Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật ( ông và 3 cháu )

- HS hiểu nghĩa các từ: hài lòng, thơ dại, nhân hậu, . Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt khen đứa cháu nhân hậu đã nhường đào cho bạn.

- Các KNS được GD trong bài: KN tự nhận thức và xác định giá trị bản thân.

- GDHS đức tính nhân hậu.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh họa ( SGK ).

- Cỏc PP dạy học: PP trỡnh bày ý kiến cỏ nhõn; thảo luận cặp đôi – chia sẻ .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS đọc TL bài Cây dừa + TLCH về ND bài.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu ND bài.

b. Các hoạt động :

Tiết 2:

* HĐ 1: Luyện đọc.

- GV đọc mẫu toàn bài.

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. GV lưu ý HS luyện đọc đúng các từ: làm

 vườn, hài lòng, nhân hậu, tiếc rẻ, thốt lên, .

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV tô chữ và chỉ dẫn cách viết chữ A.
- GV viết mẫu chữ A cỡ vừa ( 5 dòng kẻ li ) + kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
- HS luyện viết chữ A trên bảng con ( 2, 3 lượt ). GV nhận xét, uốn nắn và có thể nhắc lại quy trình viết để HS viết đúng.
* HĐ 2: HD viết chữ và câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng: Ao liền ruộng cả. GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: ý núi giàu cú ( ở vựng thụn quờ ).
- GVHDHS quan sát và nhận xét về:
 + Độ cao của các chữ cái.
 + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng.
 + Cách đặt dấu thanh ở các chữ. 
- GVviết mẫu chữ Ao trên dòng kẻ ( tiếp theo chữ mẫu ) và nhắc HS lưu ý: điểm cuối của chữ A nối với đường cong của chữ o.
- HS tập viết chữ Ao ở bảng con ( 2, 3 lượt ). GV nhận xét, uốn nắn, nhắc lại cách viết.
* HĐ 3: HS viết bài vào vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ A cỡ vừa ( cao 5 li ), 1 dòng chữ A cỡ nhỏ ( cao 2,5 li ).
+ 1 dòng chữ Ao cỡ nhỏ.
+ 3 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ: Ao liền ruộng cả.
- HS viết bài theo yêu cầu vào vở tập viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, hình dáng và ND.
* HĐ 4: Chấm, chữa bài.
- GV thu chấm 1/ 3 số bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút KN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Nhắc HS hoàn thành nốt bài tập viết.
 Tiết 3: Toán
 T.143: so sánh các số có ba chữ số
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số ( không quá 1000 ). 
- Rèn luyện kĩ năng so sánh các số có 3 chữ số.
- HS tích cực, tự giác trong học tập. 
II. Chuẩn bị: 
- Các hình vuông to, nhỏ, các HCN như SGK.
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc, phân tích cấu tạo số sau: 437, 245, 847.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Ôn lại cách đọc, viết số có ba chữ số.
+ Đọc số: GV viết lên bảng các dãy số cho HS đọc.
401 ; 402 ; 403 ; 404 ; 405 ; 406 ; 407 ; 408 ; 409 ; 410.
121; 122 ; ... ; 130.
151; 152 ; ... ; 160.
551 ; 552 ; ... ; 560.
+ Viết số: GV đọc cho HS viết bảng con, bảng lớp:
 Năm trăm hai mươi mốt; năm trăm hai mươi hai; Sáu trăm ba mươi mốt, ...
* HĐ 2: So sánh các số.
- GV sử dụng các hình vuông to, nhỏ; HCN để đưa ra các số: 234 ... 235 ; 235 ... 234.
- Yêu cầu HS so sánh hai số.
- Yêu cầu HS xác định số trăm, số chục, số đơn vị để xác định dấu và điền dấu. GV hướng dẫn HS so sánh như sau:
	+ Hàng trăm: chữ số hàng trăm cùng là 2.
	+ Hàng chục: ... 3.
	+ Hàng đơn vị: 4 < 5
	+ Kết luận: 234 234 ( điền dấu vào góc bên phải ).
- Làm tương tự với số: 194 ... 139 ; 199 ... 215.
* HĐ 3: Thực hành luyện tập.
a) Thực hành chung: GV cho HS so sánh các cặp số sau:
 489 ... 500
 259 ... 313
 250 ... 219
 241 ... 260
 347 ... 349
- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm ở bảng con.
- Một vài HS nêu kết quả điền dấu kèm lời giải thích.
b) Thực hành cá nhân:
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2, 3 ( SGK - T.148 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - GV cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa bài. 
- Củng cố cho HS về so sánh số có ba chữ số.
+ Bài 2 ( a ): - HS viết các số rồi khoanh vào số lớn nhất.
- HS đọc KQ, lớp nhận xét, chốt lại KQ đúng.
- HS chữa bài và nêu cách làm( xác định số lớn nhất).
- Củng cố cách so sánh số có ba chữ số.
+ Bài 3: - GV gắn bảng phụ kẻ sẵn lên bảng.
- Cho HS nhận xét về từng dãy số và điền số thích hợp vào mỗi ô trống: HS nhận thấy đây là dãy số tự nhiên liên tiếp hơn - kém nhau 1 đơn vị , tìm số liền sau nó ta cộng thêm 1 đơn vị.
- Củng cố về thứ tự các số có 3 chữ số.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
 Tiết 4: đạo đức
 Giúp đỡ người khuyết tật ( T. 2 )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết lựa chọn cách ứng xử các tình huống để giúp đỡ người khuyết tật và nêu được những việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- Có kĩ năng thể hiện sự thông cảm với người khuyết tật; thu thập thông tin về các hoạt động giỳp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
- HS có thái độ quý trọng những người giúp đỡ người khuyết tật. Không đồng tình với những biểu hiện xa lánh, trêu chọc bạn, những người khuyết tật
II. chuẩn bị:
- GV: Tình huống cho HĐ1 trong VBT in . 
+ PP: Thảo luận.
- Vở BT Đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu những việc làm giúp đỡ người khuyết tật.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Xử lí tình huống.
- Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật.
- Cách tiến hành:
1. GV nêu tình huống trong Vở BTĐĐ 2 - T.42.
+ GV hỏi: Nếu em là Thủy, em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ?
2. HS thảo luận nhóm.
3. Đại diện các nhóm trình bày và thảo luận lớp.
4. GV kết luận: Thủy nên khuyên bạn: cần chỉ đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm.
* HĐ 2: Liên hệ.
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được những việc cần và nên làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- Cách tiến hành:
+ GV cho HS thảo luận nêu những việc cần làm và nên làm để giúp đỡ người khuyết tật.
. HS thảo luận theo cặp đôi ghi nhanh ra giấy nháp những việc làm tốt và lấy ví dụ.
. HS trình bày lớp, nhận xét, chốt lại những việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật:
VD: Chỉ đường giúp người bị hỏng mắt, dẫn người bị hỏng một chân qua đường đông xe cộ qua lại, nhường chỗ ngồi trên xe, đẩy xe lăn, thăm hỏi động viên những người bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, ...
. HS nêu những việc mình đã làm.
-> Kết luận chung: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả , thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài. GV chốt: cần giúp đỡ người khuyết tật ... làm cho họ bớt buồn tủi.
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tập tốt, biết giỳp đỡ bạn.
	 Ngày soạn: 22 - 3 - 2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 29 - 3 - 2018
 Buổi sỏng :
 Tiết 1: chính tả ( nghe - viết ) 
Hoa phượng
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ, viết đúng một số tiếng có âm đầu x / s. 
- Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở BT 2 ( a ). Vở BT Tiếng Việt.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bài cũ và bảng lớp: xâu kim, chim sâu, cao su.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
 b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Hướng dẫn nghe - viết:
- Giáo viên đọc bài thơ -> 3 học sinh đọc lại.
+ ?: Bài thơ là lời của ai nói với ai ? Lời nói thể hiện điều gì ?
-> GV chốt ND bài.
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con ( vở nháp ): rừng rực, chen lẫn, mắt lửa.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Chấm chữa bài: GV thu chấm 1/ 3 số bài -> nhận xột, đỏnh giỏ. 
* HĐ 2 : Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài tập 2 ( a ): - Học sinh xác định yêu cầu của bài -> làm bài vào vở bài tập.
- 2 học sinh lên bảng làm bài -> nhận xét.
- Củng cố KN phõn biệt õm đầu x / s.
( b ) - Học sinh tự làm thêm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt. 
- Nhắc HS viết lại cho đúng những chữ viết sai trong bài chính tả.
 Tiết 2: Luyện từ và câu
Từ ngữ về cây cối. đặt và trả lời câu hỏi để làm gì ?
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nêu được một số từ ngữ về cây cối. Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì ?
- Rèn KN sử dụng từ ngữ về cây cối; KN đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ: Để làm gì? 
- HS tích cực, tự giác học tập. 
II. chuẩn bị: 
- Tranh minh họa ( SGK ).
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV chia bảng lớp làm 2 phần, cho 2 HS lên bảng làm. 
HS 1 : Viết tên các cây ăn quả.
HS 2 : Viết tên các cây lương thực.
- 2 HS khác thực hành: hỏi - đỏp câu hỏi : Để làm gì ?
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học. 
 b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Từ ngữ về cây cối.
. GV tổ chức cho HS làm BT 1, 2 ( SGK ).
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài -> làm mẫu.
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh về một số loại cây ăn quả.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên các loài cây đó và chỉ các bộ phận của cây. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng: Các bộ phận của cây: rễ, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn ).
+ Bài 2 : - HS đọc yờu cầu của bài.
- GV nhấn mạnh : Các từ tả các bộ phận của cây là những từ chỉ hình dáng, màu sắc, tính chất, đặc điểm của từng bộ phận.
- HS làm vở bài tập, 2 HS lên bảng làm.
- Chữa bài chốt ý đúng :
+Rễ cây : dài, xù xì, ngoằn ngoèo.
+ Gốc cây : xum xuê, um tùm, cong queo.
+ Lá : xanh biếc, xanh tươi, mỡ màng.
+ Hoa : vàng tươi, đỏ thắm.
+ Quả : vàng rực, chi chít.
+ Ngọn : chót vót, mập mạp.
. GV củng cố, khắc sõu vốn từ ngữ về cõy cối.
* HĐ 2 : Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ?
. GV tổ chức cho HS làm BT 3 ( SGK ).
+ Bài 3:- HS đọc yờu cầu của bài. 
- GV yờu cầu HS quan sát tranh và nói về 2 việc làm của bạn nhỏ trong tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Báo cáo kết quả, 2 HS lên bảng thực hành.
- GV cùng cả lớp chốt lời giải đúng.
Hỏi : Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì ?
Đáp : Bạn nhỏ tưới nước cho cây tươi tốt.
Hỏi : Bạn nhỏ bắt sâu cho lá để làm gì ?
Đáp : Bạn nhỏ bắt sâu để bảo vệ cây.
GV nhấn mạnh để HS biết được :Bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì ? là những từ nêu ích lợi ( Hay tác dụng ).
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi để củng cố bài : Bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì thường đứng ở vị trí nào trong câu ?
- Nhận xét tiết học. Tuyờn dương HS học tập tốt.
 Tiết 3: Toán
 T.144: luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số, sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Rèn kĩ năng đọc, viết và so sánh các số có 3 chữ số.
- HS tích cực, tự giác trong học tập.
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở BT 1 ( SGK ).
- Các miếng bìa cắt thành các hình tam giác và hình tứ giác ( như BT 5 - SGK ).
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS cho VD về 2 số có 3 chữ số và nêu cách so sánh hai số đó.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ 1: Ôn lại cách so sánh các số có 3 chữ số.
- GV ghi bảng các số: 567 và 569, yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số này.
-> KL: 567 < 569.
- GV tiếp tục cho HS so sánh tiếp hai số: 375 và 369 ; 215 và 315.
+ HS so sánh và ghi KQ ở bảng con.
+ Một số HS nêu cách so sánh các số có 3 chữ số. 
- GV có thể yêu cầu HS tự lấy thêm VD vài trường hợp về 2 số có 3 chữ số rồi so sánh.
- GV chốt lại cách so sánh các số có 3 chữ số.
* HĐ 2: Thực hành. 
GV tổ chức cho HS làm các bài tập ( SGK - T.149 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu của bài, tự làm bài theo mẫu.
- GV gắn bảng phụ kẻ sẵn lên bảng. Một số HS tiếp nối nhau lên bảng điền.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS cách đọc, viết và cấu tạo số có 3 chữ số.
+ Bài 2: 
- HS tự chép bài và làm từng phần vào trong vở BT.
- Một số HS nêu miệng KQ.
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất KQ đúng
- GV hỏi để củng cố cho HS về thứ tự các số có 3 chữ số; các số tròn chục, các số tròn trăm ( không quá 1000 )
+ Bài 3: - HS tự làm bài, 3 HS lên bảng làm ( mỗi em 1 cột ).
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS về cách so sánh các số có 3 chữ số.
+ Bài 4: 
- HS đọc yêu cầu của bài rồi tự làm bài.
- 1 HS lên bảng viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Củng cố cho HS về thứ tự các số ( không quá 1000 ).
+ Bài 5: ( HS làm thờm nếu còn thời gian )
- GV gắn các hình tam giác và hình tứ giác lên bảng, giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài.
- HS sử dụng các hình tam giác để xếp thành hình tứ giác theo mẫu, 1 HS lên bảng xếp.
- HS nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố, khắc sâu KT về đọc, viết và so sánh các số có 3 chữ số.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
 một số loài vật sống dưới nước
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nói tên và nêu lợi ích của một số con vật sống dưới nước đối với con người.
- HS có kĩ năng: quan sỏt, tìm kiếm và xử lớ các thông tin về ĐV sống dưới nước; Nên và không nên làm gì để bảo vệ ĐV sống dưới nước; Biết hợp tác với mọi người bảo vệ chúng; phát triển kí năng giao tiếp thông qua HĐ học tập.
- HS thích sưu tầm và bảo vệ các loài vật.
II. chuẩn bị:
- Tranh SGK, GV + HS : tranh ảnh các loại con vật sống dưới nước.
- Cỏc PP dạy học được sử dụng: PP thảo luận nhúm, PP trũ chơi; Suy nghĩ – Thảo luận cặp đụi – Chia sẻ.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự CB của HS.
- HS nêu tên một số con vật sống trên cạn và ích lợi của nó. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: HS nói tên của một số con vật sống dưới nước. Biết tên một số loài vật sống nước ngọt, nước mặn. 
+ Cách tiến hành:
	Bước 1: HS làm việc theo cặp.
- HS quan sát các hình SGK và trả lời câu hỏi ( SGK - T.60, 61 ): chỉ và nói tên các con vật có trong từng hình.
- GV khuyến khích HS tự đặt thêm câu hỏi trong quá trình quan sát và tìm hiểu về các con vật: Con nào sống nước ngọt, nước mặn; ích lợi của mỗi con vật đó.
- GV đi tới các nhóm và giúp đỡ.
	Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp , các nhóm khác bổ sung.
- GV giới thiệu cho HS các con vật hình 60 là các con vật sống ở nước ngọt, hình 61 là các con vật sống ở nước mặn.
-> KL: Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó có những loài vật sống ở nước ngọt ( ao, hồ, sông, ...), có loài sống ở nước mặn ( biển ). Muốn cho các loài vật sống dưới nước được tồn tại và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.nêu lợi ích của các con vật.
* HĐ 2: Làm việc với các tranh ảnh các con vật sống dưới nước sưu tầm được.
+ Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
+ Cách tiến hành:
	Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ
- GV yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa những tranh ảnh các loài vật đã sưu tầm 
được để cả nhóm quan sát và phân loại, sắp xếp chúng trên mặt bàn. Tiêu chí phân loại:
	. Loài vật sống nước ngọt.
	. Loài vật sống nước mặn.
hoặc: . Các loài cá.
	. Các loài tôm.
	. Các loại trai, sò, ốc, hến, ...
- Các nhóm trưng bày SP, sau đó đi xem SP của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
	Bước 2: Trò chơi " Thi kể tên các con vật sống ở nước ngọt, nước mặn "
* Cách chơi: 
- 1 HS xung phong làm trọng tài .
- GV chia lớp thành 2 đội. Hai đội trưởng bốc thăm xem đội nào kể trước.
- Nhận xét tuyên dương nhóm nào kể nhiều, đúng. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố ND tiết học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. Nhắc HS sưu tầm và tìm hiểu thêm về các loài vật sống dưới nước.
 Ngày soạn: 23 - 3 - 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 30 - 3 - 2018
 Buổi sáng : 
 Tiết 1: Tập làm văn 
 đáp lời chia vui. Nghe - trả lời câu hỏi
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết cách đáp lời chia vui trong tình huống cụ thể. Nghe GV kể, trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương. Câu chuyện giải thích vì sao hoa dạ lan hương chỉ tỏa hương thơm vào ban đêm, qua đó khen cây dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đẫ cứu sống, chăm sóc nó.
- Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc.
- HS giao tiếp ứng xử có văn hoá; Biết lắng nghe tớch cực.
- HS tích cực, tự giác học tập.
II. chuẩn bị:
- Tranh ( SGK - 98 ). 
- PP/ KT dạy học: Hoàn tất một nhiệm vụ: Đỏp lời chỳc mừng theo tỡnh huống.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2, 3 cặp HS thực hành đối thoại; 1 em nói lời chia vui ( chúc mừng), em kia đáp lại ( HS tự nghĩ ra tình huống ). VD: Bạn được chọn là người kể chuyện hay nhất trong tuần này.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Đỏp lời chia vui.
+ Bài 1: - GV nêu yêu cầu của bài.
- 2, 3 cặp HS thực hành nói lời chia vui - lời đáp ( tình huống a ). Lớp và GV nhận xét.
- Nhiều HS thực hành theo tình huống b, c. Khuyến khích HS nói và đáp lời chia vui theo những cách diễn đạt khác nhau.
+ Đáp tình huống ( a ): Rất cảm ơn bạn./ Cảm ơn bạn đã nhớ ngày sinh nhật của mình./ Cảm ơn bạn đã đến dự buổi sinh nhật của mình, ...
- GV hỏi HS: Cần đáp lời chia vui ( chúc mừng ) với thái độ như thế nào ?
* HĐ 2: Nghe – trả lời cõu hỏi.
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu và các câu hỏi. 
- Cả lớp quan sát tranh SGK; nói về tranh, đọc kĩ 4 câu hỏi.
- GV kể chuyện 3 lần: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm nhấn giọng ở các từ ngữ: vứt lăn vứt lóc, hết lòng chăm bón, sống lại, ...
	+ Kể lần 1:, dừng lại, yêu cầu HS quan sát tranh, đọc 4 câu hỏi.
	+ Kể lần 2, vừa kể vừa giới thiệu tranh.
	+ Kể lần 3 ( không cần kết hợp kể với giới thiệu tranh ).
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK. Lớp nhận xét, GV chốt lại ý kiến đúng.
- 3, 4 cặp HS hỏi đáp trước lớp theo 4 câu hỏi SGK.
-1, 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện.
- Liên hệ: Những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn thì mình phải cư xử như thế nào ? 
 ( Biết ơn, ... )
- GV nhận xét tiết học. Tuyờn dương HS tớch cực học tập.
 Tiết 2: Toán
 T.145: mét
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết mét là đơn vị đo độ dài. Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị mét ( m ). Làm quen với thước mét. 
+ Nắm được quan hệ giữa dm, cm, và m.
+ Biết làm các phép tính cộng, trừ ( có nhớ ) trên số đo với đơn vị là mét.
+ Bước đàu tập đo độ dài ( Các đoạn thẳng dài khoảng 3 m ) và tập ước lượng theo đơn vị m.
- HS nắm chắc kiến thức, vận dụng thực hành nhanh, chính xác.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Thước một, sợi dây dài 3 m.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nờu: 1dm = ... cm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Ôn tập, kiểm tra.
- GV yêu cầu HS:
+ Chỉ trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dài 1 cm, 1 dm.
+ Hãy vẽ trên giấy các đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm.
+ Hãy chỉ ra trong thực tế các đồ vật có độ dài khoảng 1 dm.
* HĐ 2: Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét ( m) và thước mét.
a) GV hướng dẫn HS quan sát cái thước mét ( có vạch chia từ 0 đến 100 ) và giới thiệu:
" Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét. "
Sau đó GV vẽ lên bảng một đoạn thẳng 1 mét ( nối 2 chấm từ vạch 0 đến vạch 100 ) và nói: ' Độ dài đoạn thẳng này là 1m "
. GV nói mét là một đơn vị đo độ dài. mét viết tắt là " m ", rồi viết " m " lên bảng.
. GV yêu cầu HS lên bảng dùng thước 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên. HS vừa đo vừa đếm để trả lời câu hỏi của GV: " Đoạn thẳng trên dài mấy đề - xi - mét ? " ( 10 dm)
- GV nói: " Một mét bằng 10 đề - xi - mét ", rồi viết lên bảng:
 10 dm = 1 m; 1m = 10 dm.
b) Gọi 1 HS quan sát vạch chia trên thước và TL câu hỏi: Một mét dài bằng bao nhiêu cm ? ( 100 cm) 
. GV khẳng định lại: " Một mét bằng 100 xăng - ti - mét và viết lên bảng."
 1 m = 100 cm
- Gọi một vài HS nhắc lại: 1 m = 10 dm; 1 m = 100 cm.
- GV hỏi tiếp HS: độ dài 1m được tính từ vạch nào đến vạch nào trên thước mét ? 
 ( từ vạch số 0 - vạch 100 )
c) Yêu cầu cả lớp quan sát tranh SGK - 150.
* HĐ 3: Thực hành
+ Bài 1: - HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét.
- Củng cố qua hệ giữa dm và cm, m.
+ Bài 2: - HS làm bài rồi chữa bài như bài 1.
- Củng cố phép cộng, trừ có nhớ kèm đơn vị đo là m.
+ Bài 3: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán.
- GV hỏi HS cách làm.
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm.
- Củng cố KN giải bài toán kèm đơn vị đo là m.
+ Bài 4 : - Yêu cầu HS tập ước lượng và dự đoán độ dài của đối tượng hoặc đồ vật trong thực tế rồi làm bài. HS làm bài rồi chữa bài trên bảng.
- Củng cố đơn vị đo m, cm, dm.
* HĐ 4: Thực hành đo dây.
- Gọi 1 HS lên bảng cầm sợi dây, ước lượng độ dài của nó, sau đó dùng thước kiểm tra và cho biết độ dài chính xác của sợi dây.
- HS nhắc lại thao tác đo độ dài của sợi dây.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại mqh của cm, dm, m
- GV nhận xét tiết học. Tuyờn dương HS tớch cực học tập.
 Tiết 3: Sinh hoạt
 sinh hoạt lớp
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thấy được các ưu nhược điểm, khuyết điểm c

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_29_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc
Giáo án liên quan