Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ND của bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

- HS biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. (TLCH 1; 2; 4. HSKG: CH3)

- Rèn KNS cho HS: KN xác định giá trị, tự nhận thức bản thân và đặt mục tiêu.

- GD lòng yêu quê hương đất nước. Kính phục người tài.

II. ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HSTB đọc thuộc lòng 1 số câu tục ngữ của bài trước.

 - HSKG: Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ đó.

2. Dạy bài mới:

 a. Giới thiệu bài: Qua tranh minh hoạ.

 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, giỏi: Làm bài 2,3,4)
Bài1: Tính nhẩm:
	a. 72 x 10	162 x 100	14 x 10 x 100
	b. 640 : 10	2400 : 100	64000 : 10 : 100
	c. 30 x 50	150 x 400	60 x 700
Bài 2:Tính: 
	a. 640 : 10 + 25 x 100 – 64 000 : 1000
	b. 670 x 100 – 820 x 10 – 46 x 100
	c. 46000 : 100 + 250 x 10 – 46 x10
Bài3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
	a. 20 x 3 x 100 ... 60 x 100
	b. 520 x 18 ... 520 x 10 x 8
	c. 200 x 460 ... 2 x 46 x 1000
	d. 4200 x 350 ... 70 x 21 x 100
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức:
m
1000
9763
3420
7543
n
18
0
63
134
m – n x 40
	- GV tổ chức cho HS chữa bài, nhận xét và thống nhất kết quả.
3. Củng cố, dặn dò:
 	 - Nhắc lại cách nhân nhẩm với 10, 100, 1000...: chia số tròn chục, tròn trăm cho 10, 100 1000, .... nhân các số có tận cùng là chữ số 0?
 	 - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
......................................................................................................
Tiết 2: Ôn: Đề-xi-mét vuông, mét vuông
i. mục tiêu
	- Củng cố khái niệm mét vuông, đề-xi-mét vuông. Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học (mét vuông, dề-xi-mét vuông, xăng-ti-mét vuông)
	- HS rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích thông qua một số bài tập.
	- Giáo dục HS ý thức ham học toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS nhắc lại thế nào là mét vuông, đề-xi-mét vuông? Quan hệ giữa mét vuông và đề-xi-mét vuông, đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông, mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
	- GV ghi bảng: 1 m2 = 100 dm2, 1 dm2 = 100 cm2 ; 1m2 = 10 000 cm2
2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài.
	 b, HD luyện tập qua việc làm các bài tập sau: 
Bài1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
	a, 1 dm2 =  cm2	b. 100 cm2 =  dm2
	15 dm2 =  cm2	2000 cm2 =  dm2
	20 dm2 =  cm2	10 500 cm2 =  dm2
	2005 dm2 =  cm2	30 000 cm2 =  dm2
	c, 1 m2 =  dm2	d. 100 dm2 =  m2
	1 m2 =  cm2	10 000 cm2 =  m2
	23 m2 =  cm2	200 000 cm2 =  m2
	150 m2 =  cm2	1000 000 cm2 =  m2
	- HS tự làm. 2 HS lên bảng trình bày, lớp nhận xét và thống nhất kết quả. GV nhận xét chung.
Bài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
a. 503 cm2  5 dm2 30 cm2	b. 470 cm2  47 dm2
 800 cm2  8 dm2	 	 360 cm2  3 dm2 70 cm2
 8 m2  80 dm2	 	 160 dm2  16 m2
	- HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài.
	- Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
	- ‎GV nhận xét, chốt cách làm: Đổi ra cùng đơn vị đo, so sánh rồi điền dấu thích hợp.
Bài 3: Một sân trường hình chữ nhật có chiều dài 80 mét và chiều rộng 50 mét. Tính chu vi và diện tích của sân trường đó.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu cách giải.
	- HS làm bài vào vở, GV chấm 1 số bài nhận xét và thống nhất kết quả.
3. Củng cố, dặn dò:
 	 - HS nhắc lại quan hệ giữa mét vuông và đề-xi-mét vuông, đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông, mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
 	 - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.	
.............................................................................................................................................
	Tiết 1: Luyện viết
Bài 12: Ông Trạng thả diều
i. mục tiêu
	- HS viết đúng, đều, đẹp một đoạn trong bài: Ông Trạng thả diều (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.12)
	- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm.
	- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: GV và HS: Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1.
	- Bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn cần viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 	
	- HSTB: Khi viết một đoạn vănt ta cần chú ý điều gì?
	- HSKG: Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? 
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu. Treo bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn.
- HS đọc thầm lại bài.
	+ HSKG: Nêu nội dung của đoạn văn? (Sự ham học và kiên trì khắc phục khó khăn trong học tập của chú bé Nguyễn Hiền)
	+ HSTB: Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (chăn trâu, nghe giảng, lưng trâu,)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: Ông Trạng thả diều (Vở luyện viết chữ đẹp 4 – Q.1 – Trg 12 ):
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
	- GV lưu ý HS những chữ thường viết sai trong bài và cách sửa.
	- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
.........................................................................................................................
Bài 24: Động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi : Mèo đuổi chuột
I. Mục tiêu
	- HS bước đầu thực hiện được ĐT nhảy của bài TDPTC.
	- Biết cách chơi trò chơi Mèo đuổi chuột và tham gia chơi được TC.
	- Giáo dục HS ý thức thường xuyên luyện tập TDTT.
II. Địa điểm, phương tiện
	- Địa điểm: Sân trường
	- Phương tiện: Tranh động tác nhảy. Chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút
	- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 –2 phút
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút
a. Bài thể dục phát triển chung: 10 – 12 phút
	- Ôn 6 động tác đã học 2 lần.
	- Học động tác nhảy: 4-5 lần.
	+ GV treo tranh, phân tích kĩ thuật, làm mẫu ĐT.
	+ HS quan sát nắm được.
	+ GV cho HS tập 1-2 lần theo mẫu.
	+ Lớp trưởng điều hành cả lớp tập, GV bao quát uốn nắn các em tập sai.
	- Tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
b. Trò chơi vận động: 6 – 8 phút	
	- Trò chơi vận động: "Mèo đuổi chuột": GV nêu tên trò chơi, nhắc lại luật chơi,vần điệu"điều khiển HS chơi.
	- HS chơi trò chơi.
	- GV nhắc nhở HS chơi nghiêm túc,nhiệt tình.
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút
	- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 – 2 phút
	- GV nhận xét đánh, giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà: 1 – 2 phút
................................................................................................................Tiết 2: LTVC
Ôn tập: Tính từ
i. mục tiêu
	- Củng cố những kiến thức về tính từ.
	- HS làm tốt một số bài tập có liên quan đến tính từ.
	- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: Tính từ là gì? Ví dụ?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài.
 b, Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Gạch dưới các TT từ trong đoạn sau:
	- Mùa xuân đã đến thật rồi với những cơn gió ấm áp. Những cây sau sau đã ra lá non. Những mầm lá mới nảy chưa có màu xanh, mang màu nâu hồng trong suốt. Những lá lớn hơn xanh mơn mởn. Đi dưói rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm lá lợp đầy những ngôi sao xanh.
	- HS tự làm bài, nêu kết quả.
	- Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng: 
	Các TT: ấm áp, non, xanh, nâu hồng, trong suốt, lớn, xanh mơn mởn, xanh. Bài 2: Gạch dưới các từ lạc ( Không phải là TT) trong mỗi dãy từ dưói đây:
	a. xanh lè, đỏ ối, vàng xuộm, đen kịt, ngủ khì, thấp tè, cao vút, nằm co, thơm phức, mỏng dính.
	b. thông minh, ngoan ngoãn, nghỉ ngơi, xấu xa, giỏi giang, nghĩ ngợi, đần độn, đẹp đẽ.
	c. cao, thấp, nông, sâu, dài, ngắn, thức, ngủ, nặng, nhẹ, yêu, ghét, to, nhỏ.
	- HS nêu miệng từng phần. HS khác nhận xét, bổ sung. 
	- GV chốt kết quả đúng.
Bài 3: Từ các TT (là từ đơn) cho sẵn dưới đây hãy tạo ra các từ ghép và từ láy: 
nhanh, đẹp, xanh.
	- HS làm bài vào vở, nêu kết quả.
	- Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt lại các từ đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
	- HS nhắc lại khái niệm về tính từ ? VD?
	- GV chốt lại các dạng bài tập và nhận xét tiết học.
.........................................................................................................................
Kĩ thuật 
Lắp xe nôi (tiết 2)
i. mục tiêu
	- HS tiếp tục biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
	- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy định.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn laođộng khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
ii. đồ dùng dạy học - HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 4.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Để lắp được xe nôi, cần chọn những chi tiết và dụng cụ gì?
	- Nêu các bước tiến hành lắp xe nôi?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động 3 : HS thực hành lắp xe nôi.
* HS chọn chi tiết: như mục chuẩn bị.
* Lắp từng bộ phận.
- Lắp tay kéo: như hình 2 SGK 
- Lắp giá đỡ trục bánh xe: như hình 3 SGK
- Lắp thanh giá đỡ trục bánh xe
-- Lắp thành xe với mui xe.
- Lắp trục bánh xe
- GV nhắc HS lưu ý 1 số điểm sau:
+ Vị trí trong ngoài của các thanh.
+ Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
+ Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe.
* Lắp ráp xe nôi .
- GV nhắc HS lắp ráp theo quy trình như SGK. Chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch. Sau khi lắp xong kiểm tra sự chuyển động của xe.
c. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
	- HS trưng bày sản phẩm thực hành
	- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
	+ Lắp đúng mẫu và theo đúng quy định.
	+ Xe chắc chắn và không bị xộc xệch.
	+ Xe chuyển động được.
	- HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV nhận xét, nhắc HS tháo dỡ các chi tiếtvà xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập, kĩ năng lắp xe nôi của HS.
- HD HS chuẩn bị bài sau: Lắp ô tô tải. 
..............................................................................................................................................
Buổi chiều (Nghỉ)
	Tiết 3: TLV
Ôn tập về văn kể chuyện
i. mục tiêu
	- Củng cố cấu tạo bài văn kể chuyện, các cách mở bài trong bài văn kể chuyện.
	- Rèn luyện kĩ năng viết mở bài trong văn kể chuyện.
	- HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu cấu tạo của bài văn kể chuyện?
	- Trong bài văn kể chuyện có mấy cách mở bài? Là những cách nào?
2. Dạy bài mới 
 a, Giới thiệu bài :
b, HD luyện tập:
Bài 1: Cho biết từng mở bài sau theo cách nào?
	a, Đã bao giờ trong giấc mơ, bạn thấy mình biến thành một con vật do mắc phải một lỗi lầm gì đó chưa? Vậy mà chuyện ấy lại xảy ra với tôi rồi đấy. Có lần, vì dối mẹ, tôI đã bị buộc phải trở thành một con chó tận ba ngày đêm liền. Biết bao rắc rối xảy ra trong mấy ngày ấy. Giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy xấu hổ, nhưng vẫn xin kể lại để các bạn cùng rõ. Chuyện là thế này:
	b, Đã một lần tôi mơ thấy mình biến thành một con vật. Tôi xin kể lại để các bạn cùng biết giấc mơ ấy của tôi.
	- GV đọc từng mở bài.
- HS nghe và phát biểu y kiến.
- Lớp nhận xét, GV đánh giá chung.
Bài 2: 
	Đọc câu chuyện Ông trạng thả diều, tìm đoạn mở bài và cho biết đó là cách mở bài nào?
Bài 3: Em hãy viết đoạn mở bài theo lối gián tiếp để kể lại câu chuyện Ông Trạng thả diều trong SGK trang 104
	- HS viết, đọc đoạn vừa viết.
	- Lớp và GV nhận xét cách mở bài của các em đó.
3. Củng cố, dặn dò:
	- HS nhắc lại cách cách mở bài trong bài văn kể chuyện.
	- GV nhận xét tiết học.
 Soạn: 14/11/2010 . Giảng: Thứ tư 17/11/2010
Buổi sáng
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc (119)
i. mục tiêu
- HS dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện, mẩu chuyện, đoạn truyện đã nghe đã đọc nói về một người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. 
- HS hiểu câu chuyện và nêu được ND chính của câu chuyện.
- Yêu thích môn học, có ý chí vươn lên trong học tập.
ii. đồ dùng dạy học: 
	- Bảng phụ chép sẵn dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện 
 iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1-2 HS kể lại 1, 2 đoạn của câu chuyện Bàn chân kỳ diệu.
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài: 
- HSTB đọc đề bài. GV viết đề bài lên bảng.
- GV gạch chân những từ quan trọng.
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc bốn gợi ý (1,2,3,4). Cả lớp theo dõi SGK
- HS đọc thầm lại gợi ý1. GV nhắc lại những nhân vật được nêu tên trong gợi ý.
- Cho HS nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện mình sẽ kể.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 3, GV treo bảng phụ dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện lên bảng.
* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 
- Kể chuyện trong nhóm đôi: HS kể từng đoạn, sau đó kể toàn chuyện. Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK.
 - Thi kể chuyện trước lớp 
+ Gọi HS thi kể câu chuyện trước lớp.
- Mỗi HS kể xong, cho các em khác hỏi bạn, trao đổi cùng bạn về nhân vật chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, bạn đặt được câu hỏi hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò 
	- Em học được gì qua tấm gương các nhân vật trong các câu chuyện vừa kể?
- GV nhận xét tiết học. HD HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe câu chuyện mà em thích.
.........................................................................................................................
Tập đọc
Vẽ trứng (120)
i. mục tiêu
- HS đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô). Biết đọc diễn cảm bài văn giọng đọc từ tốn, nhẹ nhàng. Bước đầu biết đọc lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo, ân cần. Đoạn cuối đọc với cảm hứng ca ngợi.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài. Hiểu ND của câu chuyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài (TLCH trong SGK)
- Yêu quê hương đất nước. Kính phục người tài.
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện “Vua tầu thuỷ ” Bạch Thái Bưởi và nêu nội dung đoạn văn.
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- GV chia đoạn bài văn (2 đoạn).
- HSTB tiếp nối nhau đọc 2 lượt từng đoạn bài văn.
- GV giúp HS tìm hiểu những từ mới và khó trong bài (khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục hưng), và nhắc nhở các em nghỉ ngơi đúng các câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HSKG đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài, chú ý nhấn giọng một số từ ngữ khó.
*Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn: từ đầu đến vẻ chán ngán, trả lời câu hỏi:
+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?
- HS đọc đoạn tiếp đến vẽ được như ý, trả lời câu hỏi:
+ Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
- HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Lê-ô-nác-đô đã thành đạt như thế nào? Theo em, nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng? Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
	- HS đọc cả bài, nêu ND truyện? (Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài)
 * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc bốn đoạn và nêu cách đọc từng đoạn, GV nhắc nhở, hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài. 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu (Đoạn 2).
- Cả lớp bình chọn bạn nào đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất.
3. Củng cố - dặn dò
- Em học được gì qua nhân vật Lê-ô-nác-đô?
- GV nhận xét tiết học. GV yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.
................................................................................................................
Toán
Tiết 58 Luyện tập (68)
i. mục tiêu
- HS vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng (hoặc hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.
- Làm tốt các BT: 1 (dòng 1); 2a,b (dòng 1); 4 (chỉ tính chu vi)
- Tính chính xác và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ đã viết sẵn các biểu thức ghi lại tính chất của phép nhân.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra VBT của HS 
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. Củng cố kiến thức đã học:
- HS nhắc lại các tính chất của phép nhân
- GV đưa ra bảng phụ có biểu thức chữ ghi các tính chất của phép nhân.
- HS nhắc lại bằng lời. 
c. Thực hành: 
Bài 1(HSTB dòng1): - HSTB đọc, nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS cách làm: Vận dung t/c nhân một số với một tổng để tính.
- HS tự thực hành làm bài rồi chữa bài.
KQ : a. 3 105	b. 15 408
Bài 2(HSTB dòng 1): 
	- HS tự làm bài vào vở. GV kẻ bảng. 
- GV gợi ý HS chọn cách làm thuận tiện nhất (Nhóm các TS có tích là các số tròn chục, tròn trăm). HS tính kết quả vào từng phần, nhận xét kết quả.
Bài 3(HSKG) : 
	- HSTB đọc, nêu yêu cầu của đề. HSKG nêu cách làm.
- GV HDHS vận dụng tính chất nhân một số với 1 tổng, nhân một số với một hiệu để tính.
- HS chữa bài, nhận xét cách làm và kết quả.
Bài 4 (HSTB chỉ yêu cầu tính chu vi): 
- HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
- HS nêu cách làm, giúp HS biết cách giải. HS làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò 
- Học sinh nhắc lại các tính chất của phép nhân đã học?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Nhân với số có hai chữ số.
.........................................................................................................................
 Soạn: 15/11/2010 . Giảng: Thứ năm 18/11/2010
Buổi sáng
Thể dục 
Tập làm văn
Kết bài trong bài văn kể chuyện (122)
I. Mục tiêu
- Nhận biết được hai cách kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện (mục I và BT1, 2 mục III).
- Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng
- Có ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ kẻ bảng so sánh hai cách kết bài ở bài 4 phần nhận xét.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại 2 cách mở bài trong bài văn KC?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: trực tiếp 
 b. Phần nhận xét:
Bài tập 1,2:
- Hai HSTB đọc yêu cầu của bài tập 1 và 2.
- Cả lớp đọc thầm truyện Ông trạng thả diều ( SGK tr. 104) tìm phần kết bài của truyện
KQ: Đoạn kết bài: "Thế rồi vua mở khoa thitrẻ nhất của nước Nam ta"
Bài tập 3: 
	- Một HSTB đọc yêu cầu của bài tập: Thêm vào cuối truyện một lời nhận xét, đánh giá.
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến. GV khen ngợi những lời đánh giá hay.
Bài tập 4:
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV dán bảng phụ có ghi hai cách kết bài. HS suy nghĩ, so sánh phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng: 
+ KB1: KBKMR:Chỉ cho biết kết cục của truyện, không nhận xét, bình luận thêm.
+ KB2: KBMR: nêu ý nghĩa của câu chuyện, lời bình luận về câu chuyện.
 c. Phần ghi nhớ - Ba HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
 d. Luyện tập: 
Bài tập 1:
- HS nối tiếp nhau đọc mỗi ý của bài tập 1.Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi.
(KQ: a, KBKMR. b, c, d, e: KBMR)
Bài tập 2: 
- HSTB đọc yêu cầu của bài tập . 
- Cả lớp mở SGK, tìm kết bài của các truyện Một người chính trực ( tr. 36, 37-SGK), Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Đó là những cách kết bài không mở rộng.
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập, lựa chọn viết kết bài theo kiểu mở rộng cho một trong hai truyện trên, suy nghĩ, làm bài cá nhân. Nêu kết quả.
- GV nhận xét chung, đọc cho HS nghe 1 đoạn mẫu (Như SGV trang 255)
3. Củng cố - dặn dò : 
- Nhắc lại các cách kết bài trong bài văn kể chuyện?
- GV nhận xét tiết học, HD HS chuẩn bị cho bài kiểm tra trong tiết TLV sau.
.........................................................................................................................
Toán
 Tiết 59 Nhân với số có hai chữ số (69)
I. Mục tiêu
- HS biết cách nhân với số có hai chữ số. Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số.
- Thực hành giải BT liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số (BT 1a,b,c; 3)
- Yêu thích môn học 
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách nhân với số có một chữ số.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Tìm cách tính: 36 x 23 
- HS đặt tính vào bảng con và tính: 36 x 3 và 36 x 20
- Trả lời câu hỏi: 23 viết thành tổng của các chục các đơn vị như thế nào? Hãy thay 36 x 3 bằng tổng của 36 x 3 và 36 x 20 và tính kết quả của phép tính.
- HS lên bảng làm bài, HS khác làm vào vở.
 c. Giới thiệu cách đặt tính và tính:
- GV đặt vấn đề: Để tìm 36x3 ta phải thực hi

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc