Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 28 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Đọc đúng: nông dân, hai sương một nắng, lặn mặt trời, cấy lúa, làm lụng. Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng. Bước đầu biết thể hiện lời người kể chuyện và lời của nhân vật người cha qua giọng đọc.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, cơ ngợi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu, của ăn của để. Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- GD HS tinh thần chăm chỉ lao động.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ viết sẵn 3 phương án trả lời của câu hỏi 4.
- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (6)
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1-2)
- GV giới thiệu chủ điểm cây cối và bài đọc.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc: (25 - 28)
*GV đọc mẫu.
*Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp câu (lần 1).
+ HS luyện đọc: nông dân, hai sương một nắng, lặn mặt trời, cấy lúa, làm lụng . HS nhận xét; GV sửa sai.
+ HD HS đọc câu văn dài: GV treo bảng phụ lên bảng.
. Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà/ thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.//
. HS luyện đọc - HS khác nhận xét - GV sửa sai.
+ HS đọc nối tiếp câu (lần 2).
- 3HS đọc đoạn.
Giảng từ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu, của ăn của để.
+ HS đọc nối tiếp đoạn. HS nhận xét.
- HS thi đọc.
+ HS bình chọn; GV nhận xét - đánh giá.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
, hai sương một nắng, lăn, cấy lúa, khoai. - Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai. *Đọc cho HS viết. (13’) - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn. - GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại. * Đánh giá, chữa bài: (5’) - HS tự chữa lỗi. - GV đánh giá 7 - 10 bài; Nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (5 - 6’) Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống ua hay uơ ? - GV HD cách làm. 2 HS làm bảng lớp; lớp làm vở nháp. - Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: huơ vòi, thuở nhỏ, mùa màng, chanh chua. - 2 HS đọc lại bài tập sau khi đã điền đúng. Bài 3a: - HS nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống l hay n? - GV treo bảng phụ lên bảng. - 1 HS làm bảng lớp; lớp làm vở nháp. - Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng. - 2 HS đọc lại bài ca dao 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Tiết 4: toán Tiết 137: Đơn vị, chục, trăm, nghìn I. Mục đích, yêu cầu: - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm. Biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. - Biết cách đọc và viết các số tròn trăm. - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng: - Bộ ô vuông biểu diễn III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ (5') - 2HS làm bài trên bảng lớp; lớp làm bảng con: X x 3 = 21 X : 4 = 36 - 2HS nêu cách tìm thừa số, số bị chia. - HS nhận xét; GV đánh giá. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: (1') b. Các hoạt động: HĐ1: Hình thành kiến thức: (15’) * Ôn tập về đơn vị, chục và trăm: + GV gắn 6 ô vuông (các đơn vị: từ 1 đến 10 như sách giáo khoa). - Yêu cầu HS nhìn và nêu số đơn vị, số chục rồi ôn lại 10 đơn vị bằng 1 chục. + GV gắn các hình chữ nhật (các chục, từ 1 chục đến 10 chục) theo thứ tự như SGK. - GV yêu cầu HS quan sát và nêu số chục, số trăm rồi ôn lại: 10 chục bằng 1 trăm. * Một nghìn: + Số tròn trăm. - GV gắn các ô vuông to (các trăm theo thứ tự như SGK), yêu cầu HS nêu số trăm (từ 1 đến 9 trăm) và cách viết số tương ứng. - GV nêu: các số 100, 200, ..., 900 là các số tròn trăm. - GV cho HS nhận xét về các số tròn trăm: “Có 2 chữ số 0 ở sau cùng” (hay thường nói: tận cùng là 2 chữ số 0). + Nghìn. - GV gắn 10 hình vuông to liền nhau như SGK rồi giới thiệu: 10 trăm gộp lại thành 1 nghìn. Viết 1000. Đọc: Một nghìn. HĐ2: Thực hành: (16) * Làm việc cả lớp. - GV gắn các hình trực quan về đơn vị, các chục, các trăm lên bảng, yêu cầu 3 HS lên viết số tương ứng và đọc tên số đó. - GV tiếp tục đưa ra mô hình trực quan của các số: 500, 400, 700, 600,... - HS lên bảng viết số tương ứng dưới mô hình trực quan đã cho. * Làm việc cá nhân. - GV viết số lên bảng, yêu cầu HS chọn ra các hình vuông hoặc hình chữ nhật (ứng với số trăm hoặc số chục của số đã viết). - GV viết số 40 lên bảng. HS sẽ phải chọn 4 hình chữ nhật đặt trước mặt. - HS làm tương tự với các số còn lại. 3. Củng cố, dặn dò: ( 5' ) - HS nhắc lại tên bài học. - HS nêu các số tròn chục. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. - Chuẩn bị bài sau: So sánh các số tròn trăm buổi chiều Dạy lớp 2D, 2C, 2E Tiết 1+2+3: Tiếng việt* Luyện đọc bài: Bạn có biết? I. mục đích, yêu cầu: - HS đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ phiên âm, đại lượng thời gian, độ cao ... ( xê - côi - a; bao báp, xăng - ti - mét ). Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Đọc đúng giọng đọc bản tin: rõ ràng, rành mạch. - Hiểu các từ được chú giải trong SGK và hiểu nội dung bài: cung cấp thông tin về 5 loại cây lạ trên thế giới: cây lâu năm nhất, cây to nhất, cây gỗ thấp nhất, cây đoàn kết nhất. - HS có ý thức tìm đọc mục Bạn có biết ? II. Đồ dùng: - Sưu tầm một số loại sách báo có mục Bạn có biết ?. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài Kho báu + TLCH về ND bài. - HS nhận xét, GV bổ sung. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu mục Bạn có biết ? trên một số sách báo sưu tầm được, giúp HS hiểu được đây là mục thường có ở một số sách báo chuyên đưa tin về những hiện tượng lạ trong cuộc sống của chúng ta. -> Giới thiệu ND bài. b. Các hoạt động: HĐ1: Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài: gây ấn tượng về thông tin. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV lưu ý HS các TN: xê - côi - a; bao - báp; xăng - ti - mét; lâu năm, nổi rễ, chia sẻ, ... - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn, GV chia bài làm 5 đoạn: mỗi tin một đoạn. - Kết hợp giúp HS đọc đúng một số câu trong đoạn 2 ( GV dùng bảng phụ để HD đọc ) và giúp HS hiểu nghĩa từ được chú giải trong SGK ( T. 86 ). - HS thi đọc giữa các nhóm. HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài. HS đọc thầm toàn bài rồi trả lời các CH trong SGK. + Câu 1: Nhờ bài viết trên, em biết trên thế giới có những cây nào sống lâu năm nhất, cây nào to nhất, cây nào cao nhất, cây gỗ nào thấp nhất, cây nào đoàn kết nhất; các cây đó mọc ở những vùng nào. + Câu 2: HS thảo luận theo cặp rồi TL. GV chốt lại những ý kiến đúng: - Vì đó là những tin lạ mà nhiều người chưa biết. - Vì đó là những tin tức sẽ gây ngạc nhiên cho mọi người. - Vì đặt như thế sẽ gợi được trí tò mò của người đọc, khiến họ muốn đọc ngay, ... + Câu 3: GV nhắc HS chú ý: - Nói chân thực về cây cao nhất, thấp nhất, to nhất ở khu vực mình đang sinh sống. - Nói ngắn gọn, kiểu thông báo tin tức gây ấn tượng theo mẫu của bản tin trên. - HS tự hình thành các nhóm để lập bản tin. - Đại diện từng nhóm trình bày KQ. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bản tin tốt ( ngắn gọn, hấp dẫn, chính xác, giúp mọi người mở rộng hiểu biết. HĐ 3: Luyện đọc lại. - GV tổ chức từng nhóm HS thi đọc ( mỗi nhóm 5 em nối tiếp đọc mỗi em một bản tin ). GV nhắc HS chú ý đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả vừa đủ để gây ấn tượng về tin thông báo. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, CN đọc đúng và hay. 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - HS nhắc lại tên bài. - GV hệ thống lại bài. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. ***** Ngày soạn: 14/ 3/ 2015 Ngày dạy: Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2015 buổi sáng (Đ/c P. Nga dạy) buổi chiều Tiết 1: tập viết Chữ hoa: Y I. mục đích, yêu cầu: - Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa Y . Viết chữ hoa Y (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Yêu (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Yêu luỹ tre làng (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. - Học sinh viết đúng chữ hoa Y; chữ và câu ứng dụng Yêu; Yêu luỹ tre làng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. - HS có ý thức rèn chữ viết. Yêu quê hương, làng xóm Việt Nam. II. Đồ dùng: - Mẫu chữ hoa Y đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 2 HS viết bảng lớp; lớp viết bảng con chữ hoa X, Xuôi chèo mát mái - HS nhận xét, GV đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: (1 -25’) b. Các hoạt động: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa Y. (7’) * HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa Y. - GV cho HS quan sát mẫu chữ. HS nêu cấu tạo của chữ Y. - GV HD quy trình viết. + GV treo bảng phụ có viết chữ Y lên bảng. + GV nêu cách viết: . Nét 1: viết như nét 1 của chữ U. . Nét 2: từ điểm dừng bút (DB) của nét 1, rê bút lên đường kẻ (ĐK) 6, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo dài xuống ĐK 4 dưới ĐK 1, DB ở ĐK 2 phía trên. + GV viết mẫu chữ Y lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. + 1 HS nhắc lại cách viết. * HD HS viết chữ Y vào bảng con - HS luyện viết chữ Y vào bảng con (2 - 3 lượt). - GV nhận xét, sửa sai. HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (7’) * Giới thiệu cụm từ ứng dụng - GV treo bảng phụ có chép cụm từ ứng dụng lên bảng. - 2 HS đọc: Yêu luỹ tre làng - Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Tình cảm yêu làng xóm, quê hương của người Việt Nam ta. * HD HS QS và NX. - HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ. . HS khác nhận xét - GV bổ sung. - GV viết mẫu chữ Yêu trên dòng kẻ. * HD HS viết chữ Yêu vào bảng con. - HS luyện viết chữ Yêu vào bảng con. - HS nhận xét - GV uốn nắn. HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’) - GV nêu yêu cầu viết: - HS viết bài vào vở; GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung. HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (2 - 3’) - GV đánh giá khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài học. - HS nhắc lại cấu tạo và quy trình viết chữ hoa Y. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Tiết 2: Tiếng việt * Ôn: Chữ hoa: Y ơ I. mục đích, yêu cầu: - Củng cố cách viết chữ hoa Y. - Học sinh viết đúng chữ hoa Y, chữ và câu ứng dụng Yêu luỹ tre làng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. - Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. II. Đồ dùng: - Chữ mẫu. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa Y. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài ghi bảng . b. Các hoạt động HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước . * Tập viết - Nêu cách viết chữ hoa Y - GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết. - Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa Y trong vở Tập viết. - Nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa Y, 2 dòng câu Yêu luỹ tre làng”. (Nếu còn TG) - Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa Y, 2 dòng câu Yêu luỹ tre làng - Nêu cách viết, khoảng cách. - GV theo dõi, chữa bài cho HS. - GV thu vở đánh giá. - GV nhận xét, chốt. 3. Củng cố, dặn dò: - GV và HS hệ thống nội dung bài học. - Làm thế nào để viết đẹp? - Nêu cách trình bày bài viết? - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau. Tiết 3: toán * Luyện: Đọc, viết, so sánh các số tròn trăm I. mục đích, yêu cầu: - Luyện về đọc, viết các số tròn chục, trăm, so sánh các số. - Rèn kĩ năng làm bài chính xác, nhanh, trình bày bài đúng. - Hứng thú, tự tin khi làm bài. II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’) - 2HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con: 100 ... 200 300 ... 500 - 1HS nêu cách so sánh các số tròn trăm. - HS nhận xét - GV đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’) b. Thực hành: (32 - 33’) GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập lên bảng, HDHS làm từng bài. Bài 1: Điền dấu ( >, <, = ) 200 ... 300 200 ... 210 230 ... 240 700 ... 700 180 ... 250 440 ... 400 - HS nêu yêu cầu BT. - HS tự làm bài, sau đó nối tiếp nêu k/q. - GV ghi bảng k/q đúng. HS nêu cách so sánh số. Bài 2: Số ? 110; .....; .....; 140;....; 160 ;....; 180 ; ....; .... - HS nêu yêu cầu BT. - HS nêu quy luật của dãy số. - HS làm bài vào vở - HS lên bảng làm. - Chữa bài, chốt k/q đúng. 1 HS đọc lại dãy số. Bài 3: Viết các số sau 150, 120, 180, 140, 190, 160 theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. - HS nêu yêu cầu BT. - HS tự làm vào vở - 2 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chốt bài làm đúng. - 2HS đọc lại dãy số. Bài 4: Khối lớp ba có 110 học sinh. Khối lớp hai có 120 học sinh. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh? - 2HS đọc bài toán. - GV phân tích đề, hướng dẫn cách giải. HS giải vào vở. - HS ghi tóm tắt và giải bài vào vở. - Chữa bài, chốt lại lời giải đúng: 110 + 120 = 230 (học sinh) Bài 5: Có 7 cây, hãy trồng thành 3 hàng, mỗi hàng 3 cây. (Nêu 2 cách trồng) - GV hướng dẫn cách làm. - HS tự làm vào vở - 1HS lên bảng. - Nhận xét, chốt cách làm. 3. Củng cố dặn dò. - HS nhắc lại tên bài học. - HS đọc lại các bảng nhân, chia đã học. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Ngày soạn: 17/ 3/ 2015 Ngày dạy: Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2015 Buổi sáng Tiết 1: luyện từ và câu Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? Dấu chấm, dấu phẩy I. mục đích, yêu cầu: - Nêu được một số từ ngữ về cây cối. Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ: Để làm gì? Điền đúng dấu chấm và dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống. - Rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu và trả lời câu hỏi. - HS biết dùng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu. II.Đồ dùng: - Bảng phụ chép bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Các câu hỏi đã học nào? - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: (1 - 2’) HD HS làm bài tập (30 - 32’) Bài 1: Làm miệng. - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm. - HS đọc các nhóm cây. GV HD cách làm. - HS nối tiếp nhau trả lời. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. + Các loài cây đó có lợi ích gì? Em cần làm gì để bảo vệ, chăm sóc cây? Bài 2: Làm miệng. - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. - GV HD cách làm: Bài tập yêu cầu các em dựa vào kết quả của bài tập 1, đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “Để làm gì?”. - 2 HS làm mẫu: + HS 1 hỏi: Người ta trồng lúa để làm gì? + HS 2 đáp: Người ta trồng lúa để có gạo ăn. - Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp theo yêu cầu của bài tập. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 3: Làm viết. - HS đọc yêu cầu của bài tập: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống? Cả lớp đọc thầm theo. - GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập lên bảng. - HS đọc đoạn văn chưa có dấu chấm, dấu phẩy. - GV HD cách làm. - HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở. - HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm của bạn. - Cả lớp nhận xét, GV đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên bài học. - HS kể tên các loài cây ăn quả. - Liên hệ: Nhà em trồng những loại cây gì? Em cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ các loài cây?... - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Tiết 2: Chính tả ( Nghe - viết) Cây dừa I- mục đích, yêu cầu: - Nghe - viết chính xác 8 dòng thơ đầu trong bài thơ “Cây dừa”. Phân biệt các tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn: s/ x. - Viết đúng, đẹp bài chính tả. Trình bày đúng các câu thơ lục bát. Làm đúng các BT phân biệt tiếng có âm dễ lẫn: s/ x. - Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết. Nói, viết đúng các tiếng có âm đầu s/ x. II- đồ dùng: - Bảng phụ chép bài tập 3. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5') - HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: búa liềm, no ấm. - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: (25-30’) a. Giới thiệu bài (1') b. Các hoạt động: HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết: * Hướng dẫn HS chuẩn bị: (10’) - GV đọc mẫu. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo. - Giúp HS nắm nội dung bài viết. GV hỏi: + Đoạn thơ nhắc đến những bộ phận nào của cây dừa? (Đoạn thơ nhắc đến lá dừa, thân dừa, quả dừa, ngọn dừa). - HD HS nhận xét: + Đoạn thơ có mấy dòng? (Có 8 dòng). + Đoạn thơ được trình bày như thế nào? Các chữ cái đầu dòng thơ viết như thế nào? (Đây là thể thơ lục bát. Dòng thứ nhất viết lùi vào 1 ô, dòng thứ 2 viết sát lề. Các chữ cái đầu dòng thơ phải viết hoa). - HS viết bảng con : toả, dang tay, bạc phếch, tháng năm, chiếc lược, hũ rượu, quanh. - Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai. * Đọc cho HS viết: (13’) - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn. - GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại. * Đánh giá, chữa bài: (5’) - HS tự chữa lỗi - GV đánh giá 7 - 10 bài - Nhận xét. HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4 - 6’) Bài 2a: - HS nêu YC của bài: Kể tên các loài cây bắt đầu bằng s, x. - GV HD cách làm. HS nối tiếp nhau nêu tên các loài cây bắt đầu bằng s, x. - Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: sắn, sim, sung, xoan, xà cừ ... - 2 HS đọc lại bài. GV nhận xét cách phát âm. Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài; cả lớp đọc thầm theo. - GV treo bảng phụ lên bảng. HS lên bảng làm; lớp làm vở nháp. - Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng. Củng cố cách viết hoa tên riêng. 3. Củng cố dặn dò: ( 5' ) - HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ lục bát. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Tiết 3: Toán Tiết 139: Các số tròn chục từ 110 đến 200 I- mục đích, yêu cầu: - Biết các số tròn chục từ 110 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị. Đọc, viết thành thạo các số tròn chục từ 110 đến 200. So sánh các số tròn chục. Nắm được thứ tự các số tròn chục đã học. - Rèn kĩ năng đọc, viết và so sánh số cho HS. - HS yêu thích môn học. II- đồ dùng: - Bộ biểu diễn Toán. Bảng phụ chép bài tập 2. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Điền dấu >, <, = vào: 200 300; 500 500 ; 700 400 - 3HS làm bảng lớp; 1HS nêu cách so sánh các số tròn trăm. - Cả lớp và GV nhận xét; đánh giá. 2/ Bài mới: 2. Bài mới: (27-30’) a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: HĐ1: Hình thành kiến thức: (15’) *Số tròn chục từ 110 đến 200. - Ôn tập các số tròn chục đã học. + GV gắn lên bảng hình biểu diễn các số : 10, 20, 30, ..., 90, 100. + GV gọi 3 HS TB lên bảng điền vào bảng các số tròn chục đã biết. + HS nêu tên các số tròn chục cùng cách viết . GV viết lên bảng: 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90; 100. + HS nhận xét đặc điểm của số tròn chục: Số tròn chục có chữ số tận cùng bên phải là chữ số 0. - Học tiếp các số tròn chục. + Số 110. . GV gắn lên bảng hình biểu diễn số 110 và hỏi: Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? . GV nêu cách đọc: Một trăm mười. . Số 110 có mấy chữ số, là những chữ số nào? . Một trăm là mấy chục? Vậy số 10 có tất cả bao nhiêu chục? . Có lẻ ra đơn vị nào không? (HS trả lời; GV nhận xét và chốt: Đây là một số tròn chục). + Các số: 120, 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200: Hướng dẫn tương tự. + Cả lớp đọc các số tròn chục từ 110 đến 200. - So sánh các số tròn chục + GV gắn lên bảng hình biểu diễn số 120 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông ? + Gắn tiếp lên bảng hình biểu diễn số 130 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông + 120 hình vuông và 130 hình vuông thì bên nào có nhiều hình vuông hơn + Vậy 110 và 130 số nào lớn hơn, số nào bé hơn? + Gọi HS lên bảng điền dấu >, < vào chỗ trống. + Cả lớp đọc: “120 nhỏ hơn 130, 130 lớn hơn 120” + HD HS nhận xét chữ số ở các hàng: . Hàng trăm: chữ số hàng trăm đều là 1. . Hàng chục: 3 > 2, cho nên 130 > 120 (điền dấu > vào ô trống). HĐ2: Thực hành: (15’) Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài: Viết theo mẫu. - GV treo bảng phụ lên bảng. - GV HD mẫu. - 2HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở BTT. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Củng cố cách đọc, viết số. Bài 2: - 1HS nêu yêu cầu của bài: Điền dấu >, < vào chỗ chấm. Cả lớp đọc thầm theo. - 2HS làm bảng lớp; lớp làm bảng con. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Củng cố cách so sánh số. Bài 3: Làm vở. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở. - Đánh giá 7 - 10 bài. Nhận xét. Bài 4: HS làm nếu còn thời gian. - HS nêu yêu cầu của bài: Số? GV HD cách làm. - HS nối tiếp nhau nêu các số còn thiếu, HS đọc lại dãy số và nhận xét. - Cả lớp và GV nhận xét, củng cố thứ tự các số tròn chục đã học. 3. Củng cố, dặn dò: (3-5’) - HS nhắc lại tên bài học. - 2 HS nêu các số tròn chục từ 110 đến 200. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. - Chuẩn bị bài sau: Các số từ 101 đến 110. Tiết 4: tự nhiên & xã hội Tiết 28: Một số loài vật sống trên cạn I. mục đích, yêu cầu: - HS nêu tên và lợi ích của một số con vật sống trên cạn đối với con người. Kể được tên và phân biệt vật nuôi trong gia đình và vật sống hoang dã. - Có kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. - Yêu quý và bảo vệ các con vật. Đặc biệt là động vật quý hiếm. II. Đồ dùng: - Hình vẽ trong SGK. - Sưu tầm tranh ảnh các con vật sống trên cạn. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Loài vật có thể sống ở đâu? - Em hãy kể tên 3 loài vật sống trên cạn, 3 loài vật sống dưới nước, 3 loài vật bay lượn trên không? - HS nhận xét, GV đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ đề và bài học. b. Các hoạt động: (27 - 29’) HĐ1: Quan sát SGK. + Mục tiêu: Nói tên và nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn. Phân biệt vật nuôi trong gia đình và vật sống hoang dã. Yêu quý và bảo vệ các con vật. Đặc biệt là những loài vật quý hiếm. + Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo cặp. HS quan sát tranh và TLCH trong SGK: . Nêu tên các con vật? . Chúng sống ở đâu? . Thức ăn của chúng là gì? . Con vật nào là vật nuôi trong gia đình? Trong vườn thú? - Bước 2: Làm việc cả lớp. . Đại diện các cặp lên trình bày. . Cả lớp cùng GV nhận xé
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_28_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc