Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Thứ 4, ngày 6 tháng 1 năm 2020

LÀM VĂN

VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN

I. Mục tiêu:

- Viết được một bức thư ngắn cho bạn ( khoảng 10 câu) kể những điều em đã biết về thành thị (hoặc nông thôn).

II. Đồ dùng dạy học :

 Bảng lớp viết trình tự mẫu của lá thư : Dòng đầu thư . ; Lời xưng hô với người nhận thư . ; Nội dung thư . ; cuối thư : Lời chào , chữ kí họ và tên .

III. Hoạt động dạy học

1. Bài cũ

- 2 HS kể những điều mình biết về nông thôn, thành thị.

- GV nêu nhận xét

2. Giới thiệu bài:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập :

- HS đọc yêu cầu bài , theo dõi sách hoặc mẫu trên bảng .

- GV mời 1 HSCNK nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình.

- GV nhắc HS có thể viết lá thư 10 câu hoặc dài hơn, trình bày cần đúng thể thức, nội dung hợp lý.

*Trình tự viết bức thư:

- Dũng đầu thư : Nơi gửi, ngày .tháng .năm.

- Lời xưng hô với người nhận thư ( bạn.thân mến)

- Nội dung thư :

+ Thăm hỏi, báo tin .

+ Kể về cảnh vật, con người. ở thành thị hoặc nông thôn.

+ Lời chúc và hứa hẹn.

- Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên.

- HS làm BT vào vở BT, GV theo dõi giúp đỡ thêm.

- HS đọc thư trước lớp, HS nhận xét .

 

doc15 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 yếu .
- HS đổi chéo vở khảo bài , GV chấm một số bài .
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
 Thứ 3, ngày 5 tháng 1 năm 2021
TẬP ĐỌC
VỀ QUÊ NGOẠI
I. Mục tiêu:
- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát .
- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê , yêu những nông dân làm ra lúa gạo.( trả lời được các câu hỏi trong bài và thuộc 10 dòng thơ đầu .)
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ :
- 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện: Đôi bạn.
- Gv nhận xét 
2. Giới thiệu bài: 
3. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện đọc: 
a- GV đọc diễn cảm bài thơ : giọng tha thiết , tình cảm , nhấn giọng từ ngữ gợi
 tả : mê hương trời , gặp trăng gặp gió , con đường đất rực màu rơm phơi , bóng tre mát rợp ..
b- Hướng dẫn HS luyện đọc :
- Đọc từng câu (2 dòng thơ).
- Đọc từng khổ thơ: HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm. Giúp HS hiểu nghĩa từ được chú giải trong bài .
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Đọc thầm khổ thơ 1 , trả lời : Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho em biết điều đó? (Bạn ở thành phố về thăm quê. Câu : Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu cho em biết điều đó .)
+ Quê ngoại bạn ở đâu? (Nông thôn)
+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ ? (Đầm sen nở ngát hương / gặp trăng gặp gió bất ngờ / con đường đất rực màu rơm phơi / bóng tre rợp mát vai người /vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm )
- HS đọc khổ thơ 2 , trả lời :
+ Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm r a hạt gạo ? ( Bạn ăn hạt gạo đã lâu , nay mới gặp những người làm ra hạt gạo . Họ rất thật thà . Bạn thương họ như thương người ruột thịt , thương bà ngoại mình .)
+ Bạn nhỏ thấy ở quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi?( Bạn yêu thêm cuộc sống , yêu thêm con người sau chuyến về thăm quê .)
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ:
- GV đọc lại bài thơ:
- Hướng dẫn HS học thuộc từng khổ thơ, các bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- Một số HS thi đọc thuộc cả bài thơ trước lớp.
4.Củng cố dặn dò: 
- Gv yêu cầu HS về nhà đọc thuộc bài thơ .
TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG( Trang 83)
I. Mục tiêu: 
- Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng .
* BTCL : 1, 2 (dòng 1), 3 (dòng 1), 4 , 5 . HSNKG làm hết các bài.
** Điều chỉnh : Bài 4 tổ chức dưới dạng trò chơi .
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 3 HS lên bảng làm bài:
 37 + 56 - 29 4 x ( 25 + 71 ) 450 - ( 45 : 9 )
- Gọi HS nhận xét kết quả.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học
H động 2:Giúp HS tái hiện nhanh các qui tắc tính gía trị của biểu thức đã học. 
Hỏi : Nêu các quy tắc đã học về tính giá trị của biểu thức ? 
- HS nêu , nhận xét , GV sửa sai ( nếu có ).
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1 : Gv cho HS cả lớp tự làm bài vào vở . Sau đó Gv cho 4 HS lên làm ở bảng rồi cả lớp thống nhất cách làm ;
â, 324 - 20 + 61 = 304 + 61 b, 21 x 3 : 9 = 63 : 9 
 = 365 = 7
 188 + 12 - 50 = 200 - 50 40 : 2 x 6 = 20 x 6 
 = 150 = 120
Bài 2 : Gv cho HS cả lớp tự làm bài vào vở . Sau đó Gv cho 4 HS lên làm ở bảng rồi cả lớp chữa bài ( bỏ dòng 2 ) 
Bài 3 : Gv hướng dẫn HS bài a, chủ yếu là tính nhẩm .( bỏ dòng 2 )
a, 123 x ( 42 - 40 ) = 123 x 2 
 = 246 
- Tương tự HS làm bài còn lại vào vở .
Bài 5 : HS giải được bài toán bằng 2 cách :
 * Cách 1 : Tính số hộp : 800 : 4 = 200 ( hộp )
 Tính số thùng bánh : 200 : 5 = 40 (thùng )
* Cách 2 : Tính số bánh xếp trong mỗi thùng : 4 x 5 = 20 ( bánh )
 Tính số thùng bánh : 800 : 20 = 40 ( thùng )
- GV hướng dẫn thêm cho HSCHT .
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: ( 4’) GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ 
Nghe – viết: ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu:
- Chép và trình bày đúng đoạn 3 của truyện: Đôi bạn.
- Làm đúng bài tập ( BT 2b) dấu thanh dễ lẫn.
II. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Một HS đọc cho 2 bạn làm lại BT 2 tiết chính tả trước trên bảng lớp: Khung cửi , mát rượi , cưỡi ngựa , gửi thư , sưởi ấm , tưới cây .
2. Giới thiệu bài :
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm nghe viết:
a - Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả, 1 HS đọc lại:
 + Đoạn viết có mấy câu? ( 6 câu , lưu ý : ‘‘Bố bảo : ’’ là 1 câu .
 + Những chữ nào trong đoạn cần viết hoa? ( Chữ đầu đoạn , đầu câu và tên riêng chỉ người )
 + Lời của bố viết như thế nào?( Viết sau dấu hai chấm , xuống dòng , lùi vào 1 ô , gạch đầu dòng )
- HS viết 1 số từ khó vào nháp.
b - GV đọc bài cho HS viết. Khảo bài, chữa lỗi.
c - Chấm bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV cho HS nhìn lên bảng lớp, mời 3 HS lên bảng thi làm nhanh, sau đó từng em đọc kết quả, GV chốt lại lời giải đúng.
a, chăn trâu – châu chấu ; chật chội – trật tự ; chầu hẫu - ăn trầu .
b, bảo nhau – cơn bão ; vẽ – vẻ mặt ; uống sữa – sửa soạn .
4. Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên khen những HS viết bài chính tả và làm bài tốt .
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết các từ ngữ trong BT 2.
--------------------------------------------------------
Tự nhiên và Xã hội 
ÔN TẬP HỌC KỲ I (T2)
I. MỤC TIÊU	
	Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HOC: Hình các cơ quan.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Bài cũ: 
- GV yêu HS nhắc lại tên các cơ quan đã học
- HS,GV nhận xét.
B. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Quan sát hình theo nhóm:
Mt: Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc
* Cách tiến hành
Bước 1: Chia nhóm và thảo luận: 
- Quan sát hình theo nhóm: Cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong H1, 2, 3, 4 (tr 67-sgk). 
 - Liên hệ thực tế ở địa phương: Kể những hoạt đông công nghiệp, thương mại, nông nghiệp ở địa phương.
Bước 2: Từng nhóm dán tranh ảnh về các hoạt động mà em đã sưu tầm được theo cách trình bày từng nhóm.
 HĐ3 : Vẽ sơ đồ gia đình . 
* Mt: Củng cố những kiến thức, hiểu biết về gia đình
* Cách tiến hành
Bước 1: Yêu cầu làm việc cá nhân : Vẽ sơ đồ của gia đình mình .
Bước 2: Yêu cầu lần lượt một số em lên chỉ sơ đồ mình vẽ và giới thiệu . 
- GV nhận xét, sữa lỗi cho HS
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Ghi nhớ các nội dung đã học
----------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tự nhiên và Xã hội
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Các hình ở sgk tr. 68,69.
- Tranh ảnh sưu tầm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Bài cũ. 
- GV nêu câu hỏi nội dung bài trước cho HS trả lời.
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Thảo luận nhóm:
Nêu tác hại của rác thải 
Bước 1: Các nhóm quan sát hình1, 2 (sgk).
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác.Rác có hại như thế nào?
+ Những sinh vật nào thường sống ở đông rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối vữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, dán, ruồi thường là những con vật trung gian truyền bệnh.
HĐ3: Làm việc theo cặp.
Mt : Biết thực hiện đổ rác đúng nơi quy định
Bước 1: Từng cặp HS quan sát các hình trong sgk. Nêu những việc làm đúng sai.
Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
+ Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
+ Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em?
- GV nêu yêu cầu và tổ chức cho HS thực hiện 
- Cả lớp nhận xét.
HĐ4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bài bài sau
------------------------------------------------------------
Tự học
HOÀN THÀNH CÁC BÀI ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu	
- Tự nhiên và Xã hội: Hoàn thành bài tập trong bài: Vệ sinh môi trường
- Hoàn thành môn Toán: Về số có 3 chữ số, hình chữ nhật.
- Hoàn thành môn Tiếng Việt: Ôn tập về mẫu câu, hình ảnh, sự vật được so sánh
II. Hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài
GV nêu yêu cầu của bài
* Nhóm: Ôn Tự nhiên và Xã hội
- GV hỏi một số câu: 
+ Nêu tác hại của phân và rác thải đối với môi trường?
+ Nêu các cách xử lí rác thải?
+ Chúng ta nên sử dụng nhà vệ sinh như thế nào cho hợp vệ sinh?
- HS trả lời
- HS tự làm bài cá nhân vào vở BT
- GV theo dõi nhận xét một số HS
* Nhóm: Hoàn thành BT Toán.
Bài 1: Tính nhẩm: 
6 x 5 = 18 : 3 = 72: 9 = 56: 7 =
3 x 9 = 64 : 8 = 9 x 5 = 28 : 7 = 
8 x4 = 42 : 7 = 4 x 4 = 7 x 9 =
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
54 x3; 306 x 2; 856 : 4; 734 : 5
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:
14 x 3: 7; 42 + 18 : 6 
Bài 4: Một cửa hàng có 96 kg đường, đã bán 1/4 số đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường?
Bài 5: Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15cm, chiều rộng 10cm
- HS làm việc theo nhóm
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm
* Nhóm: Ôn Tiếng Việt.
Bài 1: Hãy ghi vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để nói đặc điểm của các nhân vật trong các bài tập đọc:
a/ Bố bạn Thành trong truyện “ Đôi bạn”; ..
b/ Bạn nhỏ trong bài “ Về quê ngoại”; .
Bài 2: Điền từ vào chỗ chấm để tạo thành câu theo mẫu Ai thế nào?
a/ Hoa trong vườn.
b/ Các bác nông dân
- GV kiểm tra một số HS 
* Nhóm năng khiếu toán .
Bài1: Từ các số 1, 2, 3
a/ Lập các số có bốn chữ số khác nhau
b/ Tính nhanh tổng các số có bốn chữ số vừa lập
Bài 2: Tìm X
 X x 3 = 937 – 37 X : 4 – 132 = 368 
 X = 900 : 3 X : 4 = 368 + 132
 X= 300 X = 500 x 4 
 X = 2000
Cho HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính và suy nghĩ làm bài
* Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung
- GV nhận xét cụ thể một số HS
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4, ngày 6 tháng 1 năm 2020
LÀM VĂN
VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I. Mục tiêu:
- Viết được một bức thư ngắn cho bạn ( khoảng 10 câu) kể những điều em đã biết về thành thị (hoặc nông thôn).
II. Đồ dùng dạy học :
 Bảng lớp viết trình tự mẫu của lá thư : Dòng đầu thư ... ; Lời xưng hô với người nhận thư ... ; Nội dung thư ... ; cuối thư : Lời chào , chữ kí họ và tên .
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ
- 2 HS kể những điều mình biết về nông thôn, thành thị.
- GV nêu nhận xét
2. Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập : 
- HS đọc yêu cầu bài , theo dõi sách hoặc mẫu trên bảng .
- GV mời 1 HSCNK nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình.
- GV nhắc HS có thể viết lá thư 10 câu hoặc dài hơn, trình bày cần đúng thể thức, nội dung hợp lý.
*Trình tự viết bức thư:
- Dũng đầu thư : Nơi gửi, ngày ....tháng ...năm...
- Lời xưng hô với người nhận thư ( bạn...thân mến) 
- Nội dung thư : 
+ Thăm hỏi, báo tin.
+ Kể về cảnh vật, con người... ở thành thị hoặc nông thôn. 
+ Lời chúc và hứa hẹn.
- Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên.
- HS làm BT vào vở BT, GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- HS đọc thư trước lớp, HS nhận xét .
*Tiêu chí nhận xét bài làm của bạn:
+ Bài viết của bạn đó đúng, đủ nội dung của văn viết thư chưa?
+ Các câu văn đó đủ ý chưa? Bạn chấm câu có đúng không?
+ Bạn trình bày bài cú sạch đẹp không?
- GV nhận xét những bài viết tốt Viết về thành thị, nông thôn
4. Củng cố, dặn dò: + Hãy nhắc lại trình tự viết một bức thư?
+Dặn HS chưa hoàn thành bài viết về nhà viết tiếp ; đọc trước các bài TĐ và HTL từ đầu năm lại nay để chuẩn bị thi định kì .
---------------------------------------------------------
Toán
HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật.
- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh, góc)
- Làm bài 1, 2, 3, 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Các mô hình có dạng HCN,
- Ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Bài cũ: 
Tính giá trị của biểu thức: 300 + 69 : 3 564 – 5 x 4
- HS làm bảng con
- GV nhận xét
B. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Giới thiệu hình chữ nhật.
Mt: Bước đầu nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật.
- GV giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD (GV vẽ sẵn vào bảng)
- Lấy ê ke kiểm tra 4 góc xem có là góc vuông không?( Hình chữ nhật có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông)
- Lấy thước đo 4 cạnh để thấy: HCN gồm có 2 cạnh dài AB và CD, 2 cạnh ngắn AD và BC, trong đó:
+ Hai “cạnh dài” có độ dài bằng nhau: AB = CD
+Hai “ cạnh ngắn” có độ dài bằng nhau: AD = BC
- GV kết luận: Hình chữ nhật có 4 góc vuông,có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau
- Độ dài cạnh dài gọi là chiều dài, độ dài cạnh ngắn gọi là chiều rộng
- GV cho HS tìm thêm một số hình để nhận biết thêm về HCN.
HĐ3: Thực hành 
Mt: Nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật. Biết cách nhận dạng hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh, góc)
Bài 1: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình chữ nhật?
- HS quan sát và trả lời miệng
- GV nhận xét
- HS nhận xét, GV nhận xét
Bài 2: Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật sau:
- HS tự làm bài
- HS lên bảng thực hiện đo độ dài các cạnh HCN
- HS nêu kết quả
- HS nhận xét- GV nhận xét, kết luận:
 AB = CD = 4cm và AD = BC = 3cm; MN = PQ = 5cm; MQ = NP = 2cm
Bài 3: Tìm chiều dài, chiều rộng của mỗi HCN có trong hình vẽ bên
- HS làm bài vào vở
- HS nêu kết quả
- HS nhận xét, GV kết luận: AB = MN = DC = 4cm; MD = NC = 2cm; 	
	 AD = BC = 1cm + 2 cm = 3cm; AM = BN = 1cm
Bài 4: Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình chữ nhật: 	
- HS tự làm bài
HĐ4: Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn HS tập nhận biết và vẽ hình chữ nhât
------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ
Nhớ- viết: VỀ QUÊ NGOẠI
I. Mục tiêu
- Nhớ viết lại chính xác nội dung, đúng chính tả , trình bày đúng 10 dòng thơ đầu của bài thơ theo hình thức thể thơ lục bát .
- Làm đúng bài tập ( BT 2)phân biệt chính tả.
II. Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng lớp viết : châu chấu, chật chội .cơn bão, hộp sữa 
2. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết : 
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị : 
- GV đọc lại 10 dòng đầu bài thơ Về quê ngoại.
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ .
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát : dòng 6 chữ lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề.
- HS viết từ khó vào nháp : hương trời, ríu rít, lá thuyền, êm đềm.
b- Hướng dẫn HS viết bài :
- GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở HS cách trình bày.
- HS tự nhớ và viết bài vào vở
c- Chấm chữa bài :
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 b : HS làm bài tập 2- VBT
- HS làm bài vào vở.
* Chữa bài :
- GV cho Hs lên bảng ( mời 3 tốp HS) tiếp nối nhau điền dấu hỏi, dấu ngã trên 7 dòng có chữ in đậm- sau đó ghi lời giải 2 câu đố.
- Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giả đúng. Kết luận nhóm thắng cuộc.
- HS chữa bài miệng.
Lời giải :
b, - lưỡi , những , thẳng , để , lưỡi . Giải câu đố : Là cái lưỡi cày 
- thuở bé - tuổi - nửa chừng - tuổi - đã già . Giải câu đố : mặt trăng vào những ngày đầu tháng , giữa tháng , cuối tháng .
HD thêm : a, công cha - trong nguồn - chảy ra - kính cha - cho tròn - chữ hiếu 
4. Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5, ngày 7 tháng 1 năm 2021
TOÁN
HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết một số yếu tố ( đỉnh , cạnh , góc ) của hình vuông
- Vẽ hình vuông đơn giản ( trên giấy kẻ ô vuông ).
* BTCL : 1, 2, 3, 4
II.Đồ dùng : Một số mô hình hình vuông, ê ke, thước kẻ.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi 2 HS nêu các đặc điểm của hình chữ nhật.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài .
Hoạt động 2: Giới thiệu hình vuông: 
- GV: + Đây là hình vuông ABCD (chỉ hình vẽ sẵn trên bảng).
 + Hình vuông có 4 góc vuông (dùng ê ke để kiểm tra).
 + 4 cạnh hình vuông có độ dài bằng nhau.
* Kết luận: Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
- Cho Hs nhận biết hình vuông (đưa một số mô hình để học sinh nhận biết )
- Liên hệ các đồ vật xung quanh có dạng hình vuông.
Hoạt động 3: Thực hành: (28’) Bài tập 1, 2, 3, 4 ở bài học .
 - HS đọc yêu cầu từng bài tập, giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm.
 - HS làm bài tập vào vở, giáo viên chấm bài.
Bài 1: HS dùng bút, thước, ê ke để kiểm tra, nhận biết hình vuông. HS đọc tên hình .
HS : EGIH là hình vuông ; Hình ABCD , MNPQ không phải là hình vuông .
- GV giải thích : Hình ABCD không phải hình vuông vì có 4 góc vuông nhưng 4 cạnh không bằng nhau ( nó là hình chữ nhật ) , Hình MNPQ có 4 cạnh bằng nhau nhưng 4 góc không vuông nên không phải là hình vuông ; Hình EGHI có 4 góc vuông và có độ dài 4 cạnh bằng nhau nên là hình vuông .
Bài 2: Yêu cầu HS đo độ dài các cạnh hình vuông. HS đọc số đo độ dài từng hình.
- Cho HS yếu tập đo lại để đối chiếu.
Bài 3: GV vẽ hình lên bảng, HS lên kẻ 1 đoạn thẳng vào mỗi hình để được hình vuông. 
Bài 4 : Yêu cầu HS vẽ đúng như SGK .
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM.
ÔN TẬP CÂU: AI THẾ NÀO? DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật ( BT1)
- Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả một đối tượng ( BT2)
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT3 a, b)
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 	
A. Bài cũ: 
- HS thảo luận nhóm đôi làm miệng BT 1, 3 (LTVC tuần 16)
- GV gọi một số nhóm nêu bài làm trước lớp
- HS, GV nhận xét.
B. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tìm hiểu từ chỉ đặc điểm	
Mt: Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật .
- HS đọc yêu cầu bài, làm bài cá nhân.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, GV nhận xét nhanh. Cuối cùng mời 3 em lên bảng, mỗi em viết 1 câu nói về đặc điểm 1 nhân vật.
Ví dụ: Mến: Dũng cảm, tốt bụng,......
Bài 2: Ôn câu Ai thế nào?
Mt: Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả một đối tượng.
- GV nêu yêu cầu bài.
- HS đọc lại câu M, GV mời 1 em đặt câu.
 Ví dụ: Bác nông dân rất chăm chỉ.
- HS làm bài cá nhân. Mời 4 em làm bài trên giấy và dán lên bảng lớp.
Bài 3: Ôn dấu phẩy 
Mt: Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu 
- Sau khi HS làm bài cá nhân, mời 3 em lên bảng thi điền dấu phẩy đúng, nhanh. Cả lớp chốt lại lời giải đúng.
Ví dụ : Câu a: ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
HĐ3: Củng cố, dặn dò :
- Củng cố lại nội dung chính của bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS ôn lại các nội dung đã học từ tuần 9- 17
___________________________________________________________
Thứ Sáu, ngày 8 tháng 01 năm 2021
Toán
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật ( biết chiều dài, chiều rộng)
- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 Vẽ sẵn 1 hình chữ nhật có kích thước 3 dm, 4 dm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Bài cũ: 
- HS hoạt động nhóm đôi nêu đặc điểm của hình chữ nhật.
- Lớp trưởng mời một số nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét
B. Bài mới : 
HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại
HĐ2: Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật :
Mt: Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật ( biết chiều dài, chiều rộng)
- GV nêu bài toán đồng thời vẽ hình lên bảng : Cho hình tứ giác MNPQ với kích thước : MN= 2dm, NP= 3 dm, PQ= 5 dm, QM = 4 dm. Tính chu vi tứ giác MNPQ.
- HS tính : 2 + 3 + 4 + 5 = 14 ( dm )
- Từ đó GV nêu bài toán : Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 dm, chiều rộng 3 dm. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
- HS tính : 4 + 3 + 4 + 3 = 14 ( dm )
- Gv giúp HS nêu cách tính khác nhanh hơn :
 ( 4 + 3 ) x 2 = 14 ( dm )
- Từ đó rút ra quy tắc : Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng( cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2 
- GV nhấn mạnh : cùng đơn vị đo.
HĐ3: Thực hành : 
Bài 1: HS vận dụng trực tiếp quy tắc để tính kết quả.
- GV nêu câu hỏi để HS thực hiện đúng quy tắc ( câu b: đổi về cùng đơn vị đo)
- HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài 
Bài giải:
a) Chu vi hình chữ nhật là:
(10 + 5) x 2= 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.doc