Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 11 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK). Hiểu các từ ngữ khó trong bài.

- Giáo dục HS yêu quê hương đất nước, tôn trọng người tài.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên; Giới thiệu bài Ông trạng thả diều.

b. Các hoạt động:

*HĐ1: Luyện đọc

- HS đọc bài, GVHDHS chia đoạn: 4 đoạn ( Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn: 2-3 lượt. GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. HD HS nghỉ hơi đúng các từ khó: kinh ngạc, mảnh gạch, lưng trâu, vi vút,.

- HDHS đọc bài với giọng kể chậm chãi, cảm hứng ca ngợi.

- Một, hai HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

*HĐ2: Tìm hiểu bài

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 11 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh huống 2: Em hãy cùng các bạn trong nhóm đóng vai phóng viên phỏng vấn lẫn nhau về: Tình hình vệ sinh của lớp và trường em hiện nay.
Tình huống 3: Hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và đóng vai tình huống: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào?
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Một vài nhóm lên đóng vai. 
- Thảo luận lớp:
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác? Vì sao?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
- GV kết luận cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS : Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Tiết 3 LUYỆN VIẾT
Bài 7
I. mục đích yêu cầu
- HS viết chính xác, trình bày đúng ,đẹp bài In bóng quê hương
- Rèn kĩ năng viết đúng độ cao, khoảng cách của từng tiếng. Viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn: l/n, d/r, x/s...
- Giáo dục ý thức viết đẹp và trìng bày bài cẩn thận.
II. chuẩn bị
- HS:vở luyện viết
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS.viết một số từ : vách đá, chèo thuyền, ...
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Hướng dẫn HS viết:
- Gọi HS đọc bài viết. Nêu ND bài?
- Cả lớp theo dõi, phát hiện những từ khó viết: luỹ tre, rì rào, khóm khoai, rung rinh, thung thăng,...
- GV phân tích một số tiếng khó trên bảng. 
- HS luyện viết từ khó trên bảng, cả lớp viết ra giấy nháp.
*HĐ2: HS viết bài
- HS nhắc lại cách trình bày bài viết, độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng. 
- HS tự luyện viết bài theo bài mẫu.
- GV theo dõi uốn nắn HS kịp thời.
*HĐ3: Chấm chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài - Nhận xét.
- HS dưới lớp tự soát lỗi, sửa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Khen ngợi những em đã viết đúng, đẹp.
- Dặn HS chuẩn bị bài 8. 
 Ngày soạn: 09.11.2017
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2017
Sỏng Tiết 1 Tập đọC
Có chí thì nên
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GDKNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức bản thân; Lắng nghe tích cực.
- Giáo dục HS làm việc phải có ý chí không nên nản lòng khi gặp khó khăn.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.( HĐ 1)
- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm.( HĐ 2)
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện Ông trạng thả diều và trả lời các câu hỏi gắn với nội dung đoạn văn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: - GV nêu câu hỏi: Trong học tập cũng như trong cuộc sống gặp phải bài tập khó hoặc những công việc khó em đã làm gì?
b. Các hoạt động
*HĐ1: Luyện đọc
- HS tiếp nối nhau đọc 2, 3 lượt từng câu tục ngữ.
- GV treo tranh minh họa HDHS khai thác ND tranh, giúp HS đọc đúng những từ khó: nên, hành, lận, keo, rã,...và nhắc nhở các em nghỉ ngơi đúng các câu khó.
- Một, hai em đọc 7 câu tục ngữ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài, ( giọng đọc khuyên bảo, nhẹ nhàng, chí tình) chú ý nhấn giọng một số từ ngữ khó: quyết, hành, tròn vành, chí, chớ thấy,
*HĐ2: Tìm hiểu bài
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm, đối thoại, trao đổi về những câu hỏi / SGK.
