Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 11 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung

I. Mục tiêu

 - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng 2 phép tính.

 - HS vận dụng giải toán thành thạo

II. Đồ dùng: Chép bài 3(51) ở bảng lớp

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào? VD?

- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào? VD?

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn làm bài toán

- GV giới thiệu bài toán SGK.

- HS theo dõi bài toán trên bảng lớp.

- GV tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng như SGK.

 6 xe

- Phân tích đề bài:

 + Bài toán cho biết gì?

 + Bài toán hỏi gì?

 + Muốn biết cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp cần biết gì?

 + Làm thế nào để tính được số xe đạp ngày chủ nhật?

 - GV trình bày bài giải như SGK, HS đọc lại bài giải.

 *GV nêu câu hỏi để rút ra hai bước giải:

 B1: Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật.

 B2: Tìm số xe đạp bán trong cả hai ngày.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 11 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hầm và trả lời
GV nhận xét, bổ sung và nói: Tác giả đã dùng nhiều hình ảnh so sánh đẹp, tả rất đúng về cây khúc.
+ Đoạn 2: 
1 HS đọc.
GV nêu câu hỏi 2. HSTL: Những cái bánh màu rêu ....vào trong đó.
GV nêu câu hỏi 3. HS tự do phát biểu.
 d. Luyện đọc lại
HS thi đọc nối tiếp toàn bài theo nhóm.	
GV nhận xét tuyên dương các nhóm đọc.
3. Củng cố dặn dò
Bài văn nói lên điều gì?
GD HS tôn trọng người lao động, biết giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam, góp phần làm cho quê hương mình thêm giàu đẹp.
GV nhận xét tiết học, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 2:ÔN TOÁN
Giải bài toán bằng 2 phép tính
I. Mục tiêu
Củng cố cách giải bài toán bằng 2 phép tính.
Có kĩ năng giải, trình bày bài sạch, đẹp, đúng yêu cầu.
HS tích cực làm bài.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ trong tiết học.
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Ngày thứ nhất bán được 7 xe đạp, ngày thứ hai bán gấp 3 lần ngày thứ hai. Hỏi cả hai ngày bán bao nhiêu xe đạp?
- HS đọc và phân tích BT.
+ Muốn biết cả hai ngày bán được bao nhiêu xe đạp cần biết gì? 
+ Làm thế nào để tính được số xe đạp bán được của ngày thứ hai? 
- 1HS trình bày bài giải trên bảng, cả lớp làm vở nháp.
- HS đọc lại bài giải. =>GV nhấn mạnh bài toán trên gồm hai phép tính 
*GV nêu câu hỏi để HS rút ra hai bước giải: 
	B1: Tìm số xe đạp bán được của ngày thứ hai.
	B2: Tìm số xe đạp bán được của cả hai ngày.
*HS nhắc lại hai bước giải.
Bài 2: Vườn nhà Hà có 35 cây quất, số cây cam nhiều hơn số cây quất là 17 cây. Hỏi vườn nhà Hà có tất cả bao nhiêu cây cam và cây quất?
1 HS đọc đầu bài
1 HS tóm tắt bằng sơ đồ.
1 HS giải BT vào vở. GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
1HS trình bày bài giải trên bảng - GV và HS nhận xét bài.
 GV nhấn mạnh cho HS cách viết câu trả lời cho phép tính đầu của bài.
Bài 3: Một tấm vải dài 28m. Người ta cắt lấy 2 mảnh, mỗi mảnh dài 7m. Hỏi tấm vải đó còn lại mấy mét? 
HS đọc đầu bài, phân tích bài toán.
GVHD HS tìm cách giải.
+Muốn biết tấm vải còn lại mấy mét ta cần biết gì?(cần biết số vải đã cắt)
+Muốn tìm số vải đã cắt ta làm thế nào?
+Tìm số vải còn lại ta làm thế nào?
HS giải vào vở - 1 em giải bảng lớp.
Bài 4: Có 4 thùng nước mắm, mỗi thùng chứa 20l , người ta đã lấy ra 30l nước mắm
từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít nước mắm?
HS đọc đầu bài, phân tích bài toán
HS trao đổi để tìm cách giải
HS giải vào vở - 1 em giải bảng lớp
=>GV củng cố 2 bước giải .
3. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học
 ------------------------------------------------
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
Thực hành kĩ năng giữa kì 1
I. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học từ tuần 1tuần 10
- Có kĩ năng làm tốt những việc thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, giữ lời hứa, tự làm lấy việc của mình, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Có tình yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Thực hành ôn tập:
 * Hoạt động 1: Hát các bài hát về chủ đề Bác Hồ, gia đình.
- HS hát cá nhân hoặc nhóm
- GV tuyên dương, động viên HS.
 * Hoạt động 2: 
- GV nêu một số câu hỏi, bài tập, tình huống.
- GV lần lượt giải quyết yêu cầu từng bài.
 	+ Nói những hiểu biết của em về Bác Hồ ( tên, tuổi ngày , tháng , năm sinh)
 	+ Tại sao phải tự làm lấy việc của mình? Liên hệ. 
 	+ Vì sao cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
- Cho HS liên hệ thực tế từng tình huống.
- GV nhận xét, kết luận.
 3. Củng cố- dạn dò:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Từ ngữ về quê hương. Ôn tập câu: Ai làm gì?
I. Mục tiêu
	 - Hiểu và xếp đúng vào 2 nhóm 1 số từ ngữ về quê hương. Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn. 
	- Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì? Đặt được 2- 3 câu theo mẫu.
	- Luôn yêu quý, xây dựng quê hương mình giàu đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ nội dung bài tập 1(89)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
	- HS (3em) nối tiếp nhau làm bài tập 2
	- GV nhận xét bài làm của HS và củng cố lại kiến thức về so sánh.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1(89) Xếp những từ sau vào 2 nhóm
- HS đọc yêu cầu bài	
- GV hướng dẫn HS chọn các từ đã cho sẵn xếp vào 2 cột đã cho đúng
- HS làm bài tập ở giấy nháp
- GV treo bảng phụ đã chép nội dung yêu cầu bài tập, HS lên bảng làm bài.
Nhóm
Từ ngữ
1. Chỉ sự vật ở quê hương
cây đa, dòng sông, con đò ...
2. Chỉ tình cảm đối với quê hương
gắn bó, nhớ thương, yêu quý, ...
- HS (2em) mỗi em làm 1 cột, lớp nhận xét. GV chốt lời giải đúng.
*Bài 2(89) HS đọc thầm bài tập 2.
- GV giải nghĩa các từ đó.
- HS làm bài tập theo nhóm đôi. Từng nhóm đọc lời giải , các nhóm khác nhận xét.
=> Các từ có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn là: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn. 
*Bài 3(89) HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài tập. 
- HS dùng bút chì gạch chân các câu trả lời câu hỏi: Ai ? làm gì?
	VD: Cha / làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
- GV chữa bài, củng cố mẫu câu đã học.
*Bài 4(89) Đặt câu theo mẫu câu Ai làm gì?
- HS đọc yêu cầu SGK 
- GV nhấn mạnh cho HS mỗi từ các em có thể đặt được một câu hay nhiều câu khác nhau.
	VD: Bác nông dân đang cày ruộng/ Bác nông dân đang gặt lúa/ Bác nông dân đang gánh lúa./ ...
- HS làm bài vào vở - GV chấm chữa bài, nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- HS thi lấy ví dụ về 2 mẫu câu: Ai làm gì?.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)
Vẽ quê hương
I. Mục tiêu
- Nhớ viết chính xác một đoạn trong bài: Vẽ quê hương. Phân biệt s/x
- Trình bày đẹp, và đúng hình thức bài thơ 4 chữ, viết đúng các chữ có âm đầu s/x
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II. Đồ dùng: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- HS thi tìm nhanh nội dung bài tập 3
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn chuẩn bị
GV đọc đoạn viết. HS đọc lại đoạn viết, lớp theo dõi SGK
Hướng dẫn nắm nội dung bài:
+ Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương đẹp?
 + Trong đoạn thơ trên có những chữ nào phải viết hoa? vì sao?
 + Cần trình bày bài thơ như thế nào?
* Viết từ khó
HS viết từ khó vào bảng lớp, bảng con: làng xóm, lúa xanh, lượn quanh 
GV nhận xét HS viết
* Viết bài:
 GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
* Chấm, chữa bài
GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề
GV chấm 5 – 7 bài
c. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a(92) HS đọc đề bài, lớp theo dõi
- GV yêu cầu các em làm ra nháp, sau đó lên bảng chữa bài
- GV chốt lời giải đúng: nhà sàn- đơn sơ - suối chảy- sáng lưng đồi.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. HS đọc lại bài viết.
- Về nhà xem lại bài tập.
 ------------------------------------------------
Tiết 3:TOÁN
Tiết 53: Bảng nhân 8
I. Mục tiêu
 - Tự lập được bảng nhân 8 và bước đầu thuộc bảng nhân 8. Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải BT bằng phép nhân.
 - HS vận dụng bảng nhân 8 để giải toán
II. Đồ dùng dạy học: 6 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ:
 - 2 HS lên bảng đọc bảng nhân 6, 7
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HDHS lập bảng nhân 8
 - GVHD HS lập bảng nhân 8 tương tự bảng nhân 6
 - GV HDHS học thuộc bảng nhân 8
c. Thực hành: HDHS làm bài tập T 53.
 Bài 1:
 - HS nêu yêu cầu của BT: Tính nhẩm
 - HS nêu miệng – GVghi bảng
=> Củng cố bảng nhân 8
 Bài 2:
 - HS đọc BT. Tóm tắt bài
1 can: 8 lít
6 can:  lít?
- GV gợi ý HS nêu phép tính, nêu dạng toán.
 - HS tự giải BT
 - 1 HS lên bảng chữa bài
Bài 3:
 - HS đọc yêu cầu của BT: Đếm thêm 8 rồi điền số thích hợp vào ô trống:
 - GV kẻ 2 lần BT lên bảng
 - HS làm bài vào vở
 - 2 HS thi điền đúng, điền nhanh vào ô trống. Lớp nhận xét, bình chọn
 - HS đọc lại dãy số vừa điền hoàn chỉnh
3. Củng cố- dặn dò:
 - 2 HS đọc thuộc bảng nhân 8
 - Nhận xét – dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thực hành: 
Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng (tiếp)
I. Mục tiêu
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng với những người trong họ hàng.	
- Vẽ được sơ đồ họ nội, họ ngoại, giới thiệu cho mọi người biết về họ nội, họ ngoại. Phân tích được mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp
- Biết yêu quý mọi người trong họ hàng nội, ngoại.
II. Đồ dùng dạy học
	GV: bảng phụ vẽ sơ đồ SGK trang 43
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Hãy kể tên những người thuộc họ nội, họ ngoại?
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
* Mục tiêu: Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
* Cách tiến hành
+ Bước 1: Hướng dẫn
	- GV treo bảng phụ đã vẽ sơ đồ bài tập.
	- HS quan sát hình vẽ
	- GV yêu cầu HS nêu tên các con trong gia đình.
	- GV giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hoa.
+ Bước 2: Làm việc cá nhân
	- GV yêu cầu các em vẽ các thành viên trong gia đình.
	- Từng HS vẽ và điền tên các thành viên trong gia đình của mình vào VBT.
	- GV nhận xét tuyên dương.	
	 c. Hoạt động 2: Chơi trò chơi xếp hình	
* Mục tiêu: Củng cố mối quan hệ họ hàng.	
* Cách tiến hành: 
- Học sinh gắn những tấm ảnh của gia đình thuộc các thế hệ khác nhau sau đó giới thiệu về mối quan hệ họ hàng với những người đó.
- Từng HS giới thiệu trước lớp các thành viên trong gia đình mình.
- GV hướng dẫn nếu HS giới thiệu chưa hay.	 
3. Củng cố dặn dò
- Gia đình em ở gồm có mấy thế hệ? đó là những thế hệ nào?	
- GV liên hệ: hằng ngày em thường giúp đỡ bố mẹ những công việc gì?
- GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều
Tiết 1: TẬP VIẾT.
Ôn chữ hoa G (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Củng cố cấu tạo, cách viết chữ hoa G,HS viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gh) R, Đ (1 dòng); viết đúng tên riêng Ghềnh Giáng (1 dòng) và câu ứng dụng: Ai vềLoa Thành Thục Vương (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. (HS viết nhanh viết cả bài trên lớp)
- HS có kĩ năng viết chữ hoa G đẹp.
- HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: M ẫu chữ hoa G, R, Đ ; tên riêng Ghềnh Giáng
 - HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT bài cũ: 
 - HS nhắc lại từ, câu ứng dụng ở tiết trước. - HS viết bảng: Ông Gióng
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học
b. HD HS viết trên bảng con:
- Luyện viết chữ hoa:
+ HS đọc tên riêng, câu ứng dụng để tìm các chữ hoa trong bài: Gh, R, Đ
+ GV cho HS quan sát các chữ hoa G, R, Đ
+ HS nhắc lại cấu tạo, cách viết từng chữ. 
+ GV nhắc lại cách viết và viết mẫu từng chữ (trọng tâm là chữ Gh)
+ HS tập viết từng chữ trên bảng con - nhận xét, chỉnh sửa.
- Luyện viết từ ứng dụng:
+ HS đọc từ ứng dụng: tên riêng Ghềnh Giáng( tên một địa danh ở miền Trung nước ta)
+ HS K- G nói về địa danh trên – Lớp, GV nhận xét, bổ sung
+ GV HD cách viết - HS luyện viết trên bảng con.
- Luyện viết câu ứng dụng:
+ HS đọc câu ứng dụng: Ai về Loa Thành Thục Vương
+ HS nêu nội dung câu ca dao: bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành.
+ HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao
+ HS tập viết trên bảng con: Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương- GV lưu ý cách nối chữ giữa chữ hoa với chữ thường.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- HS mở vở - GV nêu yêu cầu cho từng đối tượng HS
- HS viết bài - GV quan sát uốn nắn.
- Lưu ý : Trình bày câu ca dao đúng quy định.
d. Chấm, chữa bài: - GV chấm một số bài - nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nêu lại cách viết chữ hoa G?
- HS đọc lại toàn bài - Nhận xét tiết học, dặn dò.
 ------------------------------------------------
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT
Từ ngữ về quê hương. Câu: Ai làm gì?
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố, hệ thống hoá và mở rộng một số từ ngữ về quê hương. Củng cố mẫu câu Ai làm gì?
- Hiểu đúng nghĩa và phân biệt chính xác một số từ ngữ chỉ sự vật ở quê hương và từ ngữ chỉ tình cảm đối với quê hương.
- Xác định đúng mẫu câuAi làm gì? Chỉ rõ mỗi bộ phận của câu:
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tài liệu tham khảo: Vở bài tập Tiếng Việt 3 nâng cao, BT nâng cao từ và câu 3
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS lên bảng, lớp theo dõi nhận xét.
Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau:
Chân ngựa như sắt thép
Luôn săn đuổi quân thù
 Vó ngựa như có mắt
Chẳng vấp ngã bao giờ.
- 2 HS lên bảng đặt câu theo mẫu: Ai làm gì?
2- Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b,Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1 : Viết vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp:
Từ chỉ sự vật ở quê hương
Từ chỉ tình cảm với quê hương
Mẫu : Bến sông,
Mẫu: thương nhớ,
GV treo bảng phụ hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu bài tập qua mẫu.
HS tự tìm từ thích hợp viết vào ô trống.
 Đổi chéo vở kiểm tra nhau.
Cho HS đọc lại các từ ngữ vừa tìm đợc.
Bài tập 2: Chọn các từ ngữ trong ngoặc điền vào chỗ trống thích hợp:
( đất nước, tổ quốc, quê hương, nơi chôn rau cắt rốn)
a) Ai sinh ra và lớn lên chả có một..
b) Việt Nam - ..của những con người không bao giờ chụi khuất- luôn tự hào về truyền thống bốn nghìn năm lịch sử vẻ vang của mình.
c) Hà Nội là của tôi.
 d) Lá cờ.. đang phấp phới tung bay trong gió.
- HS đọc yêu cầu bài tập suy nghĩ về nghĩa các từ.
- Gọi HS giải nghĩa các từ.
- HS tự làm bài theo yêu cầu bài tập.
- GV chấm, chữa bài nhận xét.
Bài tập 3: Tìm câu theo mẫu Ai? Làm gì? Trong đoạn văn dưới đây và chép đúng vào cột trong bảng:
 Tôi kéo Trinh vào ngồi giữa đám bạn bè. Trinh mở chiếc lẵng mây nhỏ, thận trọng lấy ra mấy bông hồng vàng. Tất cả đều sửng sốt reo lên. Cái Thanh vội cầm lấy chiếc cốc chạy đi múc nước. Mấy bạn khác cũng xúm lại trầm trồ ngắm.
Ai
Làm gì?
- Cho HS đọc kỹ yêu cầu bài tập.
- Tự đặt các câu hỏi để tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi ai, làm gì trong các câu ở đoạn văn trên.
- Viết các bộ phận đó vào bảng.
- Nêu kết quả bài làm. GV nhận xét.
3- Củng cố dặn dò:
+ Nêu một số từ ngữ chỉ sự vật ở quê hương, tình cảm đối với quê hương.
- Tìm các từ chỉ sự vật ở quê hương trong bài tập đọc Vẽ quê hương.
- Gv tổng kết, nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài tiết sau. 
 ------------------------------------------------
Tiết 3:ÔN TOÁN
Giải bài toán bằng 2 phép tính
I. Mục tiêu
Củng cố cách giải bài toán bằng 2 phép tính.
Có kĩ năng giải, trình bày bài sạch, đẹp, đúng yêu cầu.
HS tích cực làm bài.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tổ 1 thu nhặt được 15 vỏ chai. Tổ 2 thu được nhiều hơn tổ 1 là 3 vỏ chai. Hỏi cả hai tổ thu nhặt được bao nhiêu vỏ chai?
HS đọc và phân tích đề:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
+ GV vẽ tóm tắt BT bằng sơ đồ đoạn thẳng.
HS nhìn tóm tắt nhắc lại BT.
Muốn biết cả hai tổ thu nhặt được bao nhiêu vỏ chai cần biết gì? 
Làm thế nào để tính được số vỏ chai thu được của tổ hai? 
1HS trình bày bài giải trên bảng, cả lớp làm vở nháp.
Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng. 
HS đọc lại bài giải. =>Gv nhấn mạnh bài toán trên gồm hai phép tính 
	*GV nêu câu hỏi để HS rút ra hai bước giải: 
	B1: Tìm số vỏ chai thu được của tổ hai.
	B2: Tìm sốvỏ chai thu được của hai tổ.
	*HS nhắc lại hai bước giải.
Bài 2: Đàn ngan có 12 con, đàn gà có nhiều gấp đôi đàn ngan. Hỏi cả 2 đàn có bao nhiêu con?
1 HS đọc đầu bài.
1 HS tóm tắt bằng sơ đồ.
1 HS giải BT vào vở. GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
1HS trình bày bài giải trên bảng.- GV và HS nhận xét. bài - GV nhấn mạnh cho HS cách viết câu trả lời cho phép tính đầu của bài.
Bài 3: Đội văn nghệ có 6 bạn nữ, số bạn nam bằng số bạn nữ. Hỏi đội văn nghệ có tất cả bao nhiêu bạn?
HS tóm tắt và trình bày bài giải vào vở.
1 HS lên chữa bài.
GV và HS nhận xét - GV củng cố cho HS cách giải bài toán có 2 phép tính.
Bài 4(nếu còn thời gian) 
Lớp 3B có 10 HS nữ và 14 HS nam . Cô giáo cử 1/4 số HS của lớp đi thi VSCĐ Hỏi lớp có bao nhiêu HS đi thi VSCĐ?
HS đọc đầu bài - HS phân tích bài toán
HS trao đổi để tìm cách giải
HS giải vào vở - 1 em giải bảng
=>Gv củng cố 2 bước giải - KQ: 6 học sinh.
 3. Củng cố, dặn dò
Bài toán giải bằng hai phép tính có mấy câu lời giải? Mấy phép tính
KQ của phép tính thứ mấy là đáp số của bài toán?
GV nhận xét tiết học, dặn dò. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2016
Tiết 1+3:3B +3A: TOÁN
 Tiết 54: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức và giải toán. 
II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ bài 4
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- HS (1em) làm bài tập 2 (53) ở bảng lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn làm bài tập T. 54
* Bài 1
- HS đọc đề bài: Tính nhẩm
- HS nối tiếp trả lời lần lượt các phép tính
- Khi đổi chỗ vị trí các thừa số trong một tích như thế nào?
- Nêu nhận xét khi nhân 0 với một số, một số nhân với 0 có tích bằng bao nhiêu?
*Bài 2 Tính
- GV gọi lần lượt 2 HS lên bảng dưới lớp làm bảng con
- Trong dãy tính có phép nhân, phép cộng ta cần thực hiện các phép tính như thế nào?
*Bài 3
- HS đọc bài toán, bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Bài toán được giải bằng mấy phép tính? Nêu các bước giải bài toán đó?
( Tính độ dài 4 đoạn => tính độ dài còn lại)
- HS lên bảng giải bài toán trên bảng lớp, dưới lớp làm vở. GV chấm, chữa bài.
* Bài 4 Viết phép nhân thích hợp vào chỗ chấm?
- GV treo bảng phụ
- HS tự điền, GV chữa bài. HS giải thích cách làm
- Nhận xét: 8 x 3 = 3 x 8	
3. Củng cố dặn dò
- HS nêu các bước giải dạng toán bằng hai phép tính.
- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích như thế nào? VD
- GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+4: 3B+ 3C: THỦ CÔNG
Cắt , dán chữ I, T
I. Mục tiêu
HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
Kẻ, cắt, dán được chữ I, T bằng giấy nháp. Các nét chữ tương đối thẳng, đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. HS khéo tay kẻ, cắt, dán được chữ I, T các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
HS yêu thích sản phẩm của mình.
II. Đồ dùng 
GV: chữ mẫu, giấy thủ công, kéo, 
HS: Đồ dùng bộ môn.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra đồ dùng của HS
 2. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài:
	b. Hướng dẫn mẫu:
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
Cho HS quan sát chữ I, T mẫu đã được kẻ, cắt dán sẵn .
HS quan sát và chỉ các nét, cách cắt chữ I, T.
 * Quan sát nhận xét mẫu:
GV treo chữ mẫu lên bảng.
HS quan sát, nhận xét cấu tạo của chữ I, T đã được kẻ, cắt dán sẵn .
+ Nét chữ rộng 1 ô
+ Chữ I, chữ T có nửa bên trái và nửa b ên phải giống nhau, ...
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác mẫu
GV hướng dẫn cách kẻ, gấp, cắt, dán chữ T, I
+ Bước 1: Kẻ chữ I, T: chữ I rộng 1 ô, dài 5 ô; chữ T dài 5 ô, rộng 3 ô, đánh dấu các điểm của chữ.
+ Bước 2: Cắt chữ I, T theo các điểm đã đánh dấu.
+ Bước 3 : Dán chữ I, T.
GV làm 2 lần để HS quan sát, lần 2 làm chậm, vừa làm vừa nêu qui trình.
1HS lên làm thử.
 *Hoạt động 3 : Thực hành
Cho HS tập kẻ, cắt bằng giấy nháp - GV quan sát, uốn nắn .
GV nhận xét về cách gấp, cắt của HS.
3. Củng cố - dặn dò
HS nhắc lại các bước cắt dán chữ I, T.
GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị giờ sau.	
Buổi chiều
Tiết 1: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 10 
I. Mục tiêu
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa O, Ơ, Ô, Q ( 1 dòng), viết câu ca dao tục ngữ bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS viết đúng chữ O, Ô, Ơ, Q
 - Có ý thức giữ gìn VS – CĐ. 
II. Đồ dùng 
- GV: chữ mẫu viết hoa O, Ô, Ơ, Q ; phấn màu
- HS: bảng con , phấn
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
	- HS viết bảng con: Nguyễn, Nhiễu
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn viết tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_11_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_nhung.doc
Giáo án liên quan