Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 21 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

 - Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số và giải toán có hai phép tính.

 - Rèn kĩ năng tính nhẩm.

 - Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

II. Đồ dùng

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS nêu cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn làm bài tập

*Bài 1(103)

- GV viết bảng: 4000 + 3000 = ?

- Yêu cầu HS nêu cách cộng nhẩm: 4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn.

- 2HS nêu cách cộng.

- GV nhận xét, giới thiệu, củng cố cách cộng các số tròn nghìn.

- HS làm miệng các phần còn lại.

*Bài 2(103)

- GV hướng dẫn làm tương tự bài 1: GV viết phép cộng lên bảng 6000 + 500 và y/c HS phải tính nhẩm: 60 trăm + 5 trăm = 65 trăm

- HS trình bày nhẩm miệng phần còn lại.

*Bài 3(103)

- GV yêu cầu HS làm bảng lớp, bảng con.

- 3 HS lên làm bảng lớp theo dãy bàn, ở dưới làm vở nháp.

- GV yêu cầu HS nêu cách cộng và cách đặt tính qua mỗi phép tính.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 21 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong triều đình, trước, xử trí, làm cho, kính trọng, nhanh trí, truyền lại cho nhân dân)
Củng cố dặn dò
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
Về nhà xem lại bài tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 102: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000
I. Mục tiêu
 - Biết trừ các số trong phạm vi 10 000. Biết giải toán có lời văn (có phép trừ).
 - Có kĩ năng đặt tính và tính đúng.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
Bài 3(103): GV ghi phép tính lên bảng: 2541 + 4238	805 + 6475
2HS lên bảng đặt tính và tính, ở dưới làm giấy nháp.
GV củng cố lại cách cộng.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn trừ nhẩm
+ GV đưa ra ví dụ: 8652 – 3917 = ?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính 
- GV hướng dẫn trừ nhẩm:
2 không trừ được 7, lấy 12 trừ 7 bằng 5, viết 5 nhớ 1
	 3917	1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
	4735	6 không trừ được 9, lấy 16 trừ 9 bằng7, viết 7, nhớ 1
	3 thêm 1 bằng 4, 8 trừ 4 bằng 4, viết 4
	 8652 – 3917 = 4735
- HS nhắc lại cách trừ nhiều lần.
=> Rút ra kết luận: Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số ta làm như thế nào?
c. Thực hành
 *Bài 1(104) Tính
- HS làm bảng con
- 3 HS lên làm bảng lớp, ở lớp làm bảng con theo dãy bàn.
- GV củng cố cách trừ và quy tắc trừ.
 *Bài 2a(104) Đặt tính rồi tính
	GV hướng dẫn làm tương tự bài 1
 *Bài 3(104)
1 HS đọc đề bài.
GV tóm tắt đề bài, sau đó phân tích đề toán.
Có: 4283 m vải
Bán: 1635 m vải
Còn:  m vải?
HS trả lời , sau đó làm bài vào vở 
1 HS chữa bài trên bảng.
 *Bài 4 ( 104)
- Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8 cm.
 A B
- HS tự xác định trung điểm 
- GV hỏi củng cố cách xác định trung điểm
3. Củng cố dặn dò:
- HS nêu cách trừ 1 số phép tính ở BT1.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thân cây 
I. Mục đích yêu cầu
- Nắm được các loại thân cây theo cách mọc (thân mọc đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo). Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân mọc đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo). 
- Biết: Phân loại được các loại cây.
+ KNS: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây; Tìm kiếm, phân tích tổng hợp thông tin để tìm giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng dạy học: VBT TNXH
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
Hãy kể tên các bộ phận của cây?
2HS kể tên.
GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động 1: Làm việc với SGK
*Mục tiêu: Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.
* Cách tiến hành: 
 Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát các hình vẽ trang78, 79 SGK trả lời theo câu hỏi trang 78.
- HS thảo luận theo nhóm đôi trao đổi và điền vào bài tập.
Tên cây
đứng
bò 
leo
 cấu tạo
thân gỗ thân thảo
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm .
 Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm đôi lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- GV nêu thêm: cây su hào có đặc điểm gì?
=> GV kết luận: Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò. Có cây có thân gỗ. Có loại cây có thân thảo. Cây su hào có thân phình to thành củ
	c. Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Phân biệt được các cây theo cách mọc của thân và theo cấu tạo của thân.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi ghi ra giấy nháp các cây có thân gỗ, thân thảo.
- HS thảo luận.
- GV gọi các nhóm lên thi viết ở bảng lớp xem nhóm nào viết được nhiều thì nhóm đó thắng.
- Đại diện các nhóm ( 5 em) lên thi viết nhanh ( HS tự cử).
- Cả lớp cùng nhận xét nhóm thắng cuộc
3. Củng cố, dặn dò
- Kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo?
- Cây có ích lợi gì đối với đời sống con người? Em cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây?
- Nhận xét tiết học - Dặn dò.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT
Luyện đọc: Ông tổ nghề thêu
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ ngữ : lầu, lọng, nặn, chè lam,...và kể lại được một đoạn của câu chuyện. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và kể chuyện với lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, giàu sáng tạo
- Giáo dục ý thức ham học hỏi, tìm tòi của học sinh.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy và học.
Kiểm tra bài cũ Ông tổ nghề thêu
- Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? ... học cả khi đốn củi, kéo vó tôm, ...
- Qua câu chuyện này em hiểu được điều gì?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn luyện đọc - Kể chuyện.
- Để đọc đúng bài tập đọc cần đọc với giọng như thế nào? ...chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.
- Hs đọc nối tiếp đoạn.
- Tìm những từ cần nhấn giọng ở đoạn 3?
- Gv tổ chức cho học sinh thi đọc các đoạn văn trong bài?
-Học sinh làm việc theo nhóm đôi: kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Vài em kể trước lớp, Hs khác nhận xét, bình chọn.
- 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò.
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì? Em cần làm gì để đất nước VN thêm giàu đẹp?
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Phép cộng các số trong phạm vi 10.000
I. Mục tiêu
-Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính.
-Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10.000 và vận dụng để giải các bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng: Bảng phụ BT2
III. Các hoạt động dạy và học.
Kiểm tra bài cũ:
Đặt tính rồi tính: 8425 + 618 3526 + 2759 
2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con, nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Đặt tính và tính.
 3587 + 4975 4327 + 5495
 3715 + 4927 3278 + 4964
Học sinh làm lần lượt vào bảng con.
Nêu cách đặt tính, thực hiện từng phép tính. 
-Muốn cộng các số có bốn chữ số ta làm thế nào?
Bài 2: Một cửa hàng buổi sáng bán ra 2368 gói kẹo. Buổi chiều bán nhiều hơn buổi sáng 429 gói. Hỏi ngày hôm đó cửa hàng bán bao nhiêu gói kẹo?
HS đọc BT:
+ BT cho biết gì, BT hỏi gì. GV tóm tắt BT lên bảng lớp.
+ Muốn biết cửa hàng bán được bao nhiêu gói kẹo cần biết gì?
+ Muốn tìm số kẹo buổi chiều bán được ta làm thế nào?
+ BT giải bằng mấy phép tính?
Làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm.
Bài 3: 
a) Tính tổng của số lớn nhất có bốn chữ số khác nhau và số bé nhất có ba chữ số khác nhau.
b)Tính tổng của số bé nhất có bốn chữ số và số lớn nhất có ba chữ số.
HS phân tích bài tập- Gv gợi ý cách làm.
HS làm bài. GV giúp đỡ HS làm bài.
3. Củng cố, dặn dò
Bài toán cùng cố lại kiến thức gì?
Muốn thực hiện tính cộng các số có bốn chữ số với nhau ta làm thế nào?
GV nhận xét tiết học, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Vòng tay bạn bè (tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS biết cảm thông với những khó khăn của các bạn HS nghèo vượt khó.
- Biết học tập tinh thần nỗ lực vươn lên của các HS nghèo vượt khó.
- Giáo dục HS có ý thức quan tâm, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II. Đồ dùng:
- Các mẩu chuyện sưu tầm ở lớp, ở trường hoặc qua sách báo, truyện, mạng Internet về tấm gương HS nghèo vượt khó.
III. Các hoạt động dạy học
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 – 2 tuần GV phổ biến yêu cầu HS sưu tầm những gương HS vượt khó ở lớp, ở trường hoặc những câu chuyện, bài viết, mẩu tin, băng hình, tranh ảnh, sưu tầm qua các phương tiện thông tin đại chúng về gương HS nghèo vượt khó. Ai sưu tầm được sẽ đăng kí để thầy cô giáo sắp xếp tiết mục kể chuyện trong tuần tới.
- Cử (chọn) người dẫn chương trình.
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ.
Bước 2: Kể chuyện
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu ý nghĩa của buổi kể chuyện.
- MC lần lượt giới thiệu và mời các bạn lên kể câu chuyện hoặc giới thiệu tranh ảnh, băng hình về HS nghèo vượt khó mà mình đó sưu tầm được.
- Sau mỗi phần kể của HS, MC/ GV có thể tổ chức cho lớp cùng trao đổi: Bạn có suy nghĩ gì về tấm gương vượt khó đó?
- Xen kẽ giữa các phần kể của HS là các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
- GV khen ngợi những HS đó sưu tầm và kể những câu chuyện cảm động về tinh thần vượt khó của các bạn HS nghèo. Nhắc nhở HS học tập gương vượt khó vươn lên trong học tập của các bạn.
- Khuyến khích H trong lớp hãy thu gom sách vở, đồ dùng, đồ chơi, quần áo, của mình để giúp đỡ cho các bạn nghèo ở lớp, ở trường hay các bạn nghèo trong cả nước có điều kiện vượt qua những khó khăn.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2017
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu ?
I. Mục tiêu.
- Tiếp tục học về nhân hoá: Nắm được 3 cách nhân hoá
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi. Ở đâu? (Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu!”) TL đúng các câu hỏi.
- HS yêu môn Tiếng Việt .
II. Đồ dùng 
- Bảng phụ viết đoạn văn có 2, 3 câu thiếu dấu phẩy sau các bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian để KTBC.
- 3 tờ phiếu khổ to kẻ bảng TLCH ở BT2
- Bảng phụ viết Bài tập 3
III. Các hoạt động dạy-học.
1. KTBC: - 1 HS làm BT1 (tiết tuần 20)
 	 - 1 HS lên làm BT ở bảng phụ
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1:
- Đọc diễn cảm bài thơ “Ông trời bật lửa”
- 2, 3 em đọc lại, lớp theo dõi
Bài tập 2: 1HS đọc thành tiếng, đọc y/c và gợi ý (a,b,c)
	+ Các sự vật được gọi là gì?
	+ Các sự vật được tả bằng những từ ngữ nào?
	+ Trong câu Xuống đi nào, mưa ơi! Tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?
- Y/c cả lớp đọc thầm lại bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá.
+ Các sự vật được nhân hoá bằng những cách nào?
- Dán 3 tờ phiếu lên bảng – Y/c 3 nhóm lên thi tiếp sức
- Nhận xét, chốt ý đúng
=> Qua bài tập trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật? – HS nêu ví dụ
Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu bài
- Tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Ở đâu?”
- Treo bảng phụ – HS phát biểu, chốt lời đúng
Bài tập 4: Đọc yêu cầu bài
-Dựa vào bài “Ở lại với chiến khu” lần lượt trả lời từng câu hỏi (SGK-13,14). Làm bài vào vở
- GV chấm 5, 7 em
- Chép nhanh lên bảng câu trả lời đúng
3. Củng cố, dặn dò
- Y/c 2 HS nhắc lại 3 cách nhân hoá? Nêu ví dụ ?
- Nhận xét tiết học, HDHS chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nhớ - viết)
Bàn tay cô giáo 
I. Mục tiêu
- Nhớ và viết lại chính xác bài: Bàn tay cô giáo. Làm bài tập phân biệt thanh hỏi, thanh ngã.
- Viết chính xác, trình bày đúng đẹp.
- Yêu quý mái trường và những người đã dạy dỗ mình.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
	 GV đọc HS viết bảng con các từ: trí thức, nhìn trăng, tia chớp, trêu chọc
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
GV đọc bài thơ
2HS đọc thuộc bài thơ, lớp theo dõi SGK
GV nêu câu hỏi: Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Chữ đầu mỗi dòng viết như thế nào?
+ Nên bắt đầu viết từ ô nào?
* Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết
* Viết bài
- HS tự nhớ và viết bài vào vở
- GV theo dõi nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
* Chấm, chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi
- HS ghi số lỗi ra lề
c. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2b: Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
1HS đọc yêu cầu đề bài
GV hướng dẫn HS điền dấu hỏi, ngã
HS làm bài cá nhân, sau đó trình bày miệng trước lớp
3. Củng cố dặn dò
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 103: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến 4 chữ số. Củng cố cách thực hiện phép trừ có 4 chữ số. Biết trừ các số có đến bốn chữ số và giải toán bằng 2 phép tính.
- HS vận dụng làm tính, giải toán thành thạo.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu cách so sánh các số trong phạm vi 10 000
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập T 105
 *Bài 1 Tính nhẩm
- GV hướng dẫn mẫu 8000 - 5000
- HS nêu kết quả sau đó GV hướng dẫn lấy số nghìn trừ đi số nghìn.
- 2HS lên bảng làm tiếp.
- GV nhận xét, giới thiệu, củng cố cách cộng trừ các số tròn nghìn.
 *Bài 2 Tính nhẩm (theo mẫu)
- GV hướng dẫn làm tương tự bài 1.
- HS trình bày nhẩm miệng.
- GVcủng cố cách trừ nhẩm và nêu đáp số. 
 *Bài 3 Đặt tính rồi tính.
- GV yêu cầu HS làm bảng lớp, bảng con
- 4 HS lên làm bảng lớp theo dãy bàn, ở dưới làm vở nháp.
- GVcủng cố cách đặt tính sao cho các hàng thẳng nhau và tính từ phải sang trái
 *Bài 4
- 1HS đọc yêu cầu đề bài
- GV tóm tắt bài toán, phân tích đề bài và hướng dẫn giải.
Có: 4720 kg
Lần đầu chuyển: 2000 kg
Lần sau chuyển: 1700 kg
Còn:  kg?
- HS trả lời câu hỏi GV nêu, sau đó làm bài vào vở (giải bằng hai cách). 
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài, nhấn mạnh lại cách cộng nhẩm và cách cộng số có bốn chữ số.
- GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thân cây (T.2)
I. Mục tiêu
- Nêu được chức năng của thân đối với đời sống thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người.
- Phân loại được các loại cây.
+ KNS: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây; Tìm kiếm, phân tích tổng hợp thông tin để tìm giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng : VBT TNXH
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
Hãy kể tên các bộ phận của cây?
2HS kể tên. GV nhận xét, đánh giá
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: Làm việc với SGK
*Mục tiêu: Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.
* Cách tiến hành: 
 Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát các hình vẽ trang78, 79 SGK trả lời theo câu hỏi trang 78.
- HS thảo luận theo nhóm đôi trao đổi và điền vào bài tập.
- GV theo dõi giúp đỡ nhóm có HS.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm đôi lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung 
+ Cây su hào có đặc điểm gì?
- HS nêu đặc điểm của cây su hào.
=> GV kết luận: Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò. Có cây có thân gỗ. Có loại cây có thân thảo. Cây su hào có thân phình to thành củ
c. Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Phân biệt được các cây theo cách mọc của thân và theo cấu tạo của thân.
*Cách tiến hành:
GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi ghi ra giấy nháp các cây có thân gỗ, thân thảo.
HS thảo luận
GV gọi các nhóm lên thi viết ở bảng lớp xem nhóm nào viết được nhiều thì 
nhóm đó thắng.
Đại diện các nhóm (5 em) lên thi viết nhanh (HS tự cử)
Cả lớp cùng nhận xét và cho điểm nhóm thắng cuộc
3. Củng cố dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài. HS đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ
I. Mục tiêu
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Ô( 1 dòng), L, Q (1 dòng); viết đúng tên riêng Lãn ông (1 dòng),viết câu ca dao (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS viết đúng chữ O, Ô, Ơ.
- Có ý thức giữ gìn VS – CĐ. 
II. Đồ dùng 
GV: chữ mẫu viết hoa O, Ô, Ơ ; phấn màu
HS: bảng con , phấn
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
	HS viết bảng con: Nguyễn, Nhiễu
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn viết trên bảng con:
	* Luyện viết chữ hoa 
HS tìm các chữ hoa có trong bài: L, Ô, Q, B, H, T, Đ
GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát
HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đó
GVnhắc lại cách viết , sau đó viết trên bảng lớp
HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con các chữ hoa đó
	* Luyện viết từ ứng dụng
HS đọc từ ứng dụng
GV giảng từ ứng dụng: Lãn Ông: hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 – 1792) là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối thời Lê. Hiện nay, một phố cổ Hà Nội mang tên ông.
Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li?
GV viết mẫu trên bảng lớp
HS theo dõi sau đó viết ở bảng con: Lãn Ông
GV nhận xét sửa sai
	* Luyện viết câu ứng dụng
c. Hướng đẫn viết vở
 GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết HS đọc câu ứng dụng.
GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng.
HS viết bảng con 
 HS viết bài vào vở
- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS.
d. Chấm bài
- GV chấm 1 số bài , nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố dặn dò :
- HS nhắc lại cách viết chữ O, Ô, Ơ và so sánh các chữ đó.
- GV nhận xét tiết học. 
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Nhân hoá. Cách đặt
 và trả lời câu hỏi: " Ở đâu?"
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố và mở rộng cho HS về Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
- Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp nhân hoá và tìm đợc các bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu? trong câu.
- Thích học Tiếng Việt. Mở rộng vốn từ.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Các em đã được học mấy cách nhân hóa, đó là những cách nào?
(3 cách nhân hóa sự vật, đó là:
 + Dùng từ chỉ người để gọi sự vật
 + Dùng từ ngữ tả người để tả sự vật.
 + Dùng cách nói thân mật giữa người với người để nói với sự vật.
HS lấy VD về nhân hóa
Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?: Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở bãi cỏ sau đình.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: Đọc các khổ thơ sau:
 Đã ngủ rồi hả trầu
	Tao đã đi ngủ đâu
	Mà trầu mày đã ngủ
	Bà tao vừa đến đó
	Muốn xin mấy lá trầu
	Tao không phải ai đâu
	Đánh thức mày để hái!
	Trầu ơi hãy tỉnh lại
	Mở mắt xanh ra nào
	Lá nào muốn cho tao
	Thì mày chìa ra nhé
	Tay tao hái rất nhẹ
	Không làm mày đau đâu...
(Đánh thức trầu - Trần đăng Khoa)
 Ơi chích chòe ơi! Căn nhà đã vắng
 Chim đừng hót nữa Cốc chén nằm im
 Bà em ốm rồi, Đôi mắt lim dim
 Lặng cho bà ngủ... Ngủ ngon bà nhé.
 (Quạt cho bà ngủ- Thạch Quỳ)
a. Ghi tên các sự vật được nhân hoá trong khổ thơ trên
b. Viết tiếp vào chỗ chấm những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá trong 4 khổ thơ trên.
	Khổ thơ 1: .........................................................................................................
	Khổ thơ 2: .........................................................................................................
 Khổ thơ 3: .........................................................................................................
 Khổ thơ 4: .........................................................................................................
c. Những sự vật ấy được nhân hoá bằng cách nào 
Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
	a. Các em nhỏ chơi đá bóng ở bãi cỏ sau đình.
	b. Ngoài vườn, hoa hồng và hoa loa kèn đang nở rộ.
	c. Bầy chim sẻ đang ríu rít trò chuyện trong vòm lá.
GV giúp HS nắm vững y/ c của BT
HS làm bài vào vở , 1 HS lên bảng chữa bài - GV chấm 1 số bài.
Bài 3: Trả lời các câu hỏi sau.
a- Những người công nhân làm việc ở đâu?
b- Hai Bà Trưng quê ở đâu?
HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
GV nêu câu hỏi cho HS trả lời.
3. Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại ND bài học.
Có mấy cách nhân hoá? Là những cách nào?
Nhận xét tiết học, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000
I. Mục tiêu
- Củng cố cho hs cách cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000.
- HS thực hiện thành thạo các phép tính cộng, trừ các số trong phậm vi 10 000.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng tự lấy VD về phép ccộng các số có 4 chữ số, hs dưới lớp tự lấy VD rồi làm vào bảng. 
2, Bài mới: GTB: Từ bài cũ chuyển sang bài mới.
 Bài 1: Đặt tính và tính.
 	4216 + 4207 6927 - 4385 
	3182 + 1989 8493 - 6546 
HS làm bài bảng con. 2 HS lên bảng làm.
Chữa bài: Củng cố cách đặt tính, cách tính cộng, trừ.
GV lưu ý cách đặt tính các số hạng có số các chữ số không bằng nhau.
Bài 2: Mộ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2016_2017_pha.doc