+ Câu hỏi 1: HS đọc câu hỏi, từng cặp trao đổi thảo luận để xếp 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm đã cho. GV phát riêng phiếu cho vài cặp HS, nhắc các em viết cho nhanh, chỉ viết một dòng. Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ Câu hỏi 2: HS đọc câu hỏi. Cả lớp suy nghĩ, trao đổi phát biểu ý kiến. GV nhận xét chốt lại: Cách diễn đạt của tục ngữ có những đặc điểm khiến người đọc dễ hiểu, dễ nhớ như: ngắn gọn, ít chữ, có vần có nhịp cân đối, có hình ảnh.
+ Câu hỏi 3: HS đọc câu hỏi, suy nghĩ phát biểu ý kiến. GV nhận xét chốt lại: HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu.
- HSTL: Bản thân em đã có ý chí, nghị lực chưa? Hãy nêu ví dụ?
*HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm toàn bài.
- HS nhẩm HTL cả bài. HS thi đọc thuộc lòng từng câu, cả bài. Cả lớp bình chọn bạn nào đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
- Chuẩn bị: Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi.
Tiết 2 Kể chuyện
Bàn chân kì diệu
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
- Giáo dục HS có ý chí và nghị lực trong cuộc sống.
II. chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ truyện phóng to.( HĐ 1)
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: GV kể chuyện.
- GV kể chuyện 1,2 lần. 
- HS theo dõi tranh minh họa phóng to trên bảng.
*HĐ2: HD HS kể chuyện và trao đổi ND, ý nghĩa câu chuyện.
- HS đọc các yêu cầu của bài tập.
+ HS kể chuyện trong nhóm:
- GV chia nhóm 4 HS. 
- Các nhóm đọc yêu cầu bài tập và dựa vào tranh để lại từng đoạn đến toàn bộ câu chuyện. Sau đó TLCH 3 SGK: Em học tập được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký?
+ Thi kể chuyện trước lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày và TLCH về ND, ý nghĩa câu chuyện của GV và các bạn đặt ra.
- GV nhận xét khen ngợi, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại ND, ý nghĩa câu chuyện.
- Về nhà kể lại câu chuyệ cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: KC đã nghe, đã đọc về một người có nghị lực.
Tiết 3 Toán
Tiết 53: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
i. Mục đích yêu cầu 
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0; vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm (Bài 1, 2)
- Rèn kĩ năng nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Giáo dục HS tính linh hoạt, yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất kết hợp của phép nhân?
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- GV ghi bảng phép tính: 1324 x 20 = ?
- HDHS cách làm: Tách 20 thành 2 x 10 
- Dựa vào tính chất kết hợp chuyển phép nhân thành dạng nhân một số với 10 sau đó làm bài.
 1324 x 20 = 1324 x ( 2 x 10 )= (1324 x2) x 10= 2648 x 10 = 26480
- GV HDHS cách đặt tính và tính.
*HĐ2: Nhân các số có tận cùng là chữ số 0.
- GV ghi phép tính: 230 x 70 = ?
- HDHS tương tự như ví dụ trên. Tách 70 thành 7 x 10 và 230 thành 23 x 10. Sau đó chuyển thành nhân một số với 100 rồi tính.
- GV HD HS cách đặt tính và tính.
*HĐ3: Luyện tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi HS nhắc lại cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số 0.
- HS làm bài trên bảng- lớp làm vở BT
- GV nhận xét chữa bài và nhấn mạnh lại cách làm.
Bài 2: HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS nhắc lại cách nhân các số có tận cùng là chữ số 0.
- Gọi HS nêu cách làm và kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài 3( nếu còn thời gian) : HS đọc và tóm tắt bài toán.
- HS làm bài và chữa bài. GV chốt đáp án đúng.
Bài 4: - HS đọc bài toán.
- HS làm bài. 
- GV nhận xét- chữa bài:
 Chiều dài tấm kính là: 
 30 x 2 = 60 ( cm)
 Diện tích tấm kính là: 
 60 x 30 = 1800 ( m2)
 Đáp số: 1800 m2
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Đề - xi- mét vuông.
Chiều Tiết 1 luyện từ và câu
Tính từ
i. mục đích yêu cầu 
- HS hiểu tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...
- HS bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu với tính từ.
- HS có ý thức sử dụng từ đúng qui tắc.
II. chuẩn bị
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Tìm 1 động từ chỉ hoạt động, 1 động từ chỉ trạng thái? Sau đó đặt câu với động từ đã cho.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu mục đích yêu cầu bài học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần Nhận xét 
Bài 1+ 2: 1 HS đọc truyện : Cậu học sinh ở ác -boa. Cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- HS làm việc theo cặp: Tìm và ghi lại các từ trong mẩu truyện miêu tả các đặc điểm của người, sự vật. 
- Gọi một vài HS phát biếu ý kiến.
- GV cùng HS NX bài làm và chốt lại những từ đã tìm được theo yêu cầu đề bài.
- Lớp sửa theo lời giải đúng: nhỏ, nhỏ bé, con con, già, nhăn nheo, nhanh nhẹn, bé, chăm chỉ, giỏi.....
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS TLCH: Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào? ( đi lại)
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*HĐ2: Phần Ghi nhớ 
- Hai, ba HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS tự lấy ví dụ về Tính từ.
*HĐ3: Phần Luyện tập 
Bài 1a: - HS đọc yêu cầu và nội dung đoạn văn a) trên bảng phụ.
- HS làm việc cá nhân.
- HS nối tiếp lên bảng gạch chân những tính từ có trong đoạn văn.
- HS nhận xét. GVNX và nhấn mạnh các TT chỉ màu sắc, hình dáng, đặc điểm, ...
- HS đọc các TT có trong phần b.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV gợi ý: 
a.Cần đặt câu với TT chỉ tính tình ( ngoan, hư,...). Tư chất thông minh(giỏi, khôn, ...)
b. Đặy câu với TT chỉ màu sắc( xanh, đỏ ...).Chỉ hình dáng(to, nhỏ,...) .Chỉ kích thước(tròn, méo, thon,...)
- HS làm việc cá nhân. Lần lượt từng HS nối tiếp lên bảng đặt câu.
- GV nhận xét, nhấn mạnh cách đặt câu. 
- HS viết bài của mình vào vở.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại:Tính từ là gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: MRVT: í chí - Nghị lực.
Tiết 2 luyện từ và câu*
ễN: tính từ
i. mục đích yêu cầu 
- Củng cố lại cách nhận biết tính từ.
- HS tìm được một số TT trong đoạn văn, đoạn thơ.
- HS có ý thức học tập.
II. chuẩn bị
- Ghi bảng hệ thống bài tập.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra khi ôn
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tổ chức cho HS làm BT còn lại của tiết sáng( nếu còn)
- HSTLCH: TT là gì?Cho ví dụ?
- GV nhận xét, chốt kiến thức, ghi bảng.
*HĐ2: Luyện tập
- HS làm một số bài tập.
- GV tổ chức cho HS lần lượt chữa từng bài tập.
- Nhấn mạnh kiến thức trọng tâm qua mỗi bài tập.
Bài 1: Tìm các TT trong đoạn thơ sau:
 Nắng vàng tươi rải nhẹ
 Bưởi tròn mọng trĩu cành
 Hồng chín như đèn đỏ
 Thắp trong lùm cây xanh.
- GV chữa bài: vàng tươi, nhẹ, tròn mọng, trĩu, đỏ, xanh.
- Củng cố kiến thức về tính từ.
Bài 2: Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.
a. Tìm các TT trong đoạn văn trên.
b. Nhận xét về từ loại của các từ: cái béo, mùi thơm.
- HS làm bài- GV nhận xét - chữa bài: a. thơm, béo, ngọt, già
 b. cái béo, mùi thơm là DT.
Bài 3: Đặt câu với một TT vừa tìm được ở bài tập 2.
- HS nối tiếp đặt câu. 
- GV nhận xét. Củng cố kĩ năng đặt câu.
Bài 4: Em hãy viết một đoạn văn ngắn( khoảng 3 - 5 câu) trong đó có ít nhất 2 tính từ và gạch chân dưới tính từ đó.
- GV gợi ý cách viết, chủ điểm tự chọn.
- HS viết bài. 1 số nối tiếp đọc, và báo cáo kết quả.
- Lớp nhận xét, GV đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại về TT
- GV nhận xét giờ học. Về xem lại các bài tập đã làm.
Tiết 3 khoa học
ba thể của nước
I. Mục đích yêu cầu
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.Trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
- Ham hiểu biết,thích nghiên cứu khoa học.
II. Chuẩn bị
- GV: Sơ đồ sự chuyển thể của nước.( H Đ 3)
- HS: Chuẩn bị chai, lọ trong suốt để đựng nước. Nguồn nhiệt , nước đá , khăn lau
( H Đ 1,2).
iii. Các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các tính chất của nước?
2. Bài mới
a. Giới thiệu : Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại 
Bước 1: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK: Nêu một số ví dụ về nước ở thể lỏng?
- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 3 trang 44. 
Bước 2: Tổ chức hướng dẫn 
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
Bước 3 : HS làm thí nghiệm theo nhóm 4 và thảo luận về những gì các em đã quan sát được qua thí nghiệm .
Bước 4 : Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét, KL. 
*HĐ2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
- Các nhóm quan sát khay nước đá và TLCH:
+ Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì?
+ Nhận xét nước ở thể này?
+ Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay được gọi là gì?
- Tiếp tục cho HS quan sát hiện tượng xảy ra khi để khay nước đá ở ngoài tủ lạnh và nói tên hiện tượng đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét bổ sung và KL: 
+ Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn gọi là sự đông đặc.
+ Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
*HĐ3: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước 
Bước 1: GV đặt câu hỏi: 
+ Nước tồn tại ở những thể nào?
+ Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể?
- GV KL: + Nước có ở thể lỏng, thể khí, thể rắn.
+ Cả 3 thể nước đều trong suốt, không màu, không vị, không mùi.
+ Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định.Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
Bước 2: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước.
- Sau đó HS trình bày sơ đồ về sự chuyển thể của nước. HS và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Bài 22.
 Ngày soạn: 09.11.2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 16 tháng 11 năm 2017
 Sỏng Tiết 1 Tập làm văn 
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.
I. Mục đích, yêu cầu
- HS xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi.
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đặt ra. Biết trình bày ý kiến với người thân khi cần thiết.
- Giáo dục kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tự tin, cảm thông, lắng nghe tích cực.
- HS chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị
- Giấy khổ to, hoặc bảng phụ viết sẵn: 
+ Đề tài của cuộc trao đổi, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.( HĐ 1)
III. Các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ - Mời 2 HS thực hành đóng vai trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học một môn năng khiếu.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV dẫn dắt bằng câu hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày các em thường trao đổi, trò chuyện với người thân về những vấn đề gì?
- Sau khi trao đổi, chia sẻ với người thân em thấy cảm xúc, suy nghĩ của mình có gì thay đổi?
b. Các hoạt động
*HĐ1: Hướng dẫn HS phân tích đề bài 
- Một HS đọc đề bài trên bảng phụ
Đề bài: Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó. Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên. 
- GV cùng HS phân tích đề bài. Gạch chân ngững từ ngữ quan trọng.
*HĐ2: Hướng dẫn HS thực hiện cuộc trao đổi.
- HS tìm đề tài trao đổi. 
- Xác định nội dung trao đổi. 
- Xác định hình thức trao đổi.
*HĐ3: HS thực hành: 
- Từng cặp HS đóng vai thực hành trao đổi: 1 cặp làm mẫu.
+ HS chọn bạn tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp.
+ HS thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. 
- Từng cặp HS thi đóng vai thực hành trao đổi.
- Lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm trao đổi hay. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Viết lại vào vở bài trao đổi.
- Chuẩn bị: Mở bài trong bài văn kể chuyện.
Tiết 2	 khoa học
Mây được hình thành như thể nào? mưa từ đâu ra?
I. Mục đích yêu cầu
- Trình bày được mây từ đâu ra. Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
- HS biết được mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
- Ham hiểu biết thích nghiên cứu khoa học. 
II. Chuẩn bị
- Hình trang 46, 47 trong SGK.
iii. Các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nước được tồn tại ở những thể nào?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:	
*HĐ1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong thiên nhiên 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. 
Bước 2: Làm việc cá nhân. 
- HS trả lời 2 câu hỏi trong SGK. 
- Đọc truyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước. Vẽ tranh minh hoạ và kể lại với bạn. 
Bước 3: Làm việc theo cặp.
Bước 4: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- HS phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. HS nhắc lại.
- GVKL: theo mục BCB- SGK. Tr47
*HĐ2: Trò chơi đóng vai tôi là giọt nước 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Chia lớp làm 5 nhóm đặt tên là: Nước, Hơi nước,Mây trắng, Mây đen, Giọt nước, tuyết.
- Các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình rồi giới thiệu: Tên, ở thể nào? ở đâu? Điều kiện nào thì mình biến thành người khác?
Bước 2: Làm việc theo nhóm. 
- Các nhóm phân vai như đã hướng dẫn và trao đổi với nhau về lời thoại theo sáng kiến của các thành viên.
Bước 3: Trình diễn và đánh giá. 
- Lần lượt các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- GV cùng HS đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau : Bài 23.
Tiết 3 Toán 
Tiết 54: đề - xi - mét vuông
I. Mục đích yêu cầu
- Biết đề - xi - mét vuông là đơn vị đo diện tích
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo đề- xi - mét vuông; Biết được 1 dm2 = 100 cm2 . Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại. 
- HS yêu thích môn học. 
II. chuẩn bị
- Bảng phụ đề - xi - mét vuông. 
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu tên đơn vị đo diện tích đã học? 
2. Bài mới
a . Giới thiệu bài
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Giới thiệu đề - xi - mét vuông 
- GV giới thiệu cách đọc và viết đề - xi - mét vuông:
- Đề - xi - mét vuông viết tắt là: dm2
- HS quan sát để nhận biết : Hình vuông cạnh 1 dm được xếp đầy bởi 100 hình vuông nhỏ 
( diện tích 1 cm2 ).
- GVHDHS nêu nhận xét: 1 dm2 = 100 cm2. 
- HS nhắc lại.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV gọi HS lần lượt đọc theo yêu cầu của bài.
- Luyện đọc và viết số đo diện tích theo đề - xi - mét vuông.
- Nhấn mạnh cho HS: đọc đúng các số đo diện tích và kí hiệu dm2.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài vào vở. HS lần lượt viết lên bảng theo yêu cầu của bài.
- Nhấn mạnh cho HS: viết đúng các số đo diện tích và kí hiệu dm2.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
- GV hỏi để HS nhắc lại mối quan hệ giữa dm2 và cm2.
Bài 5: (nếu còn thời gian): - HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vuông và hình chữ nhật để phát hiện mối quan hệ diện tích giữa hai hình.
- HS làm bài vào vở.1 HS lên bảng chữa bài. HS nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : Tiết 55: Mét vuông.
Chiều Tiết 1 KĨ thuật
Lắp xe nôi ( tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu
- HS chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu, xe chuyển động được.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
ii. chuẩn bị
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. ( HĐ 2)
- Mẫu xe nôi đã lắp sẵn ( HĐ 1)
iii. Các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ: - KT sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn + TLCH:
 +để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận?
 + Nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế?
 *HĐ2: Hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật:
a. Hướng dẫn HS chọn các chi tiết và xếp vào lắp hộp.
b. Lắp từng bộ phận.
 + Lắp tay kéo: Hướng dẫn HS quan sát H2 và lắp tay kéo
 + GV tiếp tục cho HS quan sát H3,4,5,6 để lần lượt lắp giá đỡ trục bánh xe, lắp thành xe với mui xe, lắp trục bánh xe.
- GV lắp mẫu từng bộ phận. 
- HS thực hành lắp. GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
c. Lắp ráp xe nôi.
- GV lắp xe nôi theo quy trình SGK . HS quan sát , sau đó thực hành lắp.
- Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại quy trình lắp xe nôi.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết 2. 
Tiết 2 toán *
Luyện tập nhân với số có tận cùng là chữ số 0
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Vận dụng

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc