Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 15 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

- Biết thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số(chia hết và chia có dư).

- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số và giải toán có lời văn.

II. Đồ dùng: Phấn màu, bảng con.

III. Các hoạt động dạy và học

1. Bài cũ : HS làm bảng con: 48 : 2, 75 : 5

2. Bài mới.

a, Giới thiệu bài.

b, Hư¬ớng dẫn thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.

* Giới thiệu phép chia : 648 : 3

- Gv nêu và ghi bảng phép tính.

648 3

6 216

04

 3

 18

 18

 0

+1HS lên bảng làm và nêu cách thực hiện phép chia 648 : 3, lớp làm nháp.

- HS khác nêu lại cách thực hiện.

+ Phép chia này có đặc điểm gì ? (Là phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số và là phép chia hết).

* Giới thiệu phép chia; 236 : 5

236 5

20 47

036

 35

 1 - Giáo viên tiến hành các bư¬ớc t¬ương tự như¬ với phép chia 648 : 3

+ Nêu đặc điểm của phép chia này? (Là phép chia có dư¬ ở các lư¬ợt chia)

+ 2 phép chia trên có điểm gì giống và khác nhau?

- HS tự lấy một phép chia có đặc điểm tư¬ơng tự và đặt tính, nêu cách thực hiện.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 15 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số
I. Mục tiêu
Củng cố cách chia số có 2 chữ số cho só có 1chữ số. 
Có kĩ năng thực hiện chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. 
Tự giác, chăm chỉ luyện tập. 
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: - HS tiếp nối nhau đọc các bảng chia đã học.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
 54 : 3
 84 : 4
 89 : 2
87 : 4
98: 3
93 : 7
Gọi 2 HS lên bảng làm.
HS dưới lớp làm vào bảng con, nhận xét, nêu cách thực hiện.
HS nêu các phép chia hết và phép chia có dư ở BT.
HS nhắc lại đặc điểm của số dư trong phép chia có dư.
Bài 2: Tìm x
 a) X x 3 = 84 b) 6 x X = 96 c) (X + 5) x 9 = 81
HS nêu thành phần chưa biết ở từng phần.
GV lưu ý HS ở phần c thành phần chưa biết là (X + 5). Vậy (X + 5) là thừa số chưa biết. Giải tiếp để tìm x, tìm x chính là tìm số hạng chưa biết.
GV tổ chức cho HS làm bài vào trong vở. Sau đó gọi HS lên bảng chữa bài.
GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. Củng cố cách tìm thừa số chưa biết
Bài 3: Lớp 3A có 35 học sinh, phòng học của lớp chỉ xếp loại bàn 2 chỗ ngồi. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu bàn đó để mọi học sinh đều có chỗ ngồi học?
HS đọc BT, trao đổi theo cặp để làm bài
Chữa bài:
	Ta có: 35 : 2 = 17(dư 1)
	Vậy số bàn có 2 HS ngồi là 17 bàn, còn 1 HS nữa nên cần có thêm 1 bàn nữa. 
 Vậy số bàn cần có ít nhất là: 
17 + 1 = 18(bàn)
Đáp số: 18 bàn
3. Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại cách chia số có 2 chữ số cho só có 1chữ số. 
GV nhận xét tiết học, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng ( tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp.
+ KNS: Kĩ năng lắng nghe ý của hàng xóm, thể hiện sự thông cảm với hàng xóm; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức. 
- Có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm, láng giềng.
II- Đồ dùng : 
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: Nêu 1 số việc mà em đã giúp đỡ hàng xóm láng giềng ? 
2- Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học.
Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thái độ cho học sinh về tình làng, nghĩa xóm. 
- Yêu cầu học sinh trưng bày tranh vẽ, bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm được.
- Yêu cầu học sinh lên trình bày trước lớp. HS Y chỉ yêu cầu trưng bày tư liệu.
- HS giới thiệu ngắn về những tư liệu mà mình sưu tầm được. HS khác giới thiệu những tư liệu có kèm theo lời nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
Mục tiêu: Đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về các hành vi, việc làm có trong vở Bài tập Đạo đức – bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh tự liên hệ theo các việc làm trên.
- HS liên hệ một số việc làm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 
* Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai.
Mục tiêu: Có khả năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm láng giềng trong 1 số tình huống phổ biến.
- Yêu cầu học sinh thảo luận xong tình huống. Mỗi nhóm 1 tình huống => đóng vai.
- HS đóng vai ngắn, lời thoại đơn giản.
- HS tiếp thu nhanh đóng vai với yêu cầu phải nêu được những quyết định và ứng xử đúng.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận về cách ứng xử trong tình huống.
3- Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận chung.
- Nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Từ ngữ về các dân tộc.
 Luyện tập về so sánh
I. Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ về các dân tộc. Tiếp tục học về phép so sánh.
- Biết thêm tên của một số dân tộc thiểu số ở nước ta, điền đúng các từ ngữ thích hợp (gắn với đời sống của đồng bào dân tộc) vào chỗ trống. Đặt được câu có hình ảnh so sánh.
- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
	- Yêu cầu mỗi học sinh tự nghĩ một câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào?
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 1: Nêu yêu cầu của bài?
 + Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số? ( ...là dân tộc có ít người ).
 + Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta? ( ...thường sống ở các vùng cao, vùng núi ).
- Yêu cầu học sinh nêu miệng.
* Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc: Tày, Nùng, Hmông, Hoa, Giáy, Tà - ôi, ...
* Các dân tộc thiểu số ở miền Trung: Vân Kiều, Cơ - ho, Khơ - mú, Gia – rai, Xơ - đăng, Chăm, ...
* Các dân tộc thiểu số ở miền Nam: Khơ - me, Xtiêng, Hoa,...
=> KL: Đất nước ta có 54 dân tộc anh em. Dân tộc Kinh chiếm 90 % dân số cả nước. Mỗi dân tộc có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng nhưng đều có những nét chung là cần cù, chịu khó, không khoan nhượng với kẻ thù, vị tha, độ lượng với mọi người.
 Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài.
- Chọn từ thích hợp điền vào... nhà rông, nhà sàn, Chăm....
- Yêu cầu học sinh đọc các từ ngữ cần điền. Cả lớp làm bài vào vở.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng theo thứ tự: bậc thang, nhà rông, nhà sàn, Chăm.
 Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài => quan sát từng cặp tranh vẽ.
- Yêu cầu học sinh quan sát từng tranh => nối tiếp nhau nói tên từng cặp sự vật được so sánh trong mỗi tranh.
- Hãy đặt câu so sánh từng cặp sự vật tương ứng với mỗi tranh.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở => đọc những câu văn đã viết. 
- Ví dụ: Trăng tròn như quả bóng ...
 Bài 4: Tìm những từ thích hợp với mỗi ô trống:
- Hướng dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt => đọc bài làm của mình 
	a.Công cha như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
	b. Trời mưa, đường đất sét trơn như đổ mỡ.
	c. ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi/
- Nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò
+ Trên đất nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em chung sống?
+ Đặt một câu có hình ảnh so sánh ?
- Nhận xét giờ học. HDCB giờ sau.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ Nghe - viết)
Nhà rông ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài "Nhà rông ở Tây Nguyên".
- Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống cặp vẫn dễ lẫn ưi / ươi. Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: s / x (ât / âc).
- Cận thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học 
Kiểm tra bài cũ.
- GV đọc các từ : HS viết bảng lớp, bảng con. mũi dao, con muỗi, bò sát,...
- GV nhận xét và sửa chữa. 1HS đọc lại bài trên bảng lớp
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK
- GV nêu câu hỏi: 
	+ Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào? 
	+ Đoạn văn gồm? câu? 
	+ Những chữ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả? 
* Viết từ khó
- HS tự viết từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết
* Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
* Chấm , chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV chấm một số bài nhận xét.
 c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2: Điền vào chỗ trống ưi hay ươi?
- khung cửi
- mát rượi
- cưỡi ngựa
- gửi thư
- sưởi ấm
- tưới cây
*Bài 3a: 
	- HS nêu yêu cầu của bài và tìm những tiếng có thể ghép với xâu.
	- HS tìm những tiếng có thể ghép với xâu/sâu.
	- HS: xâu/sâu; xẻ/sẻ - HS đọc các từ vừa ghép được.
+ xâu: xâu kim, xâu bánh, xâu cá, xâu chuỗi ...
 sâu: nông sâu, sâu bọ, sâu sắc, sâu xa ...
+ xẻ: xẻ tà áo, xẻ gỗ, cưa xẻ, mổ xẻ ...
 sẻ: chia sẻ, chim sẻ, san sẻ ...
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 73: Giới thiệu bảng nhân
I. Mục tiêu
- HS biết cách sử dụng bảng nhân.
- HS sử dụng bảng nhân để làm BT
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng kẻ sẵn bảng nhân và bảng phụ BT2
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp
 Tính : 350 7	361 3
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu cấu tạo bảng nhân
- GV treo bảng phụ, cho HS quan sát bảng nhân rồi giới thiệu :
 + Hàng đầu gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số
 + Cột đầu  số
 + Ngoài hàng đầu và cột đầu, mỗi số trong ô là tích của 2 số mà 1 số ở hàng và cột 
tương ứng
 + Mỗi hàng ghi lại 1 bảng nhân: hàng 2 là bảng nhân 1, hàng 3 là bảng nhân 2
* Cách sử dụng bảng nhân 
- GV nêu VD : 4 x 3 = ?
- GV HDHS : Tìm số 4 ở cột đầu, số 3 ở hàng đầu, đặt thước dọc theo 2 mũi tên gặp nhau ở ô có số 12. Số 12 là tích của 4 và 3. Vậy 4 x 3 = 12
c. Thực hành : T75.
Bài 1: Dùng bảng nhân để tìm số thích hợp ở ô trống (theo mẫu)
- HS bảng nhân trong SGK để tìm tích của 6 và 5; 6 và 7; 7 và 4
- HS nêu miệng - GV ghi Kq lên bảng
Bài 2: - HS nêu yêu cầu của BT: Số?
- GV treo bảng phụ - HS nhắc lại cách tìm tích và thừa số chưa biết
- HS làm bài vào vở nháp – 2 HS chữa bài trên bảng phụ
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng
 Bài 3: - HS đọc bài toán
- GV nêu câu hỏi để HS phân tích BT. HS tự giải BT – GV chấm 1 số bài, chữa bài
 Số huy chương bạc giành được là: 8 x 3 = 24 ( huy chương)
 Đội tuyển đó đã giành được tất cả số huy chương là: 8 + 24 = 32 ( huy chương)
 Đáp số: 32 huy chương.
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài 
- Nhận xét- dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Hoạt động nông nghiệp
I. Mục tiêu
- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp và ích lợi của những hoạt động nông nghiệp. về hoạt động nông nghiệp và thương mại nơi mình đang sống; Tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động nông nghiệp và thương mại nơi mình đang sống.
- Có ý thức tham gia vào các hoạt động nông nghiệp và trân trọng sản phẩm nông nghiệp.
II. Đồ dùng: 
- Tranh ảnh về hoạt động nông nghiệp ( HĐ1,2- SGK). Câu hỏi để HS tiến hành HĐ3
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Kể tên các hoạt động thông tin, liên lạc. Các hoạt động đó có vai trò gì?
2. Bài mới
- Biết tên một số hoạt động nông nghiệp ở địa phương.
+ KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: quan sát tìm kiếm thông tin
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động nông nghiệp.
 - Yêu cầu học sinh quan sát 5 bức tranh trong sách giáo khoa.
 + Ảnh chụp cảnh gì?
 + Hoạt động đó cung cấp cho con người sản phẩm gì? 
 + Những hoạt động này được gọi là hoạt động gì? 
=> Kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi thuỷ sản, trồng rừng...được gọi là hoạt động nông nghiệp.
+ Sản phẩm nông nghiệp dùng đề làm gì?
+ Nếu không còn hoạt động nông nghiệp cuộc sống chúng ta sẽ thiếu những gì?
=> Kết luận: Hoạt động nông nghiệp rất quan trong, cung cấp lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người.
* Hoạt động 2: Hoạt động nông nghiệp địa phương em
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng sau:
Hoạt động nông nghiệp
Sản phẩm của hoạt động
Tranh ảnh minh hoạ
Trồng lúa
lúa gạo
...........
...........
..............
- Yêu cầu sau 10 phút các nhóm trình bày, báo cáo kết quả thảo luận.
 + Vậy hoạt động nông nghiệp chính ở địa phương là gì?
* Hoạt động 3: Em biết gì về nông nghiệp Việt Nam.
Giáo viên tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ với hệ thống câu hỏi có trong SGK - 141.
 + Tìm những câu tục ngữ, ca dao về nông nghiệp của ông cha ta? 
 + Công việc sản xuất nông nghiệp vất vả hay dễ dàng? 
 + Chúng ta phải có thái độ thế nào với sản phẩm nông nghiệp?
 + Đối với người sản xuất nông nghiệp em có thái độ như thế nào?
3 - Củng cố - Dặn dò: 
- HS đọc nội dung chính của bài.
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa L
I. Mục tiêu
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa L
- HS viết đúng chữ hoa L (2 dòng); viết đúng tên riêng Lê Lợi (1 dòng) và câu ứng dụng: Lời nóicho vừa lòng nhau (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng (HS KG viết cả bài trên lớp)
- HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu chữ viết hoa L; Tên riêng Lê Lợi - HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: 
- HS nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết trớc.
- HS viết bảng: Yết Kiêu
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học
b. HD HS viết trên bảng con:
- Luyện viết chữ hoa:
+ HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài: L 
+ GV treo mẫu chữ
+ HS nhắc lại cấu tạo, cách viết chữ L
+ GV nhắc lại cách viết và viết mẫu chữ L
+ HS tập viết chữ L trên bảng con - nhận xét, chỉnh sửa.
- Luyện viết từ ứng dụng:
+ HS đọc từ ứng dụng: tên riêng Lê Lợi
+ GV giới thiệu về Lê lợi (1385 – 1433) là 1 vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc lập ra triều đình nhà Lê.
+ GV HD cách viết - HS luyện viết trên bảng con.
- Luyện viết câu ứng dụng:
+ HS đọc câu ứng dụng: Lời nói cho vừa lòng nhau.
+ HS nêu nội dung câu tục ngữ - GV bổ sung: Khi nói năng với mọi người phải biết lựa chon lời nói để cho người nói chuyện với mình cảm thấy hài lòng dễ chịu 
+ HS tập viết trên bảng con: Lựa, Lời - GV lưu ý cách nối chữ giữa chữ hoa với chữ thường.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- HS mở vở - GV nêu yêu cầu cho từng đối tợng HS
- HS viết bài - GV quan sát uốn nắn.
- Lưu ý: Trình bày câu tục ngữ đúng quy định.
d. Chấm, chữa bài: - GV chấm một số bài - nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại bài viết - HS đọc lại toàn bài.
- Nhận xét tiết học - dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Từ ngữ về các dân tộc. So sánh
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức từ ngữ về dân tộc. Luyện tập về so sánh
- Rèn kỹ năng dùng từ ngữ về dân tộc và cách dùng từ so sánh.
- Có ý thức chăm chỉ học tập. 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng chép sẵn bài 1.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết?
- Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta?(sống ở các vùng cao, vùng núi).
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
 	 Khắp ............. Tây Nguyên không lúc nào vắng tiếng đàn tơ - rưng. Chính tiếng đàn tơ- rưng rộn rã suốt ngày đêm trong .................., ngoài .................. đã biến Tây Nguyên thành rừng đàn, suối nhạc.
 (buôn làng, núi rừng, nương rẫy)
- GV treo bảng phụ, HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- HS trao đổi và làm bài theo cặp.
- Chữa bài.
 Đáp án: Các từ cần điền theo thứ tự: buôn làng, núi rừng, nương rẫy
- HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền từ hoàn chỉnh.
 Bài 2: Trong những sự vật dưới đây, những sự vật nào có thể đem so sánh với nhau
 (tấm thảm vàng, cái quạt nan, cái ô, chiếc đĩa bạc, lá bàng, cái nấm, mặt trăng, đồng lúa chín)
- HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV HD: Muốn biết những sự vật nào đem so sánh với nhau ta phải tìm được điểm giống nhau giữa hai sự vật.VD: tấm thảm vàng và đồng lúa chín có điểm giống nhau là có màu vàng. Vậy ta có thể so sánh: đồng lúa chín-tấm thảm vàng.
 + nêu các câu văn có hình ảnh so sánh ở trên
 . VD: Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm vàng khổng lồ.
- Tương tự HS trao đổi theo cặp làm các phần còn lại.
- HS trình bày bài (lá bàng- cái quạt nan; cái nấm - cái ô; mặt trăng - chiếc đĩa bạc)
 Bài 3: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Bạn Hà có nước da trắng như ......
Những tàu lá chuối to như ............
Những lá bàng như ...........
Buồng dừa như ...........
- HS làm bài vào vở, GV gợi ý giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV chấm, chữa bài
- GV nhận xét, củng cố cách so sánh sự vật cho HS.
- HS đọc lại các câu văn sau khi đã điền từ ngũ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại một số từ ngữ về chủ đề dân tộc.
- GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu
Củng cố cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. Giải toán có liên quan đến phép chia.
Rèn kĩ năng đặt tính, kĩ năng tính chia, giải toán, đúng, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ 
+ Đặt tính rồi tính 888 : 4 560 : 8 632 : 7 
3 em lên bảng
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
 b. Nội dung.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 639: 3 477 : 5 298 : 9 562 : 7 689 : 6 795 : 7
- HS đọc đề. 
- 3 HS lên bảng làm. 
- HS dưới lớp làm vở nháp. Chữa bài: HS nêu cách đặt tính và chia.
 => GVCủng cố cách đặt tính, cách tính; củng cố về phép chia hết và phép chia có dư.
 Bài 2: Tìm x: 
. a. X x 3 = 456 b. X : 3 = 320 c. 8 x X = 350 - 46
HS nêu X là thành phần nào chưa biết của phép tính?
Gọi vài HS nêu cách tìm X.
HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét củng cố cách tìm thừa số và số bị chia chưa biết.
Bài 3: Quyển truyện dày 268 trang. Toàn đã đọc 1/4 quyển truyện . Hỏi còn bao nhiêu trang toàn chưa đọc?
1 HS đọc đầu bài - 1 HS phân tích và tóm tắt BT.
Muốn biết còn bao nhiêu trang Toàn chưa đọc cần biết gì?
Muốn tìm số trang Toàn đã đọc ta làm thế nào?
Tìm số trang Toàn chưa đọc ta làm thế nào?
+1 HS trình bày bài giải
+ GV và HS nhận xét - HS nêu cách làm - ĐS: 201 trang.
=> GV củng cố cách giải bài toán bằng 2 phép tính. 
3. Củng cố, dặn dò
Nhắc lại nội dung bài .
HS nêu lại cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
 Tiết 74: Giới thiệu bảng chia
I. Mục tiêu.
- Biết cách sử dụng bảng chia.
- Áp dụng bảng chia để làm bài tập.
II. Đồ dùng: - Bảng chia kẻ sẵn như SGK.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS đọc bảng nhân bát kì đã học
2. Bài mới
a.. Giới thiệu cấu tạo bảng chia.
- GV nêu: Hàng đầu tiên là lần lượt các thương số.
+ Cột đầu tiên là lần lượt các số chia.
+ Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong 1 ô là số bị chia.
b. Cách sử dụng bảng chia.
- Giáo viên nêu ví dụ; 12 : 4 = ?
 - Hướng dẫn tìm kết quả của phép chia 12 : 4 
 Từ số 4 ở cột 1, theo chiều mũi tên sang phải đến số 12. Từ số 12 theo chiều mũi tên lên hàng trên cùng để gặp số 3. Vậy 12 : 4 = 3
- Học sinh lên bảng thực hành tìm thương của một số phép tính trong bảng.
c. Thực hành HD HS làm BTT75.
 Bài 1 : Dùng bảng chia để tìm số thích hợp vào ô trống).
- Học sinh làm miệng điền số vào chỗ trống.
 Bài 2: Số?
- Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo từng cột => Tìm hiểu đề toán => làm bài.
- Học sinh làm bút chì vào SGK.Vài em nêu miệng.
- Gv: + Bài tập củng cố kiến thức gì? (Tìm số bị chia, số chia, thương)
+ Muốn tìm số bị chia, số chia, thương làm như thế nào?
 Bài 3. Hướng dẫn tìm hiểu đề toán - làm bài vào vở.
 B1: Tìm số trang Minh đã đọc.
 B2: Tìm số trang Minh còn phải đọc.
 - HS làm 2 cách
 Bài 4. Yêu cầu học sinh làm theo yêu cầu của bài trên bộ đồ dùng toán 3
3. Củng cố - Dặn dò 
- Nêu cách sử dụng bảng chia
- Nhận xét tiết học
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
Cắt, dán chữ V
I. Mục tiêu
Biết cách kẻ, cắt, dán chữ V.
Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
II. Đồ dùng dạy học Kéo, thước, giấy màu, hồ dán .	
III. Các hoat động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Nội dung :
* Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét . 
- GV giới thiệu mẫu các chữ V ( H1 ) và hướng dẫn HS quan sát và nêu một số nhận xét : 
+ Nét chữ rộng 1 ô ;
+ Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau . Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ V trùng khớp nhau ( GV dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc ) . 
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu :
Bước 1: Kẻ chữ V (theo hình 2 SGV - trang 221).
Bước 2: Cắt chữ V.
Bước 3: Dán chữ vào vở.
*

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc
Giáo án liên quan