Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 8 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ : gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò. Hiểu nội dung: Cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người.

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng: nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng lên. Biết ngắt nghỉ hơi đúng. Bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

+ Thể hiện sự cảm thông, kiểm soát cảm xúc, tư duy phê phán.

- Giáo dục HS chăm ngoan, kính yêu thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5)

- 3 HS đọc bài, 2 HS trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài Thời khoá biểu.

- HS nhận xét; GV cho điểm

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)

- GV giới thiệu chủ điểm Thầy cô và bài học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (25 - 28)

* GV đọc mẫu.

* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp câu (lần 1).

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 8 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích, yêu cầu:	
- Thuộc bảng 6, 7, 8, 9 cộng với một số. Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Củng cố về giải toán và nhận biết hình tam giác.
- Rèn kĩ năng cộng qua 10 (có nhớ) các số trong phạm vi 100. 
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 2; 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS làmbảng lớp, lớp làm bảng con: 16+ 35; 18 + 46
- HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
b. Thực hành: (30 - 32)
Bài 1: HS làm miệng.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- HS nhận xét;
+ Bài tập củng cố kiến thức gì? - HS đọc thuộc bảng công 6.
- GV củng cố bảng 6 cộng với một số.
Bài 2: GV treo bảng phụ. 
- HS nêu yêu cầu của bài.	
+ Yêu cầu tính tổng là ta làm phép tính gì?
- 2HS lên bảng điền kết quả vào ô tổng. Lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét, GV sửa sai.
Bài 4: GV treo bảng phụ lên bảng.
- 1 HS nhìn tóm tắt đặt đề toán.
- Đề bài cho biết gì? Hỏi gì? Dạng toán gì?
- 2 HS lên bảng làm ; Lớp làm bài vào vở: 46 + 5 = 51 (cây)
- Chấm 5 - 7 bài; nhận xét.
Bài 5: GV treo bảng phụ. 
- HS nêu yêu cầu của bài.	
- GV HD HS đánh số vào hình rồi đếm.
- HS thực hành đếm. HS làm phần a, Còn TG HS làm phần b.
- HS; GV nhận xét, chốt kết quả đúng.(Có 3 hình tam giác, 3 hình tứ giác,)
Bài 3: HS làm nếu còn thời gian.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc bảng cộng 6, 7, 8, 9.
- GV chốt kiến thức, nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 8: Ăn uống sạch sẽ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Biết cách thực hiện ăn uống sạch sẽ, hiểu được ăn uống sạch sẽ để phòng bệnh, nhất là bệnh đường ruột. Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: ăn chậm nhai kĩ, không uống nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại, tiểu tiện.
- Thực hành ăn uống sạch sẽ, biết ứng xử phù hợp trong một số trường hợp để phòng bệnh tật. Nêu được tác dụng của các việc cần làm.
- Có ý thức ăn uống hợp vệ sinh.
II. Đồ dùng: - Tranh vẽ trong sgk
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Chúng ta nên ăn, uống như thế nào để cơ thể khỏe mạnh? 
- Ăn uống đầy đủ có lợi gì ? 
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
HĐ1: Khởi động: Cả lớp hát bài “Thật đáng chê ”
HĐ2: Phải làm gì để ăn sạch.
 + Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để bảo đảm ăn sạch.
 + Cách tiến hành:
- Bước 1: Động não.
 . GV hỏi: Để ăn uống sạch sẽ chúng ta cần phải làm những việc gì ?
 . HS nêu ý kiến - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Bước 2: Làm việc với SGK theo nhóm.
 . GV cho HS quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để ăn sạch?
 . Một số HS nêu câu trả lời:VD: Rửa tay trước khi ăn, đậy kín thức ăn...
* GV nêu lại những việc cần làm để đảm bảo ăn sạch.
HĐ3 : Làm gì để uống sạch.
 + Mục tiêu: Biết được những việc cần làm để đảm bảo uống sạch.
 + Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm: trao đổi và nêu ra những đồ uống mà mình thường uống trong ngày hoặc chưa thích.
- Bước 2: Đại diện nhóm nêu ý kiến - cả lớp nhận xét.
- Nhận xét: 
 . Nước đá, nước mát ntn là sạch và không sạch ?
 . Nước mưa, kem, nước mía ntn là hợp vệ sinh ?
- Bước 3: HS q/sát hình 6,7,8 - SGK/ trang 19 nhận xét:
 . Bạn nào uống hợp vệ sinh ?
 . Bạn nào uống chưa hợp vệ sinh ? Vì sao ?
- HS nêu ý kiến - GV nhận xét.
HĐ4: Thảo luận về ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ.
 + Mục tiêu: HS giải thích được tại sao phải ăn uống sạch sẽ.
 + Cách tiến hành:
- Thảo luận nhóm câu hỏi: Tại sao phải ăn uống sạch sẽ? HS nêu ví dụ về tác hại của của việc ăn uống mất vệ sinh.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta phòng một số bệnh đường ruột.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- Tại sao chúng ta phải ăn, uống sạch sẽ? 
- GV liên hệ, GDHS.
- HS thực hành ăn uống sạch sẽ.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương. Chuẩn bị tiết sau: Đề phòng bệnh giun
buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Đổi giày
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Hiểu được ND khôi hài của truyện: Cậu bé đi giày chiếc cao, chiếc thấp, đến khi được nhắc về đổi giày vẫn không biết đổi thế nào vì thấy hai chiếc giày còn lại vẫn chiếc thấp, chiếc cao.
- HS biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc truyện với giọng vui, phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật ( thầy giáo, cậu bé ). 
- GDHS thói quen sinh hoạt đúng giờ, sống gọn gàng, ngăn nắp.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài: Người mẹ hiền + TL các CH về ND bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’) 
- HS quan sát Tranh minh hoạ - GV giới thiệu bài.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc
* GV đọc diễn cảm toàn bài.
* HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV lưu ý HS đọc đúng các từ: tập tễnh, lẩm bẩm, khấp khểnh.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải trong SGK: tập tễnh, lẩm bẩm, khấp khểnh
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp:
- GVHDHS cách ngắt nhịp, nhấn giọng ở một số câu:
. Quái lạ, / sao hôm nay chân mình một bên dài, / một bên ngắn ? // Hay là / tại đường khấp khểnh ? //
. Đến nhà, / cậu lôi từ gầm giường ra hai chiếc giày, / ngắm đi ngắm lại, / rồi lắc đầu nói: / Đôi này vẫn chiếc thấp, / chiếc cao.//
* HS luyện đọc từng đoạn theo nhóm. GV theo dõi, HD các nhóm đọc đúng.
- GV tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm. Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
* HS đọc đồng thanh.
HĐ2: HD HS tìm hiểu bài: (10 - 12’) 
- HS đọc thầm đoạn 1 trong bài + TL các CH 1, 2 trong ( SGK ): 
+ Câu 1 - Vì xỏ nhầm giày, bước đi của cậu bé tập tễnh: bước thấp, bước cao.
+ Câu 2 - Cậu thấy lạ, không hiểu vì sao chân mình hôm nay bên dài, bên ngắn. Rồi cậu đoán có lẽ tại đường khấp khểnh.
+ GV hỏi thêm: Cậu bé nghĩ như thế có đáng cười không ? Vì sao ?( Suy nghĩ của cậu bé rất đáng cười: xỏ nhầm giày mà không biết, hết đổ tại chân lại đổ tại đường đi.)
- HS đọc thầm tiếp đoạn 3 + TL các CH 3, 4 trong ( SGK ): 
+ Câu 3 - Cậu bé thấy hai chiếc giày ở nhà vẫn chiếc thấp, chiếc cao.
+ Câu 4 - HS xem lại tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, GV khuyến khích HS trả lời hồn nhiên.
- Nêu nội dung bài?
- GV chốt: 
HĐ3: Luyện đọc lại.
- HS luyện đọc theo nhóm ( mỗi nhóm 3 em phân vai đọc ). 
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc phân vai - đọc toàn truyện.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV nêu CH: Những chi tiết nào trong câu chuyện làm em buồn cười ?
- Qua bài em rút được gì cho bản thân? HS liên hệ.
- GV nhận xét tiết học. 
Tiết 2: toán *
 Luyện tập dạng 26 + 5; 36 + 15
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố phép cộng dạng: 6 + 5; 36 + 5; 36 + 25 ( Cộng có nhớ dạng tính viết ). Củng cố việc tính tổng các số hạng đã biết và giải toán có lời văn liên quan đến phép cộng.
- Rèn KN thực hành cộng có nhớ dạng 36 + 15 và giải toán có lời văn liên quan đến phép cộng.
- HS vận dụng làm tốt các BT theo yêu cầu.
II.Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- 2, 3 HS đọc TL bảng cộng: 6 cộng với một số.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
HĐ1: Củng cố kiến thức
- Em đọc thuộc bảng 6 cộng với một số?
- Nêu các dạng toán có lời văn đã học?
- Nêu cách đặt tính rồi tính?
- HS, Gv nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là:
a) 46 và 25 ; b) 56 và 18 ; c) 76 và 14.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, tính.
- HS làm bài cá nhân, đổi vở KT.
- Nhận xét, cho điểm HS. Bài toán củng cố kiến thức gì?
Bài 2: Một cửa hàng bán được 56 kg gạo tẻ và 36 kg gạo nếp. Hỏi cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu kg gạo ?
- Đề bài cho biết gì? hỏi gì?
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài, tự làm bài? Bài toán dạng gì?
- Gọi HS lên bảng chữa bài, nhận xét.
- GV thu vở chấm.
Bài 3: Lớp 2A có 26 HS. Lớp 2A có ít hơn lớp 2B 4 bạn. Hỏi: 
a) Lớp 2B có bao nhiêu HS ?
b) Cả hai lớp có bao nhiêu HS ?
- HS hỏi đáp nhau tìm hiểu đề.
- Đề bài có mấy yêu cầu? Em cần trình bày thế nào?
- HS làm cá nhân.
- GV chữa bài, chốt:
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
Tiết 3: thể dục *
 (Đ/c Thu dạy)
*****
buổi chiều
Ngày soạn: 7/ 10/ 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa: G
I. mục đích, yêu cầu:	
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa G. Viết chữ hoa G (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Góp (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), G óp sức chung tay (3 lần). Viết đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa G ; chữ và câu ứng dụng G óp; G óp sức chung tay. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- GD học sinh tình đoàn kết. ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa G đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết chữ mẫu. Cụm từ ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu cấu tạo, nêu cách viết chữ hoa 
- HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: E, Em.
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa G: (7’)
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa G 
- Chữ hoa: G
 + GV treo chữ mẫu hoa G lên bảng cho HS quan sát.
 + HS nêu cấu tạo của chữ hoa G. Cả lớp nhận xét.
 	 + GV miêu tả các nét của chữ hoa G: gồm 2 nét: Nét 1: là kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ (giống chữ cái C viết hoa); nét 2: là nét khuyết ngược.
 + GV HD quy trình viết: 
 . GV nêu cách viết chữ hoa G: . Nét 1: ĐB trên ĐK6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, DB ở ĐK3 (trên).
 . Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng xuống, viết nét khuyết ngược, DB ở ĐK2 (trên).
 + GV viết mẫu chữ G lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
 . 1 HS nhắc lại cách viết.
* HD HS viết chữ G vào bảng con. 
- HS luyện viết bảng con. (2 - 3 lượt). GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (7’)
* Giới thiệu câu ứng dụng: GV treo bảng phụ lên bảng.
- 2 HS đọc câu ứng dụng: G óp sức chung tay.
- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: Cùng nhau đoàn kết chung tay 
* HD HS QS và NX:
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 + HS khác nhận xét; GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ G óp trên dòng kẻ. Lưu ý HS: nét móc của chữ nối liền với thân chữ G.
* HD HS viết chữ G óp vào bảng con . 
- HS luyện viết bảng con. (2 -3 lượt). HS nhận xét; GV sửa sai.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết:
 + HS viết: 1 dòng chữ G cỡ vừa, 1 dòng chữ G cỡ nhỏ.
 1 dòng chữ G óp cỡ vừa, 1 dòng chữ G óp cỡ nhỏ.
 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ G óp sức chung tay.
 + Nếu còn TG HS viết: Viết thêm 1 dòng chữ G cỡ nhỏ.
- HS viết bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung.
- HS viết bài vào vở.
HĐ4: Chấm, chữa bài: (2 - 3’)
- GV chấm khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nêu cấu tạo, quy trình viết chữ hoa G.
- Nêu cách viết đẹp các chữ hoa?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
- Chuẩn bị bài: Chữ hoa H
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn: Chữ hoa G
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa G.
- Học sinh viết đúng chữ hoa G, chữ và câu ứng dụng G óp sức chung tay. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa G
- GV nhận xét, cho điểm .
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa G
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa G . trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa G , 2 dòng câu G óp sức chung tay”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa G , 2 dòng câu G óp sức chung tay.
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở chấm.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp?
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Âm nhạc *
(Đ/c Hương dạy)
ơ
*****
Ngày soạn: 7/ 10/ 2014
Ngày dạy: Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
 Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS nhận biết từ chỉ hoạt động, trạng thái. Nắm được cách điền dấu phẩy.
- HS bước đầu biết dùng một số từ chỉ HĐ, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu. Biết đặt dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong câu.
- HS tích cực học tập.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi BT 2, 3 ( SGK - 67 ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS điền các từ chỉ HĐ vào chỗ trống trong mỗi câu sau:
+ Cô Hà ....... môn Toán. + Lớp 2A lao động .... sân trường.
+ Cô Huế ..... bài rất hay. + Bạn Nga ... chính tả.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm 
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập. (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng.
- 1HS đọc yêu cầu của bài: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau: 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS nối tiếp nhau nêu tên các con vật, sự vật trong mỗi câu.
- GV HD HS tìm đúng các từ chỉ hoạt động (của loài vật), trạng thái (của sự vật) trong từng câu.
- HS nêu kết quả, GV gạch dưới các từ chỉ hoạt động hay trạng thái của loài vật và sự vật trong câu.
- Cả lớp sửa bài theo theo lời giải đúng: ăn, uống, toả.
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài + Gắn bảng phụ ghi sẵn BT lên bảng.: 
- Cả lớp đọc thầm lại bài đồng dao, suy nghĩ, điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống.
- HS làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng điền.
+ Giải thích lí do điền?
- HS nhận xét, chữa bài. Thứ tự đúng các từ cần điền: Đuổi; Giơ, nhe; chạy; luồn.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài đồng dao đã điền từ đúng.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu của bài ( đọc liền 3 câu văn thiếu dấu phẩy, không nghỉ hơi ). 
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn các câu văn lên bảng.
- HS đọc thầm lại cả 3 câu văn. GV gợi ý, HDHS:
Chẳng hạn với câu ( a ): 
+ Trong câu có mấy từ chỉ HĐ của người ? các từ ấy trả lời cho câu hỏi gì ?
 ( 2 từ: học tập và lao động; trả lời CH: Làm gì ? )
+ Để tách hai từ cùng trả lời CH " Làm gì" trong câu, ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào?
 ( Giữa học tập tốt và lao động tốt ).
- Cả lớp và làm tiếp các câu còn lại.
- 2 HS lên bảng làm. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài:
+ Lớp em học tập tốt, lao động tốt. 
+ Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến HS.
+ Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
 - Tìm thêm 4 - 5 từ chỉ HĐ, trạng thái của loài vật và sự vật rồi đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ).
- GV KL:
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng.
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Bàn tay dịu dàng 
I- mục đích, yêu cầu: 
- Nghe - viết đoạn: “Thầy giáo bước vào lớp ..... thương yêu” trong bài “Bàn tay dịu dàng”. Củng cố cách trình bày đoạn văn xuôi; biết ghi đúng các dấu câu trong bài. Củng cố quy tắc chính tả với: ao/ au; d/ r/ g.
- Viết đúng: Vào lớp, bài làm, trìu mến. Nghe - viết chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; ghi đúng các dấu câu trong bài. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng bài tập 2, 3a. Viết đúng kĩ thuật, đẹp.
- Giáo dục HS biết ơn và kính trọng thầy cô giáo.
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: con dao, tiếng rao hàng, giao bài tập .
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới: (25-30’) 
a. Giới thiệu bài (1')
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe, viết: 
* Hướng dẫn HS chuẩn bị: (7’)
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài chính tả. GV hỏi:
+ An buồn bã nói với với thầy giáo điều gì? 
+ Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào? 
. HS trả lời; GV nhận xét, bổ sung.
- HD HS nhận xét: 
+ Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa? 
+ Khi xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào? 
. HS trả lời; GV nhận xét, bổ sung. 
- HS viết bảng con: Vào lớp, bài làm, trìu mến.
. HS nhận xét; GV sửa sai.
* Đọc cho HS viết: (12 - 15’)
- GV lưu ý HS cách trình bày bài.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Chấm, chữa bài: (3 - 5’).
- HS tự chữa lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4 - 6’)
Bài 2: Treo bảng phụ
- 1HS đọc yêu cầu của bài: 
 Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au.
- GV HD HS làm bài dưới hình thức trò chơi: Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm 10 em. Các nhóm thảo luận, tìm từ mang vần ao, từ mang vần au.
	 + Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
Bài 3a:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Đặt câu để phân biệt các tiếng: da, ra, gia; dao, rao, giao.
- GV HD cách làm. 
- HS nối tiếp nhau đặt câu. GV ghi nhanh các câu lên bảng.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt các câu đúng. 
3. Củng cố dặn dò: ( 5' )
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu cách trình bày bài chính tả.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: Tiếng anh
(Đ/c Thanh dạy)
Tiết 4: Toán
Tiết 39: Luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nắm được bảng cộng trong phạm vi 20, cộng có nhớ trong phạm vi 100, giải toán.
- Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm; cộng có nhớ trong phạm vi 100. Biết giải bài toán có một phép cộng.
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ viết BT 1, 2, 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 1HS đọc bảng cộng; HS chữa bài tập 3 (Tr. 38).
- HS nhận xét; GV cho điểm.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập
Bài 1: GV treo bảng phụ.
- 1HS đọc yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
a) HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính. GV ghi bảng.
+ Cho HS nêu nhận xét về đặc điểm của các phép cộng trong từng cột tính để HS tự nhận ra: “ Khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì tổng không thay đổi”
b) Cho HS thi đua nêu kết quả tính nhẩm trong từng cột tính.
+ GV gợi ý để HS trả lời và nhận ra được: Trong phép cộng, nếu một số hạng không thay đổi, còn số hạng kia tăng thêm (hoặc bớt đi) mấy đơn vị thì tổng cũng tăng thêm ( hay bớt đi) bằng ấy đơn vị.
- GV chốt:
Bài 3:
- 1HS đọc yêu cầu của bài: Tính. 
- GV HD cách làm.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, củng cố về cách thực hiện tính.
Bài 4:
- 1 HS đọc bài toán.
- GV ghi tóm tắt lên bảng và HD cách giải.
- 1 HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở: 38 + 16 = 54 (quả).
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: (Nếu còn TG ) GV treo bảng phụ.
- 1HS đọc yêu cầu của bài: Tính
- HS làm bài vào vở.
- GV chữa bài; củng cố bảng cộng.
Bài 5: (Nếu còn TG ) GV treo bảng phụ.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Điền chữ số thích hợp vào ô trống.
- GV HD cách làm. HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài. GV chốt kết quả đúng: Chữ số thích hợp để điền vào ô trống là 9.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- 4 HS đọc bảng cộng (mỗi em đọc 1 bảng).
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài: Phép cộng có tổng bằng 100.
Ngày soạn: 8/ 10/ 2014
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi
I- mục đích, yêu cầu: 
- Biết cách nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản. Biết cách trả lời câu hỏi về thầy giáo, (cô giáo) lớp 1 của em. Biết cách viết khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo (thầy giáo) lớp 1.
- Rèn kĩ năng diễn đạt lưu loát, thể hiện được tình cảm phù hợp với các tình hu

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_8_nam_hoc_2014_2015_nguy.doc