Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 12 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

 - HS biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần.

 - Vận dụng để giải BT có liên quan.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẵn BT1 và BT5 - HS: Bảng con, nháp

III. Các hoạt động dạy học:

1. KT bài cũ: 2 HS lên bảng làm - lớp làm vào vở nháp.

 Đặt tính rồi tính: 437 x 2 319 x 3

2. Bài mới:

 a) Giới thiệu bài

 b) HDHS làm BTT 56:

 Bài 1: HS đọc yêu cầu của BT: Số?

 - GV treo bảng phụ

 - HS nhắc lại cách tìm tích? ( lấy thừa số nhân với thừa số)

 - HS lên bảng làm bài - Lớp làm vào vở nháp (cột 1,3,4)

Bài 2: HS đọc yêu cầu BT: Tìm x:

x : 3 = 212 x : 5 = 141

 - HS làm vào vở . 2 HS lên bảng chữa bài

 - 1 HS nhắc lại cách tìm số bị chia

 Bài 3: HS đọc BT

 - Bài toán cho biết gì? ( mỗi hộp có 120 cái kẹo). Hỏi gì? ( 4 hộp có bao nhiêu kẹo)

 - HS tự giải BT – Chữa bài (GV nhắc HS phải đặt phép tính giải vào vở nháp để tính Kq)

 

doc18 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 12 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc lớp, việc trường. Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của HS.
- Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
+ KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của lớp của tập thể; Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng của lớp mình về việc trường, việc lớp; Kĩ năng tự trọng và đảm bảo trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
- HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc trường, việc lớp
II) Đồ dùng dạy học: GV: Tranh tình huống của HĐ1 (BĐD); các tấm bìa màu trắng, màu đỏ, màu xanh – HS : Vở BTĐĐ
III) Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- Khi bạn có chuyện vui hoặc chuyện buồn em cần phải làm gì?
- Nêu 1 số việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn?
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài: HS hát bài Em yêu trường em- GV giới thiệu bài
 b. Hoạt động 1: Phân tích tình huống
- GV treo tranh, y/c HS quan sát tranh tình huống; HS cho biết ND tranh
- GV giới thiệu tình huống
- HS nêu cách giải quyết, GV tóm tắt thành các cách giải quyết chính (a, b, c, d)
- GV hỏi: Nếu là bạn Huyền, ai sẽ chọn cách giải quyết a? b? c? d? GV chia thành các nhóm và y/c thảo luận vì sao chọn cách giải quyết đó?
- Các nhóm thảo luận, mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai 1 cách ứng xử
- Đai diện từng nhóm lên trình bày. Cả lớp phân tích mặt hay, chưa tốt của mỗi cách giải quyết
- GV kết luận cách giải quyết phù hợp nhất
 c. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
- HS nêu y/c của BT2: Ghi chữ Đ vào ô trống trước cách ứng xử đúng và chữ S trước cách ứng xử sai
- HS làm bài cá nhân
- Cả lớp cùng chữa BT
- GV kết luận: Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng
 Việc làm của các bạn trong tình huống a, b là sai
 d. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- GV lần lượt đọc từng ý kiến BT3, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán 
thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh, màu trắng
- HS thảo luận về lí do HS có thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự đối với từng ý kiến
- GV kết luận: Các ý kiến a, b, d là đúng. Các ý kiến c là sai
3. Củng cố dặn dò
- Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường?
- Liên hệ, giáo dục HS – Nhận xét, dặn dò
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh
I. Mục tiêu
- Nhận biết các từ chỉ hoạt động, trạng thái. Tiếp tục học thêm 1 kiểu phép so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động. Củng cố hiểu biết về mẫu câu Ai làm gì?
- Xác định được từ chỉ hoạt động, trạng thái thích hợp để ghép thành câu.
- Nói, viết câu có hình ảnh so sánh.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ chép nội dung bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ	- 2HS lên bảng làm bài tập 2 và 4
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1(98) Đọc khổ thơ dưới đây và TLCH:
- HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi SGK
- GV chép đề bài lên bảng, HD cách làm: dùng bút chì gạch chân các từ chỉ hoạt động - HS (1em) lên bảng chữa bài , cả lớp theo dõi và nhận xét.
=> GV chốt lời giải đúng và nhấn mạnh: Hoạt động chạy của chú gà con được so sánh với hoạt động lăn tròn của những hòn tơ nhỏ. Đây là cách nói so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt đông. Cách so sánh này giúp ta cảm nhận được hoạt động của những chú gà con thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.
* Bài 2(98) Tìm những hoạt động được so sánh với nhau?
- 1HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm lần.
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi
- Các nhóm đôi trao đổi nhau để tìm được hoạt động so sánh với nhau trong từng đoạn. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV ghi bảng nội dung bài tập. HS đọc lại nội dung bài.
- GV nhấn mạnh các từ chỉ hoạt động, trạng thái và từ chỉ sự so sánh trong câu.
a. (chân) đi như đập đất
b. vươn như tay vẫy
c. đậu... nằm; húc húc ... đòi bú tí.
*Bài 3(98)
- GV nêu yêu cầu bài tập và yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- HS dùng bút chì nối từ ngữ ở cột A vời từ ngữ ở cột B.
- GV gọi HS lên bảng nối.
Những ruộng lúa cấy sớm
Chú voi đứng đầu tiên
Cây cầu làm bằng thân dừa
Con thuyền cắm cờ đỏ
huơ vòi chào khán giả.
đã trổ bông.
lao băng băng trên sông.
bắc ngang dòng kênh.
- HS đọc lại các câu văn. 
3. Củng cố dặn dò
- Nêu phép so sánh trong bài học? GV hệ thống lại nội dung bài tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ(Nghe - viết)
Cảnh đẹp non sông
I. Mục tiêu
- Nghe viết chính xác 4 câu ca dao cuối bài: Cảnh đẹp non sông. Viết tiếng chứa âm đầu tr/ ch.
- Trình bày đúng câu thơ theo thể thơ lục bát, thể song thất, viết đúng các tiếng có chứa 
âm đầu tr/ ch.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. Có ý thức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
II. Đồ dùng : Bảng phụ viết bài tập 2a
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS viết các từ có vần oóc
- HS viết bảng lớp và giấy nháp.
- GV nhận xét và sửa sai.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
- HS đọc 4 câu ca dao, lớp theo dõi SGK
- GV hướng dẫn chính tả: 
	+ Bài chính tả có những tên riêng nào?
	+ Ba câu ca dao thể lục bát trình bày như thế nào?
	+ Câu ca dao viết theo thể 7 chữ trình bày như thế nào?
 * Viết từ khó
HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp: quanh quanh, non xanh,
nghìn trùng, sừng sững, lóng lánh.
GV nhận xét HS viết.
* Viết bài:
GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
*Chấm , chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
GV chấm 5 - 7 bài.
c. Hướng dẫn làm bài tập 2
GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập 2.
HS đọc yêu cầu bài tập Tìm tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr / ac hoặc at có nghĩa:
+ Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng: cây chuối
+ Làm cho người khỏi bệnh: chữa bệnh
+ Cùng nghĩa với nhìn: trông
+ Mang vật nặng trên vai: vác
+ Có cảm giác cần uống nước: khát
+ Dòng nước từ trên cao đổ xuống thấp: thác.
HS làm bài các nhân.GV gọi HS lên chữa bài, nhận xét bài làm.
HS đọc lại bài đã làm.
3. Củng cố dặn dò:
Nêu cách trình bày bài thơ lục bát? HS đọc lại bài viết.
Nhận xét tiết học. 
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 58: Luyện tập
I. Mục tiêu
- HS biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần. Củng cố về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 
 - Vận dụng để giải BT có lời văn.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ kẻ sẵn BT 4
 GV ghi sẵn các số cần điền được che lấp các bông hoa để chơi TC
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
 - Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
 - 1 HS lên bảng làm giải bài 3 trang 57 - lớp làm vào vở nháp.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài
 b) HDHS làm BT:
 Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu của BT: Trả lời các câu hỏi sau:
 - HS đọc câu hỏi
 - Lớp suy nghĩ, trả lời miệng: a. Sợi dây 18m dài gấp 3 lần sợi dây 6 m
 b. Bao gạo 35kg cân nặng gấp 7 lần bao gạo 5kg
 - GV hỏi HS cách làm – GV củng cố cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
 Bài 2: HS đọc BT
 - HS giải BT vào vở 
	Số bò gấp số lần trâu là:
	20 : 4 = 5 ( lần)
 - 1 HS TB lên bảng chữa bài; GV chấm 1 số bài
 - Lớp, GV nhận xét
* Bài toán trên thuộc loại toán gì? 
 Bài 3: - HS đọc BT
 - GVHD HS phân tích bài toán rồi tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
 - HS tự giải BT; GV gợi ý HS tìm cách giải.
	Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số kg cà chua là:
	127 x 3 = 381 ( kg)
	Cả hai thửa ruộng thu hoạch được số kg cà chua là:
	127 + 381 = 508 (kg)
	 Đáp số: 501 kg cà chua. 
 - Chữa bài (GV nhắc HS phải đặt phép tính giải vào vở nháp để tính Kq)
* Bài toán trên thuộc loại toán gì?
 Bài 4: 
 - HS đọc yêu cầu của BT: Viết số thích hợp vào chỗ trống (theo mẫu)
 - GV treo bảng phụ
 - HS giải thích mẫu
 - GV tổ chức chơi TC : Đoán số sau hoa
3. Củng cố- dặn dò:
 - Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm thế nào? Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào?
 - Nhận xét tiết học- dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Một số hoạt động ở trường (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Biết được các môn học và 1 số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của môn học đó.
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, TDTT, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá. 
	+ Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
	+ KNS: Kĩ năng hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ đưa ra cách giúp các bạn học kém; Kĩ năng giao tiếp: bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.
- HS yêu quý trường thân , yêu lớp.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Tại sao phải phòng cháy khi ở nhà?
- GV nhận xét đánh giá.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động1: Quan sát theo cặp
* Mục tiêu: Biết một số hoạt động diễn ra trong các giờ học. Biết mối quan hệ giữa GV, HS trong các giờ học.
* Cách tiến hành
- Bước1: Hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ SGK.
 HS quan sát theo nhóm đôi và nêu các hoạt động của HS được nêu ra ở các hình.
- Bước 2: HS trình bày kết quả.
 Từng cặp HS trình bày kết quả đã quan sát được
 GV nêu câu hỏi: 
	Em thường làm gì trong giờ học?
	Em có thích học theo nhóm không?
	Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?
 GV liên hệ giúp các em cần phải mạnh dạn trong học tập.
	c. Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập
* Mục tiêu: Kể tên những môn học trong trường. Biết đánh giá kết quả học tập của cá nhân, bạn. Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với bạn. 
* Cách tiến hành:
- Bước 1: GV nêu câu hỏi :
	Ở trường công việc chính của HS là làm gì?
	Kể tên các môn học em được học ở trong trường?
	 Từng HS nói tên các môn học, việc mình đã làm, xem nhóm mình ai học tốt.
+ HS thảo luận theo tổ, cả tổ suy nghĩ đưa ra một số hình thức để giúp đỡ các bạn học kém trong lớp.
- Bước 2: Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận . GV nhận xét và bổ sung.
3. Củng cố dặn dò
- HS đọc mục bạn cần biết.
- GV liên hệ tình hình học tập của HS trong lớp.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa H 
I. Mục tiêu
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa H
- HS viết đúng chữ hoa H (1 dòng) N, V (1 dòng); viết đúng tên riêng Hàm Nghi (1 dòng) và câu ứng dụng: HảI Vân vịnh Hàn (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng (HS viết nhanh viết cả bài trên lớp)
- HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: M ẫu chữ hoa H, N, V ; tên riêng Hàm Nghi 
- HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: 
 - HS nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết trước.
 - HS viết bảng: Ghềnh Giáng, Ghé
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học
b. HD HS viết trên bảng con:
- Luyện viết chữ hoa:
+ HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài: H, N, V
+ GV cho HS quan sát các chữ hoa H, N, V
+ HS nhắc lại cấu tạo, cách viết từng chữ. 
+ GV nhắc lại cách viết và viết mẫu từng chữ (trọng tâm là chữ H)
+ HS tập viết từng chữ trên bảng con – nhận xét, chỉnh sửa.
- Luyện viết từ ứng dụng:
+ HS đọc từ ứng dụng: tên riêng Hàm Nghi
+ GV giới thiệu: Hàm Nghi (1872 – 1943) làm vua năm 12 tuổi có tinh thần yê nước, chống thực dân Pháp. Ông bị thực dân Pháp bắt đi đày ở An – giê – ri rồi mất ở đó.
+ GV HD cách viết – HS luyện viết trên bảng con.
- Luyện viết câu ứng dụng:
+ HS đọc câu ứng dụng: Hải Vânvịnh Hàn
+ HS nêu nội dung câu ca dao – GV bổ sung: Tả thiên nhiên đẹp và hùng vĩ ở miền Trung nước ta.
+ HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao
+ HS tập viết trên bảng con: Hải Vân, Hòn Hồng – GV lưu ý cách nối chữ giữa chữ 
hoa với chữ thường.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- HS mở vở – GV nêu yêu cầu cho từng đối tượng HS
- HS viết bài – GV quan sát uốn nắn.
- Lưu ý: Trình bày câu ca dao đúng quy định.
d. Chấm, chữa bài: - GV chấm một số bài – nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò: - HS nhắc lại bài viết
- HS đọc lại toàn bài – Nhận xét tiết học, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh
I. Mục đích yêu cầu
Củng cố và mở rộng từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh.
Rèn kĩ năng viết câu,tìm từ chỉ HĐ, trạng thái; Có kĩ năng dùng phép so sánh hoạt động với hoạt động.
Có ý thức làm bài . 
II. Đồ dùng: Phiếu BT1,2
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ
2. Bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài 1: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ sau:
a. Khi em bé khóc
 Anh phải dỗ dành
 Nếu em bé ngã
 Anh nâng dịu dàng
b. Hôm qua em tới trường
 Mẹ dắt tay từng bước
 Hôm nay mẹ lên nương
 Một mình em tới lớp.
HS làm bài vào vở.
2 HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét.
Bài 2: Nối từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải để có các so sánh. Những hoạt động nào được so sánh với nhau, gạch dưới các hoạt động đó.
a. Con trâu đi
b. Tàu cau vươn giữa trời. 
c. Thuyền con đậu quanh thuyền lớn.
d. Thuyền con lại húc húc vào mạn thuyền mẹ.
1. như đòi bú tí.
2. giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ.
3.như tay ai vẫy hứng mưa rơi.
4. như đập đất.
HS thảo luận cặp đôi và làm trong phiếu BT
Một cặp HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét chốt lời giải đúng: a- 4; b - 3; c - 2; d - 1
+Các hoạt động được so sánh: đi- đập đất; vươn- tay vẫy; đậu- nằm ; húc húc- đòi bú tí
Bài 3: Chọn từ ngữ thích hợp ở cột A và cột B để ghép thành câu
 A
Ngày chủ nhật, mẹ
Con mèo mướp
Chiếc tàu
Những giọt sương mai
 B
 đang cuộn tròn phơi nắng.
 đang vào cảng ăn than.
 đọng trên cành cây, ngọn cỏ.
 đưa em về thăm ông bà ngoại.
HS đọc yêu cầu của bài.
HS làm bài vào vở. Một số HS đọc bài làm của mình.GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò
Hãy nêu một số từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái? Hãy đặt một câu với từ em vừa tìm được?	
GV nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------------
Tiết 3: ÔN TOÁN
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
I. Mục đích yêu cầu
Củng cố về dạng toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
Rèn kĩ năng thực hành so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II. Đồ dùng: Bảng phụ kẻ BT3
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
Buổi sáng chúng ta học Toán bài gì? 
Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
 28 gấp mấy lần 7? 42 gấp mấy lần 6
GV gọi HS nêu miệng, giải thích cách làm.
2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Ngăn trên có 7 quyển sách, ngăn dưới có 21 quyển sách. Hỏi ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên?
HS đọc bài toán.
GV phân tích đề toán: Bài cho biết gì? hỏi gì? 
HS xác định dạng toán (so sánh số lớn gấp mấy lần số bé).
HS làm vở. 1em lên bảng làm.
GV củng cố dạng toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
Bài 2: Trong vườn có 8 cây cau và 24 cây hoa hồng. Hỏi số cây hoa hồng gấp mấy lần số cây cau.
1 HS đọc đầu bài. GV đặt câu hỏi phân tích BT.
HS tự giải BT vào vở. GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
1 HS trình bày bài giải.- GV và HS nhận xét.
Bài 3: Điền số vào chỗ chấm.
a, Mỗi con thỏ có..... chân, mỗi con gà có...chân.
 Mỗi con thỏ có số chân gấp số chân của 1 con gà số lần là....(lần)
b, 3 con thỏ có số chân là:......(chân)
 2 con gà có số chân là.........(chân)
 3 con thỏ có số chân gấp số chân của 2 con gà số lần là:.......(lần)
GV treo bảng phụ - GV tổ chức cho Hs chơi "Đoán số sau hoa"
HS chơi, GV có thể hỏi để HS giải thích tại sao lại điền số đó.
Bài 4 (nếu còn tg)
	Lúc đầu đàn gà có 5 con gà trống và 40 con gà mái, nhưng đã bán 10 con gà mái. Hỏi số gà mái còn lại nhiều gấp mấy lần số gà trống?
HS đọc BT. GVHD giải BT
+BT cho biết có mấy con gà trống và mấy con gà mái, bán đi mấy con gà mái?
+Muốn tìm được số gà mái còn lại nhiều gấp mấy lần số gà trống ta cần biết những gì?
+Tìm số gà mài còn lại ta làm thế nào?
+BT giải bằng mấy phép tính?
HS giải BT vào vở. Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò. 
Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
Nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
Tiết 59: Bảng chia 8
I. Mục tiêu
Dựa vào nhân 8 để lập bảng chia 8, thực hành làm bài trong bảng chia 8.
Học thuộc bảng chia 8 và vận dụng vào làm tính và giải toán.
II. Đồ dùng: GV: bộ đồ dùng biểu diễn
 HS: Bộ đồ dùng thực hành
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Bài 3(58): 1HS làm bảng lớp, cả lớp theo dõi.
- GV chữa bài, củng cố dạng toán về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn lập bảng chia 8
- GV yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.
- HS lấy trong bộ đồ dùng 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.
- 8 chấm tròn lấy một lần được mấy? Viết thành phép nhân nào?
- GV Lấy 8 tấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm? Viết thành phép tính nào?
- Tương tự GV cho HS lấy 2, 3 tấm bìa và hỏi tương tự.
- Lập bảng chia 8.
- GV yêu cầu HS lấy vở nháp lập các phép tính còn lại trong bảng chia 8.
- GV gọi từng HS đọc bảng chia 8.
- Hướng dẫn HS học thuộc bảng chia 8.
c. Thực hành
*Bài 1(59) Tính nhẩm cột 1, 2, 3.
- GV nêu các phép tính và viết bảng. -HS nêu kết quả của từng phép chia. 
- 2HS đọc lại bảng chia 8
*Bài 2(59) Tính nhẩm cột 1, 2, 3.
- Hướng dẫn làm tương tự bài 1
- Từ một phép nhân ta có thể lập được mấy phép chia bằng cách nào?
- GV củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và chia.
*Bài 3(59) 1HS đọc yêu cầu của bài toán.
- GV tóm tắt bài toán, đặt câu hỏi phân tích đề.
8 mảnh: 32 m
1 mảnh: ... m?
+ Muốn biết mỗi mảnh dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào? ( 32 : 8)
- HS làm nháp , bảng lớp.
*Bài 4( 59): HS đọc bài tóm tắt và giải bài toán
Tóm tắt
 8 m : 1 mảnh
 32 m: ... mảnh
Bài giải
 32 mét cắt được số mảnh là:
 32 : 8 = 4 ( mảnh)
 Đáp số: 4 mảnh
3. Củng cố dặn dò
HS đọc lại bảng chia 8 (2em).
GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
Cắt , dán chữ T, I (tiết 2)
I. Mục tiêu
HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ T, I.
Kẻ, cắt, dán được chữ T, I. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. 
HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học 
GV: Tranh quy trình
HS: Đồ dùng bộ môn
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 	
Kiểm tra đồ dùng của HS
HS nhắc lại qui trình cắt dán chữ I, T. 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn thực hành
GV treo chữ mẫu lên bảng.
GV treo tranh qui trình, nhắc lại qui trình cắt, dán chữ I, T.
Vài HS nhắc lại cách cắt, dán.
Bước 1 : Kẻ chữ I, T 
Lật mặt sau tờ giấy thủ cụng, kẻ, cắt hai hỡnh chữ nhật . Hỡnh nhật thứ nhất cú chiều dài 5ụ, rộng 1ụ, được chữ I . Hỡnh chữ nhật thứ hai cú chiều dài 5ụ, rộng 3ụ .
Chấm các điểm đánh dấu hỡnh chữ T vào hỡnh chữ nhật thứ hai . Sau đó, kẻ chữ T theo các điểm đó đánh dấu 
Bước 2 : Cắt chữ T 
Gấp đôi tờ giấy hỡnh chữ nhật cú kẻ chữ T theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài ) . Cắt theo đường kẻ nửa chữ T. Mở ra, được chữ T như chữ mẫu 
Bước 3 : Dỏn chữ T 
Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn .
Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đó định .
Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng .
GV làm 2 lần để HS quan sát, lần 2 làm chậm, vừa làm vừa nêu qui trình.
HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ. I, T. Trong khi HS thực hành GV quan sát uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. 
 c. Trưng bày sản phẩm
HS dán sản phẩm vào vở. Gv nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.
GV đánh giá.
3. Củng cố- dặn dò
HS nhắc lại các bước cắt dán chữ I, T.
GV nhận xét tiết học, Nhắc HS chuẩn bị giờ sau: Cắt dán chữ H, U.
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 11
I. Mục tiêu
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa R, P, HS viết đúng chữ hoa R (2 dòng) , P (2 dòng); viết đúng câu ứng dụng: Rút 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_12_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc