết vào nắp hộp trong từng loại chi tiết.
* Lắp từng bộ phận.
	 + Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin. 
	? Để lắp được bộ phận này, ta cần phải lắp mấy phần?
	- GV tiến hành lắp từng phần. 
* Lắp ca bin: 
	- HS quan sát hình 3 SGK. 
	? Em hãy nêu các bước lắp ca bin. 
	- GV tiến hành lắp theo các bước trong SGK. 
* Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe. 
	- GV có thể gọi HS lên lắp vì bộ phận này đơn giản.
* Lắp ráp xe đẩy hàng.
	- GV lắp ráp xe ô tô tải theo các bước trong SGK. 
	- Sau khi lắp xong GV kiểm tra sự chuyển động của xe.
* GV hướng dẫn cách tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 
3. Củng cố - dặn dò: 
	- Nêu các bước tiến hành lắp xe ô tô tải?
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị giờ sau học tiếp. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 14 - 11 - 2014
 Ngày soạn: Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2014
TẬP ĐỌC
Văn hay chữ tốt
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. Đọc diễn cảm toàn bài.
+ GDKNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu, kiên định.
- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. 
 HS trả lời được các câu hỏi trong SGK. Nêu được nội dung bài.
- GDHS có tính kiên trì, ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn: Thuở đi học....xin sẵn lòng để luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS đọc nối tiếp bài  Người tìm đường lên các vì sao
- HS đọc diễn cảm cả bài và nêu nội dung bài
- GV nhận xét.
2. Bài mới 
 a . Giới thiệu bài : 
- HS thảo luận theo cặp đôi: tự nhận xét về chữ viết của mình và cho biết mình 
đã rèn luyện chữ như thế nào.
- 1 số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung bức tranh minh hoạ bài tập đọc. GV
 giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. 
*Luyện đọc 
- Gọi 1, 2HS khá - giỏi đọc bài, cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn chia đoạn : 
+ Đoạn 1:Từ đầu.. cháu xin sẵn lòng 
+ Đoạn 2:.. viết chữ sao cho đẹp 
+ Đoạn 3: còn lại. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn:
	+ Lần 1: HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cách đọc.	
+ Lần 2: HS đọc, GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.
+ Lần 3 : HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cho HS cách đọc.
- 1HS đọc cả bài.
 	- GV đọc mẫu cả bài.
*Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm đoạn 1 TLCH: 
+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? 
- 1, 2HS nêu ý chính đoạn 1 - GV nhận xét ghi bảng ý 1: Nguyên nhân Cao Bá Quát luôn bị điểm kém
- HS đọc thầm đoạn 2 trao đổi theo cặp đôi câu hỏi: 
+ Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận? 
- 1 vài HS phát biểu, các em khác bổ sung.
+ Vì sao chỉ đến khi sự việc này xảy ra, Cao Bá Quát mới dốc sức luyện chữ cho đẹp? 
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nói thêm: Câu nói: “ tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng” . của Cao Bá Quát cho thấy ông chưa tự nhận biết được những điểm hạn chế của mình có thể đem lại điều xấu cho người khác.
- 1, 2HS nêu ý chính đoạn 2 – GV củng cố, kết hợp ghi bảng ý 2: Hậu quả 
việc Cao Bá Quát viết đơn giúp bà hàng xóm do chữ xấu
- HS đọc thầm đoạn 3 TLCH: 
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào? 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1, 2HS nêu ý chính đoạn 3 - GV nhận xét kết hợp ghi bảng ý 3: Nhờ tính kiên trì đã giúp Cao Bá Quát trở thành người nổi danh văn hay, chữ tốt
- 1, 2HS nêu nội dung bài học (ý 2 mục I ) - GV nhận xét và ghi bảng đại ý. 
 	- 2HS nhắc lại đại ý.
+ Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? 
+ HS trao đổi theo nhóm đôi: 
. Kể tên những tấm gương kiên trì, nghị lực có ở xung quanh mình. 
. Em đã hoặc sẽ quyết tâm, kiên trì thực hiện điều gì? Vì sao?
- Một số HS trình bày ý kiến. 
 c. Luyện đọc diễn cảm:
- GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn văn để luyện đọc.
 	- GV đọc mẫu đoạn văn.
 	- HS nêu cách ngắt, nghỉ hơi ở từng câu văn; HS khác nêu các từ ngữ cần nhấn giọng - GV kết hợp gạch chân.
	- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Gv tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm theo đoạn, cả bài.
- HS + GV nhận xét, tuyên dương những bạn đọc tốt.
 3. Củng cố, dặn dò:
- 1, 2 HS nêu lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tìm đọc những câu chuyện về Cao Bá Quát. Đặt mục tiêu phấn đấu sửa thói quen xấu của mình và thực hiện.
--------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 	Câu hỏi và dấu chấm hỏi
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu để nhận biết chúng (ND ghi nhớ)
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản (BT1, mục III);bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước (BT2, BT3). Đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2, 3 nội dung khác nhau.
- Có ý thức trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG: 3 bảng nhóm (BT2 phần nhận xét)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS: Nêu một số từ, ngữ thuộc chủ đề: Ý chí - nghị lực
	- HS: Đặt một câu với một từ trong số từ bạn vừa nêu. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
b. Hình thành kiến thức:
* Nhận xét: 
- 1HS nêu yêu cầu.
- 1HS đọc bài Người tìm đường lên các vì sao trước lớp. Cả lớp đọc thầm
- HS lần lượt nêu các câu hỏi có trong bài - GV kết hợp ghi bảng.
- HS nêu các câu hỏi đó là của ai và để hỏi ai, những dấu hiệu nào giúp em nhận ra câu hỏi. GV nhận xét, chốt ý đúng.
- HS nhắc lại tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu để nhận biết câu hỏi.
- GV ghi bảng: Ghi nhớ : SGK tr. 131. HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- HS nêu thêm một số câu hỏi và dấu hiệu để nhận biết.
c. Luyện tập:
Bài tập 1: - 1HS đọc bài Thưa chuyện với mẹ và nêu yêu cầu bài tập - GV kết hợp kẻ bảng mẫu trên bảng.
	- HS thảo luận theo cặp: tìm câu hỏi và ghi vào VBTTV theo mẫu
- HS lần lượt lên bảng điền vào bảng mẫu.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
- HS nêu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu để nhận biết chúng.
Bài tập 2: - 1HS nêu yêu cầu bài 2
- GVHDHS phân tích yêu cầu của bài qua câu mẫu.
- GV tổ chức cho HS thi theo tổ và phổ biến luật chơi: Mỗi tổ chọn một câu trong bài Văn hay chữ tốt để trao đổi, đặt các câu hỏi nói về nội dung liên quan đến từng câu. HS thực hành thi trao đổi theo cặp trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, tìm ra đội thắng cuộc để tuyên dương
Bài tập 3: - 1HS nêu yêu cầu bài 3,HS làm bài cá nhân vào VBTTV.
- Một số HS trình bày câu văn vừa đặt.
- GV, HS nhận xét, tuyên dương HS đặt được câu văn hay, đúng yêu cầu.
3. Củng cố, dặn dò:
- 2,3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập về câu hỏi.
-----------------------------------------------------------
TOÁN
 Tiết 64 : Luyện tập
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:	 
- Củng cố nhân với số có hai, ba chữ số. Biết công thức tính ( bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân với số có hai, ba chữ số, biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính. Nêu được diện tích gấp lên bao nhiêu lần khi chiều dài gấp lên 2 lần và chiều rộng giữ nguyên.
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3HS lên bảng tự viết phép tính nhân với số có ba chữ số và đặt tính rồi tính.
- HS làm trên bảng bài tập 3 tr. 73 tiết trước. 
- GV nhận xét.
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 - GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
b. Thực hành:
Bài tập 1: 
- 1HS nêu yêu cầu bài tập
- 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
- HS khác nhận xét, GV chốt ý đúng.
- HS nhắc lại cách đặt tính, thực hiện và cách trình bày từng tích riêng trong phép nhân với số có hai, ba chữ số.
Bài tập 2: ( Nếu còn thời gian) 
- 1HS nêu yêu cầu bài tập. 3HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt kq’ đúng.
- 1HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.	
Bài tập 3: 
- 1HS nêu yêu cầu bài tập 
- 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở. GV chấm một số vở
- GV cùng HS nhận xét, chốt kq’ đúng.	
- 1HS nêu tính chất của phép nhân được vận dụng để tính nhanh
Bài tập 4: ( Nếu còn thời gian) 
- 1HS đọc nội dung bài tập. GVHDHS phân tích bài toán.
- 1 HS làm bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt kq’ đúng.( 896 000 đồng)
Bài tập 5: 	- 1HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS dựa vào bài tập nhắc lại công thức tính diện tích hình chữ nhật
- 2HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở (HS làm xong làm thêm phần b). 
- GV cùng HS nhận xét, chốt kq’ đúng.	
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại cách nhân với số có hai, ba chữ số.
- HS nhắc lại các tính chất của phép nhân, lấy ví dụ minh họa.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: Luyện tập chung.
--------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
 Nước bị ô nhiễm
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- HS nắm được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm
	- Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
+ Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
+ Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa các vi sinh vật nhiều quá mức cho phép hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
- Có ý thức học tập, tìm hiểu tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Hình trang 52, 53 SGK
	- HS chuẩn bị theo nhóm: Một chai nước sông, hồ hay ao, một chai nước giếng hoặc nước máy, hai chai không, hai phễu để lọc nước, bông để lọc nước, kính lúp 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nước có vai trò thế nào đối với đời sống của thực vật và động vật?
	- Nêu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
 2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b.Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên:
* Mục tiêu: Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm. Giải thích tại sao nước sông hồ lại đục và không sạch.
* Cách tiến hành: 
Bước 1 Tổ chức và hướng dẫn
	- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm đọc mục Quan sát và Thực hành trang 52 để biết cách làm..
Bước 2: Làm việc theo nhóm
	- GV yêu cầu các nhóm quan sát hai chai nước sông và nước giếng (nước máy) để nhận biết chai nào là nước sông (hồ, ao) chai nào là nước giếng (nước máy)
	- Các nhóm thảo l

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc