Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, học sinh:

- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5.

- Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.

- Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 3.

- Rèn kỹ năng làm toán.

- Giáo dục học sinh có ý thức cẩn thận khi làm bài.

- Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác; thể hiện sự tự tin.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Giáo viên: Bộ đồ dùng học toán.

- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc30 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Kiểm tra:
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ HS1: Đọc thuộc lòng các công thức 7 cộng với một số.
+ HS2: Tính nhẩm 7 + 4; 7 + 8; 7 + 6.
- Giáo viên nhận xét.
3.. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu: 
- Để giúp em luyện tập về phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ học về phép tính cộng dạng 47 + 5.
- Ghi bảng tên bài.
Hoạt động 2. Phép cộng: 47 + 5:
- Nêu bài toán: Có 47 que tính. thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
+ Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính chúng ta phải làm gì?
+ Viết lên bảng phép cộng 47 + 5 =?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính em hãy dùng que tính để tím ra kết quả.
- Rút ra cách tính nhanh nhất nêu:
- Giáo viên vừa thực hành bằng que tính và hỏi: Cô tách 3 thêm vào 7 que tính được bao nhiêu?
+ 4 chục que tính thêm 1 chục que tính bằng bao nhiêu que tính?
+ Vậy 5 chục thêm 2 que tính nữa được bao nhiêu que tính?
+ Vậy 47 cộng 5 bằng bao nhiêu?
- Giáo viên ghi bảng 47 + 5 = 52
- Gọi học sinh lên đặt tính và thực hiện tính.
- Giáo viên nhận xét tuyên duơng.
+ Đặt tính như thế nào?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính trên.
Hoạt động 3. Luyện tập - thực hành:
Bài 1: (Giảm tải cột 4, 5)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập vào bảng con, gọi 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính, thực hiện phép tính 17 + 4; 47 + 7; 67 + 9.
- Nhận xét học sinh.
Bài 2: Giảm tải
Bài 3:
- Vẽ sơ đồ lên bảng.
- Yêu cầu học sinh nhìn sơ đồ và trả lời các câu hỏi: Đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm?
+ Đoạn thẳng AB như thế nào so với đoạn CD?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Hãy đọc cho cô đề toán em đặt được?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 1 học sinh làm trên bảng lớp.
- Nhận xét 1 số bài.
Bài 4: Giảm tải
4. Củng cố:
- Nêu câu hỏi hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò:
- Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài, tự ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết Toán tiếp sau: 47 + 25.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh hát.
- 2 học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài.
- Lắng nghe và phân tích đề.
- Thực hiện phép cộng 47 + 5
- Thực hiện trên que tính.
+ 10 que tính.
+ Bằng 5 chục que tính.
+ Được 52 que tính.
+ Đọc 47 + 5 = 52
- 1 học sinh đặt tính lên bảng, lớp gài vào bảng cài.
+
 47
5
 52
- Lắng nghe.
- Vài học sinh nêu cách đặt tính.
+ Viết 47 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 7, viết dấu “ + ” và kẻ vạch ngang
+ Tính từ phải sang trái: 7 + 5 = 12. Viết 2 nhớ 1, 4 thêm 1 là 5 viết 5. Vậy 47 + 5=52.
- 3 học sinh nhắc lại.
- Cả lớp làm bài, nhận xét bài bạn, tự kiểm tra bài mình.
- Học sinh lần lượt trả lời.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Quan sát và nhận xét.
+ Đoạn thẳng CD dài 17 cm.
+ Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD là 8 cm.
+ Độ dài đoạn thẳng AB.
+ Đoạn thẳng CD dài 17 cm, đoạn thẳng AB dài hơn CD là 8 cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài bao nhiêu cm?
- 1 học sinh làm trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Đoạn thẳng AB dài là:
17 + 8 =25 (cm)
 Đáp số: 25 cm.
- Nhận xét cùng giáo viên.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Ghi nhớ thực hiện.
- Chú ý nghe nhận xét.
Môn: CHÍNH TẢ (Tập chép)
Bài: MẨU GIẤY VỤN
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng lời nhân vật trong bài.
- Làm được bài tập 2 (2 trong số 3 dòng a, b, c), bài tập 3 (a, b).
- Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học.
- Kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ Viết sẵn nội dung bài tập 2, 3.
- Học sinh: Bảng con, vở ghi
III. Các Hoạt động dạy – hoc:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: 
- Đọc các từ cho học sinh viết bảng con: tìm kiếm, mỉm cười, non nước, long lanh.
- Nhận xét - sửa sai.
3, Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: 
- Nhằm giúp cho các em rèn kĩ năng viết chính tả và tìm hiểu về nội dung bài Mẫu giấy vụn đã học ở tiết tập đọc, hôm nay thầy giới thiệu các em bài tập chép: Mẫu giấy vụn.
- Viết tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn tập chép:
a. Đọc đoạn viết.
- Giáo viên đọc đoạn tập chép.
+ Câu đầu tiên trong bài có mấy dấu phẩy?
+ Tìm thêm các dấu câu khác trong bài?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Gợi ý học sinh nêu từ khó, dễ lẫn khi viết: nhặt lên, sọt rác, bỗng, mẩu giấy. 
- Yêu cầu viết bảng con.
- Nhận xét - sửa sai.
c. Hướng dẫn viết bài:
- Đọc đoạn viết.
- Hướng dẫn cách viết, thể thức trình bày, quy tắc viết hoa,
- Yêu cầu viết bài.
d. Đọc soát lỗi:
- Đọc lại bài, đọc chậm.
e. Nhận xét, chữa bài:
- Thu 7 - 8 bài để nhận xét.
- Nhận xét, sửa lỗi.
Hoạt động 3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: 
- Bảng phụ: Viết sẵn nội dung bài tập 2.
- Cho học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài - nhận xét.
Bài 3: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu.
- yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ a. (sa, xa)
 (sá, xá)
+ b. (ngả, ngã)
 (vẻ, vẽ)
- Cho học sinh đổi vở chữa bài
- Nhận xét - đánh giá.
4. Củng cố: 
- Cho học sinh viết bảng con các từ viết sai nhiều trong bài.
5. Dặn dò:
- Nhắc học sinh viết bài mắc nhiều lỗi về viết lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- Lắng nghe nhận xét.
- Nghe giáo viên giới thiệu.
- Một số học sinh nhắc lại tên bài.
- Theo dõi.
+ Câu đầu tiên trong bài có 2 dấu phẩy.
+ Dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu chấm than.
- Học sinh nêu.
- Học sinh viết bảng con.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Nghe và đọc thầm theo.
- Lắng nghe để thực hiện.
- Nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
- Lắng nghe và sửa sai.
- Quan sát.
- 1 học sinh nêu: Điền vào chỗ chấm: ai hay ay?
- 3 học sinh lên bảng điền
a. Mái nhà Máy cày
b. Thính tai Giơ tay
c. Chải tóc Nước chảy
- Nhận xét, chữa vào vở.
+ Điền vào chỗ trống?
- Cả lớp làm bài.
a. xa xôi sa xuống
 phố xá đường sá. 
b. Ngã ba đường ba ngả đường
 vẽ tranh có vẻ.
- Đổi vở chữa bài.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Viết bảng con.
- Ghi nhớ và thực hiện.
- Lắng nghe.
Môn: KỂ CHUYỆN
Bài: MẨU GIẤY VỤN
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Mẩu giấy vụn.
- Thái độ: Giáo dục học sinh yêu môn học, có ý thức giữ vệ sinh chung.
- Kĩ năng sống: Thể hiện sự tự tin; giao tiếp; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
- Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: 
- Yêu cầu 2 học sinh kể lại câu chuyện: Chiếc bút mực.
- Nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài mới: 
- Giới thiệu: Trong tiết tập đọc đầu tuần chúng ta đã được học bài Mẫu giấy vụn. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em tập kể lại mẫu chuyện này.
- Ghi bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn kể chuyện: 
a. Kể từng đoạn theo tranh. 
- Nêu yêu cầu bài 1.
- Yêu cầu quan sát tranh. Tranh vẽ những gì.
- Yêu cầu tập kể trong nhóm.
- Yêu cầu kể trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
b. Phân vai kể lại câu chuyện.
- Nhóm 4 đóng vai: Người dẫn chuyện, cô giáo, học sinh nam, học sinh nữ. (Mỗi vai kể với một giọng riêng) người dẫn chuyện thêm lời của cả lớp.
- Hướng dẫn thực hiện.
- Nhận xét - đánh giá.
4, Củng cố, dặn dò: 
- Gọi nhóm 4 em lên phân vai kể kết hợp động tác, điệu bộ.
+ Câu chuyện giúp ta hiểu điều gì?
5. Dặn dò:
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 học sinh lên bảng kể.
- Nhận xét.
- Nghe giới thiệu.
- Nhắc lại tên bài.
- 1 HS: Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện: Mẩu giấy vụn.
- Quan sát tranh, phân biệt các nhân vật:
- Luyện kể theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.
- Nhận xét - Bình chọn nhóm kể hay nhất.
- Học sinh tham gia tập đóng vai trong nhóm.
- Các nhóm lên trình bày trước lớp.
+ Lần 1 nhìn sách, lần 2 tự kể theo lời của mình.
+ Tranh 1: Cô giáo bước vào lớp, khen lớp sạch sẽ, nhưng rồi cô chỉ vào mẩu giấy và nói: “Các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ở cửa kia không?”
+ Tranh 2: Cả lớp đồng thanh đáp “Có ạ!” Cô giáo nói tiếp “ Các em hãy lắng nghe và cho sô biết mẩu giấy nói gì?”
+ Tranh 3: Lớp học xì xào, bỗng một bạn gái đứng lên nói: Em có nghe mẩu giấy nói: “ Hãy bỏ tôi vào sọt rác”.
+ Tranh 4: Cả lớp cười ồ len thích thú. Buổi học hôm đó thật là vui.
- Nhận xét cùng giáo viên.
- Nhóm 4 lên kể.
+ Cần có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
- Ghi nhớ và thực hiện.
- Lắng nghe.
Ngày soạn: 02/10/2019
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 09/10/2019
Môn: TẬP ĐỌC
Bài: NGÔI TRƯỜNG MỚI
I. Mục tiêu:
Sau tiết học này, học sinh:
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu; bước dầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu nội dung: Ngôi trường mới rất đẹp, các bạn học sinh tự hào về ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè (trả lời được các câu hỏi 1, 2).
- Giáo dục học sinh có tình cảm với ngôi trường của mình.
- Kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin; giao tiếp; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài: Mẩu giấy vụn.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới 
Hoạt động 1.Giới thiệu bài:
- Giới thiệu: Mọi học sinh đều yêu ngôi trường của mình. Các em càng yêu thích, tự hào khi được học trong một ngôi trường mới khang trang, đẹp đẽ. Bài đọc hôm nay sẽ giới thiệu với các em một ngôi trường mới và tình cảm của một bạn học sinh với ngôi trường ấy. 
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
* Hướng dẫn đọc câu:
- Huớng dẫn học sinh đọc từ khó: lợp lá, rung động, bỡ ngỡ, nổi vân,
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu.
* Hướng dẫn đọc đoạn:
- Hướng dẫn học sinh chia đoạn.
- Hướng dẫn học sinh đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Hướng dẫn đọc câu khó trong đoạn.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn lần 1
- Giải nghĩa từ khó: 
+ Lấp ló: Lúc ẩn, lúc hiện.
+ Bỡ ngỡ: Chưa quen buổi đầu
+ Rung động
+ Thân thương: Thân yêu gần gũi
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn lần 2.
- Cho học sinh đọc thầm theo cặp.
- Cho học sinh thi đọc từng đoạn cá nhân, đồng thanh.
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài.
- Cho học sinh đọc toàn bài.
Hoạt động 3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn, bài kết hợp trả lời câu hỏi:
- Tìm đoạn văn tương ứng với từng nội dung sau: 
+ Đoạn 1.
+ Đoạn 2.
+ Đoạn 3.
+ Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có những gì mới ?
Hoạt động 4. Luyện đọc lại:
- Đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trong bài.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đọc toàn bài.
- Cho học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Tổ chức thi đọc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét.
4. Củng cố: 
- Cho HS nêu lại nội dung chính của bài.
- Giáo dục: Dù học ở ngôi trường cũ hay mới. Chúng ta đều yêu mến gắn bó với ngôi trường của mình.
5. Dặn dò:
 - Về nhà đọc lại bài, xem trước bài sau. 
- Nhận xét tiết học. 
- Hát.
- 3 học sinh đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- Nhận xét cùng giáo viên.
- Lắng nghe.
- Vài học sinh nhắc lại tên bài
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Học sinh đọc cá nhân.
- Mỗi học sinh đọc một câu.
- Bài chia 3 đoạn, nêu các đoạn.
- Học sinh đọc câu khó, dài:
- Nhìn từ xa / những mảng tường vàng / ngói đỏ / như những cánh hoa lấp ló / trong cây. //
+ Em bước vào lớp,/ vừa bỡ ngỡ/ vừa thấy quen thân.//
+ Dưới mái trường mới,/ sao tiếng trống rung động kéo dài!//
- Cả đến chiếc thước kẻ,/ chiếc bút chì/ sao cũng đáng yêu đến thế.//
- Học sinh đọc đoạn lần 1.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Đọc đoạn lần 2.
- Học sinh đọc thầm theo cặp.
- Cho học sinh thi đọc từng đoạn cá nhân, đồng thanh.
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- Học sinh đọc thầm đoạn bài, kết hợp trả lời câu hỏi:
+ Đoạn văn tả ngôi trường từ xa.
+ Đoạn văn tả lớp học.
+ Đoạn văn tả cảm xúc.
+ Bài văn tả ngôi trường theo cách tả từ xa đến gần.
+ Tiếng trống rung động kéo dài, tiếng cô giáo trang nghiêm, ấm áp cũng thấy yêu hơn.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Mỗi nhóm 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
+ Đọc với giọng trìu mến, tự hào, nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Thi đọc cá nhân, nhóm.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
- Ghi nhớ và thực hiện.
- Lắng nghe
Môn: TOÁN
Bài: 47 + 25
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 25.
- Biết giải và trình bày bài toán bằng một phép tính cộng.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 2 (a, b, d, e), Bài 3.
- Rèn kỹ năng làm toán.
- Giáo dục học sinh có ý thức cẩn thận khi làm bài.
- Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo; hợp tác; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: 6 bó que tính mỗi bó 1 chục que tính và 12 que tính rời. Bảng gài.
- Học sinh: Bộ thực hành toán.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện: 
47 + 5 + 2 67 + 7 + 3 37 + 6 + 6
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
- Giáo viên giới thiệu: Trong giờ toán hôm nay các em sẽ được luyện tập về phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 49 + 25.
- Viết tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh hình thành phép tính 47 + 25:
- Thực hiện thao tác trên que tính, học sinh thực hiện theo. 
- Lưu ý thao tác tách 3 que tính từ 5 que tính rời. 
Hoạt động 3. Thực hành.
Bài 1: (Giảm tai cột 4, 5)
- Cho học sinh nêu yêu cầu
- Gọi học sinh lên bảng làm. Lớp làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2 (a, b, d, e).
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh thực hiện vào SGK. 
- Gọi một số học sinh nêu kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3. 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh tự giải bài tập.
- Hướng dẫn nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài tập 4: Giảm tải
4. Củng cố:
- Cho học sinh nhắc lại tên bài.
- Cho học sinh thực hiện 47 + 35
5. Dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Làm bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Học sinh hát.
- 3 thực hiện yêu cầu của giáo viên. 
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe giới thiệu.
- Một số học sinh nhắc lại tên bài.
- Nghe, phân tích.
- Học sinh nêu cách làm.
+ Đặt tính rồi tính:
- 5 học sinh làm bảng, ca lớp làm vở.
+
17
+
37
+
47
+
57
+
67
24
36
27
18
29
41
73
74
75
96
- Nhận xét cùng giáo viên.
- 1 học sinh nêu: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
- Cả lớp làm SGK.
+
35
+
37
+
37
+
47
7
 5
3
14
45
87
30
61
- Một số học sinh phát biểu.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh tự tóm tắt và giải bài. 1 học sinh làm bảng lớp.
Bài giải
Đội đó có số người là:
27 + 18 = 45 (người)
Đáp số: 45 người
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 2 học sinh nhắc lại.
- Cả lớp làm bảng con.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ, thực hiện.
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài: CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ ?
KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH - TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định (bài tập 1); đặt được câu phủ định theo mẫu (bài tập 2).
- Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy dùng để làm gì (bài tập 3).
- Giáo viên không giảng giải về thuật ngữ khẳng định, phủ định (chỉ cho học sinh làm quen qua bài tập thực hành).
- Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác, ham hiểu biết, yêu thích môn học.
- Kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực; tự nhạn thức; hợp tác; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập 3.
- Học sinh: Vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Đọc cho học sinh viết bảng con: Sông Đà, núi Cốc, hồ Than Thở, thành phố Hồ Chí Minh.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động 1.Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu: Bài hôm nay các em sẽ học kiểu câu Ai là gì? khẳng định, phủ định. Từ ngữ vầ đồ dùng học tập.
- Viết bảng tên bài.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu đọc bài.
? Bộ phận nào cần đặt câu hỏi?
- Cho các nhóm thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Đó là những câu hỏi chỉ bộ phận câu GT.
- Giáo viên chữa bài, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu suy nghĩ tìm cách nói có nghĩa giống với các câu sau.
+ Giáo viên không giảng giải về thuật ngữ khẳng định, phủ định (chỉ cho học sinh làm quen qua bài tập thực hành).
- Nhận xét, ghi những câu học sinh nêu.
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu: Quan sát tranh.
- Hướng dẫn thảo luận nhóm.
- Cho học sinh quan sát tranh và nêu:
Có: 4 quyển vở.
 3 chiếc cặp
 2 lọ mực
 2 bút chì
 1 thước kẻ
 1 ê ke
 1 com pa
- Tìm được rất nhiều đồ dùng học tập của học sinh và biết được tác dụng của đồ dùng đó.
4. Củng cố: 
- Sau tiết học này các con đã biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu. Giới thiệu theo câu mẫu Ai là gì?...
5. Dặn dò:
- Về nhà thực hành nói, viết theo các câu mẫu vừa học để lời nói thêm phong phú, giàu khả năng biểu cảm.
- Nhận xét giờ học. 
- Hát.
- 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Chú ý lắng nghe.
- 3 – 4 học sinh nhắc lại.
- 1 học sinh nêu: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
- Em, Lan, Tiếng Việt.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày:
a. Ai là học sinh lớp hai?
b. Ai là học sinh giỏi nhất lớp?
c. Môn học em yêu thích là gì?
- Lắng nghe, chữa vào vở.
- Nêu yêu cầu: Tìm những cách nói có nghĩa giống với nghĩa của câu sau.
- Nối tiếp nhau nói các câu có nghĩ giống câu b, c.
b. + Em không thích nghỉ học đâu.
+ Em có thích nghỉ học đâu.
+ Em đâu thích nghỉ học.
c. + Đây không phải là đường đến trường đâu.
+ Đây có phải là đường đến trường đâu.
+ Đây đâu có phải là đường đến trường.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe.
- Thảo luận: Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh. Cho biết mỗi đồ vật đó dùng để làm gì?
- Quan sát tranh và thảo luận:
+ Để ghi bài.
+ Để dựng sách, vở, bút, thước.
+ Để viết.
+ Để viết, vẽ.
+ Để đo và kẻ.
+ Để đo và kẻ đường thẳng, kẻ góc.
+ Để vẽ hình tròn.
- Lắng nghe.
- Nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Lắng nghe nhận xét.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Bài: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Ở bài học này, học sinh:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được ích lợi của việc giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Tích hợp giáo dục: Bác Hồ là một tấm gương về sự gọn gàng, ngăn nắp. Đồ dùng của Bác bao giờ cũng được sắp xếp giọn gàng, trật tự.
- Kĩ năng sống: Tự nhận thức, giải quyết vấn đề; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Phiếu thảo luận
- Học sinh: Dụng cụ, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra 
- Cho học sinh quan sát tranh BT2 tiết trước.
+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Tại sao phải sắp xếp gọn gàng lại?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu: 
- Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về bài Gọn gàng, ngăn nắp và để giúp cho các em thực hành việc tổ chức gọn gàng, ngăn nắp. Hôm nay, chúng ta tiếp tục học tiết 2 của bài đạo đức: Gọn gàng, ngăn nắp.
- Viết bảng tên bài.
Hoạt động 2. Hoạt cảnh đồ dùng để ở đâu?
- Cho học sinh trình bày hoạt cảnh.
+ Dương đang chơi thì Trung gọi:
+ Dương ơi, đi học thôi.
+ Đợi tớ tí! Tớ tìm cặp sách đã.
- Nhắc nhở những học sinh chưa biết giữ gọn gàng, ngăn nắp góc học tập và nơi sinh hoạt.
Hoạt động 3. Trò chơi: Đồ dùng để ở đâu ?
- Cách chơi: Chia lớp thành 4 nhóm, phân không gian hoạt động cho từng nhóm.
- Yêu cầu học sinh lấy đồ dùng, sách vở, cặp sách để lên bàn không theo thứ tự.
- Giáo viên tổ chức chơi 2 vòng:
+ Vòng 1: Thi xếp lại bàn học tập.
+ Vòng 2: Thi lấy nhanh đồ dùng theo yêu cầu Thư ký ghi kết qủa của các nhóm. Nhóm nào mang đồ dùng lên đầu tiên được tính điểm.
- Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có điểm cao n

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_6_nam_hoc_2019_2020.doc