Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Củng cố nhận biết về cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.

- Rèn kĩ nămg thực hiện các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng. Biết

giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.

II. Đồ dùng

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

- GV hỏi miệng nội dung bài tập 3 (131)

- HS trả lời. GV nhận xét chữa bài.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn làm bài tập

* Bài 1(132)

- GV hướng dẫn HS phải xác định số tiền trong mỗi ví bằng cách cộng giá trị các tờ giấy bạc trong từng ví.

- So sánh kết quả tìm được.

- Rút ra kết luận chiếc ví nào có nhiều tiền nhất.

- HS trao đổi theo nhóm đôi và trả lời (ví c nhiều tiền nhất).

*Bài 2 (132)

- 1HS nêu yêu cầu đề bài: Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải?

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân tìm các tờ giấy bạc nào để lấy ra số tiền là: 3600 đồng; 7500 đồng; 3100 đồng.

- HS làm bài sau đó trình bày trước lớp bằng nhiều cách lấy khác nhau.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu đến hết bài.
- GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS: nải chuối ngự, trống ếch, trong suốt,..
	+ Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn. 
- GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài: chuối ngự.
	+ Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- Đoạn 1, đoạn 2 tả gì ?
- Đoạn 1: Mâm cỗ Trung thu của Tâm đựơc bày ntn ? ( 1 quả bưởi có khía thành 8 cánh hoa, mỗi cánh cài 1 quả ổi chín ,)
- Đoạn 2: Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ? ( làm bằng giấy bóng kính đỏ trong suốt , ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn )
- Những chi tiết nào cho thấy Tâm & Hà rước đèn rất vui ? (Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời )
GV: Bài văn nói lên điều gì?
d. Luyện đọc lại
- 1 HS đọc bài 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: “Chiều rồi cờ con” 
3. Củng cố dặn dò
- Nêu nội dung bài? Tết Trung Thu được tổ chức vào dịp nào trong năm? Tết Trung Thu dành cho lứa tuổi nào?
- GV liên hệ, nhận xét tiết học, HD bài sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ( Nghe- viết) 
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 
I. Mục tiêu
- Nghe viết một đoạn trong truyện: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. 
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn.
- Có ý thức trong việc rèn viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV yêu cầu HS viết 4 từ bắt đầu bằng tr/ ch.
- 1HS viết bảng lớp, ở dưới viết giấy nháp. GV nhận xét và chữa bài.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết.
- HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu câu hỏi nắm nội dung đoạn viết:
+ Sau khi về trời Chử Đồng Tử đã giúp dân làm gì?
+ Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử? 
* Hướng dẫn trình bày:
+ Đoạn viết gồm mấy đoạn? mấy câu?
+ Khi viết hết đoạn ta viết thế nào?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
*Viết từ khó
HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
GV nhận xét HS viết.
*Viết bài: GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Chấm, chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi.
HS ghi số lỗi ra lề.
c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a: Điền r/d/gi ? HS đọc thầm lại đoạn văn, tự làm bài cá nhân.
GV chép nội dung bài tập trên bảng lớp.
1HS lên bảng điền, ở dưới nhận xét. GV chốt lời giải đúng: hoa giấy .... giản dị ...... rực rỡ .... hoa giấy rải kín mặt sân .... làn gió
1HS đọc lại bài.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3:TOÁN
Tiết 127: Làm quen với thống kê số liệu
I. Mục tiêu
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu. Biết xử lí dãy số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.
- HS lập đúng dãy thống kê số liệu.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
* GV hướng dãn HS làm quen với dãy thống kê số liệu.
+ Hướng dẫn làm quen với dãy số liệu
GV cho HS quan sát bức tranh SGK và hỏi:
+ Bức tranh này nói lên điều gì? 
GV gọi HS đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn.
1HS đọc, 1 HS khác ghi tên các số đo.
GV giới thiệu: Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.
+ Làm quen thức tự và số hạng của dãy
GV hỏi: Số 122 cm là số thứ mấy trong dãy?
GV hỏi tiếp các số còn lại
GV hỏi tiếp: Dãy số liệu trên có mấy số?
 GV gọi 1HS lên bảng ghi tên 4 bạn theo thứ tự chiều cao trên để được danh sách: Anh, Phượng, Ngân, Minh.
 HS nhìn danh sách đọc tên.
c. Thực hành
* Bài 1(135)
1HS đọc yêu cầu đề bài, suy nghĩ làm bài cá nhân
+ Hãy viết số đo chiều cao của 4 bạn theo thứ tự từ cao đến thấp.
+ Hãy viết danh sách của 4 bạn theo thứ tự trong dãy số liệu trên
HS trình bày miệng
*Bài 2(135)
 GV hướng dẫn tương tự bài 1
*Bài 3(135)
HS đọc yêu cầu đề bài và quan sát số kg gạo trong mỗi bao.
GV nêu từng câu hỏi như sgk -> HS sắp xếp.
*Bài 4(135)
- GV hướng dẫn làm tương tự bài 2
- GV nêu câu hỏi sgk -> HS trả lời -> Lớp nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò
- HS đọc dãy thống kê số liệu.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tôm, cua
I. Mục tiêu
- Biết được tên các bộ phận của tôm, cua và ích lợi của chúng. 
- Chỉ tên được các bộ phận của cơ thể tôm, cua.
- Thấy được ích lợi của tôm, cua để từ đó chăm sóc và ăn uống cho hợp lí.
II. Đồ dùng: Tôm, cua, tranh một số hoạt động nuôi tôm, cua.
III. Các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ 
Kể tên một số côn trùng mà em biết? 
GV nhận xét và đánh giá
	2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động1:Quan sát và thảo luận
	+ Mục tiêu: Biết được tên các bộ phận của tôm, cua. 
	+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát hình các con tôm đã su tầm được và thảo luận theo câu hỏi SGK.
- HS để tôm, cua lên bàn, trao đổi theo nhóm đôi trả lời câu hỏi SGK
Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng?
Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên ngoài cơ thể của chúng có xương sống không?
Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân chúng có gì đặc biệt?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung
=> GV kết luận: Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
	c. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
	+ Mục tiêu: Nêu được ích lợi của chúng.
 + Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi:
Tôm, cua sống ở đâu?
Nêu ích lợi của tôm và cua?
Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến tôm, cua mà em biết?
HS trả lời
GV giới thiệu tranh vẽ một số nghề đánh bắt tôm, cua.
=> GV kết luận: Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
+ Liên hệ với BVMT: Nhắc nhở HS có ý thức bảo vệ các con vật.
3. Củng cố dặn dò
GV liên hệ tới HS cần ăn nhiều tôm, cua cho chắc xương.
Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
Kể về lễ hội
I. Mục tiêu
- Củng cố về lễ hội.
- Kể được một lễ hội ở quê hương em.
- Thêm yêu quý và tự hào về truyền thống quê hương em.
II. Đồ dùng dạy - học 
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong 2 bức ảnh ở bài TLV miệng tuần 25.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV chép đề: Em hãy kể lại một lễ hội ở quê hương em.
b. Hướng dẫn HS kể:
- HS đọc đề. GV gạch chân dưới từ ngữ quan trọng.
- GV gợi ý: (treo bảng phụ) 
 + Quê hương em có lễ hội nào?
 + Lễ hội được tổ chức hàng năm vào thời gian nào?
 + Quang cảnh lễ hội như thế nào?
 + Trong lễ hội có những hoạt động chủ yếu gì? 
 + Hãy kể về một số hoạt động tiêu biểu.
 + Nêu cảm nghĩ của em về lễ hội. 
- GV đọc đoạn văn: Hội Lim; Hội Đền Hùng (TV nâng cao lớp 3) cho HS tham khảo.
c. HS kể miệng trước lớp:
- HS dựa vào gợi ý, viết nhanh ra vở nháp.
- Một số HS lên kể miệng. HS, GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại đề bài. Liên hệ - giáo dục.
- Nhận xét giờ học, HDHS chuẩn bị tiết sau viết bài. 
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, 
tiền Việt Nam
I. Mục tiêu
Củng cố cách nhận biết giá trị tiền Việt Nam.
Có kĩ năng giải các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học: Một số tiền giấy loại 5000; 10 000,...
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV đa một số tiền giấy loại 5000; 10 000,...
+ HS nhận dạng số tiền.
2. Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài: Trực tiếp
b.Hớng dẫn HS luyện tập:
Bài1: Có 18 kg kẹo đựng đều trong 6 hộp. Hỏi 10 hộp kẹo như thế có bao nhiêu ki- lô-gam kẹo?
1 HS đọc đầu bài, HS tóm tắt , làm vào vở
Gọi1 HS lên bảng làm bài
GV củng cố cách giải toán cho HS
Bài 2: Một đội thuỷ lợi đào 3 ngày được 711 m mương. Hỏi đội đó đào 5 ngày thì được bao nhiêu mét mương?
HS làm bài vào vở
Gọi 1 HS lên chữa bài.
GV nhận xét, củng cố cách giải toán cho HS. 
Bài 3: Một đội xe có hai tổ chở gạch đến trường. Tổ một có 3 xe, tổ hai có 5 xe, các xe chở số gạch như nhau. Biết rằng tổ một chở được 5940 viên gạch. Hỏi tổ hai chở được bao nhiêu gạch? 
HS đọc bài toán, phân tích BT
GVHD giải BT: Tìm số gạch của 1 xe chở được,
Tìm số gách của tổ hai chở được. 
Bài 4: Mẹ mua mắm hết 6000 đồng, mua rau hết 1500 đồng, mẹ đưa cô bán hàng 10000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền?
1HS đọc đầu bài 
HS làm bài vào vở 
1 HS lên bảng chữa bài
GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
HS nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Tôn trọng thư từ và tài sản của người khác ( tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS hiểu thế nào là tôn trọng thư từ tài sản của người khác; vì sao cần tôn trọng quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em. 
- HS biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
+ KNS: Kĩ năng tự trọng, kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.
- Thực hiện tốt việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
II. Đồ dùng HS: 
	Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học 
	1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
	2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài:
	 b. Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Xử lí tình huống qua đóng vai:
 + Mục tiêu: HS biết được 1 biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 + Tiến hành: Các nhóm thảo luận các tình huống GV đưa ra ( nội dung bài tập 1)
 Sắm vai
Đại diện xử lí trước lớp.( cách nào phù hợp nhất)
GV kết luận
 * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 + Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
GV phát phiếu học tập ( bài tập 2)
Thảo luận nhóm
Đại diện báo cáo
GV kết luận
 * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- Từng cặp trao đổi
- Vài cặp trình bày trước lớp
- GV nhận xét, bổ sung
3. Củng cố dặn dò:
- GV và HS hệ thống lại bài học.
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 8 tháng 3 năm 2017
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ đề lễ hội. Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội. Ôn luyện về dấu phẩy.
- Tìm được các từ về chủ điểm lễ hội. Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3 a/ b / c)
- Có ý thức học tập tốt
II. Đồ dùng dạy học
 Tranh vẽ một số lễ hội (dùng BT2); bảng phụ chép sẵn các câu văn BT3a/ b/ c
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS làm miệng bài 1, 3 ở tiết LTVC tuần trước
- Lớp, GV nhận xét 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1(70): 1HS đọc yêu cầu đề bài
- GV giúp HS hiểu đúng nghĩa các từ: lễ, lễ hội, hội
- HS làm bài cá nhân
- GV chép nội dung bài tập trên bảng lớp
- 1HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét
=> GV chốt lời giải đúng: lễ là các nghi thức nhằm đánh dấu họăc kỉ niệm 1 sự kiện có ý nghĩa.
 Hội là cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. 
 Lễ hội, hoạt động tập thể, có cả phần lễ và phần hội.
Bài 2(70): HS đọc thầm yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi viết tên một số lễ hội, hoạt động của lễ hội
- HS trao đổi theo nhóm đôi thảo luận yêu cầu GV giao cho
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
- GV giải thích một số lễ hội và cho HS quan sát tranh một số lễ hội
a. Tên một số lễ hội: đền Hùng, chùa Hương, đền Kiếp Bạc, núi Bà, Phủ Giầy ...
b. Tên một số hội: hội bơi trải, hội vật, hội cờ, hội dua thuyền, hội chọi trâu, ...
c. Tên một số hoạt động trong lễ hội: đua thuyền, đấu vật, đấu cờ, đấu võ, ...
Bài 3(70): 1 HS đọc yêu cầu đề bài. GV treo bảng phụ.
- GV giúp HS nhận ra điểm giống nhau giữa các câu: mỗi câu đều bắt đầu bằng bộ phận chỉ nguyên nhân.
- HS làm bài cá nhân câu a/ b/ c (HS có thể làm thêm câu d)
- 3 HS chữa bài trên bảng phụ (HS chữa miệng câu d)
- Lớp, GV nhận xét chốt lời giải đúng – HS đọc các câu đã điền dấu phẩy
3. Củng cố dặn dò
- HS kể tên một số lễ hội mà mình biết?
- Nhận xét, dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nghe - viết)
Rước đèn ông sao
I. Mục tiêu
- Nghe - viết một đoạn trong bài: Rước đèn ông sao. Phân biệt r/ d/ gi
- HS trình bày đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. làm đúng BT (2) a.
- Có ý thức viết chữ đẹp.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV đọc các từ: dập dềnh, giặt giũ, dí dỏm, khóc rưng rức
- 1HS viết bảng lớp, ở dưới viết vở nháp. Lớp, GV nhận xét và chữa bài
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe viết
* HĐ1: Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết
- HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK. GV nêu câu hỏi
+ Đoạn văn tả gì?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
* HĐ2: Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết
* HĐ3: Viết bài
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
* HĐ4: Chấm, chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi ghi số lỗi ra lề
- GV chấm 5 -7 bài nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a
- 1HS đọc yêu cầu đề bài
- GV giúp HS xác định yêu cầu của bài tập : tìm đúng tên các đồ vật, con vật bắt đầu bằng d/ r/ gi
- HS trao đổi cá nhân để tìm. GV yêu cầu HS thi nói nhanh tìm từ bắt đầu bằng d/ r/ gi
+ r: rổ, rá, ra-đi-ô, rương, ...
+ d: danh thiếp, dao, dây, dép, diêm, diều, ...
+ gi: gia phả, giá áo, giáo mác, giấy, giường, ...
3. Củng cố dặn dò
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài
- Nhận xét, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 128 : Làm quen với thống kê số liệu (tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Nắm được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê : hàng , cột .
- Biết cách đọc các số liệu của 1 bảng . Biết cách phân tích số liệu của 1 bảng .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng thống kê số con của 3 gia đình (SGK).
III. Các hoạt động - dạy học:
1. KTBC:
- Hãy đọc dãy số ngày thứ hai của T.3 năm 2005 ?
- Cho biết ngày thứ 3 trong dãy số ấy là ngày bao nhiêu ?
2. Bài mới :
a. Làm quen với thống kê số liệu :
- Hãy quan sát bảng & cho biết có mấy cột? Có mấy hàng? Nội dung của bảng nói gì? 
- Gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng có mấy con ?
- Có gia đình nào 3 con không ? Vì sao ?
( Không có gia đình nào có 3 con. HS giải thích theo ý hiểu của mình.)
b. Thực hành: BTT. 137
 Bài 1 : Yc HS quan sát bảng thống kê rồi trả lời các câu hỏi a, b, c ?
- Lớp 3A có ít hơn lớp 3C bao nhiêu HS giỏi ?
- Lớp 3A có nhiều hơn lớp 3B bao nhiêu HS giỏi? 
- Cả 4 lớp có bao nhiêu HS giỏi ?
 Bài 2 : HS nêu yêu cầu của bài HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS nhìn vào bảng thống kê, TLCH trong sgk
- Lớp, GV nhận xét.
 Bài 3: GV giới thiệu về bảng thống kê & ý nghĩa của từng hàng, cột .
* Hỏi thêm :
- Tháng nào bán được nhiều vải trắng nhất?
- Tháng nào bán được ít vải nhất?
* Chú ý: bằng hệ thống câu hỏi, GV củng cố cho HS cấu tạo của hai loại bảng số liệu: hai hàng và nhiều hàng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố cho HS cấu tạo của bảng số liệu.
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Cá 
I. Mục tiêu
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của cá và ích lợi của chúng. 
- Phân biệt được tên các bộ phận của cá.
- Biết một số loài cá biển, giá trị của chúng và tầm quan trọng phải bảo vệ chúng.
- Ăn uống đầy đủ chất giúp cho cơ thể khoẻ mạnh. 
II. Đồ dùng dạy học: 1 con cá sống
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
	 - Kể tên các bộ phận của tôm, cua?
	 - Tôm, cua có lợi ích gì?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động1: Quan sát và thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK và thảo luận: 
Chỉ và nói tên các con cá có trong hình?
Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng?
Bên ngoài cơ thể của chúng thường có gì bảo vệ?
Bên ngoài cơ thể chúng có xương sống không?
Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì?
- HS thảo luận theo nhóm đôi
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
=> GV kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy bao phủ, có vây.
c. Hoạt động2: Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá
* Cách tiến hành:
- GV đặt vấn đề cho cả lớp:
+ Kể tên một số cá sống ở dưới nước ngọt mà bạn biết? Nêu ích lợi của chúng?
+ Kể tên một số cá sống ở biển mà em biết? Nêu ích lợi của chúng?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết?
+ Em cần làm gì để bảo vệ chúng?
- HS trả lời, các em khác nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận: Phần lớn các loái các được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
	Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi các phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
3. Củng cố dặn dò
- GV liên hệ giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài cá, ăn uống đủ chất giúp thông minh và cơ thể khoẻ mạnh.
- Nhận xét tiết học, HDHS chuẩn bị tiết sau.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều: Tập viết; Ôn TV; Ôn Toán (Đ/c Tâm dạy)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 9 tháng 3 năm 2017
Buổi sáng: Toán, Thủ công, Tiếng Anh, Tiếng Anh (Đ/c C. Hương ; Phượng dạy)
 --------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 25: Cao Bá Quát
I. Mục tiêu
- Hướng dẫn HS luyện viết bài 25 : Cao Bá Quát 
- HS viết chính xác, viết đẹp bài luyện viết ; trình bày đúng hình thức đoạn văn.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng: HS: Bảng con, vở luyện viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại bài học ở tiết trước
- HS viết bảng con : Trăng, Xuống, Mưa
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện viết.
b1: Luyện viết tên riêng:
- GV đọc bài viết : Bài 25
- 2 HS đọc bài viết, lớp đọc thầm
- Cao bá Quát đã làm gì để nhìn rõ mặt vua? 
- Trong bài có những chữ nào được viết hoa? Vì sao? 
- Nêu cách trình bày đoạn văn
- HS viết vào vở nháp các tên riêng có trong bài: Cao Bá Quát, Minh Mạng
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
b2: Luyện viết vào vở:
- HS mở vở luyện viết – GV nêu yêu cầu
- HS viết bài (chép lại bài)
- GV nhắc HS trình bày đúng hình thức đoạn văn
- GV quan sát uốn nắn.
c. Chấm, chữa bài:
- GV chấm một số bài. Nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại bài. HS đọc lại toàn bài
- Nhận xét tiết học – dặn dò 
 ------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên)
 ------------------------------------------------
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KNS: Năng khiếu của em (tiết 1)
( Theo thực hành kĩ năng sống)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
Kể về một ngày hội
I. Mục tiêu
- Biết kể về một ngày hội sau đó viết lại được thành một đoạn văn.
- Lời kể rõ ràng, tự nhiện giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. Viết câu ngắn gọn, mạch lạc.
+ KNS: Tư duy sáng tạo; Tìm kiếm và xử lí thông tin; Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
- Thấy được ý nghĩa của từng lễ hội và tham gia vào hoạt động lễ hội.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức tranh SGK tuần 25.
 - GV nhận xét và chỉnh sửa câu v

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_26_nam_hoc_2016_2017_pha.doc