Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- HS đọc đúng tên riêng nước ngoài(Xi- ôn- cốp - xki); biết phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

+ KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức bản thân; đặt mục tiêu; quản lí thời gian.

- HS hiểu nội dung của bài:Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

- GD HS biết kính phục người tài.

II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ sgk

- PP:Động não, làm việc nhóm- chia sẻ thông tin

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS đọc nối tiếp đoạn bài Vẽ trứng, nêu nội dung từng đoạn, cả bài.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ sgk.

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc : - 1 HS dọc bài

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 liên hệ, GDKNS cho HS, nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau.
____________________________________
Địa lí
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
I. Mục tiêu
- HS biết được đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Biết được nhà ở của người dân được xây dựng chắc chắn xung quanh có sân, vườn, ao,...Trang phục của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ là: nam quần trắng, áo dài the đội khăn xếp; nữ mặc váy đen, áo tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa đào, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
- HS dựa vào bản đồ, tranh, ảnh mô tả đúng nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- HS yêu quê hương đất nước mình, bảo vệ và giữ gìn các đặc trưng truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ ?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ1: Chủ nhân của đồng bằng:
- HS đọc thầm sgk, trả lời câu hỏi sau:
+ Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân? Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
- Thảo luận nhóm:
- HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong sgk, trả lời câu hỏi:
+ Làng của người Kinh ở ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
+ Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ?
+ Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó? Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
+ Ngày nay nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi ntn?
- HS lên bảng trình bày kết quả làm việc.
- GV giúp HS hiểu và nắm được các ý chính về đặc điểm của nhà ở và làng xóm của người 
Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ, vài nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó.
HĐ2: Trang phục và lễ hội.
- HS dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong sgk và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo nhóm gợi ý:
+ Mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ 
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
+ Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
- HS các nhóm lần lượt trình bày kết quả từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. GV giúp HS khắc sâu kiến thức.
- GV giới thiệu về một số trang phục của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà HS chưa biết đến. GV kể thêm một số lễ hội của người dân ở đây ( Nêu rõ tên lễ hội, địa điểm, thời gian, các hoạt động trong lễ hội) 
3. Củng cố, dặn dò
- HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
Toán
Tiết 63: Nhân với số có ba chữ số (tiếp)
i. mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
- Làm tốt các BT: 1, 2 (HS làm thêm BT3 nếu còn thời gian)
ii. đồ dùng dạy học: 
iii. các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh nhắc các bước nhân với số có ba chữ số?
- HS lên bảng tính nhẩm bài 1 trang 73 SGK. GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
HĐ1: Tìm cách tính 258 x 203 
- Cho HS đặt tính và tính vào giấy nháp. Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Cho HS nhận xét về các tích riêng để rút ra kết luận:
+ Tích riêng thứ hai toàn chữ số 0
+ Có thể bỏ bớt, không cần viết tích riêng này, mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng.
- Hướng dẫn HS ( dạng rút gọn ), lưu ý viết tích riêng thứ ba 516 lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.
- GV chốt lại cách nhân với số có ba chữ số dạng tích riêng thứ hai toàn chữ số 0. 
HĐ2: Thực hành 
Bài 1(73) HS đọc yêu cầu của đề bài 
- HS làm bài vào vở, HS lên bảng làm bài (3 HS) 
- HS nêu cách đặt tính và tính 
- HS dưới lớp đổi vở kiểm tra bài cho nhau - HS nhận xét, chữa bài.
- GV chốt lại cách đặt tính và các bước nhân với số có ba chữ số dạng tích riêng thứ hai toàn chữ số 0.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài 
- GV treo bảng phụ viết sẵn 3 phép tính như SGK lên bảng.
- HS điền (Đ, S) bằng bút chì vào SGK.
- HS lên bảng chữa bài. HS, GV nhận xét chữa bài.
- HS giải thích vì sao lại điền (Đ, S)?
- GV kết luận chung: Phép tính thứ ba đúng vì các tích riêng được đặt đúng ở phép nhân với số có chữ số 0 ở giữa.
Bài 3 : - 1 HS đọc đề, tự tóm tắt bài toán, 1 em lên bảng tóm tắt.
- HS tự giải vào vở, 1 em lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp nêu bài giải của mình, HS chữa bài của bạn trên bảng.
 3. Củng cố - dặn dò: 
