Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 2 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung
Tiết 1+2: TIẾNG ANH(Gv chuyên)
------------------------------------------------
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
Ai có lỗi ?
I. Mục tiêu
- Hiểu nghĩa các từ : kiêu căng, hối hận, can đảm. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ND: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
- Đọc trôi chảy cả bài, biết nghỉ hơi sau dấu câu, biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật. Phối hợp lời người kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Dựa vào tranh, biết kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời kể của mình.
+ KNS: Giao tiếp ứng xử văn hoá; Thể hiện sự cảm thông; Kiểm soát cảm xúc.
- Luôn yêu quý, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
II. Đồ dùng: Bảng phụ chép câu văn dài.
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1: Tập đọc
------ Tiết 3+4: TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN Ai có lỗi ? I. Mục tiêu - Hiểu nghĩa các từ : kiêu căng, hối hận, can đảm. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ND: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. - Đọc trôi chảy cả bài, biết nghỉ hơi sau dấu câu, biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật. Phối hợp lời người kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Dựa vào tranh, biết kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời kể của mình. + KNS: Giao tiếp ứng xử văn hoá; Thể hiện sự cảm thông; Kiểm soát cảm xúc. - Luôn yêu quý, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè. II. Đồ dùng: Bảng phụ chép câu văn dài. III. Các hoạt động dạy học Tiết 1: Tập đọc 1. Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc bài: Hai bàn tay em. + Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc: * GV đọc mẫu, nêu cách đọc * Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ. + Đọc từng câu: - GV viết bảng: Cô- rét- ti, En-ri- cô - HS đọc đồng thanh - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - GV sửa lỗi phát âm cho HS. + Đọc từng đoạn trước lớp: - GV chia bài làm 5 đoạn - Hướng dẫn HS đọc câu văn dài (trên bảng phụ ) - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp . - GV giải nghĩa 1 số từ khó: kiêu căng; hối hận; can đảm + Đọc từng đoạn trong nhóm. + Đọc đồng thanh. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài + Đoạn 1+ 2: - 1HS đọc, lớp đọc thầm. + Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì? + Vì sao hai bạn nhỏ lại giận nhau? + Đoạn 3: Lớp đọc thầm + Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti? + Đoạn 4: GV nêu câu hỏi 3 (13) GV hỏi thêm: Em đoán xem Cô- rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn? (HS tự do phát biểu suy nghĩ của mình.) + Đoạn 5: Lớp đọc thầm - GV nêu câu hỏi 4+5 (13) - HS trả lời, 1 HS nhận xét nêu lí do Vì sao? - GV nhận xét bổ sung + Theo em, mỗi bạn đó có điểm gì đáng khen? Tiết 2: Kể chuyện d. Luyện đọc lại: - GV đọc mẫu lại đoạn 3 - 3 HS luyện đọc lại đọan 3 - GV hướng dẫn đọc phân vai - 3 HS đọc phân vai, thi đua giữa các nhóm, bình chọn nhóm đọc hay. đ. Hướng dẫn kể chuyện - GV nêu yêu cầu của kể chuyện: Cần kể bằng lời kể của mình. - HS đọc câu ví dụ SGK, lớp đọc thầm - GV hướng dẫn HS tập kể từng đoạn của truyện. - 5 HS nối tiếp nhau tập kể lại câu chuyện. - 5 HS kể lại lần 2. GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố dặn dò - Em học được gì qua câu chuyện này? - GV liên hệ giáo dục HS cần phải biết giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn. ------------------------------------------------ Buổi chiều: Thể dục; Tin học; Âm nhạc (GV chuyên) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày tháng năm 2016 Buổi sáng: Tập đọc; Chính tả; Toán; TNXH (Đ/c Duyên soạn giảng) ------------------------------------------------ Buổi chiều Tiết 1: MĨ THUẬT Những chữ cái đáng yêu (tiết 2) Thiết kế bài giảng mĩ thuật ------------------------------------------------ Tiết 2:TOÁN Tiết 7: Luyện tập I. Mục tiêu - Biết thực hiện phép cộng, trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần hoặc không có nhớ) - Vận dụng làm BT thành thạo II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu sử dụng BT 3 III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm – lớp làm vở nháp. Đặt tính rồi tính: 746 – 251; 555 – 160 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. HD HS làm bài tập Tr. 8 Bài 1:HS nêu yêu cầu BT: Tính - HS làm vào vở nháp – 2 HS lên bảng làm - 1 HS nêu miệng cách tính ở phép tính 100 – 75 + Những phép tính trừ trên là phép trừ có nhớ hay không nhớ? Bài 2: HS nêu yêu cầu BT (Đặt tính rồi tính) - HS thực hiện vào bảng con (Phần a) - HS chữa bài trên bảng lớp – nhận xét - Vài HS nêu lại cách tính. Bài 3: (cột 1, 2, 3) HS nêu yêu cầu của BT: Số? - GV kẻ lên bảng như SGK - HS nêu cách tính kết quả của mỗi cột - HS tìm số thích hợp và điền vào ô trống (cột 1, 2, 3) - HS làm xong có thể làm thêm cột 4 Bài 4: HS nêu y/c bài tập - HS dựa vào tóm tắt nêu bài toán - HS giải vào vở: Cả hai ngày bán được số gạo là: 415 + 325 = 740 ( kg) - GV lưu ý HS phải đặt phép tính giải vào vở nháp để tính Kq - Chấm một số bài – chữa bài Bài 5: (Nếu còn thời gian) - HS tự giải BT ( Số HS nam : 165 – 84 = 81 ) 3. Củng cố – dặn dò - HS nhắc lại cách cộng trừ các số có 3 chữ số. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS. ------------------------------------------------ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Bài 1: Kính yêu Bác Hồ (tiết 2) I. Mục tiêu - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm của Bác đối với thiếu nhi và của thiếu nhi đối với Bác. - Rèn thói quen luôn ghi nhớ và thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy. HS biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy. - Có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ. II. Đồ dùng: Vở bài tập đạo đức, sưu tầm các câu chuyện , bài hát về Bác. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động * HĐ1: HS tự liên hệ + MT: Giúp HS tự đánh giá việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng của bản thân và phương hướng phấn đấu, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy. + CáchT/H: - GV hướng dẫn HS trao đổi với nhau theo cặp ND bài 4(4) - HS tự liên hệ theo cặp. - Vài HS tự liên hệ trước lớp. - GV nhận xét tuyên dương HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. * HĐ2: Thi hát, kể chuyện về Bác. + MT: Giúp HS biết thêm những thông tin về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi. + Cách T/H: - HS, nhóm thi hát, kể chuyện về Bác. - Cả lớp thảo luận, nhận xét. - GV tuyên dương. * HĐ3: Trò chơi: Phóng viên + MT: Củng cố lại bài học + Cách T/H:- HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ theo câu hỏi bài tập 5. - GV nhận xét giúp đỡ HS. + GV KL chung: SGV tr. 29 - Cả lớp đọc ĐT câu thơ: Tháp mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. 3. Củng cố dặn dò - GV hệ thống lại ND bài học và liên hệ. - Nhắc nhở HS luôn thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 31tháng 8 năm 2016 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU. Từ ngữ về thiếu nhi. Ôn tập câu Ai là gì? I. Mục tiêu - Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của bài tập 1. Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Là gì? (BT2) - Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3) - Giáo dục HS tình cảm kính yêu và biết ơn ông bà, cha mẹ. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn 3 câu BT2 III. Các hoạt động dạy học: 1. KT bài cũ: - HS nêu những từ chỉ sự vật ở BT1 tuần trước - GV đọc khổ thơ: Sân nhà em sáng quá Trăng tròn như cái đĩa - HS nghe và tìm sự vật được so sánh với nhau 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. HD HS làm BT: Bài 1: 2 HS đọc yêu cầu của bài – lớp đọc thầm . - Lớp làm vở nháp: Tìm các từ về chủ điểm trẻ em. - Mời 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức, mỗi em viết nhanh 1 từ. HS cuối cùng của nhóm sẽ tự đếm số lượng từ nhóm mình tìm được, viết ở cuối bài. - Lớp đọc bảng từ mỗi nhóm tìm được, nhận xét, KL nhóm thắng cuộc. - GV viết hoàn chỉnh bài 1 lên bảng – HS đọc. Bài 2: Hs đọc yêu cầu của BT – GV treo bảng phụ. - 1 HS làm mẫu câu a. (Giải miệng – GV dùng phấn màu gạch) - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp. - Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải: a. Thiếu nhi là măng non của đất nước. b. Chúng em là học sinh Tiểu học. c. Chích bông là bạn của trẻ em. Bài 3: HS đọc yêu cầu của BT. - GV giúp HS hiểu yêu cầu của BT: BT yêu cầu đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. - HS nối tiếp nhau đặt câu hỏi - Lớp, GV nhận xét, bổ sung. VD: Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam? 3. Củng cố – dặn dò: - HS nêu một số từ ngữ về thiếu nhi. + Các em cần làm gì để đền đáp lại tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn? - GV nhận xét tiết học, dặn dò. ------------------------------------------------ Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nghe- viết) Cô giáo tí hon I. Mục tiêu - Nghe viết chính xác đoạn văn gồm 55 tiếng trong bài: Cô giáo tí hon; Biết phân biệt s/x, tìm đúng các tiếng có âm đầu s/x. Trình bày đúng bài văn xuôi - Rèn cho HS viết đúng các tiếng có âm s / x. - Có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp. II. Đồ dùng : Vở bài tập TV III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - GV đọc các từ: nguệch ngoạc, khuỷu tay, xấu hổ, sông sâu, xâu kim. - 2HS lên bảng viết, ở dưới viết giấy nháp. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS nghe viết * GV đọc mẫu. HS theo dõi SGK. * Hướng dẫn chuẩn bị: - GV nêu câu hỏi: + Đoạn văn có mấy câu? + Chữ đầu câu viết như thế nào? +Tìm tên riêng trong đoạn văn? Cần viết tên riêng như thế nào? - HS trả lời câu hỏi sau đó tự tìm các từ khó có trong đoạn viết và tự viết. * Viết bài: - GV đọc cho HS viết bài vào vở, nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS - HS viết bài vào vở. * Chấm , chữa bài: GV chấm 5-7 bài rồi nhận xét bài viết của HS. c. Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 2 (a) - 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài: Tìm đúng tiếng có thể ghép với tiếng đã cho và viết đúng chính tả những tiếng đó. - HS thi tìm nhanh những tiếng có thể ghép với những tiếng đã cho. 3. Củng cố dặn dò + Nêu cách trình bày bài văn xuôi? - GV khen những HS viết chữ đẹp, trình bày bài sạch sẽ, nhắc nhở những em còn hay mắc lỗi sai. ------------------------------------------------ Tiết 3:TOÁN Tiết 8: Ôn tập các bảng nhân I. Mục tiêu - Củng cố các bảng nhân đã học (bảng nhân 2,3,4,5). Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức, tính chu vi hình tam giác, giải toán. (GT: BT4 - HS vận dụng được vào việc tính chu vi tam giác và giải toán có lời văn II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu III. Các hoạt động dạy học: 1. KT bài cũ: 2 HS lên bảng làm – lớp làm vở nháp: Đặt tính rồi tính: 660 – 251; 727 – 272 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. HD HS làm bài tập T. 9 Bài 1: Tính nhẩm: HS nêu miệng kết quả. GV ghi lên bảng GV có thể hỏi thêm một số phép tính khác: 3 x 6; 2 x 5; 4 x 6 Giới thiệu nhân nhẩm với số tròn trăm: GV hướng dẫn HS tính nhẩm theo mẫu như SGK (Dùng phấn màu) HS tự nhẩm các phép tính còn lại. Bài 2: Tính (theo mẫu) GV hướng dẫn HS phân tích mẫu 4 x 3 + 10 = 12 + 10 = 22 HS tự thực hiện các phần vào vở (phần a, c) HS làm xong có thể làm thêm phần b HS chữa bài – nhận xét + Nếu trong biểu thức có cả các phép tính +, - , x , : thì ta thực hiện như thế nào? Bài 3: HS đọc bài toán. Tóm tắt bài 1 bàn: 4 ghế 8 bàn: ghế? GV gợi ý HS nêu phép tính giải HS tự giải vào vở. GV chấm một số bài – chữa bài. Bài 4 (GT: Không y/c viết phép tính, chỉ y/c trả lời): HS đọc bài toán, 1 HS nêu cách tính chu vi hình tam giác – Nêu phép tính. ( 100 x 3 = 300 cm ) HS nêu cách giải khác. 3. Củng cố – dặn dò - HS nêu miệng cách nhẩm: 200 x 5 =? - GV nhận xét tiết học và dặn dò. ------------------------------------------------ Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Phòng bệnh đường hô hấp I. Mục tiêu - Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng. - Kể đợc tên một số bệnh đờng hô hấp thường gặp: Viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. +KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; kĩ năng làm chủ bản thân; kĩ năng giao tiếp. - Có ý thức phòng bệnh đờng hô hấp. II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK tr. 10 III Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Muốn giữ gìn cơ quan hô hấp , hằng ngày phải làm gì? - HS ( 2em) trả lời. GV nhận xét, đánh giá 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hoạt động 1: Động não * MT: Kể tên được một số bệnh đường hô hấp thường gặp. * Cách T/H: HS nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp và một số bệnh đường hô hấp. => GV KL: Tất cả các bộ phận cơ quan hô hấp có thể bị bệnh đó là: viêm mũi,viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. c. Hoạt động 2:Làm việc với SGK * MT: Nêu đợc nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đờng hô hấp. Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp. * CáchT/H: + Bớc 1: Làm việc theo cặp Từng cặp cùng quan sát và trao đổi với nhau về nội dung các hình vẽ. + Bớc 2: Làm việc cả lớp - Đại diện một số cặp trình bày trớc lớp. - GV nêu câu hỏi SGK(11). HS suy nghĩ trả lời - GV liên hệ HS đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa. => GV KLvề các bệnh đường hô hấp, nguyên nhân gây bệnh và cáchđề phòng d. Hoạt động 3: Chơi trò chơi bác sĩ *MT:Giúp HS củng cố những kiến thức đã học về phòng bệnh đường hô hấp. * Cách T/H: - GV hướng dẫn HS cách chơi ( SGV tr.27) - HS thực hiện chơi. 3. Củng cố dặn dò - GV hệ thống lại nội dung bài học, nhắc HS giữ gìn cơ quan hô hấp. - Dặn chuẩn bị bài : Bệnh lao phổi. ------------------------------------------------ Buổi chiều Tiết 1: TẬP VIẾT. Ôn chữ hoa Ă, Â I. Mục tiêu - Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa Ă, Â - HS viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng), Â, L (1 dòng); viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng) và câu ứng dụng: Ăn quả mà trồng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng ( HS có thể viết cả bài trên lớp) - Hs có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ viết hoa Ă, Â , L. Tên riêng: Âu Lạc III. Các hoạt động dạy học: 1. KT bài cũ: - HS nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết trước. - HS viết bảng: Vừ A Dính, Anh em. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu, mục đích của tiết học b. HD HS viết trên bảng con: - Luyện viết chữ hoa: + HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài: Ă, Â, L + HS nhắc lại cấu tạo, cách viết từng chữ + GV nhắc lại cách viết và viết mẫu từng chữ ( trọng tâm là chữ Ă, Â) + HS tập viết từng chữ trên bảng con – nhận xét, chỉnh sửa. - Luyện viết từ ứng dụng: + HS đọc từ ứng dụng: tên riêng Âu Lạc + GV giới thiệu: Âu Lạc là tên nước ta thời cổ. + GV HD cách viết – HS luyện viết trên bảng con. - Luyện viết câu ứng dụng: + HS đọc câu ứng dụng: Ăn quả mà trồng. + HS nêu nội dung câu tục ngữ - GV bổ sung + HS tập viết trên bảng con: Ăn quả , Ăn khoai – GV lưu ý cách nối chữ giữa chữ hoa với chữ thường. c. Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết: - HS mở vở – GV nêu yêu cầu cho từng đối tượng HS - HS viết bài – GV quan sát uốn nắn. - Lưu ý: Trình bày câu tục ngữ đúng quy định. d. Chấm, chữa bài: GV chấm một số bài – nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: + Nêu quy trình viết chữ hoa A, Ă? - HS đọc lại toàn bài. - GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà. ------------------------------------------------ Tiết 2: TẬP LÀM VĂN Viết đơn I. Mục tiêu - Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội. - Rèn kỹ năng viết Đơn cho HS. - HS có ý thức phấn đấu để trở thành người Đội viên II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội. III. Các hoạt động dạy học: 1. KT bài cũ: - 2 HS nói những điều em biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh - 1 HS đọc Đơn xin cấp thẻ đọc sách 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. HD HS làm BT. - 2 HS đọc yêu cầu của bài – lớp đọc thầm. - GV giúp Hs nắm vững yêu cầu của bài: Các em cần viết Đơn xin vào Đội theo mẫu Đơn đã học ở tiết Tập đọc, nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu. - GV treo bảng phụ – HS quan sát mẫu Đơn. + Phần nào trong Đơn phải viết theo mẫu? Phần nào không nhất thiết phải viết theo mẫu - GV nhận xét, chốt lại: Phần lý do viết Đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là nội dung không cần viết khuôn mẫu. - HS viết Đơn – GV theo dõi, giúp đỡ. - Một số HS đọc Đơn trước lớp. Lớp, GV nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò: - HS nhắc lại bài. - Ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng gì? - Nhận xét tiết học – dặn dò. ------------------------------------------------ Tiết 3:TOÁN Tiết 9: Ôn tập các bảng chia I. Mục tiêu - Ôn tập các bảng chia 2, 3, 4, 5. Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4, 5 (phép chia hết) - HS vận dụng làm tốt các bài tập II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu III. Các ho ạt động dạy học 1. KT bài cũ: - Vài HS đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5 (Mỗi em đọc 1 bảng) - 1 HS nêu cách nhẩm: 200 x 4 = ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. HD HS làm BTT. 10 Bài 1: HS nêu yêu cầu BT (Tính nhẩm) HS nêu miệng 3 x 4 = 12 ; 12 : 3 = 4 ; 12 : 4 = 3 GV ghi bảng HS nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia Bài 2: GV giới thiệu tính nhẩm phép chia 200 : 2 GV hướng dẫn học sinh cách nhẩm như sgk GV ghi bảng như SGK (Dùng phấn màu) Các phép tính còn lại HS làm bảng con – HS chữa bài trên bảng lớp Bài 3: HS đọc đề toán HS tóm tắt bài toán 4 hộp: 24 cái cốc 1 hộp: cái cốc? Gv gợi ý HS nêu phép tính giải HS giải vào vở. GV chấm một số bài – chữa bài. Bài 4: (Nếu còn thời gian) - HS đoc yêu cầu của BT, nêu kết quả của các phép tính. - HS giải miệng 3. Củng cố - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi để củng cố các bảng chia 2, 3, 4, 5 - Nhận xét tiết học, dặn dò --------------------------------------------------------- Thứ năm ngày tháng năm 2016 Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN Tiết 10: Luyện tập I. Mục tiêu - Biết tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn (có một phép nhân) - Rèn kỹ năng xếp, ghép hình đơn giản II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng toán (Dùng bài tập 4) III. Các hoạt động dạy học: I. KT bài cũ: 3 HS đọc bảng chia 3, 4, 5 (mỗi HS một bảng) II. Bài mới: Giới thiệu bài: HD HS làm BT tr.11 Bài 1: Tính 1 HS làm mẫu một phép tính phần a GV lưu ý HS cách trình bày : 5 x 3 +132 = 15 + 132 = 182 HS làm bảng con phần còn lại – 2 HS lên bảng chữa Bài 2: HS đọc yêu cầu BT - HS quan sát hình a, b và trả lời - GV hỏi thêm: đã khoanh vào một phần mấy số con vịt ở hình b? * Lưu ý: chưa yêu cầu tìm số vịt cần khoanh bằng cách lấy 12 chia cho hoặc cho 3 Bài 3: - HS đọc bài toán - HS tự giải vào vở - GV chấm một số bài – chữa bài Bài 4: (Nếu còn thời gian) - HS lấy 4 hình tam giác trong bộ đồ dùng tự xếp thành hình cái mũ như hình vẽ 3. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại ND bài Nhận xét tiết học -------------------------------------------------------- Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG Gấp tàu thuỷ hai ống khói I. Mục tiêu - Hs biết cách gấp tàu thuỷ có hai ống khói. - Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng quy trình kĩ thuật. Các nếp gấp tương đối thẳng phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối. - Giúp HS yêu thích gấp hình. II.Đồ dùng dạy học: - Gv: Mẫu tàu thuỷ 2 ống khói, tranh quy trình gấp tàu thuỷ 2 ống khói. - HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, keo. III. Các hoạt động dạy học . 1. Kiểm tra bài cũ: - Gv kiểm tra đồ dùng học tập của Hs. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. HĐ1: Nêu lại cách gấp tàu thủy -Hs nêu lại quy trình gấp tàu thủy hai ống khói - 1 hs vừa nêu vừa thực hiện mẫu các bước mẫu + Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông. + Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu giữa hình vuông. + Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ 2 ống khói. - Gv đưa quy trình gấp tàu thuỷ 2 ống khói giảng từng bước. - 1 Hs nhắc lại quy trình. 1 em thực hành gấp trước lớp. HD Hs quan sát và nhận xét: - Gv đưa ra mẫu tàu thuỷ 2 ống khói. - Liên hệ tác dụng của tàu thuỷ trong thực tế: chở khách chuyển hàng hoặc trên bến, sông... - Hs quan sát, nhận xét cấu tạo. - 1 HS lên mở tàu thuỷ mẫu cho đến khi chở lại tờ giấy hình vuông ban đầu. HĐ 2 Thực hành: - Hs gấp tàu thuỷ 2 ống khói bằng giấy màu. - Gv quan sát, giúp đỡ HS thực hành. HĐ 3: Nhận xét, đánh giá - Hs trưng bày sản phẩm - Gv nhận xét bài thực hành của mỗi hs 3. Củng cố dặndò - 1Hs nhắclại quy trình gấp tàu thuỷ 2 ống khói. - Gv nhận xét tiết học.nhắc Hs CBBS ------------------------------------------------ Buổi chiều Tiết 1: TIN HỌC(Gv chuyên) ------------------------------------------------ Tiết 2: THỂ DỤC (Gv chuyên) ------------------------------------------------ Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP An toàn giao thông Bài 1: Giao thông đường bộ Theo thiết kế bài giảng An toàn giao thông ----------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_lop_3_tuan_02_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc