Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Biết đặt tính và nhân (chia) số có 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số.

- Biết giải toán có phép nhân ( chia).

II. Đồ dùng

III. Các hoạt động dạy học

 1. Kiểm tra bài cũ

- 3 HS lên bảng: 12573 : 3 14288: 4 30683 : 4

 2. Dạy bài mới

 a. Giới thiệu bài

 b. H¬ướng dẫn làm bài tập

 *Bài 1(165): Đặt tính rồi tính:

- GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính kết quả. 3HS lên bảng, ở dư¬ới làm bảng con.

- GV củng cố lại cách nhân, chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.

 *Bài 2 (165) 1HS đọc yêu cầu của bài, lớp theo dõi SGK.

- GV đặt câu hỏi phân tích đề bài:

+ Trư¬ớc hết phải tìm số bánh nhà trường mua (105 x 4).

+ Tìm số HS được nhận bánh ( thực hiện phép chia).

- HS giải nháp và bảng lớp. GV củng cố lại dạng toán giải bằng hai phép tính.

 *Bài 3 (166) 1HS đọc yêu cầu đề bài

- GV phân tích t¬ương tự bài 2 và yêu cầu HS làm bài vào vở.

Chiều rộng hình chữ nhật: 12 : 3 = 4 (cm)

Diện tích hình chữ nhật: 12 x 4 = 36 (cm2)

 

doc15 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xét.
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Luyện đọc
	* GV đọc mẫu, nêu cách đọc - HS theo dõi SGK
	* Hướng dẫn luỵên đọc, kết hợp giải nghĩa từ
	+ Đọc từng câu
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu đến hết bài.
- GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS.
	+ Đọc từng đoạn trước lớp
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ mới, cho HS chỉ bản đồ để biết vị trí của các nước: Mô-na-cô, Va-ti-căng, Nga, Trung quốc.
	+ Đọc từng đoạn trong nhóm:
 	+ HS đọc đồng thanh toàn bài.
	c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu câu hỏi SGK . HS đọc thầm và trả lời.
	GV: Bài văn nói lên điều gì?
d. Luyện đọc lại
- HS tự hình thành nhóm (mỗi nhóm 4 em), tự phân vai: Lân, Thành, Tùng và người dẫn chuyện.
- Một vài nhóm thi đọc theo cách phân vai.
- GV nhận xét tuyên dương HS đọc.
3. Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài .
- Giáo dục HS. Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ( nghe viết)
Ngôi nhà chung
I. Mục tiêu
Nghe viết bài Ngôi nhà chung. Điền vào chỗ trống các âm đầu l/ n.
Viết chính xác, trình bày đúng bài thơ.
Có ý thức viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
GV đọc các từ HS viết bảng con, bảng lớp: rong ruổi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn nghe viết
+ B1: Hướng dẫn chuẩn bị
	GV đọc bài viết. HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK. GV nêu câu hỏi:
Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì?
Những việc chung mà tất cả dân tộc phải làm là gì?
+ B2: Viết từ khó
GV đọc cho 1HS lên bảng viết các từ khó, HS dưới lớp viết vào bảng con
+ B3: Viết bài + B4: Chấm , chữa bài
c. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a: HS đọc bài tập 2a
GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào SBT
GV mở bảng đã chép nội dung bài tập và yêu cầu HS lên bảng chữa bài
1HS lên bảng chữa bài
GV chốt lại lời giải đúng
Bài 3: HS chép bài vào vở nháp, 1 em chép trên bảng lớp, cả lớp đọc
 GV lưu ý cách viết các từ đó
3, Củng cố dặn dò: 
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.. GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 157: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp)
I. Mục tiêu
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Phân biệt được dạng toán liên quan đến rút về đơn vị giải bảng hai phép tính chia và nhân.
II. Đồ dùng : Bảng phụ ghi bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị đã học. GV nhận xét .
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
	+ GV nêu đề bài toán SGK, HS đọc lại đề bài
 + GV tóm tắt bài toán
	35l : 7 can
	10l :  can?
HS nhìn tóm tắt đọc lại yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn giải bài toán:
. Tìm số l mật ong của mỗi can.
. Tìm số can chứa trong 10 lít mật ong.
- GV hướng dẫn HS trình bày bài giải như SGK.
- HS nêu các bước giải bài toán trên.
	Bước 1: Tính số l mật ong của 1 can (làm tính chia)
	Bước 2: Tính số can (làm phép chia)
- GV cho HS so sánh giữa hai dạng toán rút về đơn vị trên.
 c. Thực hành
 *Bài 1(166)
GV tóm tắt và đặt câu hỏi phân tích bài toán qua hai bước.
HS giải bài toán ra nháp, 1 HS giải trên bảng lớp. GV củng cố lại cách giải.
 *Bài 2 (166) GV hướng dẫn tương tự bài 1. HS làm bài vào vở.
 *Bài 3 (166) GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập.
HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân ghi Đ, S.
GV gọi HS lên bảng điền Đ, S và củng cố lại từng phép tính.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhấn mạnh lại cách giải bài toán bằng hai phép tính.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Ngày và đêm trên Trái Đất
I. Mục tiêu
- Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Biết một ngày có 24 giờ. Thực hành biểu diễn ngày và đêm. 
- Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản. 
- Thích khám phá điều bí ẩn.
II. Đồ dùng: GV: Đèn điện để bàn, quả địa cầu.
III, Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Dạy bài mới: 	
 a. Giới thiệu bài
	 b. Hoạt động1: Quan sát tranh theo cặp
	* Mục tiêu: Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản.
	* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 và 2 SGK trang 120, 121 và trả lời câu hỏi SGK 120, HS trao đổi theo cặp.
-	Đại diện các cặp lên trình bày.
	GV hỏi thêm: Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?
	Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?
	HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận: Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một phần. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
	c. Hoạt động2: Thực hành theo nhóm
	* Mục tiêu: Biết khắp nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Biết thực hiện biểu diễn ngày và đêm 
 * Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và yêu cầu HS lần lượt thực hành như phần “ thực hành” SGK
- GV gọi đại diện HS lên trình bày, các HS khác nhận xét
=> GV kết luận: Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
	d. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp	
	* Mục tiêu: Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Biết một ngày có 24 giờ. 
	* Cách tiến hành: 
- GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu, quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay của kim đồng hồ và nói: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được qui ước là một ngày
- GV hỏi: Một ngày có bao nhiêu giờ?
Hãy tượng tượng nếu Trái đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái đất sẽ như thế nào?
=> GV kết luận : Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một là một ngày, một ngày có 24 giờ.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV hệ thống lại nôi dung bài. HS đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
Ôn tập: Viết thư
I. Mục tiêu:
- Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn ở xa để làm quen chia buồn cùng bạn.
- Trình bày đúng một lá thư, dùng từ đặt câu đúng dựa theo gợi ý.
+ KNS: Giao tiếp: ứng xử lịch sự khi giao tiếp, tư duy sáng tạo, thể hiện sự tự tin.
- Có thái độ cat thông vơi người gặp hoạn nạn.
II. Đồ dùng: Phong bì thư, tem thư, giấy để viết thư.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : - 2 HS nhắc lại cấu tạo của một chung bức thư?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng:
Đề bài: Vừa qua, đọc báo em thấy trận bão lớn ở miền Trung đã làm thiệt hại rất nhiều tài sản và cả tính mạng của những người dân nơi đây. Em hãy viết thư cho một người bạn ở miền trung để làm quen và chia buồn cùng gia đình bạn vừa có người mất trong trận bão.
b. Hướng dẫn viết thư
- 1HS đọc đề bài.
- GV giải thích yêu cầu bài tập và chốt lại:
+ Có thể viết thư cho một bạn nhỏ miền Trung mà các em biết qua đọc báo, nghe
đài, xem truyền hình, phim ảnh Người bạn này cũng có thể là người bạn trong tưởng tượng của em. 
+ Nội dung bức thư phải thể hiện:
. Mong muốn làm quen với bạn.
. Bày tỏ sự cảm thông, chia buồn với sự mất mát của gia đình bạn sau cơn bão.
- GV: Để viết được một lá thư ta cần trình bày như thế nào?
- GV hướng dẫn trình bày lá thư:
	+ Dòng đầu thư ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm.
	+ Lời xưng hô.
	+ Nội dung thư: Giới thiệu, làm quen, thăm hỏi, chia buồn, động viên. Lời chúc, hứa hẹn.
	+ Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.
HS viết thư vào giấy.
HS nối tiếp nhau đọc thư.
GV nhận xét. 
3. Củng cố - dặn dò
HS nhắc lại cách trình bày một bức thư.
GV nhấn mạnh lại cách viết một lá thư.
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Nhân, chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số 
I. Mục tiêu
Củng cố cách nhân, chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số.
Vận dụng làm tốt các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài1 Đặt tính rồi tính:
 12458 : 5 
 78962 : 7 
64875 : 9 
12780 : 8 
45890 : 8 
78944 : 4 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp viết vào bảng con
GV củng cố 
*Bài 2:Tìm X: 
 X x 7 = 12377 X x 6 = 36786
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào bảng con
GV nhận xét, củng cố 
*Bài 3: Một cửa hàng có 21455 kg gạo gồm gạo nếp và tẻ, trong đó số gạo nếp bằng một phần tư số gạo tẻ. Hỏi mỗi loại gạo só bao nhiêu ki- lô- gam?
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét, củng cố 
* Bài 4: Một kho hàng xuất đi 14205 thùng hàng. Số hàng còn lại trong kho gấp 4 lần số đã xuất đi. Hỏi trước khi xuất hàng kho đó có bao nhiêu thùng hàng?
- GV hướng dẫn HS cách làm
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên chữa bài
3. Củng cố - dặn dò:
HS nêu cách nhân, chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Dành cho địa phương
Tìm hiểu về vệ sinh môi trường ở địa phương
I. Mục tiêu:
- HS hiểu rõ tình hình VSMT ở địa phương nơi mình ở 
- Biết nêu những việc làm tích cực để giữ gìn VS môi trường ở địa phương
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi mình ở.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy và học:
1. KTBC
- Yêu cầu các tổ trưởng báo cao việc tìm hiểu về VSMT ở địa phương
- GV nhận xét chung
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) HĐ1: nhận xét về VSMT ở địa phương
- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HSTL và nêu nhận xét chung về VSMT ở địa phương
- Mời đại diện 3 nhóm TB kết quả thảo luận 
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
=> GV kết luận chung về tình hình VSMT ở địa phương
- GV cho HS liên hệ đến VSMT ở gia đình mình
- GV nhận xét
c) HĐ2: Làm BT ở phiếu ht
- Yêu cầu HSTL theo nhóm đôi và làm BT vào phiếu ht
- Nội dung bài tập như sau:
- Hãy đánh dấu + vào ô trống trước v đúng
+ ÿ: Thả chó rông ngoài đường
+ ÿ: Thu gom rác vào một nơi qđ
+  : Phải có hệ thống cống dẫn nguồn thải của mỗi gia đình
+  : Vứt rác ra ngoài đường phố
+  : Nên tổng VS đường làng, ngõ phố vào ngày cuối tuần
- Gọi đại diện 1 nhóm lên chữa bài
- GV kđ ý đúng, yêu cầu HS giải thích lí do
d) HĐ3: Xử lý tình huống
- GV treo bảng phụ ghi các tình huống sau:
TH1: Bác hàng xóm cạnh nhà em thường thả chó cho nó đi vệ sinh tự do. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì?
TH2: Các bạn HS ở trường thường ăn quà trước cổng trường và vứt rác bừa bãi ngay ở cổng trường. Nếu em ở đó em sẽ làm gì?
- Yêu cầu HSTL nhóm 4, sắm vai và xử lý t/h 
- Gọi HS thể hiện trước lớp ® GV nhận xét tuyên dương
+ Việc làm của các bạn thể hiện điều gì?
=> GV chốt và nhắc nhở HS có ý thức giữ VSMT chung
3. Củng cố
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở hs thực hiện giữ vs môi trường nơi sinh sống và học tập.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 19 tháng 4 năm 2017
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? 
Dấu chấm, dấu hai chấm
I. Mục tiêu
- Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn. Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp. Đặt và trả lời câu hỏi: Bằng gì? 
- Biết viết câu có sử dụng dấu câu. 
- HS có ý thức nói, viết thành câu.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ : 2HS làm miệng bài tập 1 tuần 31
- GV nhận xét.
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
 *Bài 1(117) : 1HS đọc yêu cầu bài tập và đoạn văn SGK.
- GV gọi 1HS lên bảng làm mẫu khoanh tròn dấu hai chấm thứ nhất và cho biết dấu hai chấm được dùng để làm gì?
- 1HS làm bài.
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp đôi tìm tiếp các dấu chấm còn lại.
- HS làm việc sau đó trình bày trước lớp.
=> GV: Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết các câu tiếp theo là lời nói , lời kể của một nhân vật hoặc lời giải thích cho một ý nào đó.
 *Bài 2 (117) : Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào ô trống:
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài tìm dấu câu cho mỗi số, trình bày trước lớp.
- GV chốt lại lời giải đúng ( dấu chấm, dấu hai chấm, dấu hai chấm)
 *Bài 3 (117): 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân dùng bút chì gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi: Bằng gì?
- HS làm bài và trình bày trước lớp. GV và HS nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhấn mạnh lại tác dụng của dấu hai chấm để sử dụng khi viết bài.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ Nghe - viết)
Hạt mưa 
I. Mục tiêu
- Nghe viết bài thơ: Hạt mưa. Phân biệt l/ n. HS thấy được sự hình thành và “tính cách” đáng yêu của nhân vật Mưa.
- Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. Làm đúng BT (2) a.
- Có ý thức viết chữ đẹp. Thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.	
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV đọc câu: Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu
- 1 HS viết bảng lớp, lớp viết vào vở nháp - Lớp, GV nhận xét.
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn nghe viết
* HĐ1: Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc cả bài thơ - HS đọc lại, lớp theo dõi SGK
- GV nêu câu hỏi:
	+ Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa?
	+ Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa?
+ Em có tình cảm gì đối với môi trường thiên nhiên ?
* HĐ2: Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết
* HĐ3: Viết bài
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
* HĐ4: Chấm , chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi
- HS ghi số lỗi ra lề
c. Hướng dẫn làm bài tập
Bài (2) a: 1HS đọc yêu cầu đề bài
- GV yêu cầu HS làm bài tập theo cặp
- HS trình bày trước lớp. GV cùng HS nhận xét và bổ sung
- Vài HS đọc lời giải : VD: Tên 1 nước láng giềng ở phía tây nước ta là : Lào
3. Củng cố dặn dò
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét, dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 158: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết giải toán có liên quan đến rút về đơn vị
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính trong biểu thức số.
II. Các hoạt động - dạy học :
1. KTBC: HS làm bài 2 ( 166)
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập T. 167
 Bài 1 : Hs đọc bài, Hd Hs thực hiện 
Tóm tắt : 48 cái đĩa : 8 hộp
 30 cái đĩa : ? hộp 
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
- Cho Hs nêu cách giải.
+ Bước 1: Mỗi hộp có mấy cái đĩa ?
+ Bước 2 : 30 cái đĩa xếp vào mấy hộp?
- Hs làm bài vào vở. GV chấm nhận xét.
 Bài 2 : Tương tự bài 1.
- HS tóm tắt bài toán
45 học sinh: 9 hàng
 60 học sinh:  hàng?
- Yc Hs tự giải vào vở theo 2 bước:
+ Bước 1: Mỗi hàng có mấy Hs ?
+ Bước 2 : 5 Hs xếp một hàng, 60 Hs thì xếp được bao nhiêu hàng ?
 Bài 3 : Gv tổ chức cho Hs làm bài dưới dạng trò chơi
- Gv treo bảng phụ, tổ chức cho Hs thi nối nhanh biểu thức -> giá trị biểu thức.
- Cả lớp nhận xét -> KL bạn thắng cuộc. 
- Củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức 
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhấn mạnh cách giải dạng toán: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
- Nhận xét.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Năm, tháng và mùa 
I. Mục tiêu
- Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa. 
- Phân biệt được các mùa trong năm, số ngày trong tháng.
- Biết quí trọng thời gian.
II. Đồ dùng dạy học: Một quyển lịch
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Thời gian để Trái Đất quay quanh mình nó là bao lâu?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1: Thảo luận theo nhóm
	* Mục tiêu: Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm . Một năm thường có 365 ngày
	* Cách tiến hành:
- HS trong nhóm dựa vào vốn sống và quan sát lịch thảo luận câu hỏi trang 22.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS thảo luận - Đại diện một số nhóm trình bày.
- GV mở rộng cho HS biết thêm: Có những năm có tháng 2có 28 ngày, nhưng cũng có năm tháng 2 có 29 ngày, năm có 29 ngày gọi là năm nhuận và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ bốn năm có một năm nhuận.
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình 1 SGK 122 và giành cho HS biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
- Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng?
	c. Hoạt động2: Làm việc với SGK theo cặp
	* Mục tiêu: Một năm thường có bốn mùa 
 	* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS trao đổi theo phần câu hỏi của bóng đèn toả sáng trang 123
- GV đưa ra quả địa cầu và yêu cầu HS tìm trên quả địa cầu nước Ô-xtrây-li-a?
 Khi Việt Nam là mùa hạ thì Ô-xtrây-li-a là mùa gì? Tại sao?
=> GV kết luận: Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa, các màu ở bắc bán cầu và nam bán cầu trái ngược nhau.
 d. Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Xuân, hạ , thu, đông	
	* Mục tiêu: HS biết đặc điểm của bốn mùa.
	* Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS cách chơi; HS chơi trò chơi.
3. Củng cố dặn dò: GV hệ thống lại nội dung bài. Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều: Tập viết; Ôn TV; Ôn Toán (Đ/c Tâm dạy)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 20 tháng 4 năm 2017
Buổi sáng: Toán, Thủ công, Tiếng Anh, Tiếng Anh (Đ/c C. Hương ; Phượng dạy)
 --------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 31
I. Mục tiêu
- Hướng dẫn HS luyện viết bài 31
- HS viết chính xác, viết đẹp bài luyện viết ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng: Bảng con, vở luyện viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại bài học ở tiết trước
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện viết.
b1: Luyện viết tên riêng:
- GV đọc bài viết: Bài 31
- 2 HS đọc bài viết, lớp đọc thầm. Đoạn văn nói lên ND gì ? 
- Trong bài có những chữ nào được viết hoa? Vì sao? 
- Nêu cách trình bày bài 
- HS viết vào vở nháp các chữ viết hoa và các tiếng khó có trong bài
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
b2: Luyện viết vào vở:
- HS mở vở luyện viết – GV nêu yêu cầu
- HS viết bài (chép lại bài). GV nhắc HS trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- GV quan sát uốn nắn.
c. Chấm, chữa bài:
- Chấm 1 số bài, nhận xét bài viết
3. Củng cố – dặn dò: - HS nhắc lại bài.
- Nhận xét tiết học – dặn dò 
 ------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên)
 ------------------------------------------------
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KNS: Rèn luyện tính kỉ luật 
( Theo thực hành kĩ năng sống)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2017
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
Nói, viết về bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
- Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK). Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại việc làm trên.
- Lời kể tự nhiên, diễn đạt rõ ràng.
+ KNS: Giao tiếp, lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận; Đảm nhận trách nhiệm; Xác định giá trị; Tư duy sáng tạo.
- Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.	
II. Đồ dùng dạy học: GV : bảng phụ chép sẵn các gợi ý BT1
II. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ 
 2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1 (120)
- 1HS đọc yêu cầu bài tập: Kể lại một việc tốt mà em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc gợi ý 
- 2 HS đọc gợi ý
- GV giúp HS hiểu thế nào là việc tốt góp phần bảo vệ môi trường
- HS kể tên một số việc tốt góp phần bảo vệ môi trường và nói lên đề tài mình chọn
- GV hướng dẫn HS kể dựa vào gợi ý
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm 
- HS thi kể trước lớp. Lớp, GV nhận xét
	Bài 2 (120)
- 1 HS đọc yêu 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2016_2017_pha.doc