Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 30 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng: quây quanh, non nớt, reo lên, trìu mến. Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Bác Hồ, các cháu HS, một em bé, Tộ).

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào. Bác ngợi khen khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà; dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.

- GD HS tính thật thà, biết nhận lỗi.

II. ĐỒ DÙNG:- Bảng phụ viết sẵn những câu văn, đoạn văn cần HD HS luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (6)

- HS đọc nối tiếp bài Cây đa quê hương - TLCH về nội dung bài.

- HS nêu nội dung chính của bài.

- HS và GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)

GV giới thiệu chủ điểm: Bác Hồ và bài đọc (dùng tranh phóng to).

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (30)

* GV đọc mẫu.

* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp câu (lần 1).

 + HS luyện đọc:

 + HD HS đọc câu dài: GV treo bảng phụ lên bảng:

 . Các cháu chơi có vui không?/ Các cháu ăn có no không?/ Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo không?/ Các cháu có đồng ý không?//

 . Các cháu chơi có vui không?/ Thưa Bác, vui lắm ạ!

 . Các cháu ăn có no không?/ No ạ!

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 30 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị mi- li- mét (mm); nắm được quan hệ giữa m và mm, giữa cm và mm; nắm được cách làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên số đo đơn vị là mét. 
- HS tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm.
- HS tích cực học tập, phát triển tư duy toán học.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài 4 (Tr.153); thước có chia vạch mm.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ (5') 
- Gọi 2 học sinh nhắc lại tên các đơn vị đo độ dài.
- Nêu quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.
- HS và GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1')
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hình thành kiến thức: (10’)
 * Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét (m) và thước mét.
- Học sinh kể tên các đơn vị đo độ dài đã học. 
- Nêu tên đơn vị đo độ dài nhỏ hơn cm? 
- Nêu: Mi- li- mét là đơn vị đo độ dài nhỏ nhất. Mi li mét kí hiệu là mm.
- Cho học sinh quan sát thước kẻ tìm độ dài từ vạch 0 đến 1.
- Nêu: 1 phần nhỏ trong 10 phần của 1 cm là độ dài 1mm.
- 10mm có độ dài là bao nhiêu cm ? 
 1cm = ? mm 1m = ? cm 1m = ? mm
- GV viết bảng : 1cm = 10 mm 1m = 100cm 1m = 1000 mm
- Yêu cầu cả lớp xem tranh vẽ SGK trang 153. Vài em đọc lại.
HĐ2: Thực hành: (20’)
Bài 1: 
- 1HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 phần sau đó cả lớp làm vào vở.
- Gọi học sinh nối nhau nêu KQ.
- HS và GV nhận xét, sửa chữa thống nhất KQ. HS nhắc lại quan hệ giữa cm và mm; giữa mm và m.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Bài y/c chúng ta làm gì ? HS đọc các số trên thước kẻ trong từng phần.
- HS làm vào vở nháp, 2HS em lên bảng làm. HS nhận xét, chốt KQ đúng.
- Đọc độ dài các đoạn thẳng NM, AB, CD.
- Y/c HS vẽ các đoạn thẳng có độ dài như SGK.
Bài 4: 
- GV treo bảng phụ lên bảng. HS nêu yêu cầu bài tập.
- Để viết đúng đơn vị đo vào chỗ chấm, ta cần làm gì? (Ước lượng và dự đoán độ dài...)
- HS làm việc theo cặp đôi, sau đó báo cáo KQ.
- Cho học sinh HS đọc lại các câu vừa hoàn chỉnh. HS lấy thêm VD về ước lượng độ dài của 1 số đồ vật.
Bài 3: HS làm nếu còn thời gian.
- HS đọc đề toán, cả lớp đọc thầm. GV HD tìm hiểu đề bài. 
- GV hướng dẫn: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- 2 HS nêu cách tính chu vi hình tam giác.
- HS tự làm vào vở, 1HS lên bảng làm. HS nêu thêm cách trả lời khác.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5' )
- HS nêu tên các đơn vị đo độ dài
- Nhắc lại mối quan hệ giữa cm và mm, m và mm; ước lượng độ dài đoạn dây GV đưa ra. 
- GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
buổi chiều
Dạy lớp 2D, 2C, 2E
Tiết 1+2+3: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Xem truyền hình
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Có ý thức đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ( Liên, cô phát thanh viên, những người xem ).
- Hiểu vai trò rất quan trọng của VTTH trong đời sống con người, biết xem VTTH để nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng tình cảm.
- GDHS lòng ham hiểu biết.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- 3 HS đọc bài Ai ngoan sẽ được thưởng + TLCH về ND bài.
- HS nhận xét, GV bổ sung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’) - GV hỏi HS: Ai trong lớp thường xem vô tuyến truyền hình? Các em xem VTTH vào lúc nào? Xem những tiết mục nào? - > GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV lưu ý HS các từ khó: truyền hình, chật ních, trong trẻo, reo vui, nổi lên, ...
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn, GV chia bài làm 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: từ đầu đến ... "sẽ đưa tin về xã nhà".
+ Đoạn 2: tiếp theo đến: ... " Chú La trẻ quá ! "
+ Đ oạn 3: phần còn lại.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải ở cuối bài. 
- HS thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn, cả bài, ĐT, CN ).
HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài.
HS đọc thầm toàn bài rồi trả lời các CH trong SGK.
+ Câu 1: Chú mời mọi người đến để nghe tin về xã nhà qua vô tuyến truyền hình.
+ Câu 2: Mọi người thấy hình ảnh người dân trong xã tổ chức lễ kỉ niệm sinh nhật Bác và phát động trồng 1000 gốc cây phủ kín đồi trọc, thấy cảnh núi Hồng, thấy cả chú La. Sau đó họ xem phim.
+ Câu 3: - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- HS có thể kể một vài tên phim, cảnh hoặc tình huống mà em thích trong các chương trình đó.
- Đối với những HS chưa có VTTH, GV có thể hỏi HS xem các em thích chương trình nào trên đài phát thanh.
HĐ 3: Luyện đọc lại.
- GV HD 3, 4 nhóm HS tự phân vai thi đọc lại truyện. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, CN đọc đúng và hay.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV hỏi HS : Vô tuyến truyền hình cần với con người như thế nào ?
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS VN trao đổi với bố, mẹ hoặc người thân về các chương trình VTTH. 
*****
Ngày soạn: 29/ 3/ 2015
Ngày dạy: Thứ tư ngày 1 tháng 4 năm 2015
buổi sáng
(Đ/c P. Nga dạy)
buổi chiều
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa M (kiểu 2)
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa M . Viết chữ hoa M (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Mắt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Mắt sáng như sao (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa M; chữ và câu ứng dụng Mắt; Mắt sáng như sao. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch. 
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa M đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (1 - 2’)
- HS nêu cấu tạo, HS nêu cách viết chữ hoa a
- HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ hoa a, ao.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa M . (7’)
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa M.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ. 
- HS nêu cấu tạo của chữ M : cao 5 li, gồm 3 nét: một nét móc hai đầu, một nét móc xuôi trái và một nét là kết hợp của các nét cơ bản lượn ngang, cong trái.
- GV HD quy trình viết.
 + GV treo bảng phụ có viết chữ M lên bảng.
 + GV nêu cách viết:
	. Nét 1: ĐB trên ĐK 5, viết nét móc hai đầu bên trái (hai đầu đều lượn vào trong), DB ở ĐK 2.
	. Nét 2: từ điểm dừng bút ở nét 1, lia bút lên đoạn nét cong ở ĐK 5, viết tiếp nét móc xuôi trái, DB ở ĐK 1.
	. Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK 5, viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, DB ở ĐK 2.
 + GV viết mẫu chữ M lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 
 + 1 HS nhắc lại cách viết.
* HD HS viết chữ M vào bảng con . 
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết cụm từ ứng dụng: (7’)
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng 
- GV treo bảng phụ có chép cụm từ ứng dụng lên bảng.
- 2 HS đọc: Mắt sáng như sao 
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ: tả vẻ đẹp của đôi mắt to và sáng.
* HD HS QS và NX.
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 . HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Mắt trên dòng kẻ.
* HD HS viết chữ Mắt vào bảng con. 
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (13’)
- GV nêu yêu cầu viết. Nhắc nhở HS tư thế ngồi.
- HS viết bài vào vở.
HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (4’)
- GV đánh giá 5 - 7 bài ; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (2 - 3’)
- HS nhắc lại tên bài.	
- 2 HS nêu cấu tạo và quy trình viết chữ hoa M.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa N (kiểu 2)
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn: Chữ hoa: M (kiểu 2)
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa M. 
- HS viết đúng chữ hoa M, chữ và câu ứng dụng Mắt sáng như sao. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:
- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa M.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa M.
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa M. trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa M., 2 dòng câu Mắt sáng như sao”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa M, 2 dòng câu Mắt sáng như sao 
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở đánh giá.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp?
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: toán *
Luyện: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số; 
Giải toán
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố đọc, viết so sánh các số có 3 chữ số. 
- Rèn kỹ năng so sánh các số có 3 chữ số thành thạo, giải toán.
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- 2HS lên bảng, cả lớp làm bảng con:
 300 ... 200 ; 400 ... 500
- HS nêu cách so sánh các số tròn trăm.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Hướng dẫn HS làm bài tập: (25 - 30’)
 GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập lên bảng, HDHS làm từng bài.
Bài 1: Viết các số sau:
a/ Bảy trăm chín mươi mốt: 
b/ Tám trăm mười lăm:
c/ Bốn trăm hai mươi: 
d/ Ba trăm sáu mươi tám:
e/ Năm trăm linh hai:
g/ Sáu trăm chín mươi
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở - 3 HS lên bảng làm.
- HS - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV củng cố cách viết số.
Bài 2: Điền vào chố trống:
 Nếu hai số có 3 chữ số mà chữ số hàng trăm khác nhau thì:
 + Số nào có số trăm lớn hơn là số ... (lớn hơn)
 + Số nào có số trăm nhỏ hơn là số ... (bé hơn)
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ và nêu ý kiến.
- Chữa bài, chốt k/q đúng.
Bài 3: Điền dấu ( >, <, = ):
	 986....988 986...996
	 991...993 987...996
 990 + 1...991 988... 997 + 1
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách so sánh số có 3 chữ số.
- HS tự làm bài vào vở - 2HS lên bảng làm.
- HS - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV củng cố cách so sánh số.
Bài 4: a/ Khoanh vào số lớn nhất: 273, 372, 732, 723, 327, 237. 
 b/ Khoanh vào số bé nhất: 492, 249, 294, 942, 429, 924.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm - 2HS lên bảng làm bài.
- HS - GV nhận xét, chốt bài làm đúng.
Bài 5: Lúc mẹ 29 tuổi thì anh Toàn mới 6 tuổi. Năm nay mẹ 39 tuổi. Hỏi hiện nay anh Toàn bao nhiêu tuổi?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn cách làm.
- HS tự làm - 1HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt cách làm.
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại tên bài. HS nêu cách so sánh số có 3 chữ số.
- GV hệ thống lại ND bài.
Ngày soạn: 29/ 3/ 2015
Ngày dạy: Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ ngữ về Bác Hồ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Bác Hồ. Nêu được một số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác
- Củng cố kĩ năng đặt câu. Đặt được câu với từ tìm được.
- Giáo dục HS kính yêu Bác Hồ.
II. Đồ dùng:
- Tranh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- Kể tên các bộ phận của một cây ăn quả.
- 2 HS làm BT3 (Tr. 95) - (1HS hỏi, 1 HS trả lời).
- HS và GV nhận xét, đánh giá 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
HĐ1: HD HS làm bài tập: (30’) 
Bài 1: Làm miệng.
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV HD cách làm.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại các từ đúng:
a. yêu, thương, yêu quý, quý mến, quan tâm, săn sóc, chăm chút,...
b. kính yêu, kính trọng, tôn kính, biết ơn, nhớ ơn, thương nhớ, ...
Bài 2: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1.
- GV HD cách làm: lưu ý HS khi đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1, 
không nhất thiết phải nói về quan hệ giữa Bác Hồ với thiếu nhi, có thể nói về những 
quan hệ khác.
- HS suy nghĩ và đặt câu.
- HS nối tiếp nhau đọc câu đã đặt.
+ Từ em dùng đặt câu là từ chỉ gì?
- Cả lớp và GV nhận xét, GV ghi bảng một vài câu hay. 
 Ví dụ: Cô giáo em rất thương yêu học sinh.
Bài 3: Làm viết.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm theo: Ghi lại hoạt động của thiếu nhi trong mỗi tranh bằng một câu.
- HS quan sát tranh vẽ trong SGK, HS nêu nội dung của từng tranh.
- HS suy nghĩ, ghi lại vào vở hoạt động của các bạn thiếu nhi trong mỗi tranh.
- HS tiếp nối nhau đọc câu đã đặt
- Cả lớp và GV nhận xét, ghi bảng một số câu đúng:
 + Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng Bác.
 + Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài của Bác.
 + Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác.
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại tên bài.	
- HS đọc lại bài tập 3.
- GV liên hệ GDHS về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về Bác Hồ. Dấu chấm, dấu phẩy.
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Cháu nhớ Bác Hồ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nghe - viết chính xác 6 dòng thơ cuối của bài thơ: Cháu nhớ Bác Hồ. Tiếp tục phân biệt các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn: tr/ ch.
- Viết đúng: Bác Hồ, bâng khuâng, chòm râu, trăng sáng. Viết đúng, đẹp, trình bày đúng bài chính tả theo thể thơ lục bát. Làm đúng các BT phân biệt tiếng có âm dễ lẫn: tr/ ch
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết. Biết ơn và kính yêu Bác Hồ. 
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS viết bảng lớp; lớp viết bảng con: 3 tiếng bắt đầu bằng tr, 3 tiếng bắt đầu bằng ch.
- 2 HS đọc lại các tiếng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 -25’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị. (9’)
- GV đọc mẫu. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài viết. GV hỏi:
 + Đoạn thơ tình cảm của ai với ai? 
 (Đoạn thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ miền Nam đối với Bác Hồ).
- HD HS nhận xét:
 + Bài thơ thuộc thể thơ nào? Khi viết cần chú ý điều gì? 
 (Bài thơ thuộc thể thơ lục bát. Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề).
 + Đoạn thơ có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? 
 (Viết hoa các chữ đầu câu và tên riêng: Đêm, Giở, Nhìn, Càng, Ôm, Bác 
- HS viết bảng con: Bác Hồ, bâng khuâng, chòm râu, trăng sáng.
 + Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
* Đọc cho HS viết. (13’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Đánh giá, chữa bài: (4’)
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá 7 - 10 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (6’)
Bài 2a: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống tr hay ch? 
- GV treo bảng phụ lên bảng. HD HS cách làm. 
- HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở
- Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế.
- 2 HS đọc lại bài sau khi đã điền đúng.
+ HS giải nghĩa một số từ.
Bài 3a: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Thi đặt câu nhanh.
- GV HD cách đặt câu. HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt được.
- Cả lớp và GV nhận xét; chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ lục bát.	
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 3: Toán
Tiết 149: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết viết số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Rèn kĩ năng viết số và trình bày bài cho HS.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ viết BT1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2HS chữa bài 1 (Tr. 154).
- 1HS nêu cách tính chu vi hình tam giác.
- Cả lớp và GV nhận xét; đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hình thành kiến thức: (12’)
* Ôn thứ tự các số:
- GV cho HS đếm miệng từ: 
 201 - 210; 321 - 332; 461 - 472; 591 - 600; 991 - 1000.
* Hướng dẫn viết số thành tổng:
- GV nêu yêu cầu: viết số 357 thành tổng các trăm, chục và đơn vị.
	 + Phân tích số 357
	. GV gợi ý HS xác định 357 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
	 + Viết số thành tổng:	357 = 300 + 50 + 7
	 + Cho HS thực hành với các số: 529; 736; 412.
	. Lưu ý HS: Nếu chữ số hàng chục hoặc hàng đơn vị là 0 thì không viết 
nó vào trong tổng.
	. Ví dụ: 820 = 800 + 20
HĐ2: Thực hành: (18’)
Bài 1:
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- HS nêu yêu cầu của bài: Viết theo mẫu.
- GV HD mẫu.
- HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Viết các số 271; 978; 509 theo mẫu.
- GV HD mẫu: 271 = 200 + 70 + 1
+ Nhận xét các số hạng?
- HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Củng cố về viết các số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
Bài 3: Làm miệng.
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.	
- Viết số 406 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
- Chuẩn bị bài sau: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 30: Nhận biết cây cối và các con vật
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố kiến thức đã học về cây cối, các con vật và nơi sống của chúng. Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước. Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối và con vật.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả. 
- HS yêu quý các loài cây, con vật và biết cách bảo vệ chúng.
II. Đồ dùng: 
- GV+ HS: sưu tầm tranh, ảnh về cây cối và con vật (HĐ2).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên 1 số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn mà em biết.
- Các loài vật đó có ích lợi gì? 
- GV và HS nhận xét - đánh giá. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động: (27 - 29’)
HĐ1: Làm việc với SGK.
 + Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học về các cây cối và các con vật;
 Nhận biết một số cây cối và các con vật mới.
 + Tiến hành: 
- Yêu cầu HS mở SGK và thảo luận theo nhóm đôi: quan sát tranh nhận biết cây cối, các con vật trong tranh vẽ theo trình tự sau: 
 1. Tên gọi.
2. Nơi sống
3. ích lợi
- HĐ cả lớp: HS ở các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. HS khác nghe, nhận xét, bổ sung.
 + HS nhắc lại ND hoạt động 1:
 . Kể tên các con vật và cây cối có trong hình. 
 . Các cây, con vật đó sống ở đâu? 
 . Nêu ích lợi của các cây, con vật đó. 
 . Cây sống trên cạn, rễ nằm ở đâu? 
 . Cây sống dới nước, rễ nằm ở đâu? 
 . Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các cây, loài vật có trong tự nhiên? 
 + GV kết luận.
HĐ2: Triển lãm.
 + Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về các cây cối và các con vật.
 + Tiến hành: 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4: Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên tập trung tranh ảnh đã sưu tầm được cho cả nhóm xem và cùng nhau quan sát và phân loại, sắp xếp tranh ảnh theo chủ đề. Tiêu chí phân loại do các nhóm lựa chọn.
 VD: Loài vật sống ở trên cạn; Loài vật sống ở dưới nước; Loài vật sống ở trên không; ...(các lài cây cũng xếp tương tự).
- HĐ cả lớp: Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. Sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
HĐ3: Bảo vệ các loài cây, con vật.
 + Mục tiêu: Giúp HS biết bảo vệ các cây cối và các con vật.
 + Tiến hành: 
- Trong các loài cây, loài vật mà các em vừa nêu, loài vật nào có nguy cơ tiệt chủng?
 . GV giải thíc h từ "tiệt chủng".
- Y/c HS thảo luận cặp đôi về các vấn đề sau:
 . Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
 . Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
- HS báo cáo kết quả trước lớp. HS khác nghe, nhận xét, bổ sung.
 + GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại những nơi mà cây cối và các loài vật có thể sống. 
- Nêu lợi ích của từng loài vật, loài cây đó. 
- Em đã làm gì để bảo vệ các loài loài cây, loài vật đó? (HS tự liên hệ)
- GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Mặt Trời
Buổi chiều
(GV chuyê

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_30_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc
Giáo án liên quan