- Học sinh nhắc lại cách nhân với số có ba chữ số mà thữa số thứ hai có chữ số 0 ở giữa?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau
_______________________________________
Khoa học
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
I. Mục tiêu
- HS biết được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước: Xả rác, phân, nước thải bừa bãi...; sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu; khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,...; vỡ đường ống dẫn dầu,... Biết tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người: lan truyền bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
- HS nêu được nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương. Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
- HS có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước, thói quen sử dụng nguồn nước sạch, không lãng phí nước.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ trang 54, 55 SGK.
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại của nguồn 
nước bị ô nhiễm gây ra.
III. Các Hoạt động dạy học
1. KTBC: 
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm? Nêu tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu TT.
b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ1: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
* Mục tiêu:- Tìm hiểu nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS quan sát hình: Từ hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 SGK, tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình.
- GV chỉ nêu một hai ví dụ mẫu sau đó để các em tự liên hệ đến nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- HS quay lại chỉ vào từng hình trang 54, 55 SGK để hỏi và trả lời nhau như GV đã gợi ý. HS có thể có cách đặt câu hỏi khác.
- GV đi đến các nhóm giúp đỡ.
- Tiếp theo, các em liên hệ nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả thảo luận.
- Mỗi nhóm chỉ nói về một nội dung.
* Kết luận: Như mục bạn cần biết SGK trang 55.
HĐ 2: Tác hại của sự ô nhiễm nguồn nước.
* Mục tiêu: 
- Tìm hiểu về tác hại của sự ô nhiễm nguồn nước.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
- HS quan sát các hình và đọc mục bạn cần biết trang 55 SGK và những thông tin sưu tầm được trên sách báo và trả lời câu hỏi này.
* Kết luận: Mục bạn cần biết trang 55. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại nguyên nhân, tác hại làm ô nhiễm nguồn nước?
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Bài 27. 
______________________________________
BUỔI CHIỀU: Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
i. mục tiêu
- HS biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ đặt câu và viết đúng chính tả,...)
- Biết tự sửa lỗi mắc trong bài viết theo sự HS của GV. HS biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
ii. đồ dùng : Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, ... cần chữa chung trước lớp.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại dàn bài của bài văn kể chuyện.
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Phần nhận xét chung bài làm của HS:
* Một HS đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
* GV nhận xét chung.
 + Nhận xét ưu điểm về các mặt: 
- Hiểu đề viết đúng yêu cầu của đề, hầu hết các em chọn đề 2 thay lời An-đrây-ca để kể lại câu chuyện, một số em chọn đề 3. Dùng đại từ nhân xưng nhất quán. Diễn đạt câu, ý rõ ràng. Sự việc, cốt truyện, liên kết giữa các phần tương đối tốt. Thể hiện sáng tạo khi kể theo lời nhân vật (Với đề số 2). Viết đúng chính tả, hình thức trình bày bài làm khoa học, sạch đẹp.
- Một số bài viết có mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng: Phỳc, Lan Phương, Hồng Anh
- Nhiều bài viết có cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt ý sắc xảo: Phỳc, Huyền, Trang, Lan Phương, Hồng Anh
- Những bài có nội dung phong phú, sáng tạo: Lan Phương, Hồng Anh, Phỳc
- GV nêu tên những bài hay, đúng yêu cầu của bài.
+ Nhận xét về khuyết điểm:
- Bố cục một số bài văn kể chuyện chưa rõ ràng, còn bị lẫn.
- Một số bài viết nội dung còn sơ sài: dùng từ, đặt câu, diễn đạt ý còn vụng.
- Một số bài viết sử dụng dấu câu chưa hợp lí.
- Một số bài viết sai nhiều lỗi chính tả.
- Một số bài viết còn chép nguyên văn câu chuyện SGK.
+ Gvtreo bảng phụ ghi sẵn một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, ... cần chữa chung trước lớp.
+ Yêu cầu HS thảo luận phát hiện lỗi, HS tìm cách sửa lỗi để có các câu văn hay.
* Hướng dẫn HS chữa bài:
- HS đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời phê của cô giáo tự sửa lỗi
- GV giúp HS yếu nhận ra lỗi, biết cách sửa lỗi.
- GV đến từng nhóm, kiểm tra giúp đỡ HS sửa lỗi trong bài.
* Học tập những đoạn văn, bài văn hay: 
- GV đọc một số đoạn hoặc bài làm tốt của HS.
- Trao đổi, tìm ra cái hay, cái tố của đoạn hoặc bài văn được cô giới thiệu.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giảI đúng.
* HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình:
- HS chọn đoạn văn cần viết lại.
- GV đọc so sánh 2 đoạn văn của một HS: đoạn viết cũ với đoạn viết mới viết lại giúp HS hiểu các em có thể viết bài viết tốt hơn.
3. Củng cố - dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- HD HS chuẩn bị trước nội dung tiết TLV tới, chuẩn bị nội dung để kể chuyện theo 1 trong 4 đề tài ở bài tập 2 trong tiết sau.
____________________________________
Kĩ thuật
 Lắp ô tô tải (tiết 1)
i. mục tiêu
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải.
- Lắp được từng bộ phận và lắp xe ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình .
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ô tô tải.
ii. Đồ dùng dạy họC
- Mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước tiến hành lắp xe nôi?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận và trả lời câu hỏi: 
+ Để lắp xe ô tô tải cần bao nhiêu chi tiết?
- GV nêu tác dụng của xe ô tô tải trong thực tế: 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
* GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
+ GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ.
+ Xếp các chi tiết vào nắp hộp trong từng loại chi tiết.
* Lắp từng bộ phận.
+ Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin. 
- Để lắp được bộ phận này, ta cần phải lắp mấy phần?
- GV tiến hành lắp từng phần. 
* Lắp ca bin: 
- HS quan sát hình 3 SGK. 
- Em hãy nêu các bước lắp ca bin. 
- GV tiến hành lắp theo các bước trong SGK. 
* Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe. 
- GV có thể gọi HS lên lắp vì bộ phận này đơn giản.
* Lắp ráp xe đẩy hàng.
- GV lắp ráp xe ô tô tải theo các bớc trong SGK. 
- Sau khi lắp xong GV kiểm tra sự chuyển động của xe.
* GV hướng dẫn cách tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 
3. Củng cố - dặn dò 
- Nêu các bước tiến hành lắp xeô tô tải?
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị giờ sau học tiếp. 
____________________________________
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 12: Ông Trạng thả diều
i. mục tiêu
- HS viết đúng, đều, đẹp một đoạn trong bài: Ông Trạng thả diều (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.12)
- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: - GV và HS: Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1.
	 - Bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn cần viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS viết một số tiếng khó của bài trước: khướu, ánh nắng, rành rọt
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
- Treo bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn.
- GV đọc mẫu. - HS đọc thầm
 - 1-2 HS đọc lại
- Nêu nội dung của đoạn văn? (Sự ham học và kiên trì khắc phục khó khăn trong học tập của chú bé Nguyễn Hiền)
- Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (chăn trâu, nghe giảng, lưng trâu,)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: Ông Trạng thả diều (Vở luyện viết chữ đẹp 4 - Q.1 - Trg 12 ):
- Khi viết một đoạn vănt ta cần chú ý điều gì?
- Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? 
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
- Bài viết nói về nội dung gì? 
- GV lưu ý HS những chữ thường viết sai trong bài và cách sửa.
- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
________________________________________________________________
 Ngày soạn : 22/11/2017
 Ngày dạy: Thứ năm, 30/11/2017 
Toán ( 4A, 4B )
Tiết 64: Luyện tập 
i. mục tiêu
- HS thực hiện được nhân với số có hai chữ số, có ba chữ số. Biết vận dụng các tính chất 
của phép nhân (nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu, tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân) trong thực hành tính. Biết công thức tính bằng chữ và tính được diện tích HCN.
- Rèn kĩ năng nhân với số có hai, ba chữ số, kĩ năng giải toán qua các BT: 1; 3; 5a.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại các bước nhân với số có ba chữ số?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Luyện tập:
Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS cách làm. Cho HS tự đặt tính rồi tính, hết phép tính này rồi mới chuyển sang phép tính khác.
- Cho HS tự thực hành làm bài rồi chữa bài, có thể cho các nhóm thi tính nhanh xem nhóm nào tính nhanh nhất.
- HS nêu lại cách nhân với số có tận cùng là CS0; nhân với số có hai, ba chữ số?
Bài 3 : HS đọc, nêu yêu cầu của đề bài.
- HS nêu thế nào là cách tính thuận tiện nhất. HS làm theo cách cho là nhanh nhất.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài. HS nhác lại t/c nhân 1 số với 1 tổng, 1 hiệu?
Bài 5(a): 
- HS tự làm phần a vào vở. 2 em lên bảng làm bài: S = a x b. Với a = 12 cm và b = 5 cm thì S = a x b = 12 x 5 = 60 cm2.
- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- HS đọc kĩ phần b của bài tập. Lập công thức tính diện tích hình chữ nhật và cho chiều dài tăng lên 2 lần để tìm ra diện tích thay đổi thế nào: S = a x 2 x b = 2 x (a x b). Vậy DT tăng thêm 2 lần.
Bài 2 : ( nếu cũn tg ) HS tự làm bài vào nháp.
- HS làm xong cho các em nhận xét kết quả. 
Bài 4 : ( nếu cũn tg ) HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
- Cho HS nêu cách làm, HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV nêu cho HS biết bài toán có thể giải bằng nhiều cách. Mỗi em chỉ cần giải bằng một cách và giải đúng.
- GV cùng HS nhận xét các cách giải ấy. (ĐS: 896 000 đồng)
3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc lại các tính chất của phép nhân.
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
___________________________________
ĐẠO ĐỨC ( 4B )
Hiếu thảo với ụng bà, cha mẹ ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:	HS tiếp tục:
- HS nhận thức được công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
- HS biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống..
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
ii. đồ dùng dạy học 
- Truyện HS đã sưu tầm có nội dung nói về tấm lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
iii. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao chúng ta phảI kính trọng ông bà, cha mẹ?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài .
b. HS tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Đóng vai ( bài tập 3- SGK )
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1, một nửa nhóm thảo luận đóng vai tình huống tranh 2.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cho HS phỏng vấn HS đóng vai về cách ứng xử HS đóng vai ông về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
- Thảo luận lớp về cách úng xử.
- GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi ( bài tập 4- SGK)
- GV nêu yêu cầu của bài tập 4
- Các nhóm thảo luận theo nhóm đôi.
- Một vài nhóm lên trình bày. 
- GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở HS khác học tập các bạn.
Hoạt động 3:Trình bày giới thiệu các sáng tác, tư liệu sưu tầm;
- GV mời HS trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc các tư liệu sưu tầm được.
- HS nhận xét.
- GV kết luận chung: Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
3 Củng cố dặn dò 
- Vì sao chúng ta phải kính trọng ông bà cha mẹ?
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau.
________________________________________
Luyện từ và câu
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
i. mục tiêu : 
- Hiểu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (ND ghi nhớ)
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản (BT1 mục III), bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo ND, yêu cầu cho trước (BT2,3). HSKG đặt được CH để tự hỏi mình theo 2,3 ND khác nhau.
- Có ý thức sử dụng đúng loại câu khi nói và viết.
ii. đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ kẻ bảng nội dung bài 1 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại một số từ ngữ đã học về chủ điểm: ý chí - Nghị lực
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
* Phần nhận xét: 
- GV đưa bảng phụ gồm các cột: Câu hỏi - câu hỏi của ai - để hỏi ai - dấu hiệu và lần lượt HS lên điền nội dung vào từng cột khi HS thực hiện các bài tập 1,2,3.
Bài tập 1: - HS nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm bài “Người tìm đường lên các vì sao” suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV chép các câu hỏi trong truyện vào cột câu hỏi. Cho HS đọc lại các câu hỏi đó.
Bài tập 2,3: - Hai HS đọc yêu cầu của bài tập 2,3 
- Cả lớp đọc thầm lại bài suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. 
- GV ghi kết quả trả lời vào bảng. Sau đó yêu cầu một HS đọc bảng kết quả
- GVHDHS rút kết luận: Câu hỏi dùng để làm gì? Dấu hiệu nhận biết câu hỏi?.
* Phần ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
* Phần luyện tập:
Bài 1(131):- HS đọc nội dung của bài tập 
- Cả lớp đọc thầm bài văn Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay, làm bài vào vở bài tập.
- GV treo bảng phụ như SGK: GV phân tích bảng phụ.
- HS đọc mẫu làm mẫu: GV phân tích mẫu HS quan sát.
- GV phát bảng nhóm cho đại diện ba nhóm làm. HS gắn bảng nhóm và trình bày kết quả trước lớp.
- GV và HS nhận xét, rút ra lời giải đúng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của đề. 
- 1 cặp HS làm mẫu. GV viết lên bảng 1 câu văn.
- Từng cặp HS đọc thầm bài văn: “Văn hay chữ tốt” chọn 3, 4 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó, thực hành hỏi - đáp.
- Một số cặp thi hỏi - đáp . Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cặp hỏi- đáp thành thạo, tự nhiên đúng ngữ điệu.
VD: Câu: Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
+ Về nhà bà cụ làm gì? (Về nhà bà cụ kể lại chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe.)	
+ Bà cụ kể lại chuyện gì? ( Bà kể chuyện bị quan cho lính đuổi ra khỏi huyện đường)
+ Vì sao Cao Bá Quát ân hận? (CBQ ân hận vì mình viết chữ quá xấu mà bà cụ bị quan cho lính đuổi ra khỏi huyện đường)
Bài tập 3:- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tự đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình.
- GV gợi ý các tình huống cho HS.
- HS lần lượt đọc các câu hỏi mình đã đặt. GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc lại tác dụng của câu hỏi, dấu hiệu để nhận biết câu hỏi?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài của tuần sau.
_____________________________________________________________________
 Ngày soạn : 23/11/2017
 Ngày dạy: Thứ sỏu, 1/12

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc