Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021

Đạo đức

 LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (TIẾT 2)

I.Mục tiêu:

- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.

- HS biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen.

- Dành cho HS năng khiếu: Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.

* GDKNS : - Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.

II. Hoạt động dạy học

1.Bài cũ:(3’)

- Tiết trước ta học bài gì?.

- Khi đến nhà người khác em làm như thế nào?.

- HS trả lời,GV nhận xét.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài:

b.Hoạt động 1: BT3 . Xử lí tình huống (15’)

*Mục tiêu: HS tập cách ứng xử lịch sự khi đến nhà người khác .

 *Cách tiến hành:

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống

+ Tình huống 1:Em sang nhà bạn chơi thấy trong tủ có nhiều đồ chơi đẹp mà em thích. Em sẽ .

+Tình huống 2: Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ ti vi có phim hoạt hình em thích xem khi đó nhà bạn không bật ti vi. Em sẽ .

+Tình huống 3: Em sang nhà bạn chơi thấy bà bạn bị mệt. Em sẽ .

- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.

- Các nhóm lần lượt đóng vai.

- GV kết luận: +Em cần hỏi mượn. Nếu chủ nhà đồng ý và chơi cần giữ gìn cẩn thận.

c.Hoạt động 2: BT4. Củng cố lại kiến thức đã học (10’)

*Mục tiêu: Giúp HS củng cố về kĩ năng cư xử khi đến nhà người khác.

*Cách tiến hành:

- GV nêu cách chơi: Mỗi nhóm chuẩn bị 2 câu đố(tình huống) chủ đề đến chơi nhà bạn.

 VD: Khi đến nhà bạn thấy người lớn ở nhà.

-Từng nhóm đố, lớp trả lời.

- GV theo dỏi nhận xét.

*Kết luận: Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu.

d.Hoạt động 3:(2’) Củng cố, dặn dò

- Hãy nêu việc làm cụ thể là lịch sự với người khác?.

- HS trả lời.

- GV nhận xét giờ học

 

doc46 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghe.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng: (2’)
- GV nhận xét giờ học
- Về tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
 --------------------------------------------------------------------
 Luyện từ và câu
 TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI . ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI 
 ĐỂ LÀM GÌ ? DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Nêu đựơc một số từ ngữ về cây cối (BT1).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Để làm gì? ” (BT2) ; điền đúng dấu chấm, dấu phấy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3).
2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II.Đồ dùng:
-Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2
III.Hoạt động dạy-học:
A.Khởi động:
Tìm 3 từ có tiếng biển- HS trả lòi- Lớp nhận xét
Giới thiệu bài: (2’)
B. Thực hành
2.Hướng dẫn làm bài tập: (30’)
Bài tập 1: (viết) ( HĐ nhóm N2)
-1HS đọc yêu cầu: Kể tên các loại cây mà em biết theo nhóm: 
HS thảo luận thống nhất câu trả lời
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả- Nhóm khác nhận xét 
a.Cây lương thực, thực phẩm.	M: lúa
b.Cây ăn quả. M: cam
c.Cây lấy gỗ. M: xoan
d.Cây bóng mát. M: bàng
e.Cây hoa. M: cúc
- GV theo dỏi.
- GV nhận xét và KL: a) rau muống, diếp, cà rốt, bí đỏ, dưa gang,..
 b) măng cụt, sầu riêng, .....; c) lim, sến, pơ - mu, dâu, ...; d) bằng lăng, si, đa,...;e)cẩm chướng, phong lan, tuy- líp, trạng nguyên,.... 
Bài tập 2: (miệng) ( HĐ cặp đôi)
- 1HS đọc yêu cầu: Dựa vào bài tập 1 hỏi đáp theo mẫu sau.
+ Người ta trồng cam để làm gì?
+ Đáp: người ta trồng cam để ăn quả.
- HS hỏi đáp theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm thực hành
- Lớp nhận xét, GV nhận xét và Kl
Bài tập 3: ( viết) ( HĐ cá nhân)
- 1HS đọc yêu cầu: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống?
- GV treo bảng phụ, HS đọc .
 .Chiều qua.... Lan nhận được thư của bố ... Trong thư, bố dặn hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về .... bố con mình có cam ngọt để ăn nhé!” 
- HS đọc thầm và làm vào vở, HS đọc bài làm.
- GV nhận xét.
C.Vận dụng: (3’)
- Em làm gì để bảo vệ các loài cây đó?
- HS trả lời.
- GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------------------
 Thứ 5 ngày 1 tháng 4 năm 2021
 Chính tả
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2(T7). 
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa kì 2.
- Nghe viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 45 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức thơ (hoắc văn xuôi).
-Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) theo câu hỏi gợi ý, nói về một con vật yêu thích
2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động
- Giáo viên tổ chức cho học sinh kể chuyện về con vật mà em biết.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh kể hay.
- Giới thiệu bài bài: Ôn tập (Tiết 7).
B. Thực hành:(28’)
1. Viết bài
.- GV đọc bài viết 1 lần.
- 2HS đọc lại bài viết.
- Hãy tìm những chữ viết hoa trong bài thơ ?
- Cách trình bày bài thơ như thế nào ?
HS trả lời- Lớp nhận xét
- GV đọc từng dòng thơ, HS lắng nghe viết bài vào vở.
- GV đọc lại thong thả, HS viết bài.
HS trao đổi vở kiểm tra lỗi.Báo cáo.
2.Dựa vào ý sau viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4,5 câu ) để nói về con vật mà em thích.
- Đó là con gì ? Ở đâu ?
- Hình dáng con vật có gì đặc điểm gì nổi bật ?
- Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh đáng yêu ?
- HS dựa vào các câu hỏi viết vào vở đoạn văn
Một số em đọc bài viết- Lớp bình chọn bạn viết hay nhất
- GV nhận xét, tuyên dương
C. Vận dụng
- Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:
 + Hôm qua , em đi học muộn vì trời mưa to.
 --------------------------------------------------------------------
 Toán 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức
-Thuộc bảng nhân ,bảng chia đã học .
- Biết thực hiện phép nhân hoặc phép chia có số kèm đơn vị đo .
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính (Trong đó có một dấu nhân hoặc dấu chia ; nhân, chia, trong bảng tính đã học)
- Biết giải bài toán có một phép tính chia.
- Các bài tập cần làm: Bài 1(cột 1,2,3 câu a; cột 1,2 câu b), bài 2, bài 3(b).
- Dành cho học sinh năng khiếu: Bài 1(cột 4 câu a; cột 3 câu b), bài 3(a).
2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
II.Hoạt động dạy học:
A. Khởi động: (5’)
- 2HS đọc lại bảng nhân và bảng chia đã học
- GV nhận xét.Giới thiệu bài
B. Thực hành:
a. Hướng dẫn làm bài tập (28’) 
Bài 1:- Dành cho học sinh năng khiếu: (cột 4 câu a; cột 3 câu b). (miệng)
- HS đọc yêu cầu:Tính nhẩm
 a 2 x4 = 8 : 2 = 3 x 5 = 5 x 4 = 15 : 3 = 15 : 5 = 
- HS lần lượt nêu kết quả, HS nhận xét , GV ghi bảng kết quả.
 b.2 cm x 4 = 5dm x 3 = 10 dm : 5 = 4 cm x 2 =
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu. Tính ( N2)
 a.3 x 4 + 6 = b. 2 : 2 x 0 = 
 3 x 10 - 14 = 0 : 4 + 6 =
- GV hướng dẫn :Đối với dãy tính này ta thực hiện mấy bước?
HS thảo luận nhóm 2 làm bài vào nháp
- Một số nhóm báo cáo
- HS khác nhận xét.GV nhận xét và KL
Bài 3:- Dành cho học sinh năng khiếu: (a).HS thảo luận N4
- HS đọc bài toán và phân tích trong nhóm
- Bài toán cho biết gì?. (Có 12 học sinh chia đều 4 nhóm).
- Bài toán hỏi gì ?. (Hỏi mỗi nhóm có mấy học sinh?).
Đại diện nhóm báo cáo
- HS làm vào vở, 1 SH lên làm bảng phụ
 Bài giải
 Mỗi nhóm có số học sinh là: 
 12 : 4 = 3 (học sinh)
 Đáp số : 3 học sinh
- GV cùng HS chữa bài.
- C âu b HS đại trà làm vào vở.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng: (2’)
- Yêu cầu học sinh trả lời nhanh đáp số:
 2 x 5 = 3 x 4 = 0 : 8 = 4 x 1 =
 10 : 2 = 12 : 3 = 0 : 4 = 4 : 1 = 
 10 : 5 = 12 : 4 = 1 x 8 = 
- GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------------------
 Kể chuyện
 KHO BÁU
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1).
- Dành cho HS năng khiếu: - HS năng khiếu biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2).
2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát, ...
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh phải biết yêu lao động, Có lao động mới có của cải.
II.Đồ dùng:
- Ghi bảng sẵn nội dung từng đoạn câu chuyện
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động:
HS kể lại câu chuyện Tôm Càng và Cá Con
GV nhận xét.Giới thiệu bài: 
B. Thực hành
2.Hướng dẫn kể chuyện: (28’)
a.1HS đọc yêu cầu 1: Kể lại từng đoạn câu chuuyện theo gợi ý ( HĐ nhóm)
- GV mở bảng phụ ra, giải thích
+ Các em phải thêm các từ ngữ đoạn 1: ở vùng quê nọ .....
- GV kể mẫu: Họ thường ra đồng lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Hai vợ chồng cần cù, chăm chỉ không lúc nào ngơi tay. Đến mùa lúa, họ trồng lúa .....nhờ làm lụng vất vả chuyên cần, họ đã gây dựng đựơc một cơ ngơi đàng hoàng. 
- GV nhắcc lại đoạn 2, 3:
+ Đoạn 2: Dặn con: - Tuổi già; -Hai con lười biếng; - Lời dặn của người cha
+ Đoạn 3: Tìm kho báu: - Đào ruộng tìm kho báu; - Không thấy kho báu;
- Hiểu lời dặn của cha
- HS nhắc lại và kể đoạn 2,3 tương tự 
- HS kể theo nhóm đôi.
- Đại diện từng nhóm kể
- 3HS tiếp nối nhau kể đoạn 3.
- GV cùng HS nhận xét: giọng kể, nội dung, điệu bộ ...
b.Kể lại toàn bộ câu chuyện ( HĐ cá nhân)
- HS năng khiếu nhắc lại yêu cầu.
- HS năng khiếu kể toàn bộ câu chuyện.
- HS cùng GV bình chọn bạn kể hay nhất.
C. Vận dụng: (2’)
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- GV nhận xét giờ học
 -----------------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 2 tháng 4 năm 2021
 Toán
ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết quan hệ giữa đơn vị và chục ; giữa chục và trăm ; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
- Nhận biết được số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.
- HS cả lớp làm bài 1.
2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng:
- 4 bộ ô vuông số tròn chục, trăm,.
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động
- GV kết hợp với Lớp trưởng tổ chức Trò chơi: Đoán nhanh đáp số:
+TBHT điều hành cho lớp chơi trò chơi 
+Nội dung chơi: TBHT nêu phép tính để học sinh trả lời nhanh đáp số:
1 x 6
7 x 0
4 x 9
8 : 1
0 : 9
1 x 4
0 x 5
3 x10
1 x 10
B, Khám phá
1.Ôn tập về đơn vị chục, trăm: (10’)
a.Gắn các ô vuông yêu cầu HS quan sát và nêu số đơn vị chục rồi ôn lại
 10 dơn vị = 1 chục
b.GV gắn hình chữ nhật 1 chục 	 10 chục, HS quan sát nêu số chục số trăm :
 10 chục = 1 trăm
2.Một nghìn: (10’)
a.Số tròn trăm:
- GV gắn các hình vuông như SGK. HS nêu các số trăm (1 trăm 9 trăm) và cách viết số tương ứng. GV nêu các số : 100, 200, 300, ., 900 là các số tròn trăm. Cho HS nhận xét các số tròn trăm có 2 chữ số 0 ở sau cùng.
b. Nghìn: GV gắn 10 hình vuông như SGK rồi giải thích: 10trăm gộp lại thành 1 nghìn. Viết là 1000 ; Đọc là một nghìn
HS ghi nhớ: 10 trăm = 1 nghìn
 10 đơn vị = 1 chục
 10 chục = 1 trăm 
 10 trăm = 1 nghìn
C.Thực hành: (15’)
Bài 1: ( HĐ cá nhân)
Đọc, viết (theo mẫu) ; 100 một trăm, ........, 900 chín trăm
- HS làm vào vở 
Một số em báo cáo kết quả
- GV nhận xét và chữa bài
3.Vận dụng: (2’)
- GV viết số: 200; 500; 700; 1000. Yêu cầu HS phải chọn các hình vuông đặt dưới các số.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------
 Tập làm văn
ĐÁP LỜI CHIA VUI, TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI
 I.Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết đáp lời chia vui trong các tình huống giao tiếp cụ thể (BT1).
- Đọc và trả lời các câu hỏi về bài miêu tả ngắn (BT2); viết được các câu trả lời cho một phần BT2 (BT3).
*KNS: Giao tiếp : ứng xử văn hoá.
2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II.Đồ dùng:
-Tranh minh hoạ.
-Vật thật quả măng cụt.
III.Hoạt động dạy học:
A. Khởi động
HS đọc bài văn kể về một loài chim. GV nhận xét và giới thiệu bài
B. Thực hành
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài tập 1: (miệng)
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.( N2)
- Em đoạt giải cao trong một cuộc thi (kể chuyện, vẽ hoặc múa, hát,... ).Các bạn chúc mừng. Em sẽ nói gì để đáp lời chúc mừng của các bạn?
- Một số nhóm đóng vai.
- 2HS nêu lời chúc; 1bạn đáp lời chúc đó.
VD: Chúc mừng bạn đoạt giải cao trong cuộc thi.
Đáp: Mình rất cảm ơn các bạn.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 2: (HĐ nhóm đôi) 
- 1HS đọc đoạn văn quả măng cụt và các câu hỏi ở SGK.
a.Nói về hình dáng bên ngoài quả măng cụt:
 - Quả hình gì?
 - Quả to bằng chừng nào?
 - Quả màu gì?
 - Cuống nó như thế nào?
b.Nói về ruột quả và mùi vị quả măng cụt:
 - Ruột quả măng cụt màu gì?
 - Các múi như thế nào?
 - Mùi vị măng cụt ra sao?
 - Cả lớp đọc thầm.
 - GV cho HS xem quả măng cụt.
 - HS hỏi đáp theo cặp.
 - Các em nhớ trả lời phải bám vào ý của bài quả măng cụt.
VD: Quả măng cụt to chừng nào? (bằng nắm tay trẻ em)
 Bạn hãy nói về ruột quả và mùi vị của măng cụt? Ruột quả măng cụt màu gì?
- HS trả lời, GV mời một số nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét. Gv chốt câu trả lời đúng.
Bài tập 3: (Viết)
- GV nêu yêu cầu: Chọn viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b. BT2
- HS nêu ý kiến chọn phần a.
- HS viết bài vào vở, GV nhắc chỉ viết phần trả lời.
- Nhiều HS đọc bài trước lớp
VD: a, Quả măng cụt tròn, giống như một quả cam nhưng chỉ nhỏ bằng nắm tay của một đứa trẻ. Võ măng cụt màu tím thẩm ngả sang màu đỏ. Cuống măng cụt ngắn và to. Có bốn năm cái tai tròn trịa nằm úp vào quả và vòng quanh cuống.
GV nhận xét và KL
C. Vận dụng: (1’)
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 đến 6 câu kể lại loại quả mà em yêu thích.
- GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần về các mặt : nề nếp, vệ sinh, học tập,...
- Triển khai kế hoạch trong tuần tới.
II.Hoạt động dạy-học:
1.Đánh giá:
- GV cho HS sinh hoạt tổ.
- Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận.
- Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dõi các thành viên.
- Tổ khác nhận xét.
- GV nhận xét chung: 
- Nề nếp: Thực hiện tốt các quy định và những điều cô nhắc nhở.
-Học tập : Đã có nhiều tiến bộ về chữ viết cũng như tính toán và viết văn.
Đã có 5 em tham dự cuộc thi” Trạng nguyên Tiếng Việt” 
Cần luyện chữ nhiều hơn: Đăng, Hiếu, Hải
- cần cố gắng về LTVC: Nhật, Trang
- Vệ sinh: Sạch sẽ trong và ngoài lớp.
2.Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì nề nếp.
 -Vệ sinh sạch sẽ trong lớp và khu vực được phân công.
-Chăm sóc bồn hoa của lớp.
-Tiếp tục rèn đọc và luyện viết văn và giải toán có lời văn cho em : Hiếu, Đăng
-Thường xuyên kiểm tra bảng nhân chia đã học.
- Luyện kĩ năng viết văn hay cho những em tham gia “ Văn hay chữ đẹp”
3.Làm vệ sinh lớp học:
- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ.
-Tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thực hiện.
- GV theo dõi. 
- GV nhận xét chung.
 TUẦN 27
CHIỀU Thứ 2 ngày 29 tháng 3 năm 2021
Tự nhiên và xã hội
LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU?
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức
 - Biết được động vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
 - Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số động vật. 
* Giáo dục tài nguyên môi trường biển: Nêu được một số loài vật sống ở biển (Môi trường biển đảo)
2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát,...
3.Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV : Bảng phụ
- HS : sưu tầm 1 số tranh ảnh con vật; các hình vẽ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học : 
A.Khởi động: 3’
+ Kể tên 1 số cây sống dưới nước và ích lợi của chúng
- Nhận xét. Giới thiệu bài mới
B.Khám phá:
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu nơi sống của loài vật 
a, Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề
? Hãy nêu một số loài vật mà em biết. Theo em, các loài vật thường sống ở đâu ?
b, Bộc lộ biểu tượng ban đầu .
 + HS ghi nhanh các dự đoán của cả nhón vào vở ghi chép (1’) 
HS: Động vật có thể sống được ở: trên mặt đất, trên bầu trời, dưới biển, dưới suối, trên cây, trong rừng)
 + Nhóm trưởng điều hành nhóm tổng hợp lại ý kiến của nhóm (2’)
 + Đại diện các nhóm trình bày. GV ghi nhanh ý kiến của các nhóm: (trên mặt đất, trên bầu trời, dưới biển, dưới suối, trên cây, trong rừng)
c, Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi
GV: Em làm thế nào để biết những nơi mà loài vật có thể sống ?
- Từ việc suy đoán của HS, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi sau đó giúp HS đề xuất câu hỏi liên quan đế nội dung. 
- HS đề xuất các hình thức như tìm hiểu trên Internet, xem tivi, trên sách, báo, quan sát ở hình vẽ SGK)
- GV định hướng cho HS quan sát hình ở SGK 
d,Thực hiện phương án tìm tòi.
- Các nhóm tiến hành quan sát tranh và ghi lại kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
đ, So sánh kết quả với dự đoán ban đầu 
- GV + HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu.
- GV hướng dẫn HS chia nơi sống của loài vật thành 3 nhóm ( trên cạn, dưới nước, trên không)
- HS thống nhất ý kiến điền thông tin còn lại vào vở 
e, Kết luận và mở rộng.
- Hướng dẫn HS so sánh với biểu tượng ban đầu để khắc sâu kiến thức
- Vậy loài vật có thể sống ở đâu? (trên cạn, dưới nước, trên không)
* Hãy so sánh sự khác nhau cách di chuyển trên cạn, dưới nước, trên không của các loài vật? (trên cạn: di chuyển băng chân, dưới nước di chuyển bằng chân, vây, trên không di chuyển bằng cánh)
Kết luận: Loài vật có thể sống được ở khắp nơi trên cạn,dưới nước, trên không.
2. Hoạt động 2: Trò chơi : Tới xem vườn bách thú
GV Hình thành cho HS kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. Qua bài giáo dục học sinh biết bảo vệ chăm sóc các loài vật nuôi quý hiếm
- HS trình bày tranh ảnh đă sưu tầm lên bàn.
- 2 bàn 1 nhóm cùng nhau xem những tranh, ảnh mà các bạn trong nhóm đă sưu tầm được và cùng nhau giới thiệu tên con vật, nơi sống rồi đính vào bảng phụ đúng nơi sống của chúng trong (4-5’)
+1 nhóm cử 1 bạn làm hướng dẫn viên giới thiệu lại tên đặc điểm nơi sống của những con vật 
- Cả lớp làm khách đến xem- Nhận xét bình chọn nhóm sưu tầm được nhiều tranh ảnh và giới thiệu hay nhất, tuyên dương
- GV theo dõi các nhóm làm việc giúp đỡ - Nhận xét tuyên dương nhóm sưu tầm và dán đúng nơi sống của từng con vật và giới thiệu hay nhất.
Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật. Chúng có thể sống được ở khắp mọi nơi trên cạn, dưới nước. Chúng ta phải bảo vệ chúng.
- Chúng ta cần phải làm gì đối với các loài vật? (Chúng ta cần phải chăm sóc bảo vệ chúng, những loài vật quý hiếm không săn bắt v́ì loài vật làm cho cảnh vật cuộc sống thêm nhộn nhịp sôi động.)
C. Vận dụng : 2’
 - Em hãy cho biết một số loài vật sống ở biển? Chúng di chuyển như thế nào? Chúng ăn gì? 
 - GV cho HS xem 1 số tranh ảnh để hiểu thêm các loài vật biển.
 - Về nhà xem lại bài và tìm hiểu thêm có những loài vật nào sống trên cạn nữa và sưu tầm tranh ảnh đem tới lớp để tiết sau học.
 - Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------
Toán
SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA.
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
- Biết số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
- Biết Số 0 chia cho số nào khác không cũng bằng 0.
- Biết không có phép chia cho 0.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
- Dành cho học sinh năng khiếu: Bài 4.
*Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3.
2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
II.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: 5’ Lớp trưởng điều hành trò chơi: Bắn tên
+ ND chơi: đưa ra một số phép tính để học sinh nêu đáp số:
5 x 6 x 1 36 : 4 : 1 3 x 1 x 3
4 x 7 x 1 25 : 1 : 5 5 x 7 x 1
- GV nhận xét . Giới thiệu bài
B.Khám phá:
1.Giới thiệu phép nhân có thừa số 0: (5’)
a.GV nêu phép tính chia, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
 0 x 2 = 0 + 0 = 0 vậy 0 x 2 = 0 , ta có : 2 x 0 = 0
 0 x3 = 0 + 0 + 0= 0 vậy 0 x 3 = 0 , ta có 3 x 0 = 0
 - HS nhận xét : Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
 Số nào nhân vớ 0 cũng bằng 0.
3.Phép chia cho có số bị chia là 0: (5’)
 0 : 2 = 0 vì 0 x 2= 0 
 0 : 5 = 0 vì 0 x 5 = 0 
- HS nhận xét: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
- HS nhắc lại
*Chú ý: Không có phép chia cho 0
C.Thực hành: (20’)
Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm
 0 x 2 = 0 x 5 = 1 x 0 = 
 2 x 0 = 5 x 0 = 0 x 1 = 
- HS nêu miệng kết quả,GV ghi bảng.
Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính nhẩm ( HĐ nhóm đôi)
- HS đọc yêu cầu và làm miệng,GV ghi kết quả
 0 : 2=  0 : 4 = .. 0 : 3 = . 0 : 1 = .
- HS cùng GV chữa bài
Bài 3: - Cho HS đọc yêu cầu bài .Số?
	X 5 = 0 3 x = 0 
	: 5 =0	 :3	= 0	 
- HS làm vào vở, 1SH lên bảng làm
- HS cùng GV nhận xét.
Bài 4:- Dành HS năng khiếu. HS đọc yêu cầu. Tính . 
a.2 : 2 x 0 = ... 0 :3 x 0 = 
 =  =	
b.5 : 5 x 0 = .	0 : 4 x 1 = 
 = 	 = 
- GV hướng dẫn HS làm 
- 2HS lên bảng làm
D. Vận dụng: 2’
Yêu cầu học sinh trả lời nhanh đáp số:
24 : 0 x 5
0 : 5 x 3
5 x 5 : 0
4 x 7 x 0 
-------------------------------------------------------------------
Tự học :
Luyện viết : CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I.Mục ti

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_27_